Giáo án môn Đại số Lớp 6 - Chương trình học kì II - Năm học 2020-2021

Giáo án môn Đại số Lớp 6 - Chương trình học kì II - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS

- Biết dự đoán trên cơ sở tìm ra quy luật thay đổi của một loạt các hiện tượng liên tiếp.

- Nêu được quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu: Tương tự như phép nhân hai số tự nhiên, thay phép nhân bằng phép cộng các số hạng bằng nhau

- Vận dụng thành thạo quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu vào bài tập

2. Về năng lực:

-Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ

- Năng lực chuyên biệt: năng lực tính toán, tư duy logic.

3. Về phẩm chất:

- Chăm chỉ: miệt mài, chú ý lắng nghe, đọc, làm bài tập, vận dụng kiến thức vào thực hiện

- Trung thực: thể hiện ở bài toán vận dụng thực tiễn cần trung thực.

- Trách nhiệm: trách nhiệm của học sinh khi thực hiện hoạt động nhóm, báo cáo kết quả hoạt động nhóm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV: Giáo án, SGK, SBT, sách giáo viên, phấn màu, bảng phụ.

2 - HS: SGK, SBT, đồ dùng học tập, bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a) Mục tiêu: : Hs thấy được khó khăn khi thực hiện nhân hai số nguyên khác dấu

b) Nội dung: Kết quả của phép nhân (-2) . 3 = ?

c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV giới thiệu bài toán yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Ta đã biết phép nhân hai số tự nhiên và dễ dàng tính được 2 . 3 Hỏi: (-2) . 3 = ? Để thực hiện phép nhân này ta làm như thế nào? (chiếu lên bảng phụ)

- HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 3 phút.

- GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV đánh giá kết quả dự đoán của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Nhận xét mở đầu

a) Mục tiêu: : Hs có thể thực hiện được phép nhân hai số nguyên khác dấu dự trên kiến thức cũ

b) Nội dung: Mục 1. Nhận xét mở đầu

c) Sản phẩm: Kết quả phép tính

d) Tổ chức thực hiện:

 

doc 79 trang tuelam477 2930
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Đại số Lớp 6 - Chương trình học kì II - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/01/2021
Ngày dạy: 18/01/2021
Tiết 61. QUY TẮC CHUYỂN VỀ- LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS phát biểu được định nghĩa đẳng thức trong toán học
- Nêu lên được các tính chất của đẳng thức: Nếu a = b thì a + c = b + c và ngược lại; nếu a = b thì b = a; Nêu được quy tắc chuyển vế.
- Vận dụng thành thạo quy tắc chuyển vế
- Vận dụng quy tắc chuyển vế để tìm các giá trị của x trong bài toán tìm x.
2. Năng lực
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực chuyên biệt: năng lực tính toán, tư duy logic.
3. Phẩm chất 
- Chăm chỉ: miệt mài, chú ý lắng nghe, đọc, làm bài tập, vận dụng kiến thức vào thực hiện
- Trung thực: thể hiện ở việc tự giác nghiên cứu và làm bài tập. 
- Trách nhiệm: trách nhiệm của học sinh khi thực hiện hoạt động nhóm, báo cáo kết quả hoạt động nhóm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1 - GV: Giáo án, SGK, SBT, sách giáo viên, phấn màu, bảng phụ.
2 - HS: SGK, SBT, đồ dùng học tập, bảng nhóm.. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a) Mục tiêu: Từ ví dụ cụ thể HS xác định được vế trái vế phải của dấu bằng, nêu được định nghĩa đẳng thức.
b) Nội dung: Định nghĩa đẳng thức và chỉ ra được các vế của đẳng thức
c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện: 
 - GV giới thiệu bài toán yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Từ bài toán trên, ta có A = B. Ở đây, ta đã dùng dấu “=” để chỉ sự bằng nhau của hai biểu thức A và B và khi viết A = B, ta được một đẳng thức. Mỗi đẳng thức có hai vế, biểu thức A ở bên trái dấu “=” gọi là vế trái. Biểu thức B ở bên phải dấu “=” gọi là vế phải. 
Hãy cho biết vế trái và vế phải của đẳng thức sau: (chiếu lên bảng phụ)
a, x – 2 = - 3 
b) x + 8 = (- 5) + 4 
Vậy đẳng thức có tính chất gì? Từ A + B + C = D => A + B = D – C dựa vào quy tắc nào (chiếu lên bảng phụ)? 
- HS thực hiện nhiệm vụ, GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tính chất của đẳng thức
a) Mục tiêu: HS nêu lên được các tính chất của đẳng thức từ bài toán thực tế
b) Nội dung: Mục 1. Tính chất của đẳng thức
c) Sản phẩm: Trả lời được các câu hỏi ?1.SGK.85, phát biểu được các tính chất của đẳng thức
a = b a + c = b + c
a+ c = b + c a = b
a = bb = a
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho HS Hoạt động nhóm đôi, thảo luận ?1.SGK.85, thực hiện như hình 50 SGK. 85 và trả lời các câu hỏi:
+ Có 1 cân đĩa, đặt lên hai đĩa cân 2 nhóm đồ vật sao cho cân thăng bằng. Tiếp tục đặt lên mỗi đĩa cân 1 quả cân nặng 1 kg, hãy rút ra nhận xét?
+ Ngược lại, đồng thời bớt 2 quả cân 1kg hoặc 2 vật có khối lượng bằng nhau ở 2 đĩa cân hãy rút ra nhận xét?
+ Em có nhận xét gì nếu ta thêm hoặc bớt cùng một số nguyên vào cả 2 vê của đẳng thức ?
+ Đẳng thức còn có thêm tính chất nào khác không?
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS Hoạt động theo nhóm đôi, quan sát hình vẽ
+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp. 
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất. 
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. 
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại tính chất của đẳng thức.
1. Tính chất của đẳng thức
- Khi cân thăng bằng, nếu đồng thời đặt vào hai bên đĩa cân hai vật có khối như nhau thì cân vẫn thăng bằng.
=> Nhận xét:
Nếu thêm hoặc bớt ở hai đĩa cân của một chiếc cân đang thăng bằng hai vật có khối lượng bằng nhau thì cân vẫn tiếp tục thăng bằng.
- Ngược lại, nếu đồng thời bớt 2 quả cân 1kg hoặc 2 vật có khối lượng bằng nhau ở 2 đĩa cân thì cân vẫn thăng bằng.
* Tính chất:
a = b a+ c = b + c
a+ c = b + c a = b
a=bb = a
Hoạt động 2: Ví dụ
a) Mục đích: HS áp dụng tính chất các đẳng thức để giải các bài tập 
b) Nội dung: Mục 2. Ví dụ
c) Sản phẩm: Kết quả tính của HS x = -1 và x = -6
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS làm các bài tập:
+ Bài 1: Tìm số nguyên x biết: x - 5 = - 6
+ Bài 2: Tìm x biết: x+ 4 = -2
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS Hoạt động cá nhân hoàn thành các bài tập
+ GV: quan sát và trợ giúp nếu cần
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 + Một HS lên bảng chữa, các học sinh khác làm vào vở
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
2. Ví dụ
x - 5 = - 6
x – 5+5 = -6+5
x = - 6+5
x = -1
x+ 4 = -2
x+ 4 - 4 = -2 – 4
x = -2 – 4 
x = - 6
Hoạt động 3: Quy tắc chuyển vế
a) Mục đích: HS phát biểu được quy tắc chuyển vế
b) Nội dung: Mục 3. Quy tắc chuyển vế
c) Sản phẩm: HS nắm vững quy tắc và làm bài tập
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV ghi lại kết quả của phần 2 (Sử dụng phấn màu gạch chân các số như phần dưới)
x - 5 = - 6
x = -6 +5
x+4=-2
x =-2 -4
+ Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức?
+ Sau đó yêu cầu HS áp dụng quy tắc làm ví dụ SGK và ?3
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS quan sát và trả lời câu hỏi của GV
+ Thực hiện ví dụ làm ?3 vào vở, sau đó một HS lên bảng chữa.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 + Một học sinh phát biểu quy tắc.
+ 1 HS lên bảng chữa bài tập. Các hs khác nhận xét.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: 
GV lưu ý: Nếu trước số hạng cần chuyển có cả dấu của phép tính và dấu của số hạng, nên quy từ hai dấu về một dấu (dựa vào quy tắc dấu ngoặc) rồi mới thực hiện Việc chuyển vế.
+ Giới thiệu nhận xét SGK.86: Phép trừ là phép toán ngược của phép cộng.
+ Nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
3. Quy tắc chuyển vế
* Theo phần 2 có:
x - 5 = - 6
x = -6 +5
x+4=-2
x =-2 -4
*Quy tắc: SGK.86
Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức ta phải đổi dấu số hạng đó: dấu (+) đổi thành dấu (-); dấu (-) đổi thành dấu (+).
* Ví dụ: 
a. x – 2 = -6
 x = -6 + 2
 x = -4
b. x- (-4) = 1
Cách 1: x + 4 = 1
 x = 1- 4
 x = -3
Cách 2: x = 1 + (-4)
 x = -3
?3. x+ 8 = -5 + 4
 x+8 = -1
 x = -1 + 8
 x = 7
*Nhận xét: Phép trừ là phép toán ngược của phép cộng.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại quy tắc chuyển vế thông qua một số bài tập.
b) Nội dung: HS hoàn thành các bài tập bài 61a, 63, 66 SGK trang 87
c) Sản phẩm: Kết quả tính được của HS.
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
+ Nội dung 1: GV mời 1 HS lên bảng trả lời tại chỗ quy tắc phá ngoặc có dấu “ – ” đứng trước ngoặc và mời HS đó lên làm bài 61a/ SGK-87.
+ Nội dung 2: Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi bài tập 63/ 66/ SGK - 87
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+ 1 HS lên bảng 61a/ SGK-87.
+ HS thảo luận nhóm đôi bài tập 63, 66/ SHK – 87, đại diện 1 nhóm làm bài 63, 1 nhóm làm bài 66
Bước 3. Báo cáo
+ HS dưới lớp nhận xét bài 61/sgk-87
+ HS các nhóm khác nhận xét bài tập 63, 66/SGK-87
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, cho điểm, chốt nội dung bài học
Bài tập 61a/Sgk.tr 87:
Tìm x Î Z biết: 
	7 - x = 8 - (-7)
	7 - x = 8 + 7
	7 - x = 15
	 -x = 15 - 7 = 8
	x = - 8
Bài tập 63/Sgk.tr 87:
Vì tổng của ba số: 3; – 2 và x bằng 5
Nên: 3 + (– 2) + x	=	5
	1 + x	=	5
	x	=	5 – 1 
	x	=	 4	
Bài tập 66/Sgk.tr 87:
	4 – (27 – 3) = x – (13 – 4)
	4 – 24	 = x – 9 
	– 20	 = x – 9 
	– 20 + 9 = x
	– 11	 = x
Vậy x = - 11 	
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Học thuộc bài và làm bài tập 61b ; 62 ; 67 ; 68; 69; 70 ; 71/ Sgk.tr87+88
- Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng. 
- Xem trước bài: “NHÂN HAI SỐ NGUYÊN KHÁC DẤU”
----------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 16/01/2021
Ngày dạy: 18/01/2021
Tiết 62 - §10: NHÂN HAI SỐ NGUYÊN KHÁC DẤU
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS
- Biết dự đoán trên cơ sở tìm ra quy luật thay đổi của một loạt các hiện tượng liên tiếp.
- Nêu được quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu: Tương tự như phép nhân hai số tự nhiên, thay phép nhân bằng phép cộng các số hạng bằng nhau
- Vận dụng thành thạo quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu vào bài tập
2. Về năng lực:
-Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực chuyên biệt: năng lực tính toán, tư duy logic.
3. Về phẩm chất:
- Chăm chỉ: miệt mài, chú ý lắng nghe, đọc, làm bài tập, vận dụng kiến thức vào thực hiện
- Trung thực: thể hiện ở bài toán vận dụng thực tiễn cần trung thực. 
- Trách nhiệm: trách nhiệm của học sinh khi thực hiện hoạt động nhóm, báo cáo kết quả hoạt động nhóm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1 - GV: Giáo án, SGK, SBT, sách giáo viên, phấn màu, bảng phụ.
2 - HS: SGK, SBT, đồ dùng học tập, bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a) Mục tiêu: : Hs thấy được khó khăn khi thực hiện nhân hai số nguyên khác dấu
b) Nội dung: Kết quả của phép nhân (-2) . 3 = ? 
c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV giới thiệu bài toán yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Ta đã biết phép nhân hai số tự nhiên và dễ dàng tính được 2 . 3 Hỏi: (-2) . 3 = ? Để thực hiện phép nhân này ta làm như thế nào? (chiếu lên bảng phụ)
- HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 3 phút.
- GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV đánh giá kết quả dự đoán của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Nhận xét mở đầu
a) Mục tiêu: : Hs có thể thực hiện được phép nhân hai số nguyên khác dấu dự trên kiến thức cũ 
b) Nội dung: Mục 1. Nhận xét mở đầu
c) Sản phẩm: Kết quả phép tính
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho HS Hoạt động nhóm đôi, thảo luận ? Yêu cầu HS làm ?1, ?2, ?3 SGK.
- Nhắc lại quy tắc cộng hai số nguyên âm? 
- Tính 
(-3) . 4 = (- 3) + (-3) + (-3) + (-3) = ?
 (-5) . 3 = ? 2 . (-6) = ?
- Nhận xét gì về giá trị tuyệt đối và về dấu của tích hai số nguyên khác dấu?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+ HS Hoạt động theo nhóm đôi.
+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp. 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ HS trình bày kết quả
+ Các bạn khác nhận xét, bổ sung cho nhau.
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
+ GV nhận xét, đánh giá
+ GV gọi HS nhắc lại nhận xét về giá trị tuyệt đối và về dấu của tích hai số nguyên trái dấu.
1. Nhận xét mở đầu:
?1: 
(-3) . 4 = (- 3) + (-3) + (-3) + (-3) = - 12
?2: 
(-5) . 3 = - 15
2 . (-6) = - 12
?3:
 - Giá trị tuyệt đối của tích bằng tích các giá trị tuyệt đối.
- Tích hai số nguyên khác dấu mang dấu âm (luôn là số âm).
Hoạt động 2: Quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu
a) Mục tiêu: : Hs nêu được quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu và vận dụng vào tính toán
b) Nội dung: Mục 2. Quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu.
c) Sản phẩm: Quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu và kết quả phép tính.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Bước 1: Gv giao nhiệm vụ học tập 
Qua 3 VD trên hãy đề xuất quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu.
- Nêu quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu?
- Số tiền nhận được của công nhân A khi làm được 40 sản phẩm đúng quy cách là bao nhiêu ?
- Số tiền công nhân A bị phạt khi làm ra 10 sản phẩm sai quy cách ?
- Vậy lương của công nhân A là bao nhiêu ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+ HS Hoạt động theo cá nhân
+ GV: quan sát và trợ giúp các hs cần
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ HS trình bày kết quả
+ Các bạn khác nhận xét, bổ sung cho nhau.
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
+ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vu của HS
+ GV chốt lại kiến thức.
2. Quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu:
a) Quy tắc: (SGK)
b) Ví dụ: 2 . (- 4) = -( . ) = - 8
* Chú ý (SGK)
Ví dụ (SGK)
Khi làm một sản phẩm sai quy cách bị trừ đi 10000đồng, có nghĩa là được thêm - 10000đồng. Vậy lương của công nhân A tháng vừa qua :
40 . 20000 + 10 . ( -10000)
= 800000 - 100000 = 700000 đồng
?4:
a) 5 . ( -14) = - 70 
b) ( -25) . 12 = - 300
Hoạt động 3: Ví dụ
a) Mục tiêu: : Hs làm thành thạo phép tính nhân hai số nguyên khác dấu
b) Nội dung: Ví dụ bài toán thực tế có phép tính nhân hai số nguyên khác dấu
c) Sản phẩm: Kết quả của bài toán
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Gv giao nhiệm vụ học tập
Gv gọi HS đọc đề bài ví dụ trong SGK, giáo viên viết đề bài tóm tắt lên bảng phụ:
1 sản phẩm đúng quy cách: + 20000đ
1 sản phầm sai quy cách: -10000đ
Một tháng làm: 40 sản phẩm đúng quy cách và 10 sản phẩm sai quy cách. Tính lương tháng?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+ HS Hoạt động theo cá nhân
+ GV: quan sát và trợ giúp các hs cần
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ HS trình bày kết quả
+ Các bạn khác nhận xét, bổ sung cho nhau.
Bước 4: Kết luận, GV chuẩn đáp án 
3. Ví dụ
Cách 1: Khi một sản phẩm sai quy cách bị trừ 10000 đồng tức là được thêm -10000 đồng. Lương công nhân, A tháng vừa qua là:
40.20000 + 10(-10000) 
= 800000 + (-100000) = 700000 (đồng)
Cách 2: Cách khác (tổng số tiền được nhận trừ đi tổng số tiền bị phạt):
40.20000-10.10000 
= 800000-100000 = 700000 (đồng)
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: : Học sinh củng cố lại bài học thông qua bài tập cụ thể. 
b) Nội dung: HS hoàn thành các bài tập 73, 74 SGK trang 89.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành các bài tập.
d) Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- GV giao nhiệm vụ học tập.
- Gv tổ chức cho hs làm bài tập
- Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ 
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vu của HS
- GV chốt lại kiến thức
Bài tập 73/sgk.tr89:
a) (-5) . 6 = - 30 
b) 9. (-3) = - 27
c) ( -10) . 11 = - 110 
d) 150 . ( -4) = - 600
Bài tập 74/sgk.tr89:
Từ: 125 . 4 = 500 suy ra:
a) ( -125) . 4 = - 500
b) ( -4) . 125 = - 500
c) 4 . ( -125) = - 500
Bài tập 75/sgk.tr89:
a) ( -67) . 8 < 0
b) Vì 15 .(-3) < 0 và 0 < 15 nên 15. (-3) < 15
c) Vì (-7) . 2 = - 14 nên (-7) . 2 < - 7.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: : Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.
b) Nội dung: HS hoàn thành các bài tập tập trắc nghiệm.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành các bài tập.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
GV treo bảng phụ bài tập trắc nghiệm sau: 
Mỗi khẳng định sau “ Đúng hay sai?” Nếu sai hãy sửa lại cho đúng.
a. Muốn nhân hai số nguyên khác dấu, ta nhân hai giá trị tuyệt đối với nhau, rồi đặt trước tích tìm được dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn.
b. Tích hai số nguyên khác dấu bao giờ cũng là một số âm.
c. a. (-7) < 0 với a và a 0 
d. (-20). 4 < (-20). 0
+ HS Hoạt động theo cá nhân
+ HS trình bày kết quả
+ Các bạn khác nhận xét, bổ sung cho nhau. GV chốt.
a. Muốn nhân hai số nguyên khác dấu, ta nhân hai giá trị tuyệt đối với nhau, rồi đặt trước tích tìm được dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn. (S)
b. Tích hai số nguyên khác dấu bao giờ cũng là một số âm. (Đ)
c. a. (-7) < 0 với a và a 0 (S)
d. (-20). 4 < (-20). 0 (Đ)
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
+ Học bài cũ, giải bài tập còn lại trong SGK. 
+ Chuẩn bị bài mới.
----------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 16/01/2021
Ngày dạy: 18/01/2021
Tiết 63 - §11: NHÂN HAI SỐ NGUYÊN CÙNG DẤU
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS
- Biết dự đoán trên cơ sở tìm ra quy luật thay đổi của một loạt các hiện tượng liên tiếp, từ đó rút ra quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu.
- Xác định được dấu của một tích hai số nguyên và phát hiện được cách đổi dấu tích.
- Vận dụng thành thạo quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu
2. Về năng lực:
-Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực chuyên biệt: năng lực tính toán, tư duy logic.
3. Phẩm chất 
- Chăm chỉ: miệt mài, chú ý lắng nghe, đọc, làm bài tập, vận dụng kiến thức vào thực hiện
- Trung thực: thể hiện ở bài toán vận dụng thực tiễn cần trung thực. 
- Trách nhiệm: trách nhiệm của học sinh khi thực hiện hoạt động nhóm, báo cáo kết quả hoạt động nhóm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1 - GV: Giáo án, SGK, SBT, thiết bị dạy học.
2 - HS: SGK, SBT, đồ dùng học tập, bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a) Mục tiêu: : HS thực hiện được phép nhân hai số nguyên dương, dự đoán được kết quả của phép nhân hai số nguyên âm.
b) Nội dung: Làm bài tập GV đưa ra 
c) Sản phẩm: Kết quả của bài tập
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
* Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
1. Tính : 
a. 12.3 b. 5.120
2. Quan sát kết quả 4 tích đầu, dự đoán kết quả 2 tích cuối
3.(-4) = -12 ( tăng 4)
2.(-4) = -8 ( tăng 4)
1.(-4) = -4 ( tăng 4)
0.(-4) = 0 ( tăng 4)
(-1).(-4) = ?
(-2).(-4) = ?
* Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- HS trao đổi nhóm đôi hoàn thành bài tập
* Bước 3. Báo cáo, nhận xét: Đại diện một nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét
* Bước 4. Kết luận:
- GV tổng kết, vào bài mới
1. 
a) 36
b) 600
2. 
4
8
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Nhân hai số nguyên dương
a) Mục tiêu: : Học sinh phát biểu được quy tắc nhân hai số nguyên dương giống như nhân hai số tự nhiên
b) Nội dung: Mục 1. Nhân hai số nguyên dương
c) Sản phẩm: Quy tắc nhân hai số nguyên dương và kết quả phép tính
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- HS thực hiện ?1 vào vở và đại diện học sinh đọc kết quả.
- Vậy khi nhân hai số nguyên dương, tích là một số như thế nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+ HS Hoạt động theo cá nhân
+ GV: quan sát và trợ giúp các HS cần
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ Đại diện HS trình bày kết quả
+ Các bạn khác nhận xét, bổ sung cho nhau.
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
+ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vu của HS
+ GV chốt lại kiến thức.
1. Nhân hai số nguyên dương
?1
a. 12.3 = 36
b. 5.120 = 600
=> Tích hai số nguyên dương là một số nguyên dương.
Hoạt động 2: Nhân hai số nguyên âm
a) Mục tiêu: Hs nêu được quy tắc nhân hai số nguyên âm và áp dụng thực hiện được phép tính
b) Nội dung: Mục 2. Nhân hai số nguyên âm
c) Sản phẩm: Quy tắc nhân hai số nguyên âm và kết quả phép tính
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV trình chiếu : Từ kết quả ở nhận xét mở đầu :
(-1).(-4) = 4
(-2).(-4) = 8
Hãy so sánh?
(-1).(-4) và |-1|. |- 4|
(-2).(-4) và |- 2|. |- 4| 
Từ đó rút ra quy tắc nhân hai số nguyên âm
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+ HS Hoạt động theo nhóm đôi
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ Đại diện 1 nhóm HS trình bày kết quả
+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung cho nhau.
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
+ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS
+ GV chốt lại kiến thức.
2. Nhân hai số nguyên âm :
?2 
(- 1) . (- 4) = 4 = |-1|. |- 4| 
(- 2) . (- 4) = 8 = |- 2|. |- 4| 
a) Quy tắc (SGK)
b) Ví dụ: 
(- 5) . (- 7) = 5 . 7 = 35
(-12) . (- 6) = 12 . 6 = 72
Nhận xét:
Tích của hai số nguyên âm là một số nguyên dương.
Hoạt động 3: Kết luận
a) Mục tiêu: HS trình bày được phần tổng quát kiến thức đã học và nhận biết dấu của tích
hai số nguyên bất kì
b) Nội dung: Mục 3. Kết luận
c) Sản phẩm: Nội dung phần kết luận 
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu HS làm:
- Cho a > 0. Hỏi b là số nguyên dương hay nguyên âm nếu:
a) Tích a.b là số nguyên dương?
b) Tích a.b là số nguyên âm?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+ HS Hoạt động theo nhóm
+ GV: quan sát và trợ giúp các nhóm cần
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ Đại diện nhóm trình bày kết quả
+ Các bạn khác nhận xét, bổ sung cho nhau.
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
+ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vu của HS
+ GV chốt lại kiến thức.
3. Kết luận: 
 a . 0 = 0 . a = 0
 Nếu a ; b cùng dấu thì a . b = |a| . |b| 
Nếu a ; b khác dấu thì a . b = - (|a| . |b|) 
Chú ý :
(+) . (+) ® (+) (-) . (-) ® (+)
(+) . (-) ® (-) (-) . (+) ® (-)
 a . b = 0 thì hoặc a = 0 hoặc b = 0.
 Khi đổi dấu một thừa số thì tích đổi dấu..
 Khi đổi dấu 2 thừa số thì tích không thay đổi.
?4
a) Do a > 0 và a . b > 0 nên b > 0
b) Do a > 0 và a . b < 0 nên b < 0
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Hs áp dụng được các kiến thức vừa học để giải một số bài tập cụ thể.
b) Nội dung: HS quan sát bảng phụ, sử dụng SGK.
c) Sản phẩm: Kết quả hoạt động của học sinh
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- GV giao nhiệm vụ học tập.
Cho HS làm bài tập 78/sgk.tr91. Gọi 5 HS lên bảng trình bày.
- HS: 5HS lên bảng làm bài
- GV: Yêu cầu HS làm bài tập 79/sgk.tr91. Cho HS tính: 27 . (?5)
? Dựa vào cách nhận biết dấu của tích suy ra các kết quả còn lại.
Bài tập 78/Sgk.tr91:
a) (+3) . (+9) = 27
b) (-3) . 7 =	-21
c) 13 . (-5) = - 65
d) (-150) . (-4) =	600
e) (+7) . (-5) = - 35
Bài tập 79/Sgk.tr91:
Từ 27 . (-5) = - 135 suy ra:
(+27). (+5) 	= 135
(-27) .(+5)	= - 135
(-27). (-5) 	= + 135
(+5). (-27)	= - 135
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Hs vận dụng được các kiến thức vừa học để ứng dụng giải một số bài tập cụ thể.
b) Nội dung: Bài 81, 82.SGK.92
c) Sản phẩm: Kết quả hoạt động của học sinh
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
+ Nội dung 1: GV yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn bài 81
+ Nội dung 2: HS hoạt động cá nhân bài 82, 5 HS lên bảng
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+ Nội dung 1: HS thảo luận nhóm trình bày lời giải
+ Nội dung 2: 5 HS lên bảng
Bước 3: Báo cáo, nhận xét
+ Nội dung 1: Đại diện 1 nhóm HS trình bày kết quả trên bảng nhóm, nhóm khác nhận xét
+ Nội dung 2: HS dưới lớp nhận xét
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
+ GV nhận xét bài làm, cho điểm , tổng kết nội dung bài học
Bài 81 SGK/91:
Tổng số điểm của bạn Sơn là :
3 . 5 + 1 . 0 + 2 .(-2) = 15 + 0 + (-4) = 11
Tổng số điểm của bạn Dũng 
2 . 10 + 1 (-2) + 3 . (-4) = 20 - 2 - 12 = 6
Vậy bạn Sơn được số điểm cao hơn.
Bài 82.SGK.92
a) (-7).(-5) > 0
b) (-17).5 < 0 <(-5).(-2)
(-17).5 <(-5).(-2) 
c) (+19).(+6) và (-17).(-10)
(+19).(+6)=115
(-17).(-10)=170>115
(+19).(+6) < (-17).(-10)
IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Học thuộc quy tắc nhân hai số nguyên dương, nguyên âm
- Giải bài tập 80, 83 SGK- T91,92
	-----------------------------------------------------
Ngày soạn: 16/01/2021
Ngày dạy: 18/01/2021
Tiết 64 - LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Củng cố quy tắc nhân hai số nguyên (cùng dấu và khác dấu) thông qua bài tập
- Tính đúng tích hai số nguyên.
- Tìm được một số nguyên khi biết tích của nó với một số nguyên khác.
2. Về năng lực:
- Năng lực chung
+ Năng lực ngôn ngữ: Học sinh phát biểu được quy tắc nhân hai số nguyên (cùng dấu và khác dấu).
+ Năng lực hợp tác, giao tiếp: Học sinh chủ động tham gia và trao đổi thông qua hoạt động nhóm.
- Năng lực toán học:
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học: HS biết giải thích được kết quả phép nhân dựa vào quy tắc nhân hai số nguyên (cùng dấu và khác dấu) đã học.
+ Năng lực giải quyết vấn đề: HS biết viết tính toán trong các bài tập.
+ Năng lực mô hình hóa toán học: Biết sử dụng phép nhân số nguyên để giải các bài toán thực tế.
3. Về Phẩm chất: 
- Tích cực, hứng thú với tiết học, ham hiểu biết khám phá thế giới xung quanh
- Nhân ái: Tôn trọng sự khác biệt về năng lực nhận thức.
- Chăm chỉ: Luôn cố gắng học tập đạt kết quả tốt.
- Trung thực: Khách quan trong kết quả.
- Trách nhiệm: Quan tâm đến bạn trong nhóm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Thiết bị dạy học: phấn màu, bảng phụ,....
- Học liệu : Giáo án, SGK, SBT, sách giáo viên,...
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, SBT, đồ dùng học tập, bảng nhóm,...
- Thước thẳng, máy tính cầm tay, phiếu học tập,... 
III. Tiến trình dạy học 
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. 
2. Nội dung: 
A. Hoạt động mở đầu 
a) Mục tiêu: Giúp HS xác định nhớ lại các quy tắc nhân hai số nguyên đã học.
b) Nội dung hoạt động
Trò chơi “Ai nhanh hơn”
c) Sản phẩm học tập: HS hệ thống hóa lại các quy tắc nhân hai số nguyên.
d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân.
Hoạt động của GV + HS
Sản phẩm dự kiến
* Bước 1: Chuyển giáo nhiệm vụ
- GV trình chiếu nội dung Trò chơi “Ai nhanh hơn” nêu nội dung của trò chơi
- GV chia lớp làm hai nhóm, mỗi nhóm cử ra 5 bạn hoàn thành các phép tính đã được viết sẵn vào bảng phụ trên bảng, nhóm nào hoàn thành trước là nhóm chiến thắng
+ Nhóm 1:
Kết quả của phép tính
3.5.2.10 = ?
(-5).20. 2 = ?
4500.(-2).(-5) = ?
(-1).(-2).(-3).(4) = ?
.(-7).(-10)2 = ?
+ Nhóm 2
2.5.7.10 = ?
(-4).25. 2 = ?
3500.(-2).(-5) = ?
(-2).(-5).(-5).(2) = ?
.(-9).(-10)2 = ?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS tham gia trò chơi, hoàn thành phần thi của nhóm minh
* Bước 3: Báo cáo, nhận xét
- HS các nhóm nhận xét lẫn nhau
* Bước 4: Kết luận:
- GV tuyên dương các nhóm, cho điểm
Đặt vấn đề vào bài mới
“ Ở những bài học trước, ta đã biết cách tìm tích của hai số nguyên cùng dấu hay khác dấu. Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta tiếp tục củng cố thêm về nội dung này.”
Hoạt động 2: Chữa bài tập 
a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại quy tắc chuyển vế thông qua một số bài tập.
b) Nội dung hoạt động:
giải bài tập 80-sgk, 81-sgk, 83-sgk
c) Sản phẩm học tập: Sử dụng được quy tắc nhân 2 số nguyên để giải toán.
d) Tổ chức thực hiện: Gợi mở vấn đáp, thuyết minh, đàm thoại, hoạt động nhóm nhỏ.
Hoạt động của GV + HS
Tiến trình nội dung
Bước 1: GV giao nhiệm vụ 1: 
* GV: gọi HS đứng tại chỗ nêu đáp án bài 80 và giải thích kiên thức sử dụng trong bài tập.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ 1:
+ HS1: a) b là số nguyên âm.
Vì a.b là một số nguyên dương nên a và b là hai số cùng dấu mà a là một số nguyên âm nên b là một số nguyên âm.
+ HS2: b) b là số nguyên dương
Vì a.b là một số nguyên âm nên a và b là hai số khác dấu mà a là một số nguyên dương nên b là một số nguyên âm.
Bước 3: Báo cáo, nhận xét
1 HS báo cáo tại chỗ, HS khác nhận xét
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV chốt nội dung bài tập
* GV giao nhiệm vụ 2: 
GV mời 1 HS chữa bài 83.SGK.52.
- HS thực hiện nhiệm vụ 3:
* 1 HS lên bảng thực hiên
- Sản phẩm:
Bước 3: Báo cáo, nhận xét
- HS khác nhận xét
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV chốt nội dung bài tập
I. Chữa bài tập
Bài 80.SGK.91:
a) b là số nguyên âm.
b) b là số nguyên dương.
Bài 83.SGK.92
Giá trị của của biểu thức khi x=-1 là: 
(-1-2).(-1+4)=-3.3=-9.
Hoạt động 3: Luyện tập cơ bản
a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại quy tắc chuyển vế thông qua một số bài tập cơ bản.
b) Nội dung hoạt động:
giải bài tập 84-sgk, 86-sgk.
c) Sản phẩm học tập: Sử dụng được quy tắc nhân 2 số nguyên để giải toán.
d) Tổ chức thực hiện: Gợi mở vấn đáp, thuyết minh, đàm thoại, hoạt động nhóm nhỏ.
Hoạt động của GV + HS
Tiến trình nội dung
* GV giao nhiệm vụ 1: 
Gv treo bảng phụ bài 84.SGK.92. Mời 4 HS lên bảng hoàn thành
* HS thực hiện nhiệm vụ 1.
4 HS lên bảng điền vào bảng phụ. Mỗi HS điền 1 hàng.
* Báo cáo, nhận xét
- Các HS khác nhận xét
* Kết luận, nhận định
- GV chốt nội dung, tuyên dương, cho điểm
* GV giao nhiệm vụ 2: 
GV treo bảng phụ bài 86.SGK.93. 
- HS thực hiện nhiệm vụ 2:
HS xung phong điền đáp án tại chỗ, với mỗi câu trả lời đúng ô trống sẽ mở một ô chữ. Mở đúng các ô trống sẽ tìm ra được thông điệp của bài toán.
- * Báo cáo, nhận xét
- Các HS khác nhận xét
* Kết luận, nhận định
- GV chốt nội dung Thông điệp: Lớp 6A3 Yêu Học Toán
Kết luận: + Tích của hai số cùng dấu là một số dương, tích của hai số trái dấu là một số âm.
+ Ngược lại nếu tích của hai số là một số âm thì hai số đó khác dấu.
Nếu tích của hai số là một số dương thì hai số cùng dấu.
II. Luyện tập
Bài 84. 92 SGK:
Dấu của a
Dấu của b
Dấu của ab
Dấu của ab2
+
+
-
-
+
-
+
-
+
-
-
+
+
+
-
-
Bài 86.SGK.93
a
-15
13
-4
9
-1
6A3
b
-
-3
Lớp
-7
Toán
-4
Học
-8
ab
90
Yêu
-39
28
-36
8
Hoạt động 4: Củng cố, nâng cao
a) Mục tiêu: HS vận dụng thành thạo quy tắc nhân dấu của hai số nguyên vào bài toán xét dấu của một tích dựa vào Việc xét các trường hợp về dấu của một thừa số chưa biết và vận dụng tính chất a.b=0 khi a=0 hoặc b=0 để làm một số bài toán tìm x.
b) Nội dung hoạt động: Giải bài tập 89, 88-sgk
c) Sản phẩm học tập: Kết quả của bài tập 89, 88-sgk
d) Tổ chức thực hiện: Gợi mở vấn đáp, thuyết minh, đàm thoại, hoạt động nhóm nhỏ.
Hoạt động của GV + HS 
Tiến trình nội dung
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV giao nhiệm vụ 1:
* GV hướng dẫn HS cách sử dụng máy tính bỏ túi để thực hiện các phép toán nhân hai số nguyên thông qua bài 89.SGK.93
GV giao nhiệm vụ 2: HS hoạt động nhóm đôi bài 88.SGK.93
- GV giao nhiệm vụ 3:
* Gv cho HS Hoạt động nhóm 2’ bài tập sau:
a. viết mỗi số sau dưới dạng tích của hai số nguyên giống nhau: 9;81.
b. Tìm x biết: 
(x-1).(x+3)=0
* Bước 2: thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ 1: Học sinh trả lời tại chỗ
- HS thực hiện nhiệm vụ 2: Đại diện 1 nhóm Học sinh trả lời tại chỗ
- HS thực hiện nhiệm vụ 3: Đại diện 1 nhóm Học sinh làm câu a, 1 nhóm làm câu b
*Bước 3. Báo cáo
- HS thực hiện nhiệm vụ 3
- HS các nhóm nhận xét, bổ sung lời giải 
(nếu thiếu hoặc chữa tại chỗ nếu sai)
* Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV chốt nội dung các bài tập trên, chú ý nội dung sau:
+ Với số nguyên x khác 0 bất kì thì x2= (-x)2.
+ a.b=0 nếu a=0 hoặc b=0
Bài 89.SGK.93: Sử dụng máy tính bỏ túi.
Bài 88.SGK.93
+ Nếu x nguyên dương tức x>0 thì
 (-5).x <0
+ Nếu x nguyên âm tức x<0 thì
 (-5).x >0
+ Nếu x = 0 thì (-5).x = 0
Bài tập nhóm:
a. 9=32=(-3)2
81=92=(-9)2
b. Tìm x biết: 
(x-1).(x+3)=0
Suy ra: x-1=0 hoặc x+3=0
Hay x=1 hoặc x=-3
Vậy x 
* Hướng dẫn tự học ở nhà 
- Đối với tiết học hôm nay:
+ Xem lại các bài tập đã chữa.
+ BTVN: 11.1;128;129;130;131;
132.SBT.87
- Đối với tiết học sau:
Chuẩn bị bài tính chất của phép nhân.
------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 16/01/2021
Ngày dạy: 18/01/2021
Tiết 65 - §12: TÍNH CHẤT CỦA PHÉP NHÂN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Phát biểu được các tính chất cơ bản của phép nhân số nguyên: giao hoán, kết hợp, nhân với 1, phân phối của phép nhân đối với phép cộng. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_dai_so_lop_6_chuong_trinh_hoc_ki_ii_nam_hoc_2020.doc