Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Chương trình học kì I - Năm học 2020-2021 - Lê Thị Thu Hà

Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Chương trình học kì I - Năm học 2020-2021 - Lê Thị Thu Hà

I - Mục tiêu.

1. Kiến thức: HS hiểu đợc đặc điểm cơ bản của luật xa gần.

2. Kĩ năng: HS biết vận dụng luật xa gần để quan sát, nhận xét mọi vật trong bài vẽ theo mẫu, vẽ tranh.

3. Thái độ: HS có ý thức học tập nghiêm túc, khoa học.

4. Định hớng phát triển năng lực:

- Các năng lực chung: năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp nghệ thuật, năng lực đánh giá và tự đánh giá, năng lực hợp tác, năng lực tự học.

- Các năng lực chuyên biệt: năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực quan sát - khám phá, năng lực thực hành sáng tạo, năng lực biểu đạt.

II - Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Giáo viên:

- Vật mẫu: một số đồ vật hình hộp, hình trụ, hình cầu

 - Hình minh họa về luật xa gần ở ĐDDH MT 6

- ảnh có lớp cảnh xa, gần.

- Tranh: các bài vẽ theo luật xa gần.

2. Học sinh: Giấy vẽ, bút chì, tẩy.

 

doc 54 trang tuelam477 2570
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Chương trình học kì I - Năm học 2020-2021 - Lê Thị Thu Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 1
Ngày soạn: 00/00/2020
Ngày giảng: 00/00/2020
Kế hoạch bài dạy
Chủ đề: Họa tiết trang trí dân tộc (1 tiết)
Tiết 1 - Bài 1: Vẽ trang trí
 chép họa tiết TRANG TRí dân tộc
I - Mục Tiêu. 
1. Kiến thức: HS nhận ra vẻ đẹp của các hoạ tiết dân tộc miền xuôi và miền núi.
2. Kĩ năng: HS vẽ được một số hoạ tiết đơn giản gần đúng mẫu và tô màu theo ý thích.
3. Thái độ: HS yêu thích nghệ thuật trang trí dân tộc.
4. Định hướng phát triển năng lực: 
- Các năng lực chung: năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp nghệ thuật, năng lực đánh giá và tự đánh giá, năng lực hợp tác, năng lực tự học.
- Các năng lực chuyên biệt: năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực quan sát - khám phá, năng lực thực hành sáng tạo, năng lực biểu đạt.
II - Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên: 
- Hình minh họa hướng dẫn cách chép họa tiết dân tộc.
- Một số hình ảnh các họa tiết dân tộc ở quần áo, khăn, túi, váy 
- Phóng to 1 số hoạ tiết đã in trong SGK
- Một số bài vẽ của học sinh.
2. Học sinh: 
- Sưu tầm các họa tiết dân tộc ở sách báo.
- Vở ghi chép, SGK, giấy, bút, chì, màu vẽ.
III - Tổ chức các hoạt động học
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ. (Kiểm tra đồ dùng học tập)
3. Tiến trình bài học. 
Hoạt động - Phương pháp
Nội dung
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát nhận xét.
- GV giới thiệu một số họa tiết trang trí ở kiến trúc, trang phục để HS thấy sự phong phú của nền văn hóa Việt Nam.
- GV cho HS xem vài học tiết khác nhau và đặt câu hỏi nhằm hướng dẫn HS phân tích
 (?) Họa tiết này trang trí ở đâu? 
 (?) Hình dáng chung của họa tiết? (hình tròn hình vuông, hình tam giác...)
 (?) Bố cục sắp xếp như thế nào? (đối xứng, xen kẽ, nhắc lại...)
 (?) Hình vẽ là gì? (hoa lá chim muông...)
 (?) Đường nét giữa các họa tiết có gì khác nhau? (mềm mại khỏe khoắn...)
- HS trả lời.
- GV kết luận những ý chính.
- HS lắng nghe ghi chép.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách chép họa tiết trang trí dân tộc.
- GV sử dụng phương pháp, giảng giải thông qua ĐDDH.
- GV phân tích và làm mẫu trên bảng.
 + Vẽ chu vi của họa tiết. VD: hình tròn, hình chữ nhật...
 + Quan sát mẫu vẽ phác các mảng hình chính.
 + Nhìn mẫu vẽ các chi tiết cho đúng.
 + Tô màu theo ý thích (tô cho họa tiết và màu nền).
- GV có thể giới thiệu cách vẽ hoạ tiết khác trên bảng để củng cố bài, đồng thời giúp HS nhìn thấy cách vẽ rõ ràng, sinh động hơn
* Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài 
- GV cho HS xem bài chép họa tiết trang trí dân tộc của HS năm trước.
- GV nêu yêu cầu bài tập 
- GV nhắc HS sinh làm bài theo từng bước như đã hướng dẫn ở trên, tự chọn họa tiết và bố cục sao cho vừa với trang giấy
- GV lưu ý học sinh:
 + Không vẽ to quá hoặc nhỏ quá.
 + Vẽ phác bằng bút chì sau đó mới tô màu.
- GV đến từng bàn, quan sát và gợi ý cho các em.
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- GV treo một số bài để cả lớp nhận xét về cách chép họa tiết trang trí dân tộc
- GV gợi ý cho HS tự đánh giá và xếp loại theo ý thích
- GV nhận xét, xếp loại động viên, khích lệ HS.
I - Quan sát, nhận xét
Họa tiết trang trí của dân tộc Việt Nam rất phong phú và đa dạng, có sắc thái riêng.
1. Nội dung: hoa lá, chim muông.
2. Đường nét: mềm mại, khỏe khoắn.
3. Bố cục: đối xứng, xen kẽ.
4. Màu sắc: rực rỡ, tương phản...
II - Cách chép họa tiết trang trí dân tộc.
- Quan sát, nhận xét họa tiết để tìm ra đặc điểm của họa tiết.
- Phác khung hình và kẻ đường trục.
- Vẽ phác hình bằng các nét thẳng.
- Hoàn thiện hình vẽ và tô màu.
III - Thực hành
- Chép 1 họa tiết tự chọn trong sách giáo khoa trang 73.
- Màu sắc theo ý thích.
IV - Hướng dẫn học bài. 
- Hoàn thành bài vẽ (nếu ở lớp chưa xong)
- Xem trước, chuẩn bị tư liệu cho bài 2.
tuần 2
Ngày soạn: 00/00/2020
Ngày giảng: 00/00/2020
Kế hoạch bài dạy
Chủ đề: Mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại (1 tiết)
Tiết 2 - Bài 2: Thường thức Mĩ thuật
 Sơ lược về mĩ thuật việt nam
Thời kì cổ đại
I - Mục tiêu. 
1. Kiến thức: 
- HS được củng cố thêm kiến thức mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại.
- HS hiểu thêm giá trị thẩm mĩ của người Việt cổ thông qua các sản phẩm mĩ thuật.
	2. Thái độ: HS biết trân trọng những giá trị nghệ thuật của cha ông để lại.
3. Định hướng phát triển năng lực: 
- Các năng lực chung: năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp nghệ thuật, năng lực đánh giá và tự đánh giá, năng lực hợp tác, năng lực tự học.
- Các năng lực chuyên biệt: năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực quan sát - khám phá, năng lực thực hành sáng tạo, năng lực biểu đạt.
II - Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên: 	
- Tranh ảnh, hình vẽ về mĩ thuật thời cổ đại
- Bộ ĐDDH lớp 6
- Bài viết về mĩ thuật Việt Nam thời kỳ cổ đại trên báo chí.
- Bảng phụ.
2. Học sinh: Sưu tầm các bài viết, tranh ảnh liên quan đến mĩ thuật Việt Nam thời kỳ cổ đại.
III - Tổ chức các hoạt động học
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
- GV nêu câu hỏi kiểm tra bài cũ: Nội dung của các họa tiết trang trí dân tộc chủ yếu là những hình ảnh gì?
- GV kiểm tra phần thực hành ở nhà của 2 học sinh.
3. Tiến trình bài học. 
Hoạt động - Phương pháp
Nội dung
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu sơ lược về bối cảnh xã hội Việt Nam thời kì cổ đại.
- GV yêu cầu HS đọc mục I trong SGK trang 76.
- GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin trong SGK
- GV đặt câu hỏi:
 (?) Em biết gì về thời kì đồ đá ở Việt Nam ?
 (?) Thời kì đồ đồng trong lịch sử Việt Nam ?
- HS trả lời.
- GV kết luận.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu khái quát về MT Việt Nam thời kì cổ đại.
- GV cho HS xem một số hình ảnh về thời kì đồ đá.
- GV hướng dẫn HS quan sát các hình vẽ trong SGK chú ý các nội dung:
 + Hình vẽ.
 + Vị trí các hình vẽ.
 + Nghệ thuật.
- GV tổ chức cho HS thảo luận và tìm ra nét mới của thời kì đồ đồng?
- Đại diện nhóm trả lời.
- GV kết luận
- GV giới thiệu thêm tranh ảnh về thời kì đồ đồng và đặt câu hỏi:
 (?) Đặc điểm chung của đồ vật bằng đồng?
 (?) Có những đồ vật nào làm bằng đồng?
 - GV cho HS quan sát hình mặt trống đồng Đông Sơn và đặt câu hỏi:
 (?) Bố cục mặt trống?
 (?) Nghệ thuật trang trí?
 (?) Hoa văn diễn tả?
* Hoạt động 3: Củng cố
- GV đặt những câu hỏi đơn giản nhưng trọng tâm để kiểm tra nhận thức của HS.
- HS trao đổi thảo luận, 3 - 4 HS trả lời.
- GV nhận xét, bổ xung và nhấn mạnh đến một vài đặc điểm chính.
- Khen ngợi những HS phát biểu xây dựng bài. 
I - Sơ lược về bối cảnh xã hội Việt Nam thời kì cổ đại.
- Các hiện vật do các nhà khảo cổ học phát hiện được cho thấy Việt Nam là một trong những cái nôi phát triển của loại người.
- Thời đại Hùng Vương với nền văn minh lúa nước đã phản ánh sự phát triển của đất nước về kinh tế, quân sự và văn hóa - xã hội
- Thời kì của người nguyên thủy chia làm hai giai đoạn:
 + Thời kì đồ đá, chia thành: đồ đá cũ và đồ đá mới.
 + Thời kì đồ đồng, chia làm 4 giai đoạn kế tiếp là: Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun và Đông Sơn.
- GV kết luận: Các hiện vật do các nhà khảo cổ học phát hiện được cho thấy Việt nam là một trong cái nôi phát triển của loài người, nghệ thuật cổ đại Việt Nam có sự phát triển liên tục, trải dài qua nhiều thế kỷ và đã đạt được nhiều đỉnh cao trong sáng tạo. 
II - Sơ lược về mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại.
1. Vài nét về thời kì đồ đá.
- Các hình vẽ cách đây khoảng 1 vạn năm (hình vẽ mặt người trên vách hang Đồng Nội - Hòa Bình) là dấu ấn đầu tiên của nghệ thuật nguyên thủy được phát hiện ở Việt Nam.
- Vị trí hình vẽ: được khắc vào đá ngay gần cửa hang, trên vách nhũ.
- Trong nhóm hình vẽ mặt người có nam và nữ, được phân biệt của nét mặt và kích thước. Các mặt người đều có sừng cong ra 2 bên.
- Các hình vẽ khắc sâu 2 cm. Hình mặt người được diễn tả ở góc độ chính diện, đường nét dứt khoát rõ ràng, bố cục cân xứng, tỷ lệ hợp lí tạo được cảm giác hài hòa
2. Vài nét về thời kì đồ đồng
- Sự xuất hiện của kim loại đầu tiên là đồng, sau đó là sắt, đã thay đổi cơ bản xã hội việt Nam. Đó là sự dịch chuyển từ hình thái xã hội Nguyên thủy sang hình thái xã hội Văn minh.
- Đồ đồng thời kì này được trang trí đẹp và tinh tế, phối kết hợp nhiều hoa văn, phổ biến là sóng nước, thừng bện và hình chữ S (như rìu, thạp, dao găm )
- Hiện vật còn lưu giữ được gồm các công cụ sản xuất: rìu, dao găm, giáo, mũi lao...
3. Tìm hiểu về trống đồng Đồng Sơn
- Trống đồng Đông Sơn là niềm tự hào của nền mĩ thuật cổ Việt Nam. 
- Trống hình tròn ở giữa là hình ngôi sao 12 cánh tượng trưng cho mặt trời xung quanh là các vòng tròn đồng tâm có các hình vẽ thiếu nữ múa, chiến binh trên thuyền, giã gạo...
- Với kỹ thuật đúc đồng tinh xảo, trống đồng Đông Sơn xứng đáng là niềm tự hào của mĩ thuật dân tộc Việt Nam.
IV - Hướng dẫn học bài. 
- Sưu tầm những bài viết, tranh ảnh về MT Việt Nam thời kì cổ đại.
- Xem trước, chuẩn bị tư liệu cho bài 3.
tuần 3
Ngày soạn: 20/09/2020
Ngày giảng: 21/09/2020
Chủ đề: Vẽ theo mẫu (1 tiết)
Tiết 3 - Bài 3: Vẽ theo mẫu
sơ lược về phối cảnh
I - Mục tiêu. 
1. Kiến thức: HS hiểu được đặc điểm cơ bản của luật xa gần.
2. Kĩ năng: HS biết vận dụng luật xa gần để quan sát, nhận xét mọi vật trong bài vẽ theo mẫu, vẽ tranh.
3. Thái độ: HS có ý thức học tập nghiêm túc, khoa học.
4. Định hướng phát triển năng lực: 
- Các năng lực chung: năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp nghệ thuật, năng lực đánh giá và tự đánh giá, năng lực hợp tác, năng lực tự học.
- Các năng lực chuyên biệt: năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực quan sát - khám phá, năng lực thực hành sáng tạo, năng lực biểu đạt.
II - Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên: 	
- Vật mẫu: một số đồ vật hình hộp, hình trụ, hình cầu
	- Hình minh họa về luật xa gần ở ĐDDH MT 6
- ảnh có lớp cảnh xa, gần.
- Tranh: các bài vẽ theo luật xa gần.
2. Học sinh: Giấy vẽ, bút chì, tẩy.
III - Tổ chức các hoạt động học
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
- GV nêu câu hỏi kiểm tra bài cũ: Các hình vẽ cách đây khoảng 1 vạn năm được coi là dấu ấn đầu tiên của nghệ thuật nguyên thủy Việt Nam là những hình vẽ gì và được phát hiện ở đâu?
- HS trả lời, GV nhận xét, cho điểm.
3. Tiến trình bài học. 
Hoạt động - Phương pháp
Nội dung
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét
- GV cho HS quan sát tranh có hình ảnh rõ về “xa - gần” và đặt câu hỏi:
 (?) Hai hình cùng loại vì sao hình này lại to và rõ hơn hình kia?
 (?) Vì sao con đường chỗ này to, chỗ kia lại nhỏ dần?
- GV đưa ra một số đồ vật hình hộp, hình trụ, hình cầu
 để ở vị trí khác nhau và đặt câu hỏi để HS quan sát và thấy được sự thay đổi hình dáng của mọi vật khi nhìn ở khoảng cách “xa - gần”:
 (?) Vì sao hình mặt hộp lúc là hình vuông, lúc là hình bình hành?
 (?) Vì sao miệng cốc là hình tròn , bầu dục, đường cong, hay thẳng?
- GV hướng dẫn HS quan sát hình minh họa trong SGK và đặt câu hỏi để HS nhận xét:
 (?) Có nhận xét gì về hình cả hàng cột và hình đường ray của tàu hỏa?
 (?) Hình các bức tượng ở gần, ở xa khác nhau chỗ nào?
- GV kết luận.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu đường tầm mắt và điểm tụ.
* Đường tầm mắt.
- GV giới thiệu hình minh họa và đặt câu hỏi:
 (?) Các hình này có đường nằm ngang không?
 (?) Vị trí của các đường nằm ngang như thế nào?
- HS quan sát, trả lời.
- GV kết luận: 
 + Đường tầm mắt còn gọi là đường chân trời, nằm ngăn cách giữa trời và đất.
 + Đường tầm mắt thay đổi khi người vẽ thay đổi vị trí.
- GV giới thiệu hình minh họa ở SGK và đặt hình hộp, hình trụ ở vài vị trí khác nhau để HS quan sát, nhận xét tìm ra:
 + Vị trí của đường tầm mắt: cao, thấp so với mẫu.
 + Sự thay đổi hình dáng của hình vuông, hình tròn.
* Điểm tụ.
- GV giới thiệu hình minh họa ở SGK để HS quan sát, nhận xét tìm ra:
 + Các đường song song với mặt đất.
 + Các đường song song ở dưới và trên đường tầm mắt.
- GV kết luận.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hành. 
- GV giao bài tập cho HS theo nhóm và nêu các yêu cầu:
 + HS phát hiện ở các hình ảnh những kiến thức đã ghi nhớ.
 + Tìm đường TM và ĐT ở các hình minh họa.
- HS trả lời
- GV nhận xét và động viên HS.
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- GV đặt những câu hỏi đơn giản nhưng trọng tâm để kiểm tra nhận thức của HS.
- HS trao đổi thảo luận, 3 - 4 HS trả lời.
- GV nhận xét, bổ xung và nhấn mạnh đến một vài đặc điểm chính.
- Khen ngợi những HS phát biểu xây dựng bài.
I - Quan sát, nhận xét
- Quan sát các vật cùng loại, cùng kích thước trong không gian, người ta thấy:
 + ở gần: to, cao và rõ hơn.
 + ở xa: nhỏ, thấp và mờ hơn.
 + Vật ở trước che khuất vật ở phía sau.
- Mọi vật thay đổi hình dáng khi ta thay đổi vị trí nhìn, trừ hình cầu.
II - Đường tầm mắt và điểm tụ.
1. Đường tầm mắt.
- Là đường thẳng nằm ngang với tầm mắt người nhìn, phân chia mặt đất với bầu trời , hay mặt nước với bầu trời, nên còn gọi là đường chân trời.
- Đường tầm mắt có thể thay đổi tuỳ thuộc vào độ cao, thấp của vị trí người vẽ.
2. Điểm tụ.
- Các đường song song với mặt đất như: các cạnh hình hộp, tường nhà hướng về chiều sâu càng xa, càng thu hẹp và cuối cùng tụ lại một điểm tại đường tầm mắt.
- Các đường song song ở dưới chạy hướng lên đường tầm mắt; ở trên thì chạy hướng xuống.
- Điểm gặp nhau của các đường song song hướng về phía đường tầm mắt gọi là Điểm tụ.
III - Thực hành
Vẽ một số hình theo luật xa gần: hình hộp, hình trụ hoặc một vài đồ vật 
IV - Hướng dẫn học bài. 
- Hoàn thành bài.
- Chuẩn bị bài học sau.
BAN GIÁM HIỆU DUYỆT
tuần 4+5
Ngày soạn: 27/09/2020
Ngày giảng: 29/09/2020
Chủ đề: Vẽ theo mẫu (2 tiết)
Tiết 4 - Bài 4: Vẽ theo mẫu
cách vẽ theo mẫu
I - Mục tiêu. 
1. Kiến thức: 
- HS hiểu được khái niệm vẽ theo mẫu và cách tiến hành bài vẽ theo mẫu.
- HS biết được cấu trúc của cái cốc và sự thay đổi hình dáng, kích thước của chúng khi nhìn ở các vị trí khác nhau.
- HS biết được cách vẽ cái cốc.
2. Kĩ năng: 
- HS biết vận dụng những hiểu biết về phương pháp chung vào bài vẽ theo mẫu.
- HS vẽ được cái cốc gần đúng với mẫu.
3. Thái độ: Hình thành ở học sinh cách nhìn, cách làm việc khoa học.
4. Định hướng phát triển năng lực: 
- Các năng lực chung: năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp nghệ thuật, năng lực đánh giá và tự đánh giá, năng lực hợp tác, năng lực tự học.
- Các năng lực chuyên biệt: năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực quan sát - khám phá, năng lực thực hành sáng tạo, năng lực biểu đạt.
II - Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên: 	
- ĐDDH MT 6.
- Vật mẫu: một số đồ vật, vật dụng trong gia đình.
- Một vài tranh hướng dẫn cách vẽ theo mẫu khác nhau. 
- Một số bài vẽ của họa sĩ, của học sinh.
2. Học sinh: Giấy vẽ, bút chì, tẩy.
III - Tổ chức các hoạt động học
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
- GV nêu câu hỏi kiểm tra bài cũ: Khi quan sát các vật cùng loại, cùng kích thước trong không gian, người ta thấy sự khác nhau giữa những vật ở gần và những vạt ở xa như thế nào?
- HS trả lời, GV nhận xét, cho điểm.
3. Tiến trình bài học. 
Hoạt động - Phương pháp
Nội dung
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm vẽ theo mẫu
- GV đặt mẫu lên bàn: một cái ca, một cái cốc yêu cầu học sinh theo dõi GV vẽ trên bảng.
 (?) Cô vẽ cái gì trước?
 (?) Vẽ từng đồ vật, từng bộ phận như vậy có đúng không?
- HS trả lời.
- GV kết luận: Vẽ theo mẫu là vẽ mẫu có ở trước mặt, thông qua suy nghĩ và cảm xúc của mỗi người để diễn tả được đặc điểm, cấu tạo, hình dáng đậm nhạt và màu sắc của vật mẫu. 
- GV hướng dẫn HS quan sát hình trong SGK:
 (?) Đây là hình vẽ cái gì?
 (?) Vì sao các hình lại không giống nhau?
 Đồng thời GV cầm cái ca ở các vị trí tương đương như hình minh hoạ để HS quan sát, nhận xét.
- GV kết luận: ở mỗi vị trí ta nhìn, mỗi đồ vật có hình dáng khác nhau.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ hình.
* Quan sát, nhận xét mẫu:
- GV vẽ nhanh lên bảng một vài hình cái ca (cái vẽ sai về kích thước, cái vẽ đúng)
- HS quan sát hình vẽ và nhận xét để tìm ra hình vẽ đẹp, hình vẽ chưa đúng.
- GV so sánh với hình dáng của mẫu và nhận xét để HS thấy.
* Quan sát, nhận xét cách bày mẫu:
- GV cho HS quan sát một số hình bố cục khác nhau, yêu cầu HS nhận xét, tìm bố cục hợp lí
- HS quan sát, trả lời.
- GV kết luận.
* Quan sát, nhận xét đặc điểm của mẫu:
- GV cho HS quan sát một số hính vẽ mẫu và đặt mẫu thật trên bàn, yêu cầu HS nhận xét đặc điểm, cấu tạo, hình dáng của mẫu.
 (?) Hình nào giống mẫu hơn?
- HS quan sát, trả lời.
- GV kết luận.
* Cách vẽ:
- GV treo ĐDDH các bước tiến hành của bài vẽ.
- GV phân tích trên mẫu và nhắc HS: Khi vẽ theo mẫu, ta không vẽ từng bộ phận mà vẽ từ bao quát đến chi tiết, tức là vẽ khung hình chung của mẫu, của từng vật mẫu trước
- GV hướng dẫn HS từng bước vẽ theo mẫu:
 + Quan sát nhận xét.
 + Vẽ khung hình
 + Vẽ phác nét chính.
 + Vẽ chi tiết.
 + Vẽ đậm nhạt (GV giải thích cho HS về khái niệm “Vẽ đậm nhạt”)
 Các đồ vật khác nhau về chất liệu thì độ đậm nhạt cũng không như nhau.
 Diễn chất là diễn tả được chất của mẫu (gỗ, thạch cao hay thuỷ tinh )
* Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài.
- GV cho HS xem bài vẽ của HS năm trước.
- GV bày mẫu vẽ và nêu yêu cầu bài tập.
- GV chú ý cho HS bài này chú trọng phần hình do đó các em cần phải:
 + Tìm tỉ lệ cho phù hợp.
 + Bố cục cân đối, hài hoà.
- GV quan sát giúp đỡ những HS yếu. Nhắc nhở HS phác nhẹ tay
- Tìm ra những thiếu sót về hình vẽ (nét vẽ, tỉ lệ) để chỉ ra cho HS sửa.
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- Treo một số bài vẽ của HS và đưa ra một số câu hỏi
 (?) Bài vẽ có giống mẫu không?
 (?) Tỉ lệ của vật mẫu trong bài vẽ so với mẫu thực như thế nào?
- HS nhận xét, đánh giá theo cảm nhận riêng.
I - Quan sát, nhận xét
- Vẽ theo mẫu là vẽ lại mẫu được bày trước mặt, thông qua nhận thức và cảm xúc người vẽ. 
- Cần diễn tả được đặc điểm, hình dáng, cấu tạo, đậm nhạt và màu sắc của mẫu.
II - Cách vẽ theo mẫu
1. Quan sát nhận xét.
- Quan sát đặc điểm cấu tạo, hình dáng, đậm nhạt và màu sắc của mẫu.
- Tìm vì trí đẹp của mẫu.
2. Vẽ khung hình
- ước lượng chiều ngang lớn nhất và chiều cao lớn nhất để vẽ khung hình: hình vuông, hình chữ nhật...
3. Vẽ phác nét chính.
- Ước lượng tỉ lệ giữa các bộ phận.
- Vẽ phác nét chính bằng các đường thẳng mờ.
4. Vẽ chi tiết.
- Quan sát mẫu vẽ chi tiết và chỉnh hình cho giống mẫu.
5. Vẽ đậm nhạt
* Vẽ đậm nhạt làm cho mẫu có dậm, có nhạt, có sáng, có tối,có chỗ xa, có chỗ gần, tạo cho mẫu có hình khối như đang tồn tại trong không gian mặc dù vẽ trên mặt phẳng giấy.
 - Xác định hướng ánh sáng.
- Phân mảng: tổng quát, chi tiết.
- Diễn tả mảng đậm truớc, mảng nhạt sau.
- Diễn tả bằng các nét dày, thưa đan xen vào nhau.
III - Thực hành
- Vẽ theo mẫu: cái cốc.
- Khổ giấy A4 
IV - Hướng dẫn học bài. 
- Hoàn thành bài.
- Chuẩn bị bài học sau.
BAN GIÁM HIỆU DUYỆT
Tiết 5 - Bài 7: Vẽ theo mẫu
mẫu có dạng hình hộp và hình cầu
I - Mục tiêu. 
1. Kiến thức: 
- HS biết được cấu trúc của hình hộp, hình cầu và sự thay đổi hình dáng, kích thước của chúng khi nhìn ở các vị trí khác nhau.
- HS biết được cách vẽ hình hộp, hình cầu và vận dụng vào vẽ đồ vật có dạng tương đương.
2. Kĩ năng: 
- HS vẽ được hình hộp và hình cầu gần đúng với mẫu.
- HS vận dụng được vào vẽ đồ vật có dạng tương đương.
3. Thái độ: HS thích học Mĩ thuật.
4. Định hướng phát triển năng lực: 
- Các năng lực chung: năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp nghệ thuật, năng lực đánh giá và tự đánh giá, năng lực hợp tác, năng lực tự học.
- Các năng lực chuyên biệt: năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực quan sát - khám phá, năng lực thực hành sáng tạo, năng lực biểu đạt.
II - Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên: 	
- Mẫu vẽ: 2 đến 3 mẫu để học sinh vẽ theo nhóm.
- Các bước tiến hành bài vẽ.
- Một vài bài vẽ của học sinh năm trước. 
- Tranh tĩnh vật của hoạ sĩ.
2. Học sinh: 
- Một số hình hộp và quả dạng hình cầu.
- Giấy vẽ, bút chì, tẩy.
III - Tổ chức các hoạt động học
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
- GV nêu câu hỏi kiểm tra bài cũ: Khi làm bài vẽ theo mẫu chúng ta cần thực hiện mấy bước? Là những bước nào?
- HS trả lời, GV nhận xét, cho điểm.
3. Tiến trình bài học. 
Hoạt động - Phương pháp
Nội dung
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét
- GV giới thiệu cách bày mẫu hình hộp và hình cầu ở vài vị trí khác nhau để HS nhận xét tìm ra bố cục hợp lý.
 (?) Em hãy nhận xét các bố cục và tìm ra bố cục đẹp nhất?
 (a) (b) 
 (c) (d)
- HS trả lời:
 + Hình a: Hình hộp sau hình cầu nhìn chính diện.
 + Hình b: Hình hộp, hình cầu cách xa nhau nhìn chính diện.
 + Hình c: Hình hộp nhìn thấy 3 mặt, hình cầu phía trước
 + Hình d: Hình hộp đặt chếch, hình cầu đặt trên hình hộp.
 + Hình c và d có bố cục đẹp hơn
- GV kết luận: ở góc độ nhìn như hình (c) và (d) bố cục bài vẽ nhìn rõ và đẹp hơn.
- GV cho HS quan sát và nhận xét mẫu theo hình (c):
 + Tỉ lệ của khung hình.
 + Độ đậm, độ nhạt của mẫu.
- GV cho HS tập ước lượng chiều cao, rộng của mẫu chung và từng mẫu.
 + Mẫu nằm trong khung hình hình chữ nhật nằm ngang.
 + Khối hộp đậm hơn khối cầu
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ hình.
- GV treo ĐDDH các bước tiến hành của bài vẽ.
- GV vừa hướng dẫn vừa vẽ lên bảng
- HS quan sát.
- GV nhắc lại cách vẽ đã học ở bài 4 kết hợp sử dụng đồ dùng trực quan để hướng dẫn cho học sinh nhớ lại cách vẽ hình
- GV hướng dẫn HS:
 + Vẽ phác khung hình cho cân đối với khổ giấy. 
 + Ước lượng tỉ lệ của từng bộ phận của mẫu.
 + Vẽ hình
 + Vẽ đậm nhạt
* Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài.
- GV cho HS xem bài vẽ của HS năm trước.
- GV nêu yêu cầu bài tập.
- GV quan sát chung, giúp đỡ những HS yếu. Nhắc nhở HS phác nhẹ tay. Tìm ra những thiếu sót về hình vẽ (nét vẽ, tỉ lệ) để chỉ ra cho HS sửa.
 + Cách ước lượng tỉ lệ và vẽ khung hình.
 + Xác định tỉ lệ bộ phận.
 + Cách vẽ nét vẽ hình.
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- Treo một số bài vẽ của HS và đưa ra một số câu hỏi
 (?) Bài vẽ có giống mẫu không?
 (?) Tỉ lệ của vật mẫu trong bài vẽ so với mẫu thực như thế nào?
- HS nhận xét, đánh giá theo cảm nhận riêng.
I - Quan sát, nhận xét
- Tỉ lệ của khung hình (chiều cao so với chiều ngang).
- Vị trí của hình hộp và hình cầu.
- Tỉ lệ của hình hộp với hình cầu.
- Độ đậm nhạt chính của mẫu.
II - Cách vẽ
1. Vẽ khung hình chung, sau đó vẽ khung hình riêng của từng vật mẫu.
2. Ước lượng tỉ lệ từng bộ phận của mẫu
3. Vẽ nét chính bằng những đường thẳng mờ.
4. Nhìn mẫu vẽ chi tiết.
5. Vẽ đậm nhạt sáng tối.
III - Thực hành
- Vẽ theo mẫu: hình hộp và hình cầu
- Khổ giấy A4 
IV - Hướng dẫn học bài. 
- Hoàn thành bài và chuẩn bị bài học sau.
BAN GIÁM HIỆU DUYỆT
tuần 6+7
Ngày soạn: 11/10/2020
Ngày giảng: 12/10/2020
Chủ đề: Vẽ tranh (2 tiết)
Tiết 6 - Bài 5: Vẽ tranh
cách vẽ tranh đề tài
I - Mục Tiêu. 
1. Kiến thức: HS sinh nắm được những kiến thức cơ bản để tìm bố cục tranh.
2. Kĩ năng: HS thực hiên được cách vẽ tranh đề tài.
3. Thái độ: HS cảm thụ và nhận biết được các hoạt động trong đời sống.
4. Định hướng phát triển năng lực: 
- Các năng lực chung: năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp nghệ thuật, năng lực đánh giá và tự đánh giá, năng lực hợp tác, năng lực tự học.
- Các năng lực chuyên biệt: năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực quan sát - khám phá, năng lực thực hành sáng tạo, năng lực biểu đạt.
II - Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên: 	
- Tranh trong bộ ĐDDH, tranh tham khảo của hoạ sĩ về tranh đề tài. 
- Hình minh hoạ các bước vẽ tranh.
- Bài vẽ của học sinh năm trước.
2. Học sinh: 
- Sưu tầm tranh liên quan đến nội dung bài học.
- Vở ghi chép, SGK, Giấy, bút, chì, màu vẽ.
III - Tổ chức các hoạt động học
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
- GV kiểm tra phần thực hành ở nhà của 2 học sinh.
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Tiến trình bài học. 
Hoạt động - Phương pháp
Nội dung
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm và chọn nội dung đề tài 
- GV hướng dẫn HS xem tranh có các đề tài khác nhau như: đường phố, làng quê, nhà trường 
 (?) Tranh vẽ về đề tài gì?
 (?) Em có nhận xét gì về cách sắp xếp bố cục ở các bức tranh đó? 
 (?) Màu sắc của các bức tranh đó thế nào?
 (?) Em thích bức tranh nào?
- HS quan sát và trả lời câu hỏi
- GV cho HS xem tranh cùng một đề tài nhưng có cách thể hiện nội dung khác nhau: tranh đề tài nhà trường (giờ ra chơi, buổi học nhóm, cắm trại )
- GV giới thiệu cho HS một số tranh của các hoạ sĩ trong nước và thế giới, những bức tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống để HS hiểu được sự phong phú của nội dung và cách thể hiện. Qua đó, HS thấy được các thể loại của tranh: tranh sinh hoạt, tranh phong cảnh, tranh chân dung, tranh tĩnh vật 
- GV giới thiệu về: Nội dung tranh, Bố cục tranh, Hình vẽ, Màu sắc.
- HS lắng nghe ghi chép.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ.
- GV treo tranh các bước vẽ
- Hướng dẫn HS cách vẽ thông qua hình minh họa.
- GV phân tích cách tìm và chọn nội dung đề tài, tìm bố cục tranh, vẽ hình và vẽ màu
- GV vừa hướng dẫn vừa vẽ lên bảng
- GV bổ sung thông qua hình minh hoạ và hướng dẫn HS xem một số bài của HS năm trước và của hoạ sĩ. 
- HS quan sát, tìm hiểu cách vẽ.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài 
- GV cho HS xem bài vẽ của HS năm trước.
- GV nêu yêu cầu bài tập.
- GV bao quát lớp, nhắc lại các bước vẽ để HS chỉnh sửa bài của mình.
- Khuyến khích, động viên HS làm bài. 
- Hướng dẫn một vài nét trực tiếp lên bài của những em vẽ yếu.
- Nhắc lại một số đề tài để những em còn lúng túng về đề tài biết lựa chọn.
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- GV đặt câu hỏi để HS hiểu rõ hơn về tranh đề tài và các thể loại của tranh
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách vẽ tranh đề tài.
- GV cho HS nhận xét một số tranh về:
 + Cách khai thác đề tài 
 + Các mảng hình (chính và phụ).
 + Các hình ảnh.
 + Màu sắc.
- GV kết luận và tổng kết bài học.
- Tuyên dương những bài vẽ tốt và động viên khuyến khích những bài vẽ chưa tốt. 
I - Tranh đề tài.
1. Nội dung tranh
- Cuộc sống phong phú, sinh động cho ta nhiều đề tài vẽ tranh để thể hiện cảm xúc của mình với thế giới xung quanh.
- Có thể lựa chọn ý tranh theo đề tài ưa thích.
VD: Đề tại nhà trường có nhiều nôi dung khác nhau như: cảnh sân trường, lớp học, giờ ra chơi, buổi lao động...
2. Bố cục.
- Bố cục tranh là sắp xếp các hình vẽ ( người, cảnh vật) sao cho hợp lý, có mảng chính mảng phụ.
- Có nhiều cách thể hiện bố hình mảng khác nhau.
3. Hình vẽ.
 Hình vẽ phải sinh động hài hòa, không rời rạc, không lặp lại.
4. Màu sắc.
- Hài hòa thống nhất,có thể rực rỡ hoặc êm dịu tùy theo đề tài và cảm xúc của người vẽ.
- Không nhất thiết phải vẽ màu như thực mà có thể vẽ theo ý thích mỗi người.
II - Cách vẽ.
1. Tìm và chọn nội dung đề tài.
(Chọn nội dung mà em yêu thích)
2. Phác mảng và vẽ hình.
- Tìm bố cục (phác mảng chính và mảng phụ phải cân đối, thuận mắt)
- Vẽ hình.
 + Chọn lọc hình ảnh phù hợp với nội dung đề tài.
 + Rõ ràng, sinh động, mảng chính to và mảng phụ nhỏ hơn
3. Vẽ màu. 
- Vẽ màu sao cho phù hợp với từng nội dung, thể hiện rõ đề tài và sáng tạo.
- Cần có đạm nhạt, có hòa sắc.
III - Thực hành
- Tự chọn một đề tài và tập tìm bố cục (tìm hình mảng chính, phụ)
- Học sinh làm bài cá nhân. 
IV - Hướng dẫn học bài. 
- Hoàn thành bài vẽ (nếu ở lớp chưa xong)
- Xem trước bài 9. 
BAN GIÁM HIỆU DUYỆT
Kiểm tra giữa kì I 
Tiết 7 - Bài 9: Vẽ tranh
đề tài học tập
I - Mục tiêu
1. Kiến thức
- Kiểm tra mức độ tiếp nhận, hiểu biết kiến thức của HS trong quá trình học tập từ đầu năm học. Các kiến thức về vẽ trang trí ứng dụng và sự hiểu biết ban đầu của HS về phân môn vẽ tranh được học từ bài 5: Cách vẽ tranh đề tài
2. Kỹ năng
- Biết được cách vẽ tranh
- Hiểu biết cách vẽ tranh đề tài học tập
3. Thái Độ
- Học sinh làm bài hăng hái, nghiêm túc .
II - phương tiện, phương pháp dạy học
- Giáo trình, giáo án, tài liệu tham khảo, đề kiểm tra.
IV - Tiến trình lên lớp
A - ổn định lớp
B - kiểm tra 
1. Đề bài:
 Em hóy vẽ một bức tranh về đề tài: HỌC TẬP
* Yờu cầu: 
- Làm trờn khổ giấy A4 
- Nội dung đề tài: cảnh sõn trường, gúc học tập, giờ học, giờ chào cờ, giờ ra chơi, .. 
- Hỡnh ảnh tươi sang, sinh động, phong phỳ.
- Màu sắc tự do.
 2. Biểu điểm :
 * ĐIỂM GIỎI (Đ) : 
Thể hiện đỳng nội dung đề tài học tập cú mang tớnh giỏo dục
Bố cục hỡnh ảnh đẹp, sắp xếp cú nhúm chớnh, nhúm phụ phự hợp với nội dung
Nột vẽ giàu cảm xỳc, thể hiện được kĩ năng vẽ tranh.
Màu sắc cú đậm, cú nhạt,nổi bật trọng tõm bức tranh.
 - Hoàn thành bài đỳng thời gian.
 * ĐIỂM KHÁ (Đ):
 Bố cục sắp xếp hợp lý
 Hỡnh ảnh thể hiện được nội dung đề tài 
 Màu sắc đẹp cú đậm, cú nhạt
 Hoàn thành bài đỳng thời gian.
 * ĐIỂM TB (Đ): 
 Bố cục sắp xếp chưa hợp lý
Hỡnh ảnh thể hiện được nội dung đề tài
Tụ màu chưa nổi bật, chưa làm rừ trọng tõm.
 * ĐIỂM KẫM (CĐ):
Bài chưa hoàn thành xong và khụng đạt cỏc yờu cầu trờn
 * Ghi chỳ : Điểm Giỏi, Khỏ, TB xếp loại đỏnh giỏ ĐẠT YấU CẦU (Đ)
 Điểm Kộm xếp loại đỏnh giỏ CHƯA ĐẠT YấU CẦU (CĐ)
BAN GIÁM HIỆU DUYỆT
tuần 8+9
Ngày soạn: 25/10/2020
Ngày giảng: 26/10/2020
Chủ đề: Thường thức Mĩ thuật (2 tiết)
Tiết 8 - Bài 8: Thường thức Mĩ thuật
 Sơ lược về mĩ thuật thời lý
(1010 - 1225)
I - Mục tiêu. 
1. Kiến thức: 
- HS hiểu một số kiến thức sơ lược về MT thời Lý.
- Phát triển khả năng phân tích, suy luận và tích hợp kiến thức của HS.
2. Thái độ: HS có nhận thức đúng đắn về truyền thống nghệ thuật dân tộc, trân trọng, yêu quý những di sản của cha ông để lại và tự hào về bản sắc độc đáo của nghệ thuật dân tộc.
3. Định hướng phát triển năng lực: 
- Các năng lực chung: năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp nghệ thuật, năng lực đánh giá và tự đánh giá, năng lực hợp tác, năng lực tự học.
- Các năng lực chuyên biệt: năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực quan sát - khám phá, năng lực thực hành sáng tạo, năng lực biểu đạt.
II - Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên: 	
- Một số sách liên quan đến nền mĩ thuật thời Lý.
- Một số công trình kiến trúc tác phẩm thời Lý.	
- Bảng phụ.
2. Học sinh: Sưu tầm các bài viết, tranh ảnh liên quan đến mĩ thuật thời Lý
III - Tổ chức các hoạt động học
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
- GV kiểm tra phần thực hành ở nhà của 2 học sinh.
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Tiến trình bài học. 
Hoạt động - Phương pháp
Nội dung
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mi_thuat_lop_6_chuong_trinh_hoc_ki_i_nam_hoc_2020_20.doc