Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 8, Bài 6: Văn hóa cổ đại - Năm học 2020-2021

Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 8, Bài 6: Văn hóa cổ đại - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

 Những thành tựu tiêu biểu của văn hóa cổ đại phương Đông và phương Tây

2. Kĩ năng:

 Tập mô tả một công trình kiến trúc hay nghệ thuât lớn thời cổ đại qua tranh ảnh.

3. Thái độ:

- Tự hào về những thành tựu văn minh của loài người thời cổ đại.

- Bước đầu giáo dục ý thức về việc tìm hiểu các thành tựu văn minh cổ đại.

4. Định hướng các năng lực hình thành

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực tự học.

- Nhận xét, đánh giá các thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông và Phương Tây.

II. Chuẩn bị của GV và HS:

1. Chuẩn bị của GV:

- Sgk, sgv, chuẩn kiến thức, sử dụng tranh sgk.

2. Chuẩn bị của HS:

Đọc bài trước ở nhà.

III. Tổ chức các hoạt động học tập:

1. Ổn định lớp: GV kiểm tra sĩ số HS (1phút)

2. Kiểm tra bài cũ : (5phút)

 Hỏi: - Các quốc gia cổ đại phương Tây được hình thành ở đâu và từ bao giờ?

 - Xã hội cổ đại Hi Lạp, Rôma gồm những giai cấp nào?

3. Tiến trình bài học:

 3.1. Hoạt động khởi động

 Mục tiêu:

Liên hệ kiến thức cũ: sự tan rã của xã hội nguyên thủy

Những đặc điểm của thể chế chính trị và những thành tựu văn hỏa cổ đạt đạt được như thế nào?

 Phương thức:Vấn đáp gợi mở, diễn giảng

 Hoạt động: cặp đôi, cả lớp

- GV tổ chức hoạt động cặp đôi. Các cặp đôi thảo luận vấn đề sau:

Kể tên các quốc gia cổ địa phương Đông và phương Tây mà em biết. Em biết gì về các quốc gia đó

- Gợi ý sản phẩm:

Các cặp đôi trình bày trước lớp:

- Các quốc gia cổ địa phương Đông: Ai Cập, Ấn Độ, Lưỡng Hà, Trung Quốc;

- Các quốc gia cổ địa phương Tây: Hy Lạp, Roma.

- Cá nhân HS nghiên cứu tài liệu, suy nghĩ và thảo luận theo nhiệm vụ phân công.

- GV chọn 1 hoặc 2 cặp đôi cáo kết quả thảo luận, các cặp đôi còn lại nhận xét

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động và dẫn dắt vào bài mới: Thời cổ đại bắt đầu từ khi nhà nước được hình thành, loài người bước vào xã hội văn minh.Thời kì này các dân tộc ở phương Đông và phương Tây đã sáng tạo ra nhiều thành tựu văn hóa rực rỡ, có giá trị vĩnh cữu. Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu một số thành tựu chính rất quan trọng mà ngày nay chúng ta vẫn đang thừa hưởng.

 

docx 7 trang Hà Thu 30/05/2022 2720
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 8, Bài 6: Văn hóa cổ đại - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần dạy : 8
Tiết theo PPCT: 8
Ngày soạn:12/10/2020 
Bài 6: VĂN HÓA CỔ ĐẠI
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: 
	Những thành tựu tiêu biểu của văn hóa cổ đại phương Đông và phương Tây 
2. Kĩ năng: 
	Tập mô tả một công trình kiến trúc hay nghệ thuât lớn thời cổ đại qua tranh ảnh.
3. Thái độ:
- Tự hào về những thành tựu văn minh của loài người thời cổ đại.
- Bước đầu giáo dục ý thức về việc tìm hiểu các thành tựu văn minh cổ đại.
4. Định hướng các năng lực hình thành
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực tự học.
- Nhận xét, đánh giá các thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông và Phương Tây.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Chuẩn bị của GV:
- Sgk, sgv, chuẩn kiến thức, sử dụng tranh sgk. 
2. Chuẩn bị của HS:
Đọc bài trước ở nhà.
III. Tổ chức các hoạt động học tập:
1. Ổn định lớp: GV kiểm tra sĩ số HS (1phút)
2. Kiểm tra bài cũ : (5phút) 
 Hỏi: - Các quốc gia cổ đại phương Tây được hình thành ở đâu và từ bao giờ? 
 - Xã hội cổ đại Hi Lạp, Rôma gồm những giai cấp nào?
3. Tiến trình bài học: 
 3.1. Hoạt động khởi động
	Mục tiêu:	
Liên hệ kiến thức cũ: sự tan rã của xã hội nguyên thủy
Những đặc điểm của thể chế chính trị và những thành tựu văn hỏa cổ đạt đạt được như thế nào? 
	Phương thức:Vấn đáp gợi mở, diễn giảng
	Hoạt động: cặp đôi, cả lớp
- GV tổ chức hoạt động cặp đôi. Các cặp đôi thảo luận vấn đề sau:
Kể tên các quốc gia cổ địa phương Đông và phương Tây mà em biết. Em biết gì về các quốc gia đó
- Gợi ý sản phẩm: 
Các cặp đôi trình bày trước lớp: 
- Các quốc gia cổ địa phương Đông: Ai Cập, Ấn Độ, Lưỡng Hà, Trung Quốc; 
- Các quốc gia cổ địa phương Tây: Hy Lạp, Roma...
- Cá nhân HS nghiên cứu tài liệu, suy nghĩ và thảo luận theo nhiệm vụ phân công. 
- GV chọn 1 hoặc 2 cặp đôi cáo kết quả thảo luận, các cặp đôi còn lại nhận xét 
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động và dẫn dắt vào bài mới: Thời cổ đại bắt đầu từ khi nhà nước được hình thành, loài người bước vào xã hội văn minh.Thời kì này các dân tộc ở phương Đông và phương Tây đã sáng tạo ra nhiều thành tựu văn hóa rực rỡ, có giá trị vĩnh cữu. Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu một số thành tựu chính rất quan trọng mà ngày nay chúng ta vẫn đang thừa hưởng.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
 Hoạt động 1: Các dân tộc phương Đông thời cổ đại đã có những thành tựu văn hoá gì? (18phút)
- Mục tiêu: Nêu được thành tựu chính của nền văn hóa cổ đại phương Đông (lịch, chữ tượng hình, toán học, kiến trúc) và phương Tây (lịch, chữ, khoa học, văn học, kiến trúc, điêu khắc).
	- Nêu được những thành tựu văn hóa cổ đại còn tồn tại đến ngày nay. Đánh giá được các thành tựu văn hóa của thời cổ đại.
- Phương thức: phát vấn, thuyết trình, đóng vai, miêu tả
	Hoạt động cá nhân, nhóm, cả lớp
- GV tổ chức lớp thành các nhóm. Mỗi nhóm 5-6 HS.
- GV yêu cầu học sinh đọc đoạn thông tin, kết hợp với các tư liệu đã tìm hiểu trước về thành tựu văn hóa các quốc gia cổ đại phương Đông và quan sát hình 7, 8, 9, 10 hoàn thành phiếu học tập. Mỗi nhóm cử 1 HS đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu khách du lịch (do các HS còn lại đóng vai) về Kim Tự Tháp (Ai Cập)	 
-Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
YCHS đọc thông tin sgk
Hỏi: Để có thể cày cho cấy đúng thời vụ, người phương Đông đã dựa vào đâu để tính thời gian và họ đã sáng tạo ra cái gì để tính thời gian?
Hỏi: Ngoài sáng tạo ra lịch, người phương Đông còn đạt được thành tựu nào khác?
Cho HS quan sát H11 (chữ tượng hình Ai Cập)
Hỏi:Miêu tả và nhận xét kênh hình 11.
GV giảng: Người Ai cập cổ đại là một trong số những dân tộc đã sáng tạo chữ viết của mình sớm nhất thế giới (khg 3500 năm TCN), chữ viết của họ bắt đầu từ hình vẽ, chữ tượng hình. Chữ tượng hình Ai cập rất giống với các sự vật người ta muốn miêu tả.
 VD: Mặt trời, người, 
GV thuyết giảng:
+Người Ai cập viết trên giấy làm từ vỏ cây Pa pi rút (cây sậy)
 + Người Hà Lan viết trên phiến đất sét ướt rồi đem nung khô.
 + Người T Quốc viết trên mai rùa, thẻ tre, lụa trắng 
Tích hợp GDMT 
Hỏi: Các dân tộc phương đông thời cổ đại đã có những thành tựu văn hóa gì?
Hỏi: Việc sáng tạo ra chữ viết có ý nghĩa ntn?
Hỏi: Tại sao người Ai Cập lại giỏi hình học?
Hỏi: Người phương Đông cổ đại còn sáng tạo ra những thành tựu trên lĩnh vực nào? Kể ra?
Cho HS quan sát H 12 và H 13
Kim tự tháp Ai Cập 
Thành Ba-bi-lon với cổng đền I-sơ-ta
GVKL và tích hợp GDMT: Các dân tộc cổ đại phương Đông đã biết làm ra lịch, sáng tạo ra chữ viết. chữ số, nhiều thành tựu về kiến trúc, điêu khắc, toán học Đó là những thành tựu về văn hoá tinh thần đáng trân trọng cần giữ gìn và phát huy 
HS đọc
- Con người quan sát các hiện tượng tự nhiên như trời đất, chuyển động của Mặt Trời, Mặt Trăng để tính thời gian.
 Nhờ những trí thức đó, người phương Đông đã sáng tạo ra lịch: chia thành 12 tháng, 1 tháng có 29 đến 30 ngày. Họ còn biết làm đồng hồ đo thời gian.
- Chữ viết (chữ tượng hình)
-Hình thù, đường nét khác nhau: hình chim, nhện, rắn, vượn, người nét ngang, nét dọc, đường thẳng, cong chữ đa dạng phong phú.
HS lắng nghe 
HS lắng nghe 
- Chữ viết: 
Họ sáng tạo chữ viết, chữ tượng hình.
Thành tựu trong: Toán học, hình học, số học.
- Nhu cầu bức thiết của con người nói chung, nhà nước nói riêng là sự sáng tạo vĩ đại, 1 di sản quý giá 
- Hàng năm sông Nin thường gây lụt lội, xoá mất danh giới, đất đai, họ phải đo lại ruộng đất.
- Người Ai Cập nghĩ ra phép đếm đến 10 rất giỏi hình học.
- Đặc biệt họ đã tìm ra số pi =3,16.
Người ấn Độ tìm ra số 0.
- Xây dựng: Kim tự tháp ở Ai Cập, thành Babilon ở Lưỡng Hà
HS quan sát
HS lắng nghe
1.Các dân tộc phương Đông thời cổ đại đã có những thành tựu văn hoá gì? 
- Thiên văn:
+ Hiểu đã có những tri thức đầu tiên về thiên văn. 
- Biết làm ra lịch và đồng hồ đo thời gian.
- Chữ viết: 
Họ sáng tạo chữ viết, chữ tượng hình.
-Toán học:
 Tìm ra phép đếm đến 10, các chữ số từ 1 đến 9 và số 0, tính được số pi bằng 3,16
- Kiến trúc: 
Xây dựng những công trình kiến trúc đồ sộ:
+ Kim tự tháp (Ai Cập )
+ Thành Ba- bi- lon (Lưỡng Hà)
 Hoạt động 2: Người Hi Lạp và Rô ma đã có những đóng góp gì về văn hoá? (15phút)
 - Mục tiêu: Nêu được thành tựu chính của nền văn hóa cổ đại phương Tây (lịch, chữ, khoa học, văn học, kiến trúc, điêu khắc).
	- Nêu được những thành tựu văn hóa cổ đại còn tồn tại đến ngày nay. Đánh giá được các thành tựu văn hóa của thời cổ đại.
- Phương thức: phát vấn, thuyết trình, đóng vai, miêu tả
	Hoạt động cá nhân, nhóm, cả lớp
- GV tổ chức lớp thành các nhóm. Mỗi nhóm 5-6 HS.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Gọi HS đọc thông tin 2 SGK – 18,19
Hỏi: Thành tựu đầu tiên của người Hy lạp, Rôma là gì?
Hỏi: Về chữ viết, người Hi - Lạp và Rô- ma có sáng tạo gì?
Hỏi: Người cổ đại phương Tây đã đạt được những thành tựu khoa học gì?
Hỏi:Văn học cổ Hi Lạp đã phát triển như thế nào?
GV cho HD quan sát hình 14.
Hỏi: Kiến trúc cổ Hi Lạp, Rô-ma phát triển như thế nào?
GV cho HD quan sát hình 15, 16, 17.
GV giảng: Vào buổi bình minh của nền văn minh loài người cư dân phương Đông và phương Tây cổ đại đã sáng tạo nên hàng loạt những thành tựu văn học phong phú đa dạng vĩ đại vừa nói lên năng lực vĩ đại của loài người, vừa đặt cơ sở cho văn minh của nhân loại.
Tích hợp GDMT
Hỏi: HS cần có bổn phận và trách nhiệm gì trong việc bảo vệ, tìm hiểu các di vật, di tích lịch sử- văn hóa của nước ta?
HS đọc
- Hiểu biết về thiên văn, làm ra lịch dựa trên quy luật của Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời.
-Sáng tạo ra hệ chữ cái a, b, c, lúc đầu gồm 20 chữ, sau là 26 chữ cái.
- Đạt được nhiều thành tựu rực rỡ: Toán học, thiên văn, vật lí, triết học, sử học, địa lí.
- Văn học phát triển rực rỡ với những bộ sử thi nổi tiếng thế giới I- li-át, Ô- đi- xê của Hô- me, kịch thơ độc đáo như Ô- re -xti của Ét -sin...
HS quan sát
- Kiến trúc:
+ Đền Pác- tê- nông ( A ten ).
+Đấu trường Cô- li- dê (Rô-ma).
+Tượng thần vệ nữ Mi-lô(I-ta-lia)
+Tượng lực sĩ ném đĩa
- Hs quan sát 
HS lắng nghe
- Giữ gìn và phát huy những thành tựu.
2. Người Hi Lạp và Rô ma đã có những đóng góp gì về văn hoá? 
- Họ sáng tạo ra dương lịch.
- Sáng tạo ra chữ cái a, b, c.
-Các ngành khoa học cơ bản: số học, vật lý, thiên văn, triết học, lịch sử, địa lý có trình độ khá cao.
 - Văn học cổ Hy Lạp nổi tiếng với bộ sử thi
- Kiến trúc, điêu khắc: với nhiều công trình nỗi tiếng :
+ Đền Pác- tê- nông (A ten ).
+ Đấu trường Cô- li- dê (Rô-ma).
+Tượng thần vệ nữ Mi-lô (I-ta-lia)
+Tượng lực sĩ ném đĩa
 3.3. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu:
Nêu được những thành tựu văn hóa rực rỡ của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây. Biết được những giá trị văn hóa đó đến ngày nay chúng ta vẫn được thừa hưởng.
- Phương thức:
+ Phát vấn, câu hỏi, bài tập 
+ Hoạt động cá nhân	
Kể tên các thành tựu văn hóa cổ đại. Những thành tựu văn hóa cổ đại nào còn tồn tại đến ngày nay? Theo em thành tựu nào có ý nghĩa quan trọng nhất? Vì sao?
-Gợi ý sản phẩm:
Thành tựu văn hóa cổ đại phương Đông trên các lĩnh vực: Lịch và thiên văn học; chữ viết, Toán học, Kiến trúc; Phương Tây: Chữ viết, khoa học, kiến trúc, điêu khắc.
Thành tựu văn hóa cổ đại còn tồn tại đến ngày nay: lịch, chữ viết, khoa học, kiến trúc, điêu khắc....HS chọn thành tựu cho là quan trọng nhất và lý giải.
Sử dụng tranh ảnh một công trình kiến trúc, điêu khắc cổ đại giới thiệu về công trình đó trước lớp.
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm HS 
 3.4. Hoạt động vận dụng
Mục tiêu: Hiểu thêm về các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây. Sử dụng kiến thức mới đã học để giải quyết những vấn đề liên quan thực tiễn.
 Phương thức: phát vấn gợi mở, thuyết trình
Hoạt động cá nhân
GV giao nhiệm vụ cho HS: sử dụng kiến thức đã học, hiểu biết của HS và tìm hiểu lịch sử Việt Nam thời kì dựng nước trả lời các câu hỏi sau:
Kể tên các quốc gia cổ ở Việt Nam. Điều kiện tự nhiên, kinh tế ở các quốc gia cổ Việt Nam có gì giống so với các quốc gia cổ đại phương Đông?
Nếu vào thời điểm đó, em sẽ chọn sinh sống ở Hi Lạp, Rô ma hay ở Trung Quốc, ấn Độ, Ai Cập....? Vì sao?
-Gợi ý sản phẩm:
HS có thể viết báo cáo thuyết trình trước lớp hay trình chiếu tranh ảnh miêu tả trước lớp
Các quốc gia cổ ở Việt Nam:Văn Lang-Âu Lạc, Chămpa, Phù Nam. 
Điều kiện tự nhiên, kinh tế ở các quốc gia cổ Việt Nam: trên các lưu vực sông lớn/ đồng bằng đất đai phù sa, màu mỡ. Kinh tế chính là nông nghiệp.
HS chọn 1 quốc gia và lí giải vì sao
*Hướng dẫn học tập: (1phút )
	 - Học bài 
	 - Trả lời những câu hỏi Sgk. 
 - Xem trước bài: “Ôn tập”
	 .// 
Phường 8, ngày tháng năm 2020
Kí duyệt của Tổ trưởng
Nguyễn Văn Chơn

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_6_tiet_8_bai_6_van_hoa_co_dai_nam_hoc_20.docx