Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 22 - Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 22 - Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

- Năng lực tự, tự học: Tự đặt mục tiêu học tập để nổ lực phấn đấu thực hiện, chủ động trong các hoạt động học tập.

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Khiêm tốn, lắng nghe tích cực trong giao tiếp, diễn đạt tự tin; hiểu rõ nhiệm vụ của cá nhân, nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân; chủ động hoàn thành nhiệm vụ được giao .

- Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: Biết đặt câu hỏi trao đổi phản biện; phân tích tóm tắt những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau; hình thành được ý tưởng dựa trên những nguôn thông tin đã cho; hứng thú tự do trong suy nghĩ, chủ động ý kiến , phát hiện yếu tố mới tích cực trong những ý kiến khác.

 

docx 8 trang Mạnh Quân 24/06/2023 2520
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 22 - Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương IV
 ĐÔNG NAM Á TỪ NHỮNG THẾ KỈ TIẾP GIÁP ĐẦU CÔNG NGUYÊN ĐẾN THẾ KỈ X
Tiết:22 
Bài 11:
CÁC QUỐC GIA SƠ KÌ Ở ĐÔNG NAM Á
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Trình bày được sơ lược vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á.
- Trình bày được quá trình xuất hiện và sự giao lưu thương mại của các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ VII.
2. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự, tự học: Tự đặt mục tiêu học tập để nổ lực phấn đấu thực hiện, chủ động trong các hoạt động học tập.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Khiêm tốn, lắng nghe tích cực trong giao tiếp, diễn đạt tự tin; hiểu rõ nhiệm vụ của cá nhân, nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân; chủ động hoàn thành nhiệm vụ được giao .
- Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: Biết đặt câu hỏi trao đổi phản biện; phân tích tóm tắt những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau; hình thành được ý tưởng dựa trên những nguôn thông tin đã cho; hứng thú tự do trong suy nghĩ, chủ động ý kiến , phát hiện yếu tố mới tích cực trong những ý kiến khác.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Nói chính xác, đúng ngữ điệu, nhịp điệu, trình bày được nội dung của sản phẩm .
b. Năng lực đặc thù:
- Tìm hiểu lịch sử: khai thác các thông tin có trong hình ảnh, tư liệu, đọc bản đồ xác định mối liên hệ giữa các quốc gia Đông Nam Á thời cổ với các nước Đông Nam Á hiện tại.
- Nhận thức và tư duy lịch sử:
+ Nêu được vị trí địa lý của khu vực Đông Nam Á.
+ Miêu tả được sự xuất hiện của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á
+ Giải thích được cơ sở sự hình thành và phát triển ban đầu của các quốc gia Đông Nam Á.
+ Trình bày được quá trình xuất hiện và sự giao lưu thương mại của các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ VII.
- Vận dụng: vận dụng kiến thức đã học để sưu tầm, giới thiệu, liên hệ về 1 vương quốc Đông Nam Á.
3. Phẩm chất: 
- Yêu nước: 
+ Yêu đất nước, tự hào về khu vực Đông Nam Á; có ý thức xây dựng Cộng đồng Đông Nam Á đoàn kết và cùng phát triển.
+ Trân trọng những di sản của văn hóa Đông Nam Á để lại cho nhân loại. 
- Trách nhiệm: 
+ Có ý thức, trách nhiệm giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá của khu vực Đông Nam Á; học hỏi những cái hay cái đẹp trong văn hóa của các dân tộc khác.
+ Có thái độ khách quan trong nhìn nhận các nhân vât và sự kiện lịch sử.
- Chăm chỉ: cố gắng trong các hoạt động học tập, để đạt kết quả tốt.
- Trung thực: có tính chính xác, trung thực trong quá trình học tập và cuộc sống
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
- Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, bảng hoạt động nhóm, sưu tầm và chọn lọc tư liệu dạy học.
- Lược đồ Các quốc gia sơ kì và phong kiến ở Đông Nam Á treo tường hoặc trình chiếu.
2. Học sinh: 
- Sưu tầm tài liệu; tìm hiểu trước kiến thức liên quan đến bài học
- SGK, vở ghi 	
III. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT
- Phương pháp: nêu vấn đề, phát vấn, nhận xét, phân tích, so sánh, thảo luận nhóm ..
- Kĩ thuật: động não, trao đổi, phản biện 
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động/ mở đầu: 
a. Mục tiêu: Tạo sự tò mò, ham học hỏi và lòng khao khát muốn tìm hiểu những điều ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học; tạo không khí hứng khởi để HS bắt đầu một tiết học mới. Từ đó, giáo viên dẫn vào bài mới.
b. Nội dung: HS quan sát tranh, trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên
c. Kĩ thuật/ phương pháp: vấn đáp, giải quyết vấn đề .
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV có thể hướng dẫn HS đọc nhanh đoạn kênh chữ, quan sát kênh hình và trục thời gian. 
- GV gợi mở vấn đề: Kênh hình gợi cho em suy nghĩ gì về khu vực Đông Nam Á? Em hãy thử suy đoán dụng ý của các tác giả biên soạn sách khi giới thiệu những kênh hình này là gì?... Trên cơ sở định hướng của GV, HS có thể ghi nhanh ra giấy nháp/giấy nhớ những cầu hỏi/vấn đề mà các em muốn được khám phá hay giải đáp khi tìm hiểu về chương này.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, hoàn thành nội dung theo yêu cầu của GV.
Bước 3: HS trình bày và báo cáo kết quả
Dự kiến sản phẩm: (Gợi ý)
- Hình “Ruộng bậc thang Ba-na-u tại núi I-phu-gao (Phi-líp-pin) - Di sản văn hoá thế giới”: Hình ảnh này gợi sự liên hệ về nền nông nghiệp lúa nước, nền tảng kinh tế cơ bản của Đông Nam Á - nơi được coi là quê hương của cây lúa nước. (Ruộng bậc thang của người I-phu-gao ở Phi-líp-pin đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới bởi sự đồ sộ với chiểu cao hàng nghìn mét, là minh chứng về sức sáng tạo, kĩ thuật canh tác của người xưa. Tổ tiên của những người I-phu-gao ban đầu đã sử dụng đá và bùn để xây dựng nên những công trình này với đầy đủ phần ruộng canh tác và hệ thống dẫn nước tưới tiêu từ đỉnh núi trong khu rừng.)
- Hình “Đền Bô-rô-bu-đua (In-đô-nê-xi-a) - Di sản văn hoá thế giới”: Phật giáo và Ân Độ giáo là hai tôn giáo lớn, được truyền bá từ Ấn Độ và Trung Quốc vào khu vực Đông Nam Á, có ảnh hưởng rất sâu sắc trên nhiều lĩnh vực của văn hoá khu vực này và để lại nhiều giá trị cho đến ngày nay.
- Dụng ý của các tác giả biên soạn sách khi giới thiệu những kênh hình này là: (Hs có thể trả lời theo suy nghĩ của bản thân): Giới thiệu về những thành tựu nổi bật của các nước Đông Nam Á và thấy được sự ảnh hưởng của các nền văn minh trên thế giới đối với khu vực này .. Hình ảnh này gợi sự liên hệ về những di sản nổi tiếng của Đông Nam Á, trong đó có nhiều công trình kiến trúc và điêu khắc có ảnh hưởng của Phật giáo. (Bô-rô-bu-đua là một kì quan kiến trúc Phật giáo cổ kính, tinh xảo được xây dựng từ năm 750 đến năm 842, ở trung tâm đảo Gia-va, In-đô-nê-xi-a. Ngôi đền tháp này được xây dựng dưới thời Vương triều Sai-len-đra (thế kỉ VIII đến thế kỉ IX) vốn sùng đạo Phật. Đền toạ lạc trên đỉnh một quả đồi, giữa vùng đổng bằng phì nhiêu. Ở ba tầng trên cùng có rất nhiều tháp nhỏ trông giống như những cái sọt, nên có người còn gọi tháp Bô-rô-bu-đua là “sọt Phật Gia-va”. Bô-rô-bu-đua không chỉ là một lò quan đáng ngưỡng mộ của người In-đô-nê-xi-a mà còn là công trình nghệ thuật kiến trúc vĩ đại và giá trị nhất của thế giới Phật giáo. Hằng năm, đây là nơi hành hương của Phật tử In-đô-nê-xi-a trong dịp lễ Vê-sác truyền thống).
Bước 4: HS các khác nhận xét, đánh giá kết quả; GV nhận xét, đánh giá
- GV dẫn vào bài mới: Như vậy, qua các hình ảnh trên, chúng ta thấy được những thành tựu của các quốc gia Đông Nam Á. Đây được coi là “ngã tư đường” của thế giới, Đông Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng kết nối giữa Trung Quốc với Ấn Độ và Địa Trung Hải. Đông Nam Á đã sớm có mối giao lưu kinh tế- văn hóa với các nước phương Đông và phương Tây. Từ rất sớm, nơi đây đã hình thành các quốc gia độc lập với các nền văn hóa đặc sắc. Đó là những giá trị mà các cư dân Đông Nam Á cổ xưa để lại, là hành trang để xây dựng cộng đồng ASEAN bản sắc và hội nhập trong hiện tại và tương lai. Để hiểu rõ hơn về các nước Đông Nam Á, cô và các em sẽ cùng tìm hiểu ở chương IV. Đông Nam Á từ những thế kỉ tiếp giáp đầu công nguyên đến thế kỉ X. Trong chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu các nội dung sau: Khái lược vị trí địa lí của vùng Đông Nam Á; Các quốc gia sơ kì ĐNÁ, sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở ĐNÁ (từ thế kỉ VII đến thế kỉ X) và giao lưu văn hóa Đông Nam Á (từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X). Và bài đầu tiên trong chương IV, cô và các em sẽ tìm hiểu bài 11: .. 
2. Hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu “cái nôi” của nền văn minh lúa nước
a. Mục tiêu: HS nhận biết được vị trí địa lí của Đông Nam Á trên bản đồ. HS nhận biết được đặc điểm nổi bật về địa hình của Đông Nam Á.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS quan sát Lược đồ các nước Đông Nam Á ngày nay, đọc và khai thác thông tin trong SGK (Tr51) để trả lời câu hỏi, hoàn thành PHT số 1
c. Phương pháp/ kĩ thuật: cá nhân, vấn đáp; thảo luận nhóm 
d. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV-HS
Nội dung kiến thức cần đạt 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát Lược đồ các nước ĐNÁ ngày nay, đọc và khai thác thông tin trong SGK (Tr51) để trả lời câu hỏi, hoàn thành PHT số 1; HS thực hiện cá nhân; thời gian 3 phút.
Yêu cầu
Sản phẩm
Câu 1: Kể tên 1 số quốc gia ĐNÁ hiện nay và trình bày (mô tả) vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á
Câu 2: Theo em, với vị trí địa lý đó đem lại thuận lợi và khó khăn ǵ với cư dân Đông Nam Á
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, hoàn thành nội dung vào PHT số 1
Bước 3: HS trình bày và báo cáo kết quả 
Dự kiến sản phẩm: 
Yêu cầu
Sản phẩm
Câu 1: Kể tên 1 số quốc gia ĐNÁ hiện nay và trình bày (mô tả) vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á
- Vị trí địa lí: nằm trên con đường hàng hải nối liền giữa Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương; là cầu nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản với Ấn Độ, Tây Á và Địa Trung Hải.
- Địa hình bị chia cắt thành Đông Nam Á hải đảo và Đông Nam Á lục địa khác biệt nhau. (Lục địa là phần đất nổi lên mà rộng lớn; còn hải đảo là hoảng đất lớn nhô cao giữa mặt biển hoặc đại dương; đảo ngoài biển.)
- Yếu tố gió mùa, lượng mưa lớn mang lại những thuận lợi cho việc trồng cây lúa nước và nhiều cầy trồng khác. (HS trình bày trên lược đồ)
Câu 2: Theo em, với vị trí địa lý đó đem lại thuận lợi và khó khăn gì với cư dân Đông Nam Á
(chú ý đến các con sông lớn như: I-ra-oa-đi, Mê Công, Chao Phray-a, sông Hồng, và giáp biển).. (HS trao đổi nhóm, thời gian 3 phút)
* Thuận lợi:
- Đông Nam Á gồm nhiều con sông lớn, hằng năm bồi đắp lượng phù sa màu mỡ, thuận lợi cho việc phát triển cây lúa nước và nhiều cây trồng khác. ĐNÁ được coi là “cái nôi” của nền văn minh lúa nước và là quê hương của nhiều loại cây gia vị, hương liệu nổi tiếng.
- Đông Nam Á giáp với biển Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương thuận lợi cho việc phát triển ngành giao thông hàng hải, du lịch, đánh bắt thủy hải sản .
* Khó khăn: Hằng năm, thường xuyên diễn ra các cơn bão lớn, thiên tai lũ lụt ảnh hưởng đến đời sống của cư dân..
Bước 4: HS các khác nhận xét, đánh giá kết quả; GV nhận xét, đánh giá. 
Dự kiến sản phẩm: 
- GV nhấn mạnh: Đông Nam Á có vị trí quan trọng, nằm giữa hai nền văn minh lớn là Ấn Độ và Trung Quốc là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn. Với vị trí địa lí trên đã góp phần thúc đẩy sự ra đời của các vương quốc cổ ĐNÁ.
1. “Cái nôi” của nền văn minh lúa nước.
- Vị trí địa lí: nằm trên con đường hàng hải nối liền giữa Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương; là cầu nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản với Ấn Độ, Tây Á và Địa Trung Hải. Địa hình bị chia cắt thành Đông Nam Á hải đảo và Đông Nam Á lục địa khác biệt nhau.
- Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, lượng mưa lớn thích hợp cho việc trồng cây lúa nước và nhiều cầy trồng khác.
=> “Cái nôi” của nền văn minh lúa nước.
Hoạt động 2: Tìm hiểu quá trình hình thành các quốc gia sơ kì Đông Nam Á.
a. Mục tiêu: Trình bày được quá trình xuất hiện và sự giao lưu thương mại của các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ VII.
b. Nội dung: Dựa vào H1, H2, H3 và tư liệu SGK (Tr51 đến 53); GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm
c. Phương pháp/ kĩ thuật: Hoạt động nhóm, thuyết trình, 321 
d. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV-HS
Nội dung kiến thức cần đạt 
Nhiệm vụ 1: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS quan sát , H1, H2, H3 và tư liệu SGK (Tr51 đến 53); thảo luận nhóm, thời gian 5 phút, hoàn thành PHT số 2.
Yêu cầu
Sản phẩm
Câu 1: Quan sát lược đồ H1, Xác định và kể tên 1 số quốc gia sơ kì Đông Nam Á 
Câu 2:
Cơ sở và quá trình hình thành các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á.
Câu 3: Quan sát H2,3, chứng tỏ điều gì về giao lưu thương mại của các quốc gia sơ kì Đông Nam Á vào những thế kỉ đầu Công nguyên?
Bước 2: HS các nhóm thực hiện nhiệm vụ, hoàn thành nội dung theo yêu cầu của GV
Bước 3: HS các trình bày và báo cáo kết quả
Dự kiến sản phẩm: 
Yêu cầu
Sản phẩm
Câu 1: Quan sát lược đồ H1, Xác định và kể tên 1 số quốc gia sơ kì Đông Nam Á 
- HS xác định và kể tên trên lược đồ: Mô-giô-pa-hít, Chân Lạp, Lâm Ấp, Văn Lang- Âu Lạc, Chăm-pa, Pa-gan, Phù Nam, Ma-lay, Ta-ru-ma, 
Câu 2:
Nguyên nhân và quá trình hình thành các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á.
- Nguyên nhân: Từ những thế kỉ TCN đến đầu CN, cư dân Đông Nam Á đã phát triển nông nghiệp lúa nước và 1 số nghề thủ công truyền thống như đúc đồng, rèn sắt, làm gốm Đây là cơ sở cho sự ra đời của những quốc gia sơ kì trong khu vực. Sự ra đời của các quốc gia còn gắn liền với hoạt động giao lưu kinh tế, văn hóa với Trung Quốc, Ấn Độ.
- Quá trình hình thành: Các vương quốc cổ đã hình thành ở ĐNA từ thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII. 
+ Xuất hiện nước Văn Lang-Âu Lạc, Chăm-pa, Phù Nam (Việt Nam)...
+ Hạ lưu sông Chao Phray-a xuất hiện các quốc gia Ha-ri-pun-giay-a, Đva-ra-va-ti (Thái Lan)
+Trên đảo Mã Lai hình thành vương quốc Kê-đa, Tam-bra-lin-ga, Tu-ma-sic...
Câu 3: Quan sát H2,3, và đoạn tư liệu (Tr 52) chứng tỏ điều gì về giao lưu thương mại của các quốc gia sơ kì Đông Nam Á vào những thế kỉ đầu Công nguyên?
(Chú ý các từ khóa trong đoạn tư liệu và H2 và H3)
Các quốc gia sơ kì Đông Nam Á vào những thế kỉ đầu Công nguyên đã có sự giao lưu thương mại. Do vị trí thuận lợi, buôn bán bằng đường biển ở một số quốc gia ngày càng phát đạt. Một số thành thị đồng thời là những hải cảng sầm uất đã xuất hiện như Óc eo (Việt Nam), Ta-co-la (bán đảo Mã Lai, nay thuộc Thái Lan). Đồng tiền vàng La Mã xuất hiện là minh chứng cho sự trao đổi, buôn bán của người dân các quốc gia này. 
Bước 4: HS các khác nhận xét, đánh giá kết quả; GV nhận xét, đánh giá. (Hs thực hiện kĩ thuật 321; 3 lời khen, 2 hạn chế, 1 lời góp ý)
GV có thể nhấn mạnh: Một thời gian sau khi nhà nươc Văn Lang- Âu Lạc của người Việt ở đồng bằng sông Hồng bị phong kiến phương Bắc đô hộ, một số vương quốc cổ lần lượt xuất hiện ở ĐNÁ vào những thế kỉ đầu Công nguyên. Vùng lục địa ĐNÁ là nơi xuất hiện 1 số vương quốc đầu tiên như Chăm-pa, Phù Nam, Pê-gu Những vương quốc nẩy đời và phát triển gắn với những dòng sông đổ ra biển, thuận lợi phát triển nông nghiệp và giao lưu thương mại với bên ngoài. Trong đó, Phù Nam là vương quốc phát triển nhất trong 7 thế kỉ đầu CN với thương cảng Óc Eo sầm uất, rực rỡ.
2. Quá trình hình thành các quốc gia sơ kì Đông Nam Á.
- Cơ sở hình thành: 
+ Sự phát triển kinh tế, kĩ thuật của các tộc người ở Đông Nam Á vào những thế kỉ trước Công nguyên đến đầu Công nguyên, đặc biệt là nghề nông trồng lúa nước và kĩ thuật luyện kim càng ngày càng tiến bộ. 
+ Sự giao lưu kinh tế, văn hoá với Ấn Độ, Trung Quốc cũng là nền tảng quan trọng đưa đến sự ra đời các quốc gia sơ kì Đông Nam Á.
- Một số quốc gia sơ kì trong khu vực: Văn Lang - Âu Lạc, Chăm-pa, Phù Nam (thuộc Việt Nam), các vương quốc ở hạ lưu sông Chao Phray-a (thuộc Thái Lan) và các đảo thuộc In-đô-nê-xi-a ngày nay.
- Nét nổi bật về kinh tế: nông nghiệp trồng lúa nước, cây gia vị, buôn bán đường biển rất phát đạt, xuất hiện nhiều thương cảng quốc tế như Óc Eo, Ta-cô-la,...
3. Hoạt động luyện tập và củng cố:
a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa và hoàn thiện về nội dung kiến thức đã được tìm hiểu ở hoạt động hình thành kiến thức mới.
b. Nội dung: GV đặt câu hỏi và hoàn thành nhiệm vụ
c. Phương pháp/ kĩ thuật: Hoạt động cá nhân, vấn đáp
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo. (có thể chọn 1 trong 2 câu hỏi)
Câu 1: Các vương quốc cổ ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ VII có vị trí tương ứng với các quốc gia Đông Nam Á nào ngày nay? Hãy hoàn thành bảng sau cho câu trả lời của em.
Tên các vương quốc cổ
Thuộc lãnh thổ quốc gia hiện nay
Phù Nam
Champa
Đại Cồ Việt
Pa-gan
Chân Lạp
Tu-ma-síc
Sri Vi-giay-a
Ka-lin-ga
Bu-tu-an
Câu 2: Sưu tầm nhüng câu thành ngữ, tục ngữ của người Việt lên quan đến lúa, gạo.
Bước 2: HS hoạt động cá nhân và hoàn thành nhiệm vụ
Bước 3: HS trình bày sản phẩm, kết quả 
Dự kiến sản phẩm: 
Câu 1. 
Tên các vương quốc cổ
Thuộc lãnh thổ quốc gia hiện nay
Phù Nam
 Việt Nam
Champa
 Việt Nam
Đại Cồ Việt
 Việt Nam
Pa-gan
 Mi-an-ma
Chân Lạp
 Lào, Campuchia, Thái Lan
Tu-ma-síc
 Xingapo
Sri Vi-giay-a
 Indonexia
Ka-lin-ga
 Indonexia
Bu-tu-an
 Philippin
Câu 2. Những câu thành ngữ, tục ngữ của người Việt lên quan đến lúa, gạo
- Đời vua Thái Tổ, Thái Tông
 Lúa rụng đầy đồng, gà chẳng cần ăn
 Lúa khô nước cạn ai ơi
 Rủ nhau tát nước, chờ trời còn lâu
- Cái cò lặn lội bờ sông
 Gánh gạo đưa chồng, tiếng khóc nỉ non
 Cày đồng đang buổi ban trưa
 Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
 Ai ơi bưng bát cơm đầy
 Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần
- Cần Thơ gạo trắng nước trong
 Ai đi đến đó lòng không muốn về
- Chuột sa chĩnh gạo
- Gạo đổ bốc chẳng đầy thưng
- Gạo thóc về ngài, tấm cám vê tôi
- Cơm hẩm cà thiu
- Cơm hàng cháo chợ
- Cơm hẩm ăn với rau dưa
Quan họ làm khách em chưa hài lòng.
- Trâu ơi ta bảo trâu này,
 Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
 Cấy cày giữ nghiệp nông gia.
 Ta đây trâu đấy, ai mà quản công!
 Bao giờ cây lúa còn bông
 Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.
Bước 4: HS các khác nhận xét, đánh giá kết quả; bổ sung; GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS.
4. Hoạt động vận dụng:
a. Mục tiêu: Nhằm giúp HS vận dụng kiến thức mới đã lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập, cuộc sống.
b. Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS hoàn thành nhiệm vụ 
c. Phương pháp/ kĩ thuật: hoạt động cá nhân 
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 
Câu hỏi: Sưu tầm thêm thông tin từ sách, báo, internet về quá trình hình thành của một quốc gia sơ kỳ ở Đông Nam Á mà em thích và chia sẻ với bạn.
Bước 2: HS hoàn thành nhiệm vụ
Bước 3: HS trình bày sản phẩm, kết quả 
Dự kiến sản phẩm: (Gợi ý)
Vương Quốc Champa là một Quốc gia độc lập, tồn tại từ khoảng thế kỷ thứ 7 đến năm 1832 (thế kỷ thứ 18) trên phần đất nay thuộc miền Trung Việt Nam. Cương vực của Chăm Pa lúc mở rộng nhất trải dài từ Quảng Bình, dãy núi Hoành Sơn ở phía Bắc cho đến Bình Thuận ở phía Nam và từ biển Đông cho đến tận miền núi phía Tây của nước Lào ngày nay. Văn hóa Chăm Pa chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, Campuchia và Ấn Độ đã từng phát triển rực rỡ với những đỉnh cao là phong cách Đông Dương và phong cách Mỹ Sơn mà nhiều di tích đền tháp và các công trình điêu khắc đá, đặc biệt là các hiện vật có hình lin-ga vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay cho thấy ảnh hưởng của Ấn giáo và Phật giáo là hai tôn giáo chính của chủ nhân vương quốc Chăm Pa xưa. Chăm Pa hưng thịnh nhất vào thế kỷ thứ 9 và 10 và sau đó dần dần suy yếu dưới sức ép Nam tiến của Đại Việt từ phía Bắc và các cuộc chiến tranh với Đế quốc Khmer. Năm 1471, Chăm Pa chịu thất bại nặng nề trước Đại Việt và nước Chăm Pa thống nhất chấm dứt tồn tại. Phần lãnh thổ còn lại của Chăm Pa tiếp tục bị các chúa Nguyễn thôn tính lần hồi và đến năm 1832 toàn bộ vương quốc chính thức bị sáp nhập vào Việt Nam.
Bước 4: HS các khác nhận xét, đánh giá kết quả; bổ sung; GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_6_tiet_22_bai_11_cac_quoc_gia_so_ki_o_do.docx