Giáo án môn Âm nhạc Lớp 6 - Chương trình cả năm - Năm học 2019-2020

Giáo án môn Âm nhạc Lớp 6 - Chương trình cả năm - Năm học 2019-2020

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hs đọc được bài tập đọc nhạc số 1 ở giọng Đô trưởng.

- Hs nắm được các giá trị trường độ cơ bản trong âm nhạc và các kí hiệu ghi trường độ cơ bản.

2. Kỹ năng:

- Hs thực hiện đọc bài Tập đọc nhạc số 1 trôi chảy đúng nhịp phách, trường độc và cao độ.

- Hs phân biệt được các giá trị trường độ cơ bản trong âm nhạc, sự khác nhau giữa nhịp và phách.

- Hs tìm được số phách và trường độ của phách trong nhịp dựa vào số chỉ nhịp.

3. Thái độ:

- Qua bài học khuyến khích các em học sinh cố gắng chăm chỉ học tập, nâng cao kiến thức, hoàn thiện bản thân mình. Hiểu biết thêm về âm nhạc.

4. Năng lực, phẩm chất:

- Năng lực:

+ Năng lực chung: năng lực hợp tác , năng lực giải quyết vấn đề , năng lực giao tiếp , ngôn ngữ , tự học.

+ Năng lực chuyên biệt: thực hành âm nhạc , năng lực biểu diễn , năng lực hiểu biết âm nhạc , năng lực cảm thụ âm nhạc.

- Phẩm chất: sống yêu thương. Sống trách nhiệm; Tình yêu quê hương, đất nước, con người

II. NỘI DUNG

1. Tập đọc nhạc : bài số 1

2. Nhạc lí : Nhịp và phách ; Tương quan trường độ trong âm nhạc.

III. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Đàn oocgan.

- Đàn và hát thuần thục bài TĐN số 1

- Nắm vững kiến thức cần truyền thụ trong bài học.

2. Học sinh:

- SGK, vở ghi bài.

- Vở chép nhạc, thanh phách.

IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

docx 124 trang tuelam477 4520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Âm nhạc Lớp 6 - Chương trình cả năm - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH THCS MÔN ÂM NHẠC - LỚP 6 
( Năm học 2019-2020)
Học kì I: 19 tuần = 18 tiết
Học kì II: 18 tuần = 17 tiết
Cả năm: 37 tuần = 35 tiết (1 tiết/tuần)
HỌC KÌ I
Tuần
Bài
Tiết
Tên bài
Ghi chú
1
1
1
- Học hát Quốc ca.
- Thường thức Âm nhạc: Giới thiệu nhạc sĩ Văn Cao
2
2
2
- Học hát: Niềm vui của em
3
3
- Nhạc lí: + Thuộc tính của âm thanh.
 + Một số kí hiệu ghi nh ạc.
4
3
4
- Tập đọc nhạc: Bài số 1
5
5
- Nhạc lí:+Nhịp và phách
 +Tương quan trường độ trong âm nhạc.
6
4
6
-Học hát: Hành khúc tới trường
7
7
- Tập đọc nhạc: Bài số 2	
8
8
- Thường thức âm nhạc: Nhạc sĩ Lưu Hữu phước và bài hát “Lên đàng".
9
9
Ôn tập
10
10
Kiểm tra giữa kì
11
5
11
-Học hát bài : Đi cấy
12
12
- Thường thức âm nhạc: Giới thiệu dân ca Việt Nam.
13
6
13
- Tập đọc nhạc: Bài số 3.
14
14
- Nhạc lí: Nhịp 2/4- Dấu lặng
- Thường thức âm nhạc: Sơ lược về nhạc hát và nhạc đàn.
15
7
15
- Học hát bài: Tia nắng hạt mưa
- Nhạc lí: Dấu nối- Dấu luyến
16
16
- Tập đọc nhạc: Bài số 4
17
17
Ôn tập Học kì I
18
18
Kiểm tra Học kì I
19
Dành cho các tiết dạy bù, đệm, ngoại khoá, địa phương
HỌC KỲ II
Tuần
Bài
Tiết
Tên bài
Ghi chú
20
8
19
Học hát: Bài "Tiếng chuông và ngọn cờ".
21
20
Thường thức âm nhạc: Nhạc sĩ W.A.Mozart
22
9
21
Học hát: Mưa rơi
23
22
Thường thức âm nhạc: Giới thiệu nhạc cụ dân tộc VN
24
10
23
Tập đọc nhạc: Bài số 5.
25
24
Nhạc lí: Dấu nhắc lại
Thường thức âm nhạc: Nhạc sĩ Phong Nhã và bài hát “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng”.
26
25
Ôn tập.
27
26
Kiểm tra giữa kì
28
11
27
 Học hát: Bài "Hô la hê- Hô la hô".
29
28
- Nhạc lí: Nhịp 3/4.
- Tập đọc nhạc: Bài số 6.
30
29
Học hát bài : Bụi Phấn
31
12
30
Tập đọc nhạc : Bài số 7.
32
31
 Thường thức âm nhạc: Nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát .
33
13
32
- Tập đọc nhạc: Bài số 8.
34
33
- Nhạc lí: Nhịp độ
-Thường thức âm nhạc: Nhạc sĩ Văn Chung
35
34
Ôn tập học kì II 
36
35
Kiểm tra học kì II.
37
Dành cho các tiết dạy bù, đệm, ngoại khoá, địa phương
Ngày soạn : 15/8/2019
BÀI 1
HỌC HÁT: QUỐC CA
THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: GIỚI THIỆU NHẠC SĨ VĂN CAO
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS hát đúng giai điệu, lời ca bài bài Quốc Ca, biết hát kết hợp gõ đệm, đánh nhịp.
- Hs nắm được những nét tiêu biểu về cuộc đời và sự nghiệp âm nhạc của nhạc sĩ Văn Cao.
2. Kỹ năng: 
- Hát đúng giai điệu của bài hát Quốc Ca, biết ứng dụng bài hát vào trong nghi lễ chào cờ cũng như các nghi thức trang nghiêm của các buổi lễ quan trọng của đất nước.
3. Thái độ:
- Qua bài giáo dục học sinh thêm yêu thích bộ môn Âm nhạc, thêm tự hào về đất nước Việt Nam.
- Qua bài hát HS biết được tinh thần đấu tranh kiên cường giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do của nhân dân ta.
4. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực:
+ Năng lực chung: năng lực hợp tác , năng lực giải quyết vấn đề , năng lực giao tiếp , ngôn ngữ , tự học.
+ Năng lực chuyên biệt: thực hành âm nhạc , năng lực biểu diễn , năng lực hiểu biết âm nhạc , năng lực cảm thụ âm nhạc.
- Phẩm chất: sống yêu thương. Sống trách nhiệm; Tình yêu quê hương, đất nước, con người.
II. NỘI DUNG
Học hát: Quốc Ca
Thường thức âm nhạc: giới thiệu về nhạc sĩ Văn Cao.
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Đàn ooc gan.
- Đàn và hát thuần thục bài “ Tiến quân ca”.
- Một số hình ảnh về cố nhạc sĩ Văn Cao, một số ca khúc khác của Cố nhạc sĩ.
2. Học sinh:
- SGK, vở ghi bài.
- Vở chép nhạc, thanh phách.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tuần 1 
Tiết 1
 Ngày dạy: 19/8/2019
HỌC HÁT: QUỐC CA
THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: GIỚI THIỆU NHẠC SĨ VĂN CAO
*Ổn định tổ chức: 
6A: ......................................6B: .....................................
6C: ......................................6D: ......................................
6E: ......................................6G: ......................................
*Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Các phương pháp-kĩ thuật và năng lực, phẩm chất cần đạt.
 Hoạt động 1
Gv trình chiếu video
Hs chú ý quan sát 
1.Khởi động.(5’)
GV cho hs xem video chào cờ đầu tuần 
- Phương pháp: trực quan thính giác 
- Kĩ thuật động não 
- Năng lực: hiểu biết âm nhạc 
- Hình thức: 
cá nhân 
- Phẩm chất: 
tự tin
 Hoạt động 2
GV ghi bảng, thuyết trình.
Bài “ Quốc ca” là bài hát được nhạc sĩ Văn Cao sáng tác năm 1944 với tựa đề “ Tiến Quân Ca” thuộc thể loại hành khúc. Bài hát được viết ở nhịp 2/4, giai điệu theo nhịp đi, hùng tráng, mạnh mẽ, lời ca trang nghiêm, tự hào. Sau khi ra đời bài hát nhanh chóng được lan chuyền và phổ biến tới đông đảo quần chúng, như lời động viên, khích lệ nhân dân ta đứng lên đấu tranh giành chính quyền. Với ý nghĩa to lớn về lịch sử và giá trị nghệ thuật của mình bài hát “ Tiến Quân Ca” đã được chọn làm “ Quốc ca” của Việt Nam.
- Hs lắng nghe, ghi bài
- GV hát mẫu
- Hs lắng nghe
- GV hỏi: Các em hãy quan sát vào bài hát và cho biết những ký hiệu có trong bài mà các em đã được học ở tiểu học nào ?
- Hs trả lời
- Gv thuyết trình
- Hs lắng nghe, ghi bài.
Gv đàn, hướng dẫn
Hs luyện thanh
Gv đàn, hát, hướng dẫn
Hs lắng nghe và thực hiện hát theo mẫu và giai điệu từng câu.
GV yêu cầu ghép hoàn chỉnh bài hát. Đàn giai điệu cho hs hát:
Hs lắng nghe và hát hoàn chỉnh bài hát “ Quốc Ca”
Gv hướng dẫn, điều khiển
Hs Thực hiện, Trình bày
Gv nhận xét đánh giá, sửa sai nếu có.
Gv ghi bảng
Hs ghi, đọc bài
Gv hỏi:
Em hãy nêu đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Văn Cao?
? Một số tác phẩm tiêu biểu ?
Gv thuyết trình và ghi bảng
Hs lắng nghe, ghi bài
2.Hình thành kiến thức(26’)
ND 1: Học hát :QUỐC CA
a.Giới thiệu bài hát : " Quốc Ca "
Bài “ Quốc ca” là bài hát được nhạc sĩ Văn Cao sáng tác năm 1944 với tựa đề “ Tiến Quân Ca”
b. Học bài hát:
- Nghe hát mẫu bài hát 
- Nhận xét bài hát
 ( Khuông nhạc, khoá son, các nốt nhạc, nhịp ...
Ngoài các ký hiệu các em đã được học ở tiểu học trong bài còn một số ký hiệu mà ở các tiết học sau các em sẽ được học như : Dấu nhắc lại, khung thay đổi, dấu nối ...)
Bài hát viết ở nhịp 2/4 có tính chất hành khúc, giai điệu hùng tráng, mạnh mẽ. Nội dung ca ngợi tình thần yêu nước sẵn sàng hy sinh cho tổ quốc. Cổ vũ động viên nhân dân ta đứng lên đấu tranh giành chính quyền.
Bài hát được chia làm hai đoạn:
+ Đoạn 1: Đoàn quân chiến khu.
+ Đoạn 2: Vì nhân dân vững bền.
Lời hai lặp lại tương tự kết cấu của lời 1.
Luyện thanh theo mẫu:
-Tập hát từng câu:
GV hát mẫu một câu sau đó đàn giai điệu câu này 2-3 lần cho học sinh nghe và yêu cầu học sinh hát nhẩm, sau đó GV bắt nhịp cho học sinh vào bài hoà theo tiếng đàn.
Tập tương tự với các câu tiếp theo. 
Khi tập xong thì GV cho hát nối liền các câu lại với nhau theo lối móc xích, GV đàn cho học sinh bắt nhịp vào bài hát.
GV đàn cho học sinh bắt nhịp vào bài hát.
- Hát đầy đủ cả bài hát: 
Một nửa lớp hát đoạn 1, nửa còn lại hát đoạn 2. GV hướng dẫn cách phát âm, nhắc học sinh lấy hơi và sửa chỗ sai nếu có.
Đổi thứ tự để làm sao mỗi học sinh đều được hát cả hai đoạn trong bài.
ND 2: Thường thức âm nhạc: Giới thiệu về nhạc sĩ Văn Cao. (10’)
Nhạc sĩ Văn Cao. (1923- 1995)
- Là một trong những nhạc sĩ lớp đầu tiên của nền âm nhạc Việt Nam hiện đại.
- Năm 1944 ông sáng tác bài Tiến quân ca - đến năm 1946 bài hát được chọn làm quốc ca của nước ta.
- Một số tác phẩm tiêu biểu: Suối mơ, Thiên thai, Đàn chim Việt (trước CM-8); Trường ca Sông Lô, Ca ngợi Hồ Chủ Tịch, Ngày mùa, Làng tôi, 
- Cho hs nghe một số trích đoạn các bài hát như: 
Suối mơ, Trường ca Sông Lô, Ca ngợi Hồ Chủ Tịch.
- Phương pháp: dạy học hợp tác , phương pháp nêu và giải quyết vấn đề .
- Kĩ thuật giao nhiệm vụ , khăn trải bàn 
- Năng lực cảm thụ, năng lực hiểu biết 
- Hình thức : cá nhân , cặp đôi , nhóm .
- Phẩm chất: sống yêu thương. Sống trách nhiệm; Tình yêu quê hương, đất nước, con người
 Hoạt động 3
Gv yêu cầu và hướng dẫn.
Hs thực hiện theo tổ, nhóm
3. Hoạt động luyện tập(10’)
- Từng tổ đứng tại chỗ trình bày bài hát, tổ trưởng bắt nhịp cho các bạn hát.
-Phương pháp : dạy học hợp tác - Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Năng lực hiểu biết 
- Phẩm chất : sống tự tin , có trách nhiệm.
- Hình thức : cá nhân
 Hoạt động 4
- Bài học hôm nay có mấy nội dung ? gồm những nội dung nào ?
- GV nhắc lại và nhận xét giờ học.
4.Hoạt động vận dụng(3’)
Bài học gồm 2 nội dung : 
+ học hát : Quốc ca 
+ TTAN : giới thiệu nhạc sĩ Văn Cao
- Phương pháp:
- Năng lực hiểu biết, năng lực vận dụng.
- Phẩm chất : yêu thương , có trách nhiệm , yêu quê hương , đất nước.
Gv hướng dẫn
Hs tìm hiểu
5.Hoạt động tìm tòi mở rộng(1’)
- Về nhà các em xem lại bài học hôm nay và học thuộc bài hát " Quốc ca" hát cho đúng nhịp của bài hát.
- Chuẩn bị nội dung bài tiết 2 trong sách giáo khoa
Phương pháp : giao nhiệm vụ
Năng lực hiểu biết , năng lực sáng tạo
* Rút kinh nghiệm:
	....................
	....................
	...................
Ngày soạn : 19/8/2019
BÀI 2
HỌC HÁT: NIỀM VUI CỦA EM
 Nhạc & Lời: Nguyễn Huy Hùng
NHẠC LÍ: THUỘC TÍNH CỦA ÂM THANH- MỘT SỐ KÍ HIỆU GHI NHẠC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
-HS hát được bài hát, có hiểu biết đôi nét về phong cách âm nhạc miền núi.
- Nhận biết một số thể loại âm nhạc
- HS biết những thuộc tính của âm thanh, một số kí hiệu trong âm nhạc.
2. Kĩ năng:
- Hát đúng cao độ trường độ của bài.
- Thể hiện bài hát vui tơi nhí nhảnh, hồn nhiên.
3. Thái độ:
- Có hiểu biết đôi nét về tác giả, có thái độ kính trọng đối với các nhạc sĩ đã có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc việt nam nói chung và âm nhạc thiếu nhi nói riêng.
4. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực:
+ Năng lực chung: năng lực hợp tác , năng lực giải quyết vấn đề , năng lực giao tiếp , ngôn ngữ , tự học.
+ Năng lực chuyên biệt: thực hành âm nhạc , năng lực biểu diễn , năng lực hiểu biết âm nhạc , năng lực cảm thụ âm nhạc.
- Phẩm chất: sống yêu thương. Sống trách nhiệm; Tình yêu quê hương, đất nước, con người
II. NỘI DUNG
Học hát: Niềm vui của em
Nhạc lí : + Thuộc tính của âm thanh
 + Một số kí hiệu trong âm nhạc.
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên
- Đàn ocgan
- Đàn hát thuần thục bài hát “Niềm vui của em”.
- Sưu tầm tư liệu về nhạc sĩ Nguyễn Huy Hùng	
2. Học sinh.
 - SGK, đồ dùng học tập.
IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tuần 2 
Tiết 2
 Ngày dạy: 26/8/2019
HỌC HÁT: NIỀM VUI CỦA EM
*Ổn định tổ chức: 
6A: ......................................6B: .....................................
6C: ......................................6D: ......................................
6E: ......................................6G: ......................................
*Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Các phương pháp-kĩ thuật và năng lực, phẩm chất cần đạt.
 Hoạt động 1
Gv cho hs nghe nhạc
Hs chú ý lắng nghe
1.Khởi động.(5’)
giáo viên cho học sinh chơi trò chơi : chuyển đồ vật
- Phương pháp: trực quan thính giác 
- Kĩ thuật động não 
- Năng lực: hiểu biết âm nhạc 
- Hình thức: 
cá nhân 
- Phẩm chất: 
tự tin
 Hoạt động 2
- Gv ghi bảng, thuyết trình giới thiệu và hướng dẫn hs tìm hiểu về bài hát “ Niềm vui của em” và tác giả Nguyễn Huy Hùng.
- Hs lắng nghe và ghi bài.
- Gv hát hoặc mở casxet cho hs nghe.
- Hs nhận xét về bài hát
- Gv thuyết trình.
- GV đàn và hướng dẫn mẫu câu luyện thanh.
- Hs lắng nghe và thực hiện
2.Hình thành kiến thức(26’)
1. Giới thiệu và tìm hiểu bài: 
- Bài hát Niềm vui của em thật giản dị, nét nhạc trong sáng, nhẹ nhàng gợi cho người nghe tình cảm yêu thương đối với những bạn nhỏ và những bà mẹ người dân tộc sống ở những miền núi xa xôi đang cố gắng học hành để vươn tới những ước mơ tươi đẹp . 
- Nghe hát mẫu bài hát.
- Nhận xét bài hát.
( bài được viết ở giọng đô trưởng, nhịp 2/4 có sử dụng dấu nhắc lại, dấu nối và khung thay đổi)
2. Luyện Thanh:
- Luyện thanh chuẩn bị cho học hát.
- Phương pháp: dạy học hợp tác , phương pháp nêu và giải quyết vấn đề .
- Kĩ thuật giao nhiệm vụ , khăn trải bàn 
- Năng lực cảm thụ, năng lực hiểu biết 
- Hình thức : cá nhân , cặp đôi , nhóm .
- Phẩm chất: sống yêu thương. Sống trách nhiệm; Tình yêu quê hương, đất nước, con người
 Hoạt động 3
 Gv hướng dẫn học sinh hát từng câu
- Giáo viên đàn và hát mẫu.
- Hs lắng nghe và thực hiện hát theo mẫu và giai điệu từng câu.
Gv yêu cầu và hướng dẫn.
Hs thực hiện theo tổ, nhóm
3. Hoạt động luyện tập(10’)
- Nghe hát mẫu, tập hát từng câu ngắn.
- Sửa cao độ trường độ luyện tập hát thật chuẩn xác.
- Ghép tập hát theo trình tự móc xích.
- Tập hát kết hợp gõ hoặc vỗ tay đệm theo phách, theo nhịp.
- Chia lớp thành 2-3 nhóm ôn luyện để hát truyền cảm, thể hiện sắc thái của bài. 
-Phương pháp : dạy học hợp tác - Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Năng lực hiểu biết 
- Phẩm chất : sống tự tin , có trách nhiệm.
- Hình thức : cá nhân
 Hoạt động 4
Gv hướng dẫn
Hs chú ý
4.Hoạt động vận dụng(3’)
- Hát bài hát này trong các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt văn nghệ hay hát cho người thân, bạn bè nghe...
- Phương pháp:
- Năng lực hiểu biết, năng lực vận dụng.
- Phẩm chất : yêu thương , có trách nhiệm , yêu quê hương , đất nước.
 Hoạt động 5
Gv hướng dẫn
Hs tìm hiểu
5.Hoạt động tìm tòi mở rộng(1’)
- HS về nhà trả lời câu hỏi SGK, tìm và nghe một số bài hát của tác giả Nguyễn Huy Hùng.
Phương pháp : giao nhiệm vụ
Năng lực hiểu biết , năng lực sáng tạo
* Rút kinh nghiệm:
Tuần 3 
Tiết 3
 Ngày dạy: /9/2019
NHẠC LÍ: THUỘC TÍNH CỦA ÂM THANH
 MỘT SỐ KÍ HIỆU GHI NHẠC
*Ổn định tổ chức: 
6A: ......................................6B: .....................................
6C: ......................................6D: ......................................
6E: ......................................6G: ......................................
*Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Các phương pháp-kĩ thuật và năng lực, phẩm chất cần đạt.
 Hoạt động 1
Gv hướng dẫn
Hs chú ý
1.Khởi động.(5’)
giáo viên cho học sinh nghe bài hát “ Con chim ri”
- Phương pháp: trực quan thính giác 
- Kĩ thuật động não 
- Năng lực: hiểu biết âm nhạc 
- Hình thức: 
cá nhân 
- Phẩm chất: 
tự tin
 Hoạt động 2
Gv thuyết trình, lấy ví dụ minh hoạ
Hs chú ý lắng nghe, ghi bài
Gv thuyết trình, lấy ví dụ minh hoạ
Hs chú ý lắng nghe, ghi bài
Gv thuyết trình, lấy ví dụ minh hoạ
Hs chú ý lắng nghe, ghi bài
2.Hình thành kiến thức(26’)
ND1: Nhạc lí: Những thuộc tính của âm thanh - Các kí hiệu âm nhạc (30’)
- Hàng ngày chúng ta được nghe rất nhiều âm thanh vang vào tai vậy em hãy cho biết những âm thanh tự nhiên mà em được nghe hàng ngày nào?
- Tiếng gió thổi, tiếng nước suối chảy, tiếng chim hót, Tiếng đá lăn...
1. Những thuộc tính của âm thanh:
- Trong âm nhạc âm thanh có 4 thuộc tính đó là: Cao độ, trường độ, cường độ, âm sắc
- Cao độ: Độ cao hay thấp cuả âm thanh gọi là cao độ. Trong âm nhạc, để biểu thị cao độ người ta dùng các tên nốt Đô, Rê, Mi, Pha, Sol, La, Si và đặt vào vị trí trên khuông nhạc.
- Trường độ: Độ dài hay ngắn của âm thanh gọi là trường độ. Để biểu thị trường độ, trong âm nhạc dùng các kí hiệu nốt tròn (), nốt trắng (), nốt đen (), nốt móc đơn () 
- Cường độ: Độ to hay nhỏ, mạnh hay nhẹ của âm thanh gọi là cường độ, để biểu thị cường độ, trong âm nhạc dùng một số kí hiệu như: f(forte) là mạnh, p (piano) là nhẹ 
- Âm sắc: Chỉ sắc thái khác nhau của âm thanh hay màu sắc khác nhau cùa âm thanh. Để biểu thị màu sắc của âm thanh, trong âm nhạc thường sử dụng các tính từ như: trong/ trong trẻo, dày/ dày dặn, ngọt/ ngọt ngào 
=> Các nhạc cụ, giọng hát khác nhau thường phát ra âm sắc khác nhau.
2. Một số kí hiệu ghi nhạc
Quan sát bản nhạc Niềm vui cùa em (trang 8), có những kí hiệu âm nhạc nào mà em đã được học? Nhận xét về hình dáng của các kí hiệu đó?
*/ Khuông nhạc:
Khuông nhạc gồm năm dòng kẻ chính, ngoài ra còn có các dòng kẻ phụ nằm ngoài khuông (phía trên hoặc phía dưới)
*/ Nốt nhạc: là một kí hiệu hình bầu dục ( đặc hoặc rỗng), có đuôi hoặc không có đuôi, dùng để ghi cao độ và độ dài của âm thanh. Trong âm nhạc một bè, từ dòng thứ 3 trở xuống thi đuôi nốt thường quay lên, từ dòng thứ 3 trở lên thì đuôi nốt thường quay xuống, riêng nốt ở dòng thứ 3 thì đuôi có thể quay lên hoặc quay xuống.
*/ Khoá nhạc:
Là kí hiệu đặt ở đầu khuông nhạc để quy định độ cao cho nốt ghi trên đó. Có 3 loại khóa chính: Khóa sol, khóa Pha và khóa Đô.
- Phương pháp: dạy học hợp tác , phương pháp nêu và giải quyết vấn đề .
- Kĩ thuật giao nhiệm vụ , khăn trải bàn 
- Năng lực cảm thụ, năng lực hiểu biết 
- Hình thức : cá nhân , cặp đôi , nhóm .
- Phẩm chất: sống yêu thương. Sống trách nhiệm; Tình yêu quê hương, đất nước, con người
 Hoạt động 3
Gv yêu cầu và hướng dẫn.
Hs thực hiện
3. Hoạt động luyện tập(10’)
Cả lớp trình bày bài hát “Niềm vui của em”, theo đúng sắc thái “ tình cảm, hồn nhiên” của bài hát. Kết hơp vỗ tay theo phách.
-Phương pháp : dạy học hợp tác - Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Năng lực hiểu biết 
- Phẩm chất : sống tự tin , có trách nhiệm.
- Hình thức : cá nhân
 Hoạt động 4
Gv hướng dẫn
Hs tìm hiểu
4.Hoạt động vận dụng(3’)
Lớp tìm hiểu các bài hát đã được học và tìm ra các kí hiệu âm nhạc.
- Phương pháp:
- Năng lực hiểu biết, năng lực vận dụng.
- Phẩm chất : yêu thương , có trách nhiệm , yêu quê hương , đất nước.
 Hoạt động 5
Gv hướng dẫn
Hs chú ý 
5.Hoạt động tìm tòi mở rộng(1’)
Về nhà sưu tầm thêm 1 số bài hát có kí hiệu âm nhạc và trưng bày sản phẩm vào tiết sau.
Phương pháp : giao nhiệm vụ
Năng lực hiểu biết , năng lực sáng tạo
* Rút kinh nghiệm:
BÀI 3
TẬP ĐỌC NHẠC: BÀI SỐ 1
NHẠC LÍ: TƯƠNG QUAN TRƯỜNG ĐỘ TRONG ÂM NHẠC
PHÁCH VÀ NHỊP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hs đọc được bài tập đọc nhạc số 1 ở giọng Đô trưởng.
- Hs nắm được các giá trị trường độ cơ bản trong âm nhạc và các kí hiệu ghi trường độ cơ bản.
2. Kỹ năng: 
- Hs thực hiện đọc bài Tập đọc nhạc số 1 trôi chảy đúng nhịp phách, trường độc và cao độ.
- Hs phân biệt được các giá trị trường độ cơ bản trong âm nhạc, sự khác nhau giữa nhịp và phách.
- Hs tìm được số phách và trường độ của phách trong nhịp dựa vào số chỉ nhịp.
3. Thái độ:	
- Qua bài học khuyến khích các em học sinh cố gắng chăm chỉ học tập, nâng cao kiến thức, hoàn thiện bản thân mình. Hiểu biết thêm về âm nhạc...
4. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực:
+ Năng lực chung: năng lực hợp tác , năng lực giải quyết vấn đề , năng lực giao tiếp , ngôn ngữ , tự học.
+ Năng lực chuyên biệt: thực hành âm nhạc , năng lực biểu diễn , năng lực hiểu biết âm nhạc , năng lực cảm thụ âm nhạc.
- Phẩm chất: sống yêu thương. Sống trách nhiệm; Tình yêu quê hương, đất nước, con người
II. NỘI DUNG
Tập đọc nhạc : bài số 1 
Nhạc lí : Nhịp và phách ; Tương quan trường độ trong âm nhạc.
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Đàn oocgan.
- Đàn và hát thuần thục bài TĐN số 1
- Nắm vững kiến thức cần truyền thụ trong bài học.
2. Học sinh:
- SGK, vở ghi bài.
- Vở chép nhạc, thanh phách.
IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tuần 4 
Tiết 4
 Ngày dạy: /9/2019
TẬP ĐỌC NHẠC: BÀI SỐ 1
*Ổn định tổ chức: 
6A: ......................................6B: .....................................
6C: ......................................6D: ......................................
6E: ......................................6G: ......................................
*Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Các phương pháp-kĩ thuật và năng lực, phẩm chất cần đạt.
 Hoạt động 1
GV hướng dẫn
Hs chú ý
1.Khởi động.(5’)
giáo viên đàn hoặc cho hs nghe bài “ Nói gì với mẹ đây”.
- Phương pháp: trực quan thính giác 
- Kĩ thuật động não 
- Năng lực: hiểu biết âm nhạc 
- Hình thức: 
cá nhân 
- Phẩm chất: 
tự tin
 Hoạt động 2
Gv ghi bảng
Hs ghi bài
Gv hướng dẫn, yêu cầu, đặt câu hỏi
Hs trả lời
Gv hướng dẫn
Hs thực hiện
Gv hướng dẫn
Hs thực hiện
Gv hướng dẫn
Hs thực hiện
Gv hướng dẫn
Hs thực hiện
2.Hình thành kiến thức(26’)
 TĐN số 1 : “Nói gì với mẹ đây” (25’)
1/ tìm hiểu bài TĐN số 1
Gv chia lớp làm 4 nhóm quan sát bài tập đọc nhạc sau đó trả lời câu hỏi.
? trong bài Tập đọc nhạc số 1 có những kí hiệu âm nhạc nào đã được học?
? nêu tên các cao độ, trường độ và số chỉ nhịp của bài?
- Trong bài có các cao độ: Đồ, Rê, Mi, Pha, Sol, La.
- Trường độ : , 
- Nhịp 2/4 
2/ luyện thanh khởi động giọng
Đọc gam Cdur
- đọc liền bậc và đọc đảo quãng.
3. Đọc bài tập đọc nhạc
- Đọc cao độ bài 4-5 lần.
- Cho hs nghe giai điệu cả bài 1-2 lần
- Đàn chậm giai điệu câu 1 khoảng 2-3 lần, hs nghe- đọc nhẩm theo và đọc lại theo đàn.
- Tập câu 2 tương tự câu 1
- Nối câu 1 và câu 2 => Đọc thuần thục cả bài.
- Chia từng dãy bàn đọc nhạc kết hợp gõ nhấn vào các phách mạnh.
=> cả lớp thực hiện toàn bộ bài tập đọc nhạc và gõ phách
- Phương pháp: dạy học hợp tác , phương pháp nêu và giải quyết vấn đề .
- Kĩ thuật giao nhiệm vụ , khăn trải bàn 
- Năng lực cảm thụ, năng lực hiểu biết 
- Hình thức : cá nhân , cặp đôi , nhóm .
- Phẩm chất: sống yêu thương. Sống trách nhiệm; Tình yêu quê hương, đất nước, con người
 Hoạt động 3
Gv đàn và yêu cầu
Hs nghe và trả lời
3. Hoạt động luyện tập(10’)
Gv đàn giai điệu các câu trong bài TĐN cho hs nghe và yêu cầu trả lời đó là giai điệu của câu nào trong bài.
-Phương pháp : dạy học hợp tác - Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Năng lực hiểu biết 
- Phẩm chất : sống tự tin , có trách nhiệm.
- Hình thức : cá nhân
 Hoạt động 4
Gv hướng dẫn
Hs thực hiện
4.Hoạt động vận dụng(3’)
- Yêu cầu HS thực hiện bài tập đọc nhạc với hai cách gõ đệm theo hướng dẫn trong sgk
- Phương pháp:
- Năng lực hiểu biết, năng lực vận dụng.
- Phẩm chất : yêu thương , có trách nhiệm , yêu quê hương , đất nước.
 Hoạt động 5
Gv hướng dẫn
Hs thực hiện
5.Hoạt động tìm tòi mở rộng(1’)
- Tập đọc bài TĐN số 1, đặt lời cho bài TĐN số 1, chép bài TĐN số 1 vào vở chép nhạc. Chuẩn bị trước bài tiết sau.
Phương pháp : giao nhiệm vụ
Năng lực hiểu biết , năng lực sáng tạo
* Rút kinh nghiệm:
Tuần 5 
Tiết 5
 Ngày dạy: 17 /9/2019
NHẠC LÍ: TƯƠNG QUAN TRƯỜNG ĐỘ TRONG ÂM NHẠC
PHÁCH VÀ NHỊP
*Ổn định tổ chức: 
6A: ......................................6B: .....................................
6C: ......................................6D: ......................................
6E: ......................................6G: ......................................
*Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Các phương pháp-kĩ thuật và năng lực, phẩm chất cần đạt.
 Hoạt động 1
Gv hướng dẫn, yêu cầu.
Hs thực hiện
1.Khởi động.(5’)
giáo viên cho học sinh xem clip trống hội.
- Phương pháp: trực quan thính giác 
- Kĩ thuật động não 
- Năng lực: hiểu biết âm nhạc 
- Hình thức: 
cá nhân 
- Phẩm chất: 
tự tin
 Hoạt động 2
Gv ghi bảng
Hs ghi bài
Gv hướng dẫn, yêu cầu.
Hs thực hiện
Gv giới thiệu hình nốt, thuyết trình 
?Nêu khái niệm trường độ ?
cho HS quan sát
Hs quan sát, ghi bài
Gv giới thiệu hình nốt, thuyết trình cho HS quan sát
Hs quan sát
Tương quan trường độ trong âm nhạc ?
Gv giới thiệu hình nốt, thuyết trình cho HS quan sát
Hs quan sát
Gv yêu cầu:
quan sát bài tập trang 15 các nhóm căn cứ vào bản tương quan các giá trị trường độ cơ bản trong âm nhạc (sgk – 15) thảo luận và điền vào trong bài tập.
Gv thuyết trình 
Hs ghi bài
Gv ghi bảng, thuyết trình
Hs ghi bài
Gv ghi bảng, thuyết trình
Hs ghi bài
? SCN được viết ở đâu?
Gv ghi bảng, thuyết trình
Hs ghi bài
Gv hướng dẫn, yêu cầu.
Hs thực hiện
2.Hình thành kiến thức(26’)
ND 1: Tương quan trường độ trong âm nhạc. (15’)
Giáo viên chia lớp thành các nhóm và yêu cầu học sinh quan sát bản nhạc bài hát “ Niềm vui của em” sau đó khoanh tròn vào các hình nốt có sử dụng trong bản nhạc:
Tròn trắng đen móc đơn móc kép móc tam
=>Trường độ chính là độ ngân dài hay ngắn của âm thanh, trong âm nhạc để biểu thị độ dài hay ngắn của nốt nhạc ta dùng các kí hiệu nốt tròn, nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn, nốt móc kép, nốt móc tam để thể hiện.
- Hình nốt tròn: 
- Hình nốt trắng: 
- Hình nốt đen: 
- Hình nốt móc đơn: 
- Hình nốt móc kép: 
- Hình nốt móc tam: 
* Tương quan trường độ trong âm nhạc :
+Nốt tròn: = + =+ ++
+Nốt trắng:= +
+Nốt đen: 
+ Nốt móc đơn: = ½ 
+ Nốt móc kép: = ½ 
+ Nốt móc tam: = ½ 
=>Mỗi hình nốt có một giá trị độ dài riêng. Trong các trường độ cơ bản, nốt tròn là âm dài nhất, các hình nốt khác là sự chia nhỏ của nốt tròn ( = + =+ ++ )
ND 2: Phách và Nhịp (15’)
Khi ta hát hoặc chơi nhạc cụ âm nhạc thường vang lên đều đặn trong khoảng thời gian nhất định và theo chu kì được gọi là phách và nhịp
a/ Phách
 Âm nhạc thường vang lên theo những nhịp đập ( khoảng thời gian) đều đặn gọi là phách. Phách ở đầu mỗi ô nhịp là phách mạnh, các phách sau thường là phách nhẹ.
b/ Nhịp
Nhịp là những phần nhỏ có giá trị thời gian bằng nhau được lặp đi lặp lại đều đặn trong một bản nhạc hay bài hát. Giữa các nhịp có một vạch đứng ngăn cách gọi là vạch nhịp.
c/ số chỉ nhịp
- Cho hs quan sát SCN của bài hát “ Niềm vui của em”.
=>SCN là 2 chữ số được đặt ở đầu bản nhạc để chỉ
loại nhịp, số phách trong mỗi ô nhịp (Số trên) và độ dài của mỗi phách (Độ dài mỗi phách bằng nốt tròn chia cho số dưới).
ví dụ: Nhịp 2/4 có 2 phách, trường độ mỗi phách bằng nốt đen. Phách 1 là phách mạnh, phách 2 là phách nhẹ
- Phương pháp: dạy học hợp tác , phương pháp nêu và giải quyết vấn đề .
- Kĩ thuật giao nhiệm vụ , khăn trải bàn 
- Năng lực cảm thụ, năng lực hiểu biết 
- Hình thức : cá nhân , cặp đôi , nhóm .
- Phẩm chất: sống yêu thương. Sống trách nhiệm; Tình yêu quê hương, đất nước, con người
 Hoạt động 3
Gv yêu cầu
Hs thực hiện
3. Hoạt động luyện tập(10’)
Làm hai bài tập trang số 16 – sgk ( đánh dấu > vào các phách mạnh.)
-Phương pháp : dạy học hợp tác - Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Năng lực hiểu biết 
- Phẩm chất : sống tự tin , có trách nhiệm.
- Hình thức : cá nhân
 Hoạt động 4
Gv yêu cầu
Hs thực hiện
4.Hoạt động vận dụng(3’)
- Yêu cầu HS tính số phách và giá trị trường độ mỗi phách trong các nhịp 2/4, ¾.
- Phương pháp:
- Năng lực hiểu biết, năng lực vận dụng.
- Phẩm chất : yêu thương , có trách nhiệm , yêu quê hương , đất nước.
 Hoạt động 5
Gv yêu cầu
Hs thực hiện
5.Hoạt động tìm tòi mở rộng(1’)
- Về nhà hs tìm hiểu về nhạc sĩ Lưu Hữu Phước. Bài hát “ Hành khúc tới trường”.
- Chuẩn bị nội dung tiết 6 trong sách giáo khoa( chép bài TĐN số 1 
Phương pháp : giao nhiệm vụ
Năng lực hiểu biết , năng lực sáng tạo
* Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 16/9/2019
BÀI 4
HỌC HÁT: HÀNH KHÚC TỚI TRƯỜNG
TẬP ĐỌC NHẠC : BÀI SỐ 2 
THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC : NHẠC SĨ LƯU HỮU PHƯỚC
 VÀ BÀI HÁT LÊN ĐÀNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS hát đúng giai điệu, lời ca bài bài Hành Khúc Tới Trường , biết hát kết hợp gõ đệm, đánh nhịp.
- Hs nắm được những nét tiêu biểu về cuộc đời và sự nghiệp âm nhạc của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước
2. Kỹ năng: 
- Hát đúng giai điệu của bài hát Hành khúc tới trường , biết ứng dụng bài hát vào trong cuộc sống 
3. Thái độ:
- Qua bài giáo dục học sinh thêm yêu thích bộ môn Âm nhạc, thêm tự hào về đất nước Việt Nam.
4. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực:
+ Năng lực chung: năng lực hợp tác , năng lực giải quyết vấn đề , năng lực giao tiếp , ngôn ngữ , tự học.
+ Năng lực chuyên biệt: thực hành âm nhạc , năng lực biểu diễn , năng lực hiểu biết âm nhạc , năng lực cảm thụ âm nhạc.
- Phẩm chất: sống yêu thương. Sống trách nhiệm; Tình yêu quê hương, đất nước, con người
II. NỘI DUNG
Học hát: Hành Khúc Tới Trường
TĐN : Bài số 2
Thường thức âm nhạc: giới thiệu về nhạc sĩ Lưu Hữu Phước 
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Đàn ooc gan.
- Đàn và hát thuần thục bài “ Hành khúc tới trường”.
- Một số hình ảnh về cố nhạc sĩ Lưu hữu phước, một số ca khúc khác của nhạc sĩ.
2. Học sinh:
- SGK, vở ghi bài.
- Vở chép nhạc, thanh phách.
IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tuần 6 
Tiết 6
 Ngày dạy: 24/9/2019
HỌC HÁT : HÀNH KHÚC TỚI TRƯỜNG
 Dân ca Pháp
Lời Việt: Phan Trần Bảng- Lê Minh Châu
*Ổn định tổ chức: 
6A: ......................................6B: .....................................
6C: ......................................6D: ......................................
6E: ......................................6G: ......................................
*Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Các phương pháp-kĩ thuật và năng lực, phẩm chất cần đạt.
 Hoạt động 1
Gv yêu cầu
Hs thực hiện
1.Khởi động.(5’)
 GV cho hs xem 1 số clip học sinh đi đến trường.
- Phương pháp: trực quan thính giác 
- Kĩ thuật động não 
- Năng lực: hiểu biết âm nhạc 
- Hình thức: 
cá nhân 
- Phẩm chất: 
tự tin
 Hoạt động 2
GV ghi bảng
HS ghi bài
GV yêu cầu
Hs đọc sgk
GV giới thiệu
Hs nghe , cảm nhận
GV yêu cầu hs chia câu , chia đoạn?
GV đàn
Hs luyện thanh gam C-dur
GVđàn và 
GV hướng dẫn
Hs thực hiện 
GV h/dẫn
HS thực hiện
GV đệm đàn
HS trình bày
2.Hình thành kiến thức(26’)
I. Học hát: “Hành khúc tới trường”. 
 Dân ca Pháp
Lời Việt: Phan trần Bảng- Lê Minh Châu
1. Giới thiệu bài hát.
- HS đọc sgk 
- Đây là bài hát Pháp có tên là “Người kéo chuông”. Riêng lời việt đã có 2 bài là bài bài Đàn gà con và Hành khúc tới trường.
2. Nghe hát mẫu:
3. Chia câu: (5 câu)
4. Luyện thanh:
5. Tập hát từng câu : (Dịch giọng -3)
- Đàn chậm giai điệu câu 1 từ 2-3 lần, yêu cầu hs hát nhẩm theo và sau đó gọi một vài cá nhân hát lại => Cả lớp hát theo đàn
- Tập câu 2 tương tự câu 1 => Nối câu 1 với câu 2 và hát thuần thục cả 2 câu
- Tập các câu còn lại tương tự câu 1 và câu 2 cho đến hết bài, sau đó hát cả bài.
- Chia lớp làm 2 nhóm trình bày bài hát
- Cả lớp hát cả bài và gõ tiết tấu.
6. Hát đầy đủ cả bài:
- Chia ½ lớp hát lần 1, ½ lớp hát lần 2 sau đó đổi ngược lại. câu cuối cùng hát hoà giọng.
- Hướng dẫn hs trình bày theo nhóm
7. Hát hoàn chỉnh cả bài:
- Chọn tiết tấu Polka TP 110 đệm đàn cho hs hát. 
- Trình bày theo nhóm, GV nhận xét và sửa sai (nếu có)
- Gọi một vài cá nhân trình bày bài hát.
- Hướng dẫn hs hát đuổi và hoà giọng.
- Cả lớp trình bày bài hát một vài lần theo tay chỉ huy của GV
- Phương pháp: dạy học hợp tác , phương pháp nêu và giải quyết vấn đề .
- Kĩ thuật giao nhiệm vụ , khăn trải bàn 
- Năng lực cảm thụ, năng lực hiểu biết 
- Hình thức : cá nhân , cặp đôi , nhóm .
- Phẩm chất: sống yêu thương. Sống trách nhiệm; Tình yêu quê hương, đất nước, con người
 Hoạt động 3
GV h/dẫn
HS tham gia trò chơi
GV đàn
HS thực hiện
3. Hoạt động luyện tập(10’)
* Trò chơi âm nhạc:
- Đàn cho hs nghe một vài nốt trong một 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_am_nhac_lop_6_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2019_2.docx