Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Chương trình học kỳ I

Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Chương trình học kỳ I

1. MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức:

- Học sinh hiểu được khái niệm vẽ theo mẫu và cách tiến hành bài vẽ theo mẫu.

1.2. Kỹ năng:

- Học sinh biết vận dụng những hiểu biết về phương pháp chung vào bài vẽ theo mẫu, vẽ được hình mẫu vẽ gồm hình hộp và hình cầu.

1.3. Thái độ:

- Hình thành ở học sinh cách nhìn, cách làm việc khoa học.

1.4. Các năng lực được phát triển:

- Năng lực tư duy.

- Năng lực hợp tác.

- Năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực cảm thụ thẩm mỹ.

- Năng lực biểu đạt.

- Năng lực quan sát, đánh giá.

- Năng lực thực hành.

2. CHUẨN BỊ:

2.1. Giáo viên:

2.1.1. Tài liệu tham khảo:

- SGK, SGV.

2.1.2. Đồ dùng dạy học:

- Một số đồ vật làm mẫu: Lọ, chai, hộp

- Tranh hướng dẫn cách vẽ theo mẫu.

 2. Học sinh:

- Một số đồ vật: Hình hộp, chai, lọ.

- SGK, giấy vẽ, bút chì, tẩy

3. PHƯƠNG PHÁP:

- Phương pháp minh hoạ,

- Phương pháp vấn đáp.

- Phương pháp luyện tập.

4. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:

4.1. Ổn định tổ chức: (1’)

- Kiểm tra sĩ số: Có mặt: Vắng:

 4.2. Kiểm tra bài cũ: (3')

 * Câu hỏi: Thế nào là đường tầm mắt? Thế nào là điểm tụ?

* Đáp án:

- Đường tầm mắt: Là đường thẳng nằm ngang với tầm mắt người nhìn phân chia mắt đất với bầu trời hay mặt nước với bầu trời hay còn gọi là đường chân trời.

- Điểm tụ là điểm gặp nhau của các đường song song hướng về phía đường tầm mắt.

 

docx 84 trang haiyen789 2550
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Chương trình học kỳ I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 1: TÌM HIỂU KIẾN THỨC CƠ BẢN
(05 tiết)
I. Mục tiêu chung: 
- Học sinh bước đầu làm quen với phối cảnh trong vẽ theo mẫu, bước đầu hiểu được thế nào là vẽ theo mẫu, thế nào là cách vẽ tranh đề tài.
- Rèn luyện cho Hs khả năng quan sát, đối chiếu, nhận xét, so sánh.
- Hs ứng dụng được vào vẽ theo mẫu và vẽ tranh, yêu thích môn học. 
II. Nội dung:
- Bài 3: Vẽ theo mẫu - Sơ lược về phối cảnh.
- Bài 4: Vẽ theo mẫu - Cách vẽ theo mẫu
- Bài 5: Vẽ theo mẫu - Mẫu có dạng hình hộp và hình cầu (Vẽ hình)
- Bài 9: Vẽ tranh - Cách vẽ tranh đề tài học tập (Tiết 1)
- Bài 9: Vẽ tranh - Cách vẽ tranh đề tài học tập (Tiết 2)
III. Tiến trình hoạt động:
Ngày soạn: 	
Ngày giảng: ..	 Tiết thứ: 01
Bài 3: Vẽ theo mẫu
SƠ LƯỢC VỀ PHỐI CẢNH
1. MỤC TIÊU: 
	1.1. Kiến thức: Học sinh hiểu được những điểm cơ bản của luật xa gần.
1.2. Kỹ năng: Học sinh biết vận dụng luật xa gần để quan sát, nhận xét mọi vật trong bài vẽ theo mẫu, vẽ tranh. 
1.3. Thái độ: Học sinh trân trọng nghệ thuật đặc sắc của cha ông để lại.
1.4. Các năng lực được phát triển:
- Năng lực tư duy.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực cảm thụ thẩm mỹ.
- Năng lực biểu đạt.
- Năng lực quan sát, đánh giá.
- Năng lực thực hành.
2. CHUẨN BỊ:
2.1. Giáo viên: 
2.1.1. Tài liệu tham khảo: 	
- SGK- SGV
2.1.2. Đồ dùng dạy học: 
* Giáo viên: 
- Một số ảnh có lớp cảnh xa, lớp cảnh gần, khối hợp.
	- Hình minh hoạ ở ĐDDH 6, Cái cốc, cái bát...
2.2. Học sinh:
- SGK, vở ghi. 	
- Chì, tẩy, vở, giấy.
3. PHƯƠNG PHÁP: 
	- Phương pháp trực quan 
	- Phương pháp vấn đáp. 	
	- Phương pháp biểu đạt, gợi mở. 
4. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
4.1. Ổn định tổ chức: (1’)
- Kiểm tra sĩ số lớp: 	Có mặt: 	Vắng: 
4.2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
4.3. Bài mới:
Giới thiệu bài: (1’) Khi đứng trước một khoảng không gian bao la rộng lớn: Cánh đồng, con sông, dãy phố, hàng cây, chúng ta thường thấy cảnh vật càng xa thì càng nhỏ và mờ dần, những cảnh vật gần thì lại rõ ràng to hơn, màu sắc đậm đà hơn. Tại sao lại thế? Đó chính là do luật xa gần. Vậy luật xa gần có những đặc điểm gì? Cô và các em sẽ cùng tìm hiểu qua bài hôm nay.
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
- Mục tiêu: Học sinh hiểu được những điểm cơ bản của luật xa gần.
+ Rèn năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, quan sát, đánh giá, cảm thụ thẩm mỹ
- Phương pháp: Trực quan, gợi mở, vấn đáp.
- Thời gian: 7 phút.
- Cách thức thực hiện: tranh ảnh, đồ vật.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
- Gv giới thiệu một bức tranh hay hình có hình ảnh rõ về “xa - gần” và đặt câu hỏi cho Hs quan sát, trả lời:
? Vì sao hình này lại to, rõ hơn hình kia? 
? Vì sao hình con đường ở chỗ này lại to, chỗ kia lại nhỏ? 
- Gv đưa ra một số đồ vật: khối hộp, cái bát, cái cốc đặt ở các vị trí khác nhau cho Hs quan sát và đặt câu hỏi: 
? Vì sao hình mặt hộp khi là hình vuông, khi là hình bình hành?
? Vì sao miệng cốc, bát lúc là hình tròn, lúc là hình elíp, khi lại chỉ là đường cong hay đường thẳng.
- Gv: Mọi vật luôn thay đổi khi nhìn theo xa gần.
- Gv hướng dẫn Hs quan sát hình 1, trang 79, SGK và đặt câu hỏi: 
? Em có nhận xét gì về hình hàng cột và hình đường ray của tàu hỏa?
? Hình các bức tượng ở gần khác với hình các bức tượng ở xa như thế nào? 
- Gv kết luận: 
- Hs quan sát tranh, hình và trả lời câu hỏi:
- Hs trả lời.
- Hs trả lời
- Hs quan sát, trả lời. 
- Hs trả lời. 
- Hs quan sát, trả lời câu hỏi:
- Hs trả lời
- Hs trả lời
- Hs lắng nghe.
I. Quan sát, nhận xét
Những vật cùng loại, cùng kích thước trong không gian: 
* Vật ở gần: To, cao rộng và rõ hơn, màu sắc đậm đà hơn 
* Vật ở xa: Nhỏ, thấp, hẹp mờ, màu sắc thì nhạt hơn so với vật ở trước.
* Vật trước che khuất vật sau. 
"Gần to xa nhỏ, gần rõ xa mờ ".
Hoạt động 2: Đường tầm mắt, điểm tụ
- Mục tiêu: Học sinh biết vận dụng luật xa gần để quan sát, nhận xét mọi vật trong bài vẽ theo mẫu, vẽ tranh. 
	+ Rèn năng lực giải quyết vấn đề, biểu đạt, quan sát, đánh giá.
	- Phương pháp: Trực quan, vấn đáp.
- Thời gian: 10 phút.
- Cách thức thực hiện: Sử dụng tranh, ảnh.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
- Gv yêu cầu Hs quan sát hình minh họa, trang 80, SGK và đặt câu hỏi:
? Các hình này có đường nằm ngang không? 
? Vị trí của các đường nằm ngang như thế nào? 
- GV kết luận: Những đường nằm ngang đó chính là đường tầm mắt.
? Vậy thế nào là đường tầm mắt.
? Đường tầm mắt phụ thuộc vào yếu tố gì? 
- Gv củng cố lại: 
- Gv yêu cầu Hs quan sát và nhận xét hình 5 trang 81, SGK. 
? Em có nhận xét gì về các đường song song với mặt đất ở cạnh của hình hộp, ô tô và tường nhà? 
? Thế nào là điểm tụ? 
- Gv kết luận: Các đường song song với mật đất như ở các cạnh hình hộp, hình trụ, nhà, ô tô hướng về chiều sâu càng xa càng thu hẹp và cuối cùng tụ lại một điểm tại đường tầm mắt. Điểm đó được gọi là điểm tụ.
- Gv lưu ý Hs: Khi vẽ theo mẫu nên xác định đường tầm mắt. 
- Hs quan sát, trả lời câu hỏi:
- Hs trả lời.
- Hs trả lời.
- Hs trả lời. 
- Hs lắng nghe.
- Hs quan sát hình 5
- Hs trả lời.
- Hs trả lời
II. Đường tầm mắt, điểm tụ: 
1. Đường tầm mắt: 
- Là đường thẳng nằm ngang với tầm mắt người nhìn phân chia mặt đất với bầu trời hay mặt nước với bầu trời nên còn gọi là đường chân trời.
 - Phụ thuộc vào độ cao thấp của vị trí người vẽ.
2. Điểm tụ: 
- Điểm tụ là điểm gặp nhau của các đường song với mặt đất hướng về chiều sâu càng xa càng thu hẹp và cuối cùng tụ ở một điểm tại đường tầm mắt đó là điểm tụ.
Hoạt động 3: Thực hành
- Mục tiêu: Học sinh quan sát, nhận xét được điểm tụ, đường tầm mắt ở một số hình ảnh; nhận xét được về hình của một số đồ vật theo từng góc độ nhìn khác nhau.
+ Rèn năng lực quan sát, thực hành. 
- Thời gian: 15 phút
- Cách thức thực hiện: Sử dụng hình ảnh, vật mẫu.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
- Gv chuẩn bị một số hình ảnh, một số vật mẫu cho Hs quan sát phát hiện ở các hình ảnh những điều đã học:
+ Đường tầm mắt.
+ Điểm tụ.
- Gv treo tranh vẽ đã chuẩn vị hoặc vẽ một số hình lên bảng, gọi Hs lên xác định đường tầm mắt, điểm tụ.
- Gv nhận xét, bổ sung.
- Hs quan sát trả lời.
- Hs xác định trên hình vẽ đường tầm mắt và điểm tụ.
4.4. Đánh giá kết quả học tập:
- Mục tiêu: Học sinh nắm được kiến thức cơ bản về phối cảnh, xác định được vị điểm tụ, đường tầm mắt. 
+ Rèn năng lực quan sát, đánh giá, cảm thụ thẩm mỹ, biểu đạt.
- Phương pháp: vấn đáp, thảo luận.
- Thời gian: 5 phút
- Cách thức thực hiện: Gv cho Hs quan sát nhận xét theo cảm nhận.
Gv chốt kiến thức, động viên, khuyến khích Hs.
4.5. Hướng dẫn về nhà: (2 phút)
- Bài tập về nhà: Làm bài tập theo câu hỏi trong SGK trang 81.
- Chuẩn bị bài mới: Đọc trước bài Cách vẽ theo mẫu SGK trang 82.
Chuẩn bị một số vật mẫu: cái ca, chai lọ, quả...
5. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY: 
- Nội dung: .......................................................................................................
.....................................................................................................................................
- Phương pháp: .................................................................................................
.....................................................................................................................................
- Thời gian: .......................................................................................................
.....................................................................................................................................
Ngày soạn: 	
Ngày giảng: ..	Tiết thứ: 02
Bài 4: Vẽ theo mẫu
CÁCH VẼ THEO MẪU
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức: 
- Học sinh hiểu được khái niệm vẽ theo mẫu và cách tiến hành bài vẽ theo mẫu.
1.2. Kỹ năng: 
- Học sinh biết vận dụng những hiểu biết về phương pháp chung vào bài vẽ theo mẫu, vẽ được hình mẫu vẽ gồm hình hộp và hình cầu.
1.3. Thái độ: 
- Hình thành ở học sinh cách nhìn, cách làm việc khoa học.
1.4. Các năng lực được phát triển:
- Năng lực tư duy.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực cảm thụ thẩm mỹ.
- Năng lực biểu đạt.
- Năng lực quan sát, đánh giá.
- Năng lực thực hành.
2. CHUẨN BỊ: 
2.1. Giáo viên:
2.1.1. Tài liệu tham khảo: 
- SGK, SGV.
2.1.2. Đồ dùng dạy học: 
- Một số đồ vật làm mẫu: Lọ, chai, hộp
- Tranh hướng dẫn cách vẽ theo mẫu. 
	2. Học sinh:	 
- Một số đồ vật: Hình hộp, chai, lọ.
- SGK, giấy vẽ, bút chì, tẩy 
3. PHƯƠNG PHÁP: 
- Phương pháp minh hoạ, 
- Phương pháp vấn đáp.
- Phương pháp luyện tập.
4. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC: 
4.1. Ổn định tổ chức: (1’)
- Kiểm tra sĩ số: 	Có mặt: 	Vắng: 
	4.2. Kiểm tra bài cũ: (3')
	* Câu hỏi: Thế nào là đường tầm mắt? Thế nào là điểm tụ? 
* Đáp án:
- Đường tầm mắt: Là đường thẳng nằm ngang với tầm mắt người nhìn phân chia mắt đất với bầu trời hay mặt nước với bầu trời hay còn gọi là đường chân trời.
- Điểm tụ là điểm gặp nhau của các đường song song hướng về phía đường tầm mắt. 
4.3. Bài mới: 
Giới thiệu bài: (1’)
Gv đưa ra một vật mẫu cụ thể để trên bàn Gv cho các em quan sát, sau đó cất đi và yêu cầu các em vẽ thì đó là vẽ theo trí nhớ hay tưởng tượng. Còn nếu nhìn vật và vẽ lại thì gọi là vẽ theo mẫu. Vậy thế nào là vẽ theo mẫu và cách vẽ theo mẫu như thế nào cô và các em sẽ cùng tìm hiểu qua bài hôm nay.
Hoạt động 1: Thế nào là vẽ theo mẫu
- Mục tiêu: Học sinh hiểu được khái niệm vẽ theo mẫu
+ Rèn năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, quan sát, đánh giá, cảm thụ thẩm mỹ. 
- Thời gian: 10 phút
- Cách thức thực hiện: Tranh, ảnh, mẫu vật.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
- Giáo viên đặt lên bàn mẫu vẽ gồm hình hộp và quả cam.
- Giáo viên vẽ: 
+ Vẽ mặt trên hình hộp - dừng lại
+ Vẽ từng đồ vật- dừng lại
+ Cô vẽ cái gì trước? 
+ Vẽ riêng từng bộ phận, từng đồ vật như vậy có đúng hay không?
- Gv nhận xét: Vẽ riêng từng bộ phận, từng đồ vật như vậy là không đúng
- Gv yêu cầu Hs hình 1, trang 82, SGK.
+ Đây là hình vẽ cái gì ?
+ Vì sao các hình vẽ này lại không giống nhau?
- Gv kết luận: Đây là hình vẽ hình cái ca nhưng không giống nhau, có vì: 
+ Vị trí nhìn khác nhau: có vị trí thấy cả quai, có vị trí chỉ thấy một phần quai, hoặc không thấy cái quai.
+ Vị trí cao thấp khác nhau: ta thấy miệng ca lúc là hình tròn, hình elíp có lúc là nét cong hoặc nét thẳng.
+ Các hình vẽ cái ca đều đúng với các hình ảnh nhìn thấy được từ các vị trí người vẽ. 
+ Thế nào là vẽ theo mẫu?
- Hs quan sát
- Hs trả lời. 
- Hs lắng nghe
- Hs quan sát.
- Hs trả lời.
- Hs trả lời. 
- Hs lắng nghe
- Hs trả lời. 
I. Thế nào là vẽ theo mẫu? 
- Vẽ theo mẫu là phỏng lại mẫu bày trước mặt bằng hình vẽ thông qua suy nghĩ tư duy của người vẽ diễn tả được đăc điểm, hình dáng, đậm nhạt, màu sắc của mẫu.
- Một vật mẫu nhưng nhìn ở các vị trí khác nhau ta có hình khác nhau. 
Hoạt động 2: Cách vẽ theo mẫu
- Mục tiêu: Học sinh nắm được cách vẽ theo mẫu. 
+ Rèn năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, quan sát, đánh giá, cảm thụ thẩm mỹ. 
- Thời gian: 10 phút
- Cách thức thực hiện: Tranh, ảnh, mẫu vật.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
- GV đặt mẫu gồm mẫu có dạng hình hộp và hình cầu hướng dẫn Hs cách vẽ. 
+ Muốn vẽ theo mẫu mẫu vẽ trên đầu tiên chúng ta phải làm gì? 
+ Quan sát mẫu để làm gì? 
+ Sau khi quan sát mẫu, chúng ta làm gì? 
+ Để vẽ được khung hình chúng ta làm như thế nào? 
+ Với những mẫu vẽ có nhiều vật mẫu, vẽ khung hình gồm có những khung hình nào? 
+ Cách xác định khung hình riêng? 
+ Sau khi đã vẽ phác được khung hình chung, riêng bước tiếp theo ta làm gì? 
- Gv yêu cầu Hs quan sát hình 3a, 3b trang 83 SGK để nhận ra cách vẽ.
+ Nêu cách vẽ chi tiết? 
- Gv hướng dẫn lại cho Hs cách vẽ chi tiết.
+ Sau khi đã vẽ xong hình, bước cuối cùng chúng ta làm gì? 
+ Để vẽ được đậm nhạt chúng ta làm gì?
- Hs quan sát.
- Hs trả lời.
- Hs trả lời. 
- Hs trả lời.
- Hs trả lời. 
- Hs trả lời. 
- Hs trả lời.
- Hs trả lời. 
- Hs trả lời. 
- Hs trả lời. 
- Hs quan sát. 
- Hs trả lời.
- Hs trả lời. 
II. Cách vẽ theo mẫu
1. Quan sát, nhận xét
- Quan sát mẫu để nhận biết về đặc điểm, cấu tạo, hình dáng, màu sắc và độ đậm nhạt của mẫu vẽ. 
- Tìm vị trí để xác định bố cục cho hợp lý.
2. Vẽ phác khung hình
- Ước lượng tỉ lệ của khung hình.
- Vẽ phác khung hình cho cân đối thuận mắt với khuôn khổ giấy.
3. Vẽ phác nét chính.
- Xác định tỷ lệ các bộ phận.
- Vẽ phác các nét chính bằng nét thẳng, mờ. 
4. Vẽ chi tiết
- Quan sát, mẫu điều chỉnh lại tỉ lệ chung.
- Dựa vào các nét chính vẽ các chi tiết.
5. Vẽ đậm nhạt
- Quan sát tìm hướng ánh sáng.
Hoạt động 3: Thực hành
- Mục tiêu: Học sinh biết vận dụng những hiểu biết về phương pháp chung vào bài vẽ theo mẫu, vẽ được hình mẫu vẽ gồm hình hộp và hình cầu.
+ Rèn năng lực: quan sát, thực hành, cảm thụ thẩm mỹ. 
- Thời gian: 15 phút
- Cách thức thực hiện: Quan sát mẫu vật.	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
- Gv yêu cầu Hs làm bài thực hành ra giấy A4.
- Gv quan sát, gợi ý Hs cách vẽ.
- Hs làm bài theo sự hướng dẫn của Gv.
III. Thực hành
- Vẽ hình mẫu gồm hình hộp và hình cầu.
4.4. Đánh giá kết quả học tập:
 	- Mục tiêu:
+ Học sinh trình nhận xét được bài tập của bản thân, của bạn theo các tiêu chí: Bố cục, đường nét, màu sắc của họa tiết. 
+ Rèn năng lực quan sát, đánh giá, cảm thụ thẩm mỹ, biểu đạt. 
 	- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận.
 	- Thời gian: 5 phút.
 	- Cách thức thực hiện:
+ GV để lựa chọn một số bài vẽ của học sinh đính lên bảng, hướng dẫn nhận xét về: Bố cục, đường nét, hình vẽ. 
- Gọi một vài HS nhận xét bài của bản thân và nhận xét bài của bạn khác.
- Mở rộng, liên hệ thực tế: 
? Em có ấn tượng nhất với tác giả, tác phẩm nào? Vì sao?
- HS trả lời theo cảm nhận.
- GV chốt kiến thức, động viên, xếp loại một số bài.
- Nhận xét - Kết luận.
4.5. Hướng dẫn về nhà: (2 phút)
- Bài tập về nhà: Hoàn thành bài vẽ hình mẫu có dạng hình hộp và hình cầu. 
- Chuẩn bị bài mới: Tập đặt mẫu tương tự quan sát độ đậm nhạt của mẫu.
5. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY: 
- Nội dung: ...........................................................................................................
.........................................................................................................................................
- Phương pháp: .....................................................................................................
.........................................................................................................................................
- Thời gian: ...........................................................................................................
.........................................................................................................................................
Ngày soạn: 	
Ngày giảng: ..	Tiết thứ: 03
Bài 7: Vẽ theo mẫu
MẪU CÓ DẠNG HÌNH HỘP VÀ HÌNH CẦU
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức: 
- Củng cố cho học sinh cách vẽ hình bài vẽ theo mẫu, nắm được cách vẽ đậm nhạt mẫu gồm hình hộp và hình cầu. 
1.2. Kỹ năng: 
- Học sinh vẽ được đậm nhạt mẫu gồm hình hộp và hình cầu
1.3. Thái độ: 
- Hs yêu thích môn học. 
1.4. Các năng lực được phát triển:
- Năng lực tư duy.
- Năng lực cảm thụ thẩm mỹ.
- Năng lực biểu đạt.
- Năng lực quan sát, đánh giá.
- Năng lực thực hành.
2. CHUẨN BỊ: 
2.1. Giáo viên:
2.1.1. Tài liệu tham khảo: 
- SGK, SGV.
2.1.2. Đồ dùng dạy học: 
- Một số đồ vật làm mẫu: Mẫu vẽ như ở tiết trước. 
- Tranh hướng dẫn cách vẽ. 
	2.2. Học sinh:	 
- Bài vẽ hình ở tiết trước. 
- SGK, bút chì, tẩy 
3. PHƯƠNG PHÁP: 
- Phương pháp minh hoạ, 
- Phương pháp vấn đáp.
- Phương pháp luyện tập.
4. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC: 
4.1. Ổn định tổ chức: (1’)
- Kiểm tra sĩ số: 	Có mặt: 	Vắng: 
	4.2. Kiểm tra bài cũ: (3')
	* Câu hỏi: 
- Nêu cách vẽ hình mẫu gồm hình hộp và hình cầu?
	* Đáp án: 
	- B1: Vẽ khung hình chung của mẫu vẽ và khung hình riêng của từng vật mẫu.
	- B2: Xác định tỷ lệ các bộ phận của vật mẫu và vẽ phác hình bằng các nét thẳng mờ.
	- B3: Vẽ chi tiết. 
- B4: Sửa và hoàn chỉnh hình. 
	4.3. Bài mới: 
	Giới thiệu bài: (1’) Ở giờ trước các em đó được tìm hiểu về cách vẽ theo mẫu và vẽ được hình mẫu vẽ gồm hình hộp và hình cầu. Hôm nay cô và các em sẽ cùng tìm hiểu cách vẽ đậm nhạt mẫu gồm hình hộp và hình cầu. 
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- Mục tiêu: Hs quan sát được độ đậm nhạt trên mẫu vẽ.
+ Rèn năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, quan sát, đánh giá, cảm thụ thẩm mỹ. 
- Thời gian: 8 phút
- Cách thức thực hiện: Mẫu vẽ. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
- Gv bày mẫu như tiết 1 cho Hs quan sát.
+ Hướng ánh sáng? 
+ Xác định độ đậm nhạt trên mẫu vẽ?
- Gv gọi Hs lên xác định độ đậm nhạt của mẫu vẽ. 
- Hs quan sát.
- Hs trả lời.
- Hs xác định trên mẫu vẽ. 
I. Quan sát, nhận xét
- Hướng ánh sáng chiếu vào:
- Độ đậm nhạt của cả mẫu vẽ và từng vật mẫu. 
Hoạt động 2: Cách vẽ đậm nhạt
- Mục tiêu: Hs nắm được cách vẽ đậm nhạt mẫu gồm hình hộp và hình cầu. 
+ Rèn năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, quan sát, đánh giá, cảm thụ thẩm mỹ. 
- Thời gian: 7 phút
- Cách thức thực hiện: Tranh, ảnh, mẫu vật.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
- Gv gọi 1 - 2Hs nêu lại các bước vẽ hình ở tiết 1
- Gv hướng dẫn Hs cách vẽ đậm nhạt. 
- Gv vẽ mẫu lên bảng cho Hs quan sát. 
- Hs nêu cách vẽ hình
- Hs quan sát, nghe giảng.
- Hs quan sát. 
II. Cách vẽ đậm nhạt
1. Vẽ hình:
2. Vẽ đậm nhạt:
- Phác các mảng đậm nhạt của mẫu.
- Vẽ đậm nhạt theo các mảng sao cho gần đúng với mẫu.
Hoạt động 3: Thực hành
- Mục tiêu: Hs vẽ được đậm nhạt mẫu gồm hình hộp và hình cầu. 
+ Rèn năng lực quan sát, thực hành, cảm thụ thẩm mỹ. 
- Thời gian: 18 phút
- Cách thức thực hiện: Quan sát mẫu vẽ, thực hành cá nhân.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
- Gv cho Hs quan sát một số bài vẽ của Hs năm trước.
- Gv nêu yêu cầu thực hành.
- Quan sát lớp để góp ý, gợi mở các em cha chọn được bố cục bài vẽ.
- Gv quan sát, bổ sung khi học sinh thực hành.
- Động viên các em vẽ nhanh, đẹp.
- Hs quan sát.
- Hs vẽ bài. 
III. Thực hành
- Vẽ đậm nhạt mẫu vẽ gồm hình hộp và hình cầu. 
4.4. Đánh giá kết quả học tập:
 	- Mục tiêu:
+ Học sinh trình bày nhận xét được bài tập của bản thân, của bạn theo các tiêu chí: Bố cục, đường nét, màu sắc của họa tiết. 
+ Rèn năng lực quan sát, đánh giá, cảm thụ thẩm mỹ, biểu đạt. 
 	- Phương pháp: 
 	- Thời gian: 5 phút. 
 	- Cách thức thực hiện: Bài vẽ của Hs, mẫu vẽ.
+ GV để lựa chọn một số bài vẽ của học sinh đính lên bảng, hướng dẫn nhận xét về: độ đậm nhạt, 
- Gọi một vài HS nhận xét bài của bản thân và nhận xét bài của bạn khác.
? Em có ấn tượng nhất với tác giả, tác phẩm nào? Vì sao?
- HS trả lời theo cảm nhận.
- GV chốt kiến thức, động viên, xếp loại một số bài.
- Nhận xét - Kết luận.
4.5. Hướng dẫn về nhà: (2 phút)
- Bài tập về nhà: Hoàn thành bài vẽ đậm nhạt mẫu có dạng hình hộp và hình cầu. 
- Chuẩn bị bài mới: Sưu tầm một số tranh vẽ về đề tài học tập, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập.
5. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY: 
- Nội dung: ...........................................................................................................
.........................................................................................................................................
- Phương pháp: ....................................................................................................
........................................................................................................................................
- Thời gian: ...........................................................................................................
.........................................................................................................................................
Ngày soạn: 	
Ngày giảng: ..	Tiết thứ: 04
Bài 9: Vẽ tranh
CÁCH VẼ TRANH ĐỀ TÀI HỌC TẬP (tiết 1)
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức: Học sinh hiểu được thế nào là tranh đề tài, cách vẽ tranh đề tài. 
1.2. Kỹ năng: Học sinh vẽ được hình tranh đề tài học tập. 
1.3. Thái độ: Hs cảm thụ và nhận biết được các hoạt động trong đời sống.
1.4. Các năng lực được phát triển:
- Năng lực tư duy.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực cảm thụ thẩm mỹ.
- Năng lực biểu đạt.
- Năng lực quan sát, đánh giá.
- Năng lực thực hành.
2. CHUẨN BỊ: 
2.1. Giáo viên:
2.1.1. Tài liệu tham khảo: 
- SGK, SGV.
- Tranh mĩ thuật ĐDDH, tranh tham khảo của hoạ sĩ, 
2.1.2. Đồ dùng dạy học:
- Các bước vẽ tranh đề tài học tập.
- Bài mẫu của học sinh lớp trước 
2.2. Học sinh:	
- Giấy, chì, màu, tẩy
3. PHƯƠNG PHÁP: 
- Phương pháp thuyết trình.
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp luyện tập.
4. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
4.1. Ổn định tổ chức: (1’)
 - Kiểm tra sĩ số lớp: 	Có mặt: 	Vắng: 
4.2. Kiểm tra bài cũ: 
- Không kiểm tra. 
4.3. Bài mới.
Giới thiệu bài: (1’) Cuộc sống tạo ra cái đẹp, cái đẹp có trong cuộc sống. Vì vậy, cuộc sống trong đời thường vốn dĩ đã phong phú được đưa vào tranh lại càng sinh động và hấp dẫn hơn. Chính vì thế chúng ta phải biết cách thể hiện những đề tài đó thông qua bài học hôm nay: Cách vẽ tranh - đề tài học tập.
Hoạt động 1: Tranh đề tài
- Mục tiêu: Hs hiểu thế nào là tranh đề tài, nắm được đặc điểm về nội dung, bố cục, hình vẽ, màu sắc của tranh đề tài.
+ Rèn năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, quan sát, đánh giá, cảm thụ thẩm mỹ. 
- Thời gian: 12 phút
- Cách thức thực hiện: Tranh ảnh. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
+ Có một hay nhiều đề tài để vẽ?
+ Với đề tài về nhà trường, có những nội dung nào để vẽ?
+ Với đề tài phong cảnh, có những nội dung nào để vẽ?
+ Với đề tài bộ đội, có những nội dung nào để vẽ?
+ Với đề tài ngày tết, lễ hội, có những nội dung nào để vẽ?
+ Em hiểu thế nào là bố cục tranh? 
+ Mảng chính có đặc điểm gì? 
+ Mảng phụ có tác dụng gì? 
- Gv yêu cầu Hs quan sát hình 3, trang 87, SGK để nhận ra một số cách bố cục mảng hình.
+ Các hình vẽ trong tranh đề tài là những hình vẽ nào? 
+ Các hình vẽ được chia làm mấy loại?
+ Hình ảnh chính, hình ảnh phụ có đặc điểm gì? 
- Gv: Các hình vẽ phải sinh động, hài hòa, không rời rạc không lặp lại.
+ Khi vẽ màu cần chú ý những gì?
- Gv cho Hs quan sát tranh. Đặt câu hỏi: 
+ Tranh vẽ đề đề tài gì?
+ Tranh vẽ những gì ?
+ Hình ảnh chính, phụ của bức tranh?
+ Thế nào là tranh đề tài?
- Hs trả lời
- Hs trả lời. 
- Hs trả lời. 
- Hs trả lời. 
- Hs trả lời. 
- Hs trả lời. 
- Hs trả lời.
- Hs trả lời. 
- Hs quan sát. 
- Hs trả lời,
- Hs trả lời.
- Hs trả lời.
- Hs lắng nghe.
- Hs trả lời. 
- Hs quan sát, trả lời: 
- Hs trả lời.
I. Tranh đề tài
1. Nội dung tranh: 
Có nhiều đề tài, nhiều nội dung khác nhau như: 
- Đề tài nhà trường: cảnh sân trường, cảnh lớp học, giờ lao động, giáo viên và học sinh 
- Đề tài phong cảnh: phong cảnh miền núi, miền biển, nông thôn hay thành phố 
- Đề tài bộ đội: Hình ảnh chiến đấu, chân dung cô chú bộ đội 
- Đề tài ngày tết, lễ hội: chợ tết, du xuân, chọi gà 
2. Bố cục:
- Bố cục tranh là sắp xếp hình vẽ (người cảnh vật) sao cho hợp lý, có mảng chính, mảng phụ.
- Mảng chính thường to, có vị trí quan trọng trong tranh thu hút sự chú ý của người xem.
- Mảng phụ hỗ trợ, làm phong phú cho bố cục, nội dung tranh.
3. Hình vẽ:
- Các hình vẽ trong tranh đề tài thường là người và cảnh vật.
- Hình ảnh chính làm rõ nội dung, hình ảnh phụ hỗ trợ cho hình ảnh chính
4. Màu sắc: 
- Màu sắc cần hài hòa, thống nhất, có thể rực rỡ hoặc êm dịu. 
=> Tranh đề tài là tranh vẽ theo 1 chủ đề cho trước. 
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh
- Mục tiêu: Hs nắm được cách vẽ tranh đề tài. 
+ Rèn năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, quan sát, đánh giá, cảm thụ thẩm mỹ. 
- Thời gian: 10 phút
- Cách thức thực hiện: Tranh ảnh. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
+ Nghiên cứu thông tin SGK nêu cách tiến hành vẽ tranh đề tài ntn?
- GV: Để nắm rõ hơn về cách vẽ tranh đề tài cô sẽ hướng dẫn chúng ta kĩ hơn qua bài vẽ tranh đề tài học tập.
- Gv vẽ mẫu lên bảng theo từng bước cho hs quan sát. 
- Gv lưu ý: Màu sắc trong tranh cần thể hiện nội dung đề tài và cảm xúc của người vẽ.
- Gv tóm tắt lại cách vẽ.
- Gv cho HS quan sát 1 số bài vẽ.
- Hs trả lời.
- Hs lắng nghe. 
- Hs quan sát.
- Hs lắng nghe. 
- Hs quan sát.
II. Cách vẽ
1. Tìm, chọn nội dung đề tài.
2. Phác mảng
3. Vẽ hình.
4. Vẽ màu 
Hoạt động 3: Thực hành
- Mục tiêu: Hs vẽ được hình bài vẽ tranh về đề tài học tập. 
+ Rèn năng lực thực hành, quan sát, đánh giá, cảm thụ thẩm mỹ. 
- Thời gian: 15 phút
- Cách thức thực hiện: Quan sát tranh ảnh, thực hành theo nhóm. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
- Tổ chức theo nhóm, mỗi nhóm quan sát một bức tranh, xác định mảng chính, mảng phụ. Sau đó phác mảng một bức tranh đề tài học tập.
- GV theo dõi nhắc nhở HS cách chọn cảnh, tìm bố cục, vẽ hình vẽ màu. 
- HS thực hành theo nhóm. 
III. Thực hành
Vẽ hình một bức tranh về đề tài học tập. 
4.4. Đánh giá kết quả học tập:
 	- Mục tiêu:
+ Học sinh trình bày nhận xét được bài tập của bản thân, của bạn theo các tiêu chí: Nội dung, bố cục, hình vẽ. 
+ Rèn năng lực quan sát, đánh giá, cảm thụ thẩm mỹ, biểu đạt. 
 	- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận. 
 	- Thời gian: 5 phút. 
 	- Cách thức thực hiện: Bài vẽ của Hs, mẫu vẽ.
+ GV để lựa chọn một số bài vẽ của học sinh đính lên bảng, hướng dẫn nhận xét về: độ đậm nhạt, 
- Gọi một vài HS nhận xét bài của bản thân và nhận xét bài của bạn khác.
- HS trả lời theo cảm nhận.
- GV nhận xét, động viên, xếp loại một số bài.
4.5. Hướng dẫn về nhà: (2 phút)
- Bài tập về nhà: Hoàn thành vẽ hình bài vẽ tranh đề tài học tập.. 
- Chuẩn bị bài mới: Sưu tầm một số tranh vẽ về đề tài học tập, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập.
5. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY: 
- Nội dung: ...........................................................................................................
.........................................................................................................................................
- Phương pháp: .....................................................................................................
........................................................................................................................................
- Thời gian: ...........................................................................................................
.........................................................................................................................................
Ngày soạn: 	
Ngày giảng: ..	Tiết thứ: 05
Bài 9: Vẽ tranh
ĐỀ TÀI HỌC TẬP (Tiết 2)
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức: Củng cố cho học sinh cách vẽ tranh đề tài thông qua bài vẽ màu tranh đề tài học tập. 
1.2. Kỹ năng: Học sinh vẽ được màu và hoàn thành bài vẽ tranh đề tài học tập. 
1.3. Thái độ: Hs cảm thụ và nhận biết được các hoạt động trong đời sống.
1.4. Các năng lực được phát triển:
- Năng lực thực hành.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực cảm thụ thẩm mỹ.
- Năng lực biểu đạt.
- Năng lực quan sát, đánh giá.
2. CHUẨN BỊ: 
2.1. Giáo viên:
2.1.1. Tài liệu tham khảo: 
- SGK, SGV.
2.1.2. Đồ dùng dạy học: 
- Các bước vẽ tranh đề tài về thiên nhiên
- Bài mẫu của học sinh lớp trước 
2. Học sinh:	
- Giấy, chì, màu, tẩy
3. PHƯƠNG PHÁP: 
- Phương pháp thuyết trình.
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp luyện tập.
4. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 
4.1. Ổn định tổ chức: (1’)
 - Kiểm tra sĩ số lớp: 	Có mặt: 	Vắng: 
4.2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
* Câu hỏi: Trình bày cách vẽ tranh đề tài học tập?
* Đáp án: Cách vẽ tranh đề tài:
- Tìm, chọn nội dung đề tài.
- Phác mảng
- Vẽ hình.
- Vẽ màu 
4.3. Bài mới.
Giới thiệu bài: (1’) Giờ trước các em đã được tìm hiểu về cách vẽ tranh đề tài cụ thể là vẽ tranh về đề tài học tập. Hôm nay các em sẽ vẽ màu để hoàn thiện bức tranh đó. 
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- Mục tiêu: Hs nhận xét được cách sử dụng màu trong một số bức tranh. 
+ Rèn năng lực quan sát, đánh giá, cảm thụ thẩm mỹ. 
- Thời gian: 8 phút
- Cách thức thực hiện: Quan sát tranh ảnh. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
- Gv cho Hs quan sát một số bức tranh vẽ về đề tài Học tập:
? Các bức tranh vẽ về những nội dung gì? 
+ Kể những hình ảnh của từng bức tranh?
+ Nhận xét về cách sắp xếp bố cục của từng bức tranh? 
+ Màu sắc của các bức tranh có đặc điểm gì? 
- Gv kết luận. 
- Hs quan sát, nhận xét.
- Hs lắng nghe. 
I. Quan sát, nhận xét: 
Hoạt động 2: Cách vẽ màu
- Mục tiêu: Hs nắm được cách vẽ màu tranh về đề tài học tập.
+ Rèn năng lực quan sát, đánh giá, cảm thụ thẩm mỹ. 
- Thời gian: 3 phút
- Cách thức thực hiện: Nghe giảng, quan sát tranh ảnh. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
- Gv hướng dẫn Hs cách vẽ màu.
+ Vẽ màu hình ảnh chính
+ Vẽ màu hình ảnh phụ.
+ Vẽ màu có không gian xa gần 
- Hs lắng nghe. 
II. Cách vẽ: 
- Mục tiêu: Hs Hoạt động 3: Thực hành
vẽ được màu bài vẽ tranh đề tài học tập.
+ Rèn năng lực thực hành. quan sát, đánh giá, cảm thụ thẩm mỹ. 
- Thời gian: 22 phút
- Cách thức thực hiện: Hs thực hành cá nhân.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
- Gv yêu cầu Hs vẽ bài ra giấy A4
- Gv gợi ý nội dung thuộc đề tài Học tập. 
- Gv quan sát, hướng dẫn, chỉnh sửa bài cho Hs.
- Hs làm bài.
III. Thực hành
Vẽ màu bài vẽ tranh đề tài Học tập. 
4.4. Đánh giá kết quả học tập:
 	- Mục tiêu:
+ Học sinh trình bày nhận xét được bài tập của bản thân, của bạn theo các tiêu chí: Nội dung, bố cục, hình vẽ, màu sắc. 
+ Rèn năng lực quan sát, đánh giá, cảm thụ thẩm mỹ, biểu đạt. 
 	- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận. 
 	- Thời gian: 5 phút. 
 	- Cách thức thực hiện: Bài vẽ của Hs. 
+ GV để lựa chọn một số bài vẽ của học sinh đính lên bảng, hướng dẫn nhận xét về: độ đậm nhạt, 
- Gọi một vài HS nhận xét bài của bản thân và nhận xét bài của bạn khác.
? Em có ấn tượng nhất với tác giả, tác phẩm nào? Vì sao?
- HS trả lời theo cảm nhận.
- GV chốt kiến thức, động viên, xếp loại một số bài.
- Nhận xét - Kết luận.
4.5. Hướng dẫn về nhà: (2 phút)
- Bài tập về nhà: Vẽ một bức tranh khác về tranh đề tài học tập.. 
- Chuẩn bị bài mớ

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mi_thuat_lop_6_chuong_trinh_hoc_ky_i.docx