Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 43, Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X - Năm học 2021-2022

Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 43, Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X - Năm học 2021-2022

GV dẫn dắt vào bài học: Trên vùng đất miền Trung của Việt Nam ngày nay, đã từng tồn tại vương quốc cổ Chăm-pa. Sự kiện mở đầu cho việc khám phá, tìm hiểu một cách khoa học về một vương quốc cổ - Vương quốc Chăm-pa khi vào năm 1885, một toán lính Pháp đã tình cờ phát hiện khu đền tháp cổ trong 1 thung lũng có đường kính khoảng 2km ở Mỹ Sơn (Quảng Nam). Đó là thánh địa Mỹ Sơn. Vậy, Vương quốc Chăm-pa được hình thành và phát triển như thế nào? Có những hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội và những thành tựu văn hóa tiêu biểu nào? Để tìm hiểu về vấn đề này kĩ hơn, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay.

doc 7 trang Mạnh Quân 24/06/2023 2510
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 43, Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/2/2022
Ngày giảng: 6D (/2) ; 6ABCE 
Tiết 43 - Bài 19: 
VƯƠNG QUỐC CHĂM – PA TỪ THẾ KỈ II ĐẾN THẾ KỈ X
I/ Mục tiêu
1/ Kiến thức: Mô tả được sự thành lập, quá trình phát triển của vương quốc Chăm-pa. Trình bày được những nét chính về tổ chức xã hội và kinh tế của Chăm -pa. 
2/ Năng lực: Biết cách khai thác sử dụng các tư liệu để tiếp nhận kiến thức. Rèn kĩ năng giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. 
3/ Phẩm chất: Có ý thức trách nhiệm giữ gìn và phát huy những tinh hoa văn hóa Chăm-pa. Giáo dục tinh thần tương thân tương ái giữa các cộng đồng người có chung số phận lịch sử và chung lãnh thổ.
* Yêu cầu với HS khá, giỏi: 
Nhận xét, đánh giá các sự kiện lịch sử.
II/ Thiết bị dạy học và học liệu
1/ Giáo viên: SGK, phương án lên lớp, máy chiếu, máy chiếu vật thể, loa, phiếu học tập.
2/Học sinh: SGK , vở ghi, vở soạn bài, các đồ dùng học tập phục vụ cho bài học.
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1- Khởi động (5’)
Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh.
HĐCN 1’: Những bức tranh này giúp em liên tưởng đến di tích lịch sử nào? Em có biết di tích thuộc tỉnh (địa phận) nào của nước ta ngày nay?
 	HS nêu suy nghĩ của bản thân. Báo cáo, chia sẻ.
(Dự kiến TL: Nhữnghình ảnh trên giúp em liên tưởng đến di tích Thánh địa Mỹ Sơn. Di tích này thuộc tỉnh Quảng Nam ngày nay.)
GV dẫn dắt vào bài học: Trên vùng đất miền Trung của Việt Nam ngày nay, đã từng tồn tại vương quốc cổ Chăm-pa. Sự kiện mở đầu cho việc khám phá, tìm hiểu một cách khoa học về một vương quốc cổ - Vương quốc Chăm-pa khi vào năm 1885, một toán lính Pháp đã tình cờ phát hiện khu đền tháp cổ trong 1 thung lũng có đường kính khoảng 2km ở Mỹ Sơn (Quảng Nam). Đó là thánh địa Mỹ Sơn. Vậy, Vương quốc Chăm-pa được hình thành và phát triển như thế nào? Có những hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội và những thành tựu văn hóa tiêu biểu nào? Để tìm hiểu về vấn đề này kĩ hơn, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay.
Hoạt động 2 - Hình thành kiến thức
2.1. Tìm hiểu quá trình hình thành và bước đầu phát triển của Vương quốc Chăm-pa.
Mục tiêu: Xác định được vị trí của Vương quốc Chăm-pa trên lược đổ Việt Nam; Mô tả được sự thành lập, quá trình ra đời và phát triển của Vương quốc Chăm-pa.
Hoạt động của GV-HS
Nội dung 
HS HĐN4 (5’): Quan sát H2 và lược đồ Việt Nam ngày nay, kết hợp 1 số tranh ảnh liên quan, đọc tư kiệu SGK (Tr87-88), và trả lời các câu hỏi:
1) Xác định vị trí nước Chăm-pa trên lược đồ (Chăm-pa nằm ở khu vực nào, thược các tỉnh nào của nước ta hiện nay; giới thiệu 1 vài nét về điều kiện tự nhiên của vùng đất này)
2) Vương quốc Chăm-pa được hình thành ở đầu và từ khi nào?
- HS chia sẻ - GVKL
1/ Nước Chăm-pa thuộc miền Trung của nước ta ngày nay (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận..)
- Điều kiện tự nhiên: dải đất dài và hẹp, khí hậu khô nóng, ít mưa, đất đai không màu mỡ nhưng lại có bờ biển dài với nhiều vịnh kín gió, nhiều rừng nhiệt đới.
2/ - Thời kì Bắc thuộc, nhà Hán đã thiết lập ách cai trị đối với vùng đất ở phía Nam dãy Hoành Sơn nước ta, đặt tên gọi là quận Nhật Nam. 
- Năm 192, dưới sự lãnh đạo của Khu Liên, người dân Tượng Lâm (huyện xa nhất của quận Nhật Nam) đã nổi dậy lật đồ ách cai trị ngoại bang, lập ra nước Lâm Ấp (tên gọi ban đầu của Vương quốc Chăm-pa).
HĐCN 3’: Quan sát H2 và 1 số tranh ảnh liên quan, đọc tư kiệu SGK (Tr87-88), hoàn thành PHT 
Thời gian
Kinh đô
Những vùng địa lí ngày nay có kinh đô
Trước thế kỉ VIII
Đầu thế kỉ VIII
Thế kỉ IX
- HS chia sẻ - GVKL: 
Thời gian
Kinh đô
Những vùng địa lí ngày nay có kinh đô
Trước thế kỉ VIII
Si-ha-pu-ra
Duy Xuyên- Quảng Nam
Đầu thế kỉ VIII
Vi-ra-pu-ra
Phan Rang - Ninh Thuận
Thế kỉ IX
In-đra-pu-ra
Thăng Bình- Quảng Nam
HĐCN 1’: Em có nhận xét gì về quá phát triển của Vương quốc Chăm-pa?
- HS chia sẻ - GVKL: Phát triển qua nhiều giai đoạn, gắn liền với việc di chuyển kinh đô, lãnh thổ dần được mở rộng và thống nhất, trải dài từ phía nam dãy Hoành Sơn đến vùng Quảng Ngãi, Bình Định ngày nay.
GV nhấn mạnh: Như vậy, vương quốc Chăm-pa ra đời sau cuộc khởi nghĩa chống nhà Hán năm 192 với tên gọi ban đầu là Lâm Ấp. Từ thế kỉ II đến thế kỉ X , vương quốc Chăm-pa trải qua 3 vương triều, gắn với những vùng địa lí khác nhau .
1/ Quá trình hình thành và bước đầu phát triển của Vương quốc Chăm-pa.
a/ Vương quốc Chăm-pa ra đời:
- Năm 192, nhân dân huyện Tượng Lâm (quận Nhật Nam) đã nổi dậy lật đổ ách thống trị của nhà Hán, giành độc lập, lập nước Lâm Ấp (sau gọi là Chăm-pa).
b/ Chặng đường mười thế kỉ đầu tiên:
- Vương quốc Chăm-pa phát triển qua nhiều giai đoạn, gắn liền với vai trò của những vùng đất khác nhau: 
+ Trước thế kỉ VIII: kinh đô Si-ha-pu-ra (Duy Xuyên- Quảng Nam)
+ Đầu thế kỉ VIII: kinh đô Vi-ra-pu-ra (Phan Rang - Ninh Thuận)
+ Thế kỉ IX: kinh đô In-đra-pu-ra (Thăng Bình- Quảng Nam).
2.2: Tìm hiểu hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội.
Mục tiêu: Trình bày được những nét chính về tổ chức xã hội và kinh tế của Chăm-pa.
Hoạt động của GV-HS
Nội dung 
HĐ cá nhân, thời gian 1 phút.
Câu hỏi: Quan sát tranh và cho biết đây là những hoạt động kinh tế nào?
Hình 1
Hình 2
Hình 3
Hình 4
Hình 5
Hình 6
- HS chia sẻ - GVKL:
(H1) Nông nghiệp trồng lúa nước
(H2) Làm gốm
(H3) Khai thác trầm hương
(H4) Đóng thuyền
(H5) Đánh bắt thủy sản (cá, tôm..)
(H6) Làm đồ trang sức
HĐCĐ 4’: Quan sát H3,4; đọc thầm thông tin mục a SGK (Tr88) và TLCH
1) Trình bày những hoạt động kinh tế của người Chăm? Hoạt động nào quan trọng nhất? Vì sao?
2) Em có nhận xét gì về hoạt động kinh tế của người Chăm-pa? 
- HS chia sẻ - GVKL: Những hoạt động kinh tế của cư dân Chăm-pa:
+ Nông nghiệp: trồng lúa trên nhiều loại ruộng khác nhau ruộng trùng, ruộng cao, ruộng chua mặn,... Họ đã biết sử dụng công cụ lao động bằng sắt và sức kéo của trâu bò.
+ Khoáng sản: Chăm-pa nổi tiếng về các loại khoáng sắn như vàng. bạc, hồ phách. 
+ Lâm sản: nhiều lâm sản quý như ngà voi, sừng tê giác, nối tiếng nhất là trầm hương. Vì vậy, dân cư còn sinh sống bằng nghề khai thác lâm sản.
+ Một bộ phận lớn dân cư sống bằng nghề đánh cá và trao đổi sản vật với thuyền buôn đến từ nước ngoài. 
2) - Do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên dải đất dài và hẹp, khí hậu khô nóng, ít mưa, đất đai không màu mỡ nhưng lại có bờ biển dài với nhiều vịnh kín gió, nhiều rừng nhiệt đới đã tác động đến hoạt động kinh tế của cư đân Chăm-pa rất đa dạng đó là sự kết hợp của nghề nông nghiệp trồng lúa, nghề thủ công, nghề đi biển và giao thương hàng hải.... - Sản phẩm làm ra không chỉ phục vụ đời sống hằng ngày mà còn được dùng để trao đổi, buôn bán trong nước và với các nước khác.
HĐCN 1’: Theo em, câu thành ngữ “xa rừng, nhạt biển” có đúng với hoạt động kinh tế ở Chăm-pa không? Vì sao? 
- HS chia sẻ - GVKL: Nghề đi biển và giao thương hàng hải là một trong những nét nổi bật của kinh tế Chăm-pa. Điều này cho phép nhận thức rằng câu thành ngữ “xa rừng, nhạt biến” chỉ đúng khi nói về cư dân Việt cổ ở khu vực Bắc Bộ, không đúng với Chăm –pa (Chăm -pa là một thế lực biển hùng mạnh, trung tâm buôn bán quốc tế lớn, kết nối với Trung Hoa, Ấn Độ và các nước Ả Rập). Hơn nữa, cư dân bản địa Chăm -pa công chính là những người đầu tiên góp phần khai phá, xác lập chủ quyền ở vùng biển miền Trung nước ta.
HĐCĐ 2’: So sánh hoạt động kinh tế của cư dân Chăm-pa và cư dân Văn Lang - Âu Lạc.
 - HS chia sẻ - GVKL:
Chăm-pa
Văn Lang-Âu Lạc
Giống 
- Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước, sử dụng sức kéo của trâu bò. Ngoài ra, cư dân còn chăn nuôi, làm các mặt hàng thủ công, đánh cá .
Khác
- Sự đa dạng trong hoạt động kinh tế của cư dân Chăm-pa 
- Nghề đi biển và giao thương hàng hải là một trong những nét nổi bật của kinh tế Chăm-pa. 
- Nghề đúc đồng, làm gốm phát triển mạnh
GV nhấn mạnh: Vương quốc Chăm-pa có vị trí và điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển thương mại đường biển. Các cảng biển của Vương quốc là những điểm trung chuyển giao lưu hàng hóa trong khu vực và quốc tế. Từ thế kỉ X, các cảng của Chăm-pa được biết đến như là những thương cảng quan trọng trên biển Đông, nằm trên hành trình thương mại giữa phương Đông và phương Tây, còn được gọi là “Con đường tơ lụa trên biển”. Các sản phẩm xuất cảng của Chăm-pa là sản phẩm như gốm sứ, đất nung, trầm hương, sừng tê , khai thác tổ yến 
HĐCN 3’: Quan sát thông tin SGK (Tr88), vẽ sơ đồ mô tả các thành phần trong xã hội Chăm-pa và nêu nhận xét.
- HS chia sẻ - GVKL: 
-> Nhận xét: Đứng đầu nhà nước là vua, có quyền lực tối cao, giúp việc cho vua là tể tướng và các quan đại thần và bộ máy ở địa phương.
HĐCL: Xã hội Chăm-pa có những tầng lớp nào?
- HS trình bày - GVKL: Xã hội Chăm-pa có sự phân chia giàu nghèo gồm các tầng lớp: tăng lữ, quý tộc, dân tự do và 1 bộ phận nhỏ nô lệ.
GV nhấn mạnh: Vua có quyền tuyệt đối với ruộng đất và thần dân. Các vua luôn đồng nhất mình với thần thánh, luôn tự cho mình là “Đấng thiêng liêng” hoặc “Đấng tối cao” Giúp việc nhà vua có bộ máy quan lại ở trung ương và địa phương. GV liên hệ với kiến thức đã học ở Chương 4: Khi Ấn Độ giáo được người Chăm tiếp nhận, lin-ga trở thành biểu tượng quyến lực nhà vua - người được đồng nhất với một vị thần, gọi là Thần - Vua).
2. Hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội:
a. Hoạt động kinh tế:
- Hoạt động kinh tế của người Chăm xưa rất đa dạng: 
+ Trồng lúa nước, chăn nuôi gia súc, gia cầm
+ Sản xuất các mặt hàng thủ công (đồ gốm, trang sức, dụng cụ sản xuất)
+ Khai thác các nguồn lợi tự nhiên trên rừng (trầm hương, kì nam,...) và dưới biển (cá, tôm, ngọc trai,...). 
+ Buôn bán bằng đường biển
b. Tổ chức xã hội :
- Xã hội gồm các tâng lớp : tăng lữ, quý tộc, dâ tự do vfa 1 bộ phận nhỏ nô lệ.
4/ Củng cố (2’) GV sử dụng KT trình bày 1 phút (2HS)
- HS phát biểu ngắn gọn những điều mà em đã học được trong bài. 
- HS trình bày, chia sẻ. GV nhận xét, chốt
5/ Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài (2’)
- Bài cũ: Học bài theo nội dung trong vở ghi. 
- Bài mới: Chuẩn bị mục 3 (SGK/tr89,90) 
YC: Đọc SGK mục 3,4/ trang 41,42 và làm dự án sưu tầm một số thành tựu nổi bật của vương quốc Chăm -pa TK II – X.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_6_tiet_43_nam_hoc_2021_2022_bai_19_vuong.doc