Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Tiết 1, Bài 1: Chép họa tiết trang trí dân tộc - Năm học 2020-2021

Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Tiết 1, Bài 1: Chép họa tiết trang trí dân tộc - Năm học 2020-2021

I.Mục tiêu

1.Kiến thức, kỹ năng, thái độ

*Kiến thức: -HS nhận ra vẽ đẹp của họa tiết trang trí dân tộc, họa tiết cổ và họa tiết hiện đại.

*Kỹ năng: - HS vẽ chép được họa tiết trang trí dân tộc theo khả năng và cảm nhận.

*Thái độ: - HS biết yêu thích và trân trọng nghệ thuật của dân tộc, từ đó biết bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa.

2.phẩm chất năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh

- Năng lực tự học, đọc hiểu: Học sinh đọc tìm hiểu và biết được trong nghệ thuật trang trí của dân tộc có rất nhiều họa tiết trang trí được chất lọc từ các hình ảnh xung quanh như hoa lá, mây nước, đồng thời qua đọc hiểu học sinh còn biết them cách thức để vẽ chép một họa tiết trang trí nói chung và họa tiết trang trí dân tộc nói riêng.

- Năng lực học nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo: Họ sinh phân biệt được các họa tiết trang trí dân tộc cộ về hình dáng, đường nét và màu sắc so với các họa tiết hiện đại, từ đó có thể linh hoạt sang tạo kết hợp giữa hai hình thức họa tiết trong tư duy cunh4 như vận dụng thực hành trong các bài học tiếp theo.

- Năng lực hợp tác nhóm: Học sinh mạnh dạng và chủ độngtrong việc nêu ý kiến cũng như lắng nghe ý kiến của bạn trong nhóm cùng nêu ý kiến về nội dung tìm hiểu.

- Năng lực tính toán trình bày và trao đổi thong tin: Học sinh sẻ biết cân nhắc trong việc thực hành vẽ chép một họa tiết có tỉ lệ tương ứng với khổ giấy A4.

- Năng lực thực hành thí nghiệm: Vẽ chép được một họa tiết trang trí dân tộc có tỉ lệ, và màu sắc theo cảm nhận.

II.Chuẩn bị:

 * Giáo viên: - Hình minh họa hướng dẫn cách chep họa tiết trang trí dân tộc.

 - Một số hình ảnh họa tiết trang trí cổ và họa tiết hiện đại. * Học sinh: - Sưu tầm các hình ảnh về họa tiết trang trí dân tộc, dụng cụ thực hành

 

doc 5 trang tuelam477 3620
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Tiết 1, Bài 1: Chép họa tiết trang trí dân tộc - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 30/8/2020 Lớp 6
 Tiết 1:1 ; Tuần 1 
Bài 1: Vẽ trang trí
CHÉP HỌA TIẾT TRANG TRÍ DÂN TỘC
I.Mục tiêu
1.Kiến thức, kỹ năng, thái độ
*Kiến thức: -HS nhận ra vẽ đẹp của họa tiết trang trí dân tộc, họa tiết cổ và họa tiết hiện đại. 
*Kỹ năng: - HS vẽ chép được họa tiết trang trí dân tộc theo khả năng và cảm nhận.
*Thái độ: - HS biết yêu thích và trân trọng nghệ thuật của dân tộc, từ đó biết bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa.
2.phẩm chất năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh
- Năng lực tự học, đọc hiểu: Học sinh đọc tìm hiểu và biết được trong nghệ thuật trang trí của dân tộc có rất nhiều họa tiết trang trí được chất lọc từ các hình ảnh xung quanh như hoa lá, mây nước, đồng thời qua đọc hiểu học sinh còn biết them cách thức để vẽ chép một họa tiết trang trí nói chung và họa tiết trang trí dân tộc nói riêng..
- Năng lực học nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo: Họ sinh phân biệt được các họa tiết trang trí dân tộc cộ về hình dáng, đường nét và màu sắc so với các họa tiết hiện đại, từ đó có thể linh hoạt sang tạo kết hợp giữa hai hình thức họa tiết trong tư duy cunh4 như vận dụng thực hành trong các bài học tiếp theo.
- Năng lực hợp tác nhóm: Học sinh mạnh dạng và chủ độngtrong việc nêu ý kiến cũng như lắng nghe ý kiến của bạn trong nhóm cùng nêu ý kiến về nội dung tìm hiểu.
- Năng lực tính toán trình bày và trao đổi thong tin: Học sinh sẻ biết cân nhắc trong việc thực hành vẽ chép một họa tiết có tỉ lệ tương ứng với khổ giấy A4.
- Năng lực thực hành thí nghiệm: Vẽ chép được một họa tiết trang trí dân tộc có tỉ lệ, và màu sắc theo cảm nhận.
II.Chuẩn bị:
 * Giáo viên: - Hình minh họa hướng dẫn cách chep họa tiết trang trí dân tộc.
 - Một số hình ảnh họa tiết trang trí cổ và họa tiết hiện đại. * Học sinh: - Sưu tầm các hình ảnh về họa tiết trang trí dân tộc, dụng cụ thực hành
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
1. Ổn định lớp-.
 - Kiểm tra sỉ số và dụng cụ học tập
2. Kiểm tra bài củ.
3. Dạy bài mới.
Hoạt động 1 : Hoạt động tìm hiểu thực tiển.
Nội dung : GV giới thiệu một số họa tiết trang trí kiến trúc, trang phục, vật dụng,.. 
Thời lượng: 4 phút.
a) Mục đích của hoạt động:
- Học sinh thấy và nhận biết được các hình ảnh họa tiết của dân tôc, đồng thời cảm nhận được sự phong phú của họa tiết trang trí và sự vận dụng họa tiết trong trang trí trong một số lĩnh vực văn hóa của cuộc sông.
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
- Giáo viên: sử dụng các hình ảnh trên đồ dung dạy học treo bảng cho học sinh quan sát.
c) Sản phẩm hoạt động của học sinh
d) Kết luận của giáo viên:
- Họa tiết trang trí của dân tộc rất đẹp và rất phong phú,được vận dụng trang trí trên nhiều loại hình văn hóa nghệ thuật như kiến trúc , trang phục, đồ gốm, 
Hoạt động 2 : Hoạt động tìm tòi tiếp nhận kiến thức.
*Kiến thức 1 : Cách chép họa tiết trang trí dân tộc .
-Thời lượng để thực hiện hoạt động 6 phút.
a) Mục đích của hoạt động : Hướng dẫn học sinh biết các bước cơ bản để vẽ chép một họa tiết trang trí dân tôc.
b) Cách thức tổ chức
- GV giới thiệu cách vẽ chép họa tiết qua ĐDDH ( treo tranh minh họa đồng thời phối hợp thị phạm làm mẫu)
c) Sản phẩm hoạt động của học sinh 
d) Kết luận của GV:
-Cách chép một họa tiết trang trí cần thực hiện như sau:
+ Quan sát nhận ra đặc điểm chung của họa tiết ( chu vi dạng hình ?, chiều cao, chiều rộng, đặc điểm hình dáng,..)
+ Vẽ phác khung hình đúng theo đặc điểm kích thức và hình dáng, và kẻ trục đối xứng.
+ Vẽ phác nét hình dáng họa tiết sao cho giống với hình mẫu ( chú ý họa tiết trang trí thường cân đối nên khi vẽ cố gắn vẽ sao cho hai bên cân đối với nhau.)
+ Vẽ hoan chỉnh họa tiết và tô màu.
* Kiến thức 2: Học sinh thực hành chép họa tiết.
- Thời lượng để thực hiện hoạt động 25 phút.
a) Mục đích của hoạt động: Luyện tập cho học sinh thực hành kỹ năng chép họa tiết trang trí dân tộc theo các bước chép họa tiết vừa học.
b) Cách thức tổ chức hoạt động
- Giáo viên theo dõi và hướng học sinh vẽ theo đúng trình tự các bước như đã học.
c) Sản phẩm hoạt động của HS:
d) Kết luận của GV
Từng bước vẽ chep họa tiết cần được thực hiện hoàn chỉnh rồi mới thực hiện bước tiếp theo.
4.Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp
- Thời lượng để thực hiện 5 phút
a) Nội dung: 
- Chép lại hoặc thêm một họa tiết trang trí dân tốc ở nha.
- Đọc và tìm hiểu trước bài Sơ lược Mỹ thuật Việt Nam thời cổ đại
b) Mục đích của hoạt động
- Học sinh vẽ chép họa tiết hoàn chỉnh và đẹp hơn bài vẽ trên lớp để năng cao kỹ năng.
- Nắm bắt một vài kiến thức của bài học tiếp theo
c)Sản phẩm hoạt động của HS
d) Kết luận của GV:
.
-Báo cáo sỉ số, mang dụng cụ học tập
-Quan sát hình họa tiết của GV treo trên bảng, cảm nhận ghi nhớ
-Học sinh biết được các hình ảnh của họa tiết trang trí dân tộc là các hình cây cỏ hoa lá mây nước,... cảm nhận được vẻ đẹp và sự phong phú của họa tiết, đồng thời biết dược sự vận dụng trang trí của họa tiết trên các loại hình văn hóa nghệ thuật. 
- Hơn 70% HS nhân ra vẽ đep của họa tiết trang trí của dân tộc
- Quan sát tư duy ghi nhớ
- Học sinh nắm và biết được thứ tự các thao tác vẽ chép một họa tiết trang trí theo các bước cơ bản để có thể hoàn thành bài vẽ chép họa tiết ở mức độ hoàn thành tốt.
- HS làm bài thực hành độc lập.
I/Quan sát nhận xét
Họa tiết trang trí của dân tộc rất phong phú và được vận dung trang trí rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống.
II. Cách chép họa tiết trang trí.
+ Quan sát nhận ra đặc điểm chung của họa tiết ( chu vi dạng hình ?, chiều cao, chiều rộng, đặc điểm hình dáng,..)
+ Vẽ phác khung hình đúng theo đặc điểm kích thức và hình dáng, và kẻ trục đối xứng.
+ Vẽ phác nét hình dáng họa tiết sao cho giống với hình mẫu
 ( chú ý họa tiết trang trí thường cân đối nên khi vẽ cố gắn vẽ sao cho hai bên cân đối với nhau.)
+ Vẽ hoan chỉnh họa tiết và tô màu.
III/Thực hành
-Em hãy chép một họa tiết trang trí dân tộc với tỉ lệ và màu sắc mà theo em là cân đối và đẹp , trên khổ giấy vẽ A 4.
* Ghi chú:
HS khá giỏi: Hoàn thành bài thực hành trên lớp có thể hiện màu sắc
HS trung bình yếu: Hoàn thành bài thực hành ở mức độ vẽ xong họa tiết.
IV. Kiểm tra đánh giá bài học.
Hình ảnh nào có thể là họa tiết trang trí ?
Họa tiết trang trí được vận dụng trang trí trên các loại hình nghệ thuật nào ?
Trình bày các bước vẽ chép một họa tiết trang trí ?
Đánh giá, tổng kết về kết quả giờ học.
V. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mi_thuat_lop_6_tiet_1_bai_1_chep_hoa_tiet_trang_tri.doc