Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Chương trình học kì II
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:Hiểu và cảm nhận vẻ đẹp sinh động, trong sáng của những bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô được miêu tả trong bài văn.Hiểu được nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả.
2.Phẩm chất:Yêu mến thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên. Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên.
3. Năng lực
- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo
-Năng lực chuyên biệt:
Đọc diễn cảm văn bản.Đọc hiểu văn bản kí có yếu tố miêu tả.Nhận biết được hình thức ghi chép, cách kể sự việc, người kể chuyện ngôi thứ nhất của du kí. Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của tác giả thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.Trình bày suy nghĩ cảm nhận của bản thân về vùng đảo Cô Tô sau khi học xong văn bản.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1.Giáo viên:- Kế hoạch bài học
- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập
2.Học sinh: - Soạn bài.
Tuần 28 Tiết 109 TRẢ BÀI KIỂM TRA GIỮA HK II ĐỀ I.MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 6 từ đầu kì II tới nay trong cả 3 phân môn: Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn. 2.Năng lực : Rèn luyện các kĩ năng nhận biết, thông hiểu và vận dụng của học sinh. Qua đó đánh giá được năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của học sinh. 3. Phẩm chất: Giúp học sinh yêu thích bộ môn Ngữ văn, ý thức tự giác trong học tập. 4. Định hướng năng lực: - Năng lực sáng tạo - Năng lực giao tiếp Tiếng Việt - Năng lực cảm thụ văn học II. Hình thức kiểm tra: Hình thức: Tự luận Cách tổ chức kiểm tra: Cho học sinh làm bài kiểm tra tự luận trong 90 phút. III. Thiết lập ma trận: Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng điểm Vận dụng thấp Vận dụng cao I/Phần Văn bản Phát hiện được đoạn văn trích từ văn bản: Bài học đường đời đầu tiên; tác giả Tô Hoài Xác định được nội dung đoạn trích Số câu : Câu 1 Số điểm: 1,5 Câu 1 - a Số điểm: 1 Câu 1 - b Số điểm: 0,5 Câu 1 - a, b Số điểm: 1,5 II/ Tiếng Việt Chỉ ra câu văn có phép so sánh Câu 1 - d Số điểm: 1,0 Câu 1 - c Số điểm: 1,0 III/Tập làm văn Xác định được người kể chuyện Nêu được suy nghĩ về nhân vật Miêu tả một người thân Câu 1 - b Số điểm: 0, 5 Câu 1 - c Số điểm: 1,0 Câu 2 Số điểm: 6 Câu 1 - b,c; Câu 2 Số điểm: 8 Tổng số câu: Tổng số điểm: Tỉ lệ: Câu 1- a Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% Câu 1- b Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% Câu 1 - c Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20 % Câu 2 Số điểm: 6 Tỉ lệ: 60% Số câu: 2 Số điểm: 10 Tỉ lệ: 100% ĐỀ BÀI I.Phần I: Đọc- hiểu ( 4 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con về cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.” (Sách Ngữ văn 6, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2018) a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai? b. Nêu nội dung đoạn văn trên? Ai là người kể chuyện? c. Qua đoạn văn trên, em thấy nhân vật Dế Mèn hiện lên như thế nào? d.Chép lại những câu văn có sử dụng phép so sánh trong đoạn văn trên? Phần II : Tự luận ( 6 điểm) Hãy tả một người thân mà em yêu quý ? ....................................Hết............................... ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu Nội dung cần đạt Sổ điểm Phần I a.- Đoạn văn trích từ văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”. - Tác giả: Tô Hoài. b-Bức chân dung tự họa của Dế Mèn ( Miêu tả ngoại hình và hành động của Dế Mèn) - Người kể: Dế Mèn. c.- Nhân vật Dế Mèn: +Có vẻ đẹp khỏe mạnh cường tráng + Kiêu căng, ngạo mạn d. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua -. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. 0,5 0,5 0,5 0,5 1,0 1,0 Phần II a. Yêu cầu về kĩ năng: - Xác định đúng kiểu bài: Văn miêu tả. - Xác định đúng đối tượng miêu tả: tả người thân - Đảm bảo bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. - Miêu tả đối tượng theo một trình tự hợp lí, thuyết phục. - Vận dụng tốt các yếu tố quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét khi viết bài văn miêu tả. - Yêu cầu về nội dung: + Mở bài: Giới thiệu chung về người thân được tả. + Thân bài: Miêu tả các đặc điểm của người định tả. + Ngoại hình: hình dáng, khuôn mặt, làn da, mái tóc... + Tính tình, cách ứng xử đối với em và mọi người xung quanh. + Sở thích, việc làm: lời nói, hành động, cử chỉ... + Tình cảm dành cho em ... - Kết bài: Tình cảm của em đối với người thân, kèm theo lời nhắn nhủ và hứa hẹn với người thân. - Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. -Sáng tạo: Có ý tưởng sáng tạo trong cách trình bày, diễn đạt. * Biểu điểm: - Bài làm của HS đảm bảo những yêu cầu nêu trên. - Bài làm của HS cơ bản đảm bảo những yêu cầu nêu trên, còn mắc một số lỗi hành văn. - Bài làm của HS có bố cục ba phần của dàn ý trên. Tuy nhiên lời văn chưa lưu loát, trôi chảy, chưa giàu hình ảnh. Mắc từ 2 – 3 lỗi chính tả. - Bài làm của học sinh đúng kiểu bài văn tả người, có bố cục ba phần nhưng nội dung chưa đầy đủ theo dàn ý, lời văn còn khô khan. Mắc từ 3 – 5 lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi diễn đạt. - Bài làm của HS chưa đủ bố cục ba phần. Bài làm còn sơ sài. Diễn đạt lủng củng. Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt. - Bài làm sơ sài, chỉ được một vài ý, bố cục chưa đầy đủ. 6,0 5,0 4,0 3,0 2,0 1,0 Lưu ý khi chấm bài: Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của học sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc, linh hoạt trong việc vận dụng Hướng dẫn chấm. Việc chi tiết hóa điểm số các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi phần . Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. Khuyến khích những bài viết có tính sáng tạo,nội dung bài viết có thể không trùng với yêu cầu trong đáp án nhưng lập luận thuyết phục, văn phong sáng rõ *Chuẩn bị: Cô Tô ****************************************************************************** Tuần 28 Tiết 110, 111 Văn bản CÔ TÔ - Nguyễn Tuân - I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức:Hiểu và cảm nhận vẻ đẹp sinh động, trong sáng của những bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô được miêu tả trong bài văn.Hiểu được nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả. 2.Phẩm chất:Yêu mến thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên. Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên. 3. Năng lực - Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo -Năng lực chuyên biệt: Đọc diễn cảm văn bản.Đọc hiểu văn bản kí có yếu tố miêu tả.Nhận biết được hình thức ghi chép, cách kể sự việc, người kể chuyện ngôi thứ nhất của du kí. Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của tác giả thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.Trình bày suy nghĩ cảm nhận của bản thân về vùng đảo Cô Tô sau khi học xong văn bản. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1.Giáo viên:- Kế hoạch bài học - Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập 2.Học sinh: - Soạn bài. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV- HS Kiến thức chốt HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU 1. Mục tiêu: Tạo tâm thế, kích thích sự tìm tòi khám phá của HS về văn bản. 2. Phương thức thực hiện Hoạt động cá nhân, cả lớp 3. Sản phẩm hoạt động: - Trình bày miệng 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: - Học sinh đánh giá. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động: *Chuyển giao nhiệm vụ ? Nếu em đã đi biển vào dịp hè, hãy tưởng tượng lại cảnh bình minh trên biển và miêu tả lại cho cô và các bạn cùng biết? ? Đứng trước cảnh đẹp ấy em cảm thấy thế nào? *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: Nghe câu hỏi và trả lời - Dự kiến sản phẩm: *Báo cáo kết quả: - Tuyệt đẹp, rực rỡ, lộng lẫy, tráng lệ *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá GV: chuyển HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu mục 2 phần bài học * Mục tiêu: HS thấy được cảnh mặt trời mọc trên biển, đảo Cô Tô đẹp * Phương thức thực hiện: hoạt động chung, hoạt động nhóm. * Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS. * Cách tiến hành: Hoạt động nhóm lớn 1. GV chuyển giao nhiệm vụ: - Gọi HS đọc đoạn 2 Gv: Cảnh mặt trời mọc trên biển, đảo Cô Tô được quan sát và miêu tả theo trình tự: + Trước khi mặt trời mọc + Trong lúc mặt trời mọc + Sau khi mặt trời mọc ? Hãy tìm các chi tiết miêu tả trong từng thời điểm đó? ? Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả của tác giả? ? Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật ấy? 2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: trao đổi lại, thống nhất sản phẩm, - GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất. - Dự kiến sản phẩm - Trước khi mặt trời mọc: Chân trời ngấn bể sạch như tấm kính. - Trong lúc mặt trời mọc: Tròn trình, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm, đường bệ đặt lên một mâm bạc... y như mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh. - Sau khi mặt trời mọc: Vài chiếc nhạn chao đi chao lại... một con hải âu là là nhịp nhịp cánh. * Nghệ thuật: - So sánh : Chân trời ngấn bể sạch như tấm kính... Quả trứng tròn trĩnh phúc hậu như,..hồng hào thăm thẳm ... y như.. - Nt ẩn dụ: quả trứng thiên nhiên... -> chỉ mặt trời, mâm bạc -> chỉ mặt biển. -> Tạo được bức tranh cực kì rực rỡ, lộng lẫy về cảnh mặt trời mọc trên biển. 3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe. 4. Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức ? Cái cách đón nhận mặt trời mọc của tác giả diễn ra như thế nào? Có gì độc đáo trong cách đón nhận ấy? - Dậy từ canh tư, ra tận đầu mũi đảo ngồi rình mặt trời lên. Cách đón nhận công phu và trang trọng ? Theo em, vì sao nhà văn lại có cách đón nhận mặt trời mọc công phu và trân trọng đến thế? - Nhà văn là người yêu thiên nhiên. GV: Nguyễn Tuân là người có tình yêu thiên nhiên đến say đắm và khát vọng khám phá cái đẹp... Thảo luận nhóm bàn 1. GV chuyển giao nhiệm vụ: - HS đọc đoạn 3 ? Cảnh sinh hoạt và lao động của con người trên đảo đã được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh nào trong đoạn cuối bài văn. ? Qua các chi tiết vừa tìm, em có cảm nghĩ gì về cuộc sống và con người nơi đây? 2. Thực hiện nhiệm vụ: - HS: trao đổi lại, thống nhất sản phẩm, - GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất. - Dự kiến sản phẩm * - Cái giếng nước ngọt đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu là người đến múc, gánh nước. - Anh hùng Châu Hòa Mãn Anh quẩy nước bên bờ giếng - Từ đoàn thuyền sắp ra khơi đến cái giếng nước ngọt, thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về. - Chị Châu Hòa Mãn địu con -> Cảnh sinh hoạt nơi đây diễn ra khẩn trương, tấp nập, đông vui, thân tình. - Một cuộc sống êm ấm, hạnh phúc trong sự giản dị, thanh bình. 3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe. 4. Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức GV: Tất cả gợi lên không khí sinh hoạt, làm ăn yên vui, đầm ấm, thanh bình, dân dã của những người con lao động trên biển cả, trên một bến thiên nhiên. Thấy được tình nghĩa và nhịp sống khoẻ mạnh, vui tươi, giản dị của con người đảo biển. Hoạt động 2: Tổng kết ? Em hãy tóm tắt nội dung chính và những đặc sắc về nghệ thuật của bài văn? * Nghệ thuật - Khắc họa hình ảnh tinh tế, chính xác, độc đáo - Sd các phép so sánh mới lạ và từ ngữ giàu tính sáng tạo. * Nội dung. - Cảnh thiên nhiên, sinh hoạt của con người trên vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp qua ngôn ngữ điêu luyện và sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc của Nguyễn Tuân. Bài văn cho ta biết và yêu mến một vùng của Tổ quốc- quần đảo Cô Tô. I. Giới thiệu chung II. Tìm hiểu văn bản 1. Toàn cảnh Cô Tô sau cơn bão. 2. Cảnh mặt trời mọc trên biển, đảo Cô Tô: - So sánh (Chân trời ngấn bể sạch như tấm kính...) -> k/c chân trời, mặt biển rộng lớn bao la và hết sức trong sáng - Nt so sánh, ẩn dụ -> Tạo được bức tranh cực kì rực rỡ, lộng lẫy về cảnh mặt trời mọc trên biển. 3. Cảnh sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô: - Cảnh sinh hoạt và lđ nơi đây diễn ra khẩn trương, tấp nập, đông vui, thân tình. - Cuộc sống trên đảo êm ấm, hạnh phúc trong sự giản dị, thanh bình. III. Tổng kết * Ghi nhớ: SGK HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP * Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về vb để làm bài tập. * Nhiệm vụ: Hs nghe câu hỏi, viết đv * Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân. * Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi. * Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: Viết đoạn văn ( khoảng 5-7 câu) tả anh hùng Châu Hòa Mãn bằng lời văn của em. Trong đó sử dụng ít nhất một phép so sánh. 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: - Nghe và làm bt - GV hướng dẫn HS về nhà làm. IV. Luyện tập HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG * Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn. * Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản để trả lời câu hỏi của GV. * Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân * Sản phẩm: Câu trả lời của HS * Cách tiến hành: 1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS: Xem bản đồ nước ta và trao đổi với người thân về chủ đề biển đảo của Tổ quốc: - Hãy cho biết, biển đảo có vai trò gì về kinh tế và giao thông biển, an ninh- quốc phòng. - Là học sinh, em có thể làm gì để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. Nghe yêu cầu và thực hiện HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO * Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học * Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ * Phương thức hoạt động: cá nhân * Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở. * Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: ? Tìm thêm các tư liệu (sách, báo, intơnet...) nói về đảo Cô Tô để hiểu thêm về vùng đất này? - 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: + Đọc yêu cầu. + Về nhà suy nghĩ trả lời. + Chuẩn bị : Cây tre VN Tuần 28, 29 Tiết 112, 113 CÂY TRE VIỆT NAM - Thép Mới - I./Mức độ cần đạt 1.Kiến thức: - Hình ảnh cây tre trong đời sống và tinh thần của người Việt Nam. - Những đặc điểm nổi bật về giọng điệu, ngôn ngữ của bài kí. 2.Phẩm chất:Yêu mến thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên. Giáo dục học sinh rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp của một con người Việt Nam thông qua biểu tượng của cây tre. 3. Năng lực - Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo -Năng lực chuyên biệt: Đọc diễn cảm và sáng tạo bài văn xuôi giàu chất thơ bằng sự chuyển dịch giọng đọc phù hợp. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1.Giáo viên: - Kế hoạch bài học - Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập 2.Học sinh: - Soạn bài. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU Cây tre là người bạn thân của nhân dân Việt Nam. Tre có mặt ở khắp mọi miền đất nước; tre đã gắn bó lâu đời và giúp ích cho con người trong đời sống hằng ngày, trong lao động sản xuất và cả trong chiến đấu chống giặc, trong quá khứ, trong hiện tại và trong cả tương lai. Có một nhà báo viết rất hay về cây tre. Đó là Thép Mới. Hôm nay chúng ta tìm hiểu vẻ đẹp của cây tre Việt Nam qua văn bản “Cây tre Việt Nam” 2.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: Hoạt động của Gv và Hs Nội dung và kiến thức 1. Mục tiêu: Tạo tâm thế, kích thích sự tìm tòi khám phá của HS về văn bản. 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân, cả lớp 3. Sản phẩm hoạt động: - Trình bày miệng 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: - Học sinh đánh giá. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động: *Chuyển giao nhiệm vụ ?Em có biết từ thời xa xưa , ông bà ta đã dùng vũ khí gì để chống lại thú rừng, đánh xâm lược không? ? Truyền thuyết nào gắn liền với loại cây này? *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: Nghe câu hỏi và trả lời - Dự kiến sản phẩm: *Báo cáo kết quả: - Cây tre Thánh gióng - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh gi GV: chuyển Hoạt động 1: Tìm hiểu mục 2 phần bài học * Mục tiêu: HS thấy được những phẩm chất chung của cây tre * Phương thức thực hiện: hoạt động chung, hoạt động nhóm. * Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS. * Cách tiến hành: Hoạt động nhóm lớn 1. GV chuyển giao nhiệm vụ: - Gọi HS đọc đoạn 2 ? Hãy tìm các chi tiết miêu tả trong từng thời điểm đó? ? Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả của tác giả? ? Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật ấy? 2.Thực hiện nhiệm vụ: - HS: trao đổi lại, thống nhất sản phẩm, - GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất. - Dự kiến sản phẩm - Trước khi mặt trời mọc: Chân trời ngấn bể sạch như tấm kính. - Trong lúc mặt trời mọc: Tròn trình, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm, đường bệ đặt lên một mâm bạc... y như mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh. - Sau khi mặt trời mọc: Vài chiếc nhạn chao đi chao lại... một con hải âu là là nhịp nhịp cánh. * Nghệ thuật: - So sánh : Chân trời ngấn bể sạch như tấm kính... Quả trứng tròn trĩnh phúc hậu như,..hồng hào thăm thẳm ... y như.. - Nt ẩn dụ: quả trứng thiên nhiên... -> chỉ mặt trời, mâm bạc -> chỉ mặt biển. -> Tạo được bức tranh cực kì rực rỡ, lộng lẫy về cảnh mặt trời mọc trên biển. 3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe. 4. Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP * Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về vb để làm bài tập. * Nhiệm vụ: Hs nghe câu hỏi, viết đv * Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân. * Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi. * Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: Viết đoạn văn ( khoảng 5-7 câu) tả anh hùng Châu Hòa Mãn bằng lời văn của em. Trong đó sử dụng ít nhất một phép so sánh. 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: - Nghe và làm bt - GV hướng dẫn HS về nhà làm. I. Giới thiệu 1.Tác giả: Thép Mới(1925-1991), tên khai sinh là Hà Văn Lộc, quê ở Hà Nội. Ngoài viết báo, ông còn viết nhiều bút kí, thuyết minh phim. 2.Tác phẩm: - Cây tre Việt Nam là lời bình cho bộ phim cùng tên của nhà điện ảnh Ba Lan ca ngợi cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta. II.Đọc-hiểu chung văn bản 1. Đọc, tìm hiểu từ khó 2. Bố cục: bốn đoạn: - P1: Giới thiệu chung về cây tre; - P2: Cây tre trong đời sống sinh hoạt; - P3: Cây tre trong chiến tranh; - P4: Cây tre trong hiện tại, tương lai. 3. PTBĐ: Miêu tả, biểu cảm. 4. Thể loại: Thể kí III.Đọc-hiểu văn bản 1./Những phẩm chất chung của cây tre. - Cây tre là người bạn thân của nông dân. - Tre thân thuộc: đâu đâu cũng có - Tre, nứa, trúc, mai, vầu - Ơ đâu cũng sống, cũng xanh tốt - Dáng mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí như người Liệt kê, so sánh, nhân hoá:Cây mang những phẩm chất tốt đẹp của con người, tre tượng trưng cho dân tộc Việt Nam. 2./Cây tre trong đời sống sinh hoạt, lao động - Dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng khai hoang, tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp. - Giúp người trăm công nghìn việc, là cánh tay của người nông dân. - Tuổi thơ: Đánh chuyền, chắt - Cụ già: Điếu cày - Cất tiếng chào đời – nhắm mắt xuôi tay Liệt kê, nhân hoá, hoán dụ:Tre là người bạn của nhà nông Việt Nam. 3/Tre với đời sống chiến đấu : - Là đồng chí cùng ta đánh giặc - Là vũ khí chống lại sắt thép quân thù - Xung phong giữ làng, giữ nước, mái nhà, đồng lúa, hy sinh bảo vệ con người. - Tre anh hùng lao động! Tre anh hùng chiến đấu! Nhân hoá, điệp ngữ: Tre mang phẩm chất hiền hoà, thẳng thắn, can đảm, thuỷ chung, dũng cảm, anh hùng. 4./Tre là người bạn đồng hành của dân tộc - Tre làm nên âm thanh tiếng sáo, diều. -Tre già, măng mọc trên phù hiệu -Tre xanh vẫn là bóng mát -Cây tre Việt Nam =>Tre là người bạn đồng hành của dân tộc ta trong hiện tại và tương lai. V.Tổng kết 1, Nghệ thuật - Kết hợp giữa chính luận và trữ tình. - Xây dựng hình ảnh phong phú, chọn lọc, vừa cụ thể vừa mang tính biểu tượng. - Lựa chọn lời văn giàu nhạc điệu và có tính biểu cảm cao. - Sử dụng thành công phép so sánh, nhân hóa, điệp ngữ. 2.nội dung -tre là người bạn thân của nông dân và nhân dân VN.Tre đẹp bình dị và có nhiều phẩm chất đáng quí.Tre đã trở thành biểu tượng của dân tộc VN 3, Ý nghĩa: Văn bản cho thấy vẻ đẹp và sự gắn bó của cây tre với đời sống dân tộc ta. Qua đó cho thấy tác giả là người có hiểu biết về cây tre, có tình cảm sâu nặng, có niềm tin và tự hào chính đáng về cây tre. * Ghi nhớ Sgk/100. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG * Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn. * Nhiệm vụ: HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản để trả lời câu hỏi của GV. * Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân * Sản phẩm: Câu trả lời của HS * Cách tiến hành: 1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS: Xem bản đồ nước ta và trao đổi với người thân về chủ đề biển đảo của Tổ quốc: - Hãy cho biết, biển đảo có vai trò gì về kinh tế và giao thông biển, an ninh- quốc phòng. - Là học sinh, em có thể làm gì để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. Nghe yêu cầu và thực hiện HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG * Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học * Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ * Phương thức hoạt động: cá nhân * Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở. * Cách tiến hành: 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: ? Tìm thêm các tư liệu (sách, báo, intơnet...) nói về cây tre VN để hiểu thêm về vùng đất này? - 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: + Đọc yêu cầu. + Về nhà suy nghĩ trả lời. + Chuẩn bị : Câu TTĐ. Tuần 29 Tiết 114 CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức:Nắm được khái niệm, đặc điểm của câu trần thuật đơn. 2. Phẩm chất: Có ý thức vận dụng kiến thức vào học tập và đời sống. 3. Năng lực - Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo -Năng lực chuyên biệt: Nhận diện và phân tích đúng cấu tạo của kiểu câu trần thuật đơn không có từ là. Đặt được các kiểu câu trần thuật đơn không có từ là. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Kế hoạch dạy học - Học liệu: bảng phụ, tài liệu tham khảo, phiếu học tập. 2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc bài và trả lời các câu hỏi . III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY Các hđ của thầy và trò Nội dung HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU 1. Mục tiêu: Tạo tâm thế, kích thích sự tìm tòi khám phá của HS về câu trần thuật đơn 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động nhóm 3. Sản phẩm hoạt động: - Trình bày trên bảng phụ. 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: - Học sinh đánh giá. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động: *Chuyển giao nhiệm vụ GV: Đọc trên bảng phụ : Đoạn văn Bóng tre trùm lên...nông dân, trích trong Cây tre Việt Nam. ? Xác định câu trần thuật đơn có từ là. ? Câu trần thuật đơn không có từ là. ? Nó có đặc điểm gì ? *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: Nghe câu hỏi, làm việc nhóm và trình bày sản phẩm. - Dự kiến sản phẩm: - Câu trần thuật đơn có từ là: câu 7. - Câu trần thuật đơn khong có từ là: Câu 1,2, 3, 4, 5, 6 Có một cụm C_V Không có từ là. *Báo cáo kết quả *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá GV : Còn đặc điểm nào nữa ? ->Giáo viên vào bài. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾNTHỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là. 1. Mục tiêu: Giúp HS nắm được đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là. 2. Phương thức thực hiện: trình bày sản phẩm của nhóm, hoạt động chung, hoạt động nhóm. 3. Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS. 4. Phương án kiểm tra đánh giá. - HS đánh giá. - GV đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động. * GV chuyển giao nhiệm vụ: - HS đọc vd SGK. Hđ2: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung bài học. Tìm hiểu khái niệm câu trần thuật đơn. - Gv gọi hs đọc các ví dụ trong sgk. ? Em hãy cho biết đoạn văn trên gồm có mấy câu. ( Đoạn văn gồm 9 câu ) ? Ở Tiểu học, các em đã được học các kiểu câu nào phân theo mục đích nói. Câu kể, Câu tả, Câu nêu ý kiến, Câu hỏi ( Nghi vấn ), Câu cảm, Câu cầu khiến. ? Dựa vào kiến thức đã học, hãy phân loại các câu trên theo mục đích nói.( Kt Phân tích các tình huống mẫu, rèn kĩ năng Ra quyết định ) - Hstl-Gvkl: Đoạn văn gồm 9 câu C1:kể; C2: tả; C3: nêu cảm xúc; C4: hỏi; C5: nêu cảm xúc; C6: nêu ý kiến; C7: cầu khiến; C8: nêu cảm xúc; C9: kể. ? Dựa vào khái niệm em hãy cho biết câu nào là câu trần thuật . ? Phân tích cấu tạo của các câu trần thuật vừa tìm được? - Hstl-Gvkl và ghi ý cơ bản lên bảng: ? Trong các câu trên câu nào chỉ có một cụm C-V? - Hstl-Gvkl: Câu 1,2,9 là câu chỉ có một cụm C-V nên đó là câu trần thuật đơn . Còn câu 6 là câu có 2 cụm C-V nên không được coi là câu trần thuật đơn.( Câu trần thuật ghép). ? Em hãy cho biết thế nào là câu trần thuật đơn? Câu trần thuật đơn dùng để làm gì? Câu trần thuật đơn dùng để giới thiệu: Bạn Giang / là người Nghĩa Hồ - Hstl theo ghi nhớ sgk/101. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP . Hoạt động 3: Luyện tập 1. Mục tiêu: - Vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập. - Củng cố lại lí thuyết đã học. 2. Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân. 3. Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của cá nhân trên bảng phụ, câu trả lời của HS. 4. Phương án kiểm tra đánh giá. - HS đánh giá. - GV đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động. Bài 1. * GV chuyển giao nhiệm vụ: - HS đọc bài tập - Mỗi em lên bảng làm một câu .- HS làm vào vở bài tập *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: Nghe câu hỏi, làm việc cá nhân và trình bày sản phẩm trên bảng phụ. - Dự kiến sản phẩm: a. Bóng tre //trùm lên âu yếm làng bản, xóm thôn.Þ Câu miêu tả - ...Thấp thoáng// mái đình, mái chùa cổ kính. Þ Câu tồn tại - ...Ta// gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. Þ Câu miêu tả b. - ...Có// cái hang của dế Choắt. Þ Câu tồn tại - .. Tua tủa //những mầm măng. Þ Câu tồn tại - Măng //chồi lên nhọn hoắt như một cái gai khổng lồ. Þ Câu miêu tả *Báo cáo kết quả *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá - Gv chốt. Bài 2. * GV chuyển giao nhiệm vụ: - Gọi HS xác định yêu cầu của bài tập GV hd: - Độ dài: 5 - 7 câu - Nội dung: Tả cảnh trường em - Kĩ năng: có sử dụng các kiểu câu: + Câu trần thuật đơn có từ là + Câu trần thuật đơn không có từ là. +Câu miêu tả và câu tồn tại. *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: Nghe câu hỏi, làm việc cá nhân và trình bày sản phẩm. - Dự kiến sản phẩm: VD: Trường em nằm ở trung tâm thành phố. Giữa những tòa nhà cao tầng, trường chúng em trở nên gọn gàng xinh xắn. Mỗi sáng đi học, từ xa em đã thấy ánh bình minh thoa một màu hồng phấn lên cả bức tường chính đông. Dưới mái vòm cửa đông, nhộn nhịp những cô cậu HS. *Báo cáo kết quả *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá - Gv chốt. Bài 3. *Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên: đọc yêu cầu bài 3 và thực hiện ở nhà. - Học sinh tiếp nhận. *Học sinh thực hiện nhiệm vụ - Dự kiến sản phẩm - Từ ghép: muôn mgàn, cây lá, tre nứa, thân mật, mấy chục, mầm non, xanh tốt,, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí. - Từ láy: thân thuộc, ngút ngànm, đâu đâu, mộc mạc, nhũn nhặn, cuứng cáp, dẻo dai. - Có cặp từ gần nghĩa: Vũng chắc - cúng cáp; giản dị - mộc mạc. *Báo cáo kết quả: ở tiết học sau. *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG. 1. Mục tiêu: - Giúp học sinh vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để phát hiện và giải quyết tình huống trong cuộc sống. - Biết chuyển từ câu chủ động sang câu bị động và ngược lại. 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động cặp đôi 3. Sản phẩm hoạt động: Trình bày miệng. 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: - HS đánh giá - GV đánh giá 5. Tiến trình hoạt động *Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ Nhìn ảnh, đặt câu *Học sinh thực hiện nhiệm vụ - Dự kiến sản phẩm *Báo cáo kết quả *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO. 1. Mục tiêu: - Giúp học sinh tiếp tục tìm hiểu trong cuộc sống những kiến thức liên quan đến bài học cũng như lòng ham mê học tập suốt đời. - HS sưu tầm những đoạn văn, đoạn thơ mà em thích có liên quan đến câu miêu tả, câu tồn tại. 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân 3. Sản phẩm hoạt động: Trình bày miệng ở tiết học sau. 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: - HS đánh giá - GV đánh giá 5. Tiến trình hoạt động *Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ - Học bài, thuộc ghi nhớ. - Hoàn thiện bài tập. - Tìm những câu TTĐ ko có từ “là” trong văn bản Cây tre Việt Nam - Chuẩn bị tiết: Chữa lỗi về CN và VN. *Học sinh thực hiện nhiệm vụ - Dự kiến sản phẩm *Báo cáo kết quả ở giờ học sau *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá. * Chuẩn bị: “ Câu TTĐ có từ “ là”. I/ Câu trần thuật đơn là gì? 1) Ví dụ 2) Nhật xét - Các câu 1, 2, 6, 9 dùng để kể, tả, nêu ý kiến -> gọi là câu trần thuật. - Cấu tạo các câu trần thuật: + C1: Tôi/ đã hếch răng lên, xì một C V hơi rõ dài C2: Tôi/ mắng C V C6: Chú mày/ hôi như cú mèo thế C V này,/ ta/ nào chịu được C V C9: Tôi/ về không một chút bận tâm. C V " Câu 1,2,9 là câu chỉ có một cụm C-V nên gọi là câu trần thuật đơn. 2) Ghi nhớ ( Sgk-101 ) 3/ Luyện tập: 1)Bài tập1: Xác định câu trần thuật đơn: C1: Dùng để tả cảnh. C2: Dùng để nêu ý kiến, nhận xét. Các câu còn lại là câu trần thuật ghép. 2) Bài tập 2: Các câu trên thuộc loại câu nào và tác dụng của nó. a, Dùng để giới thiệu nhân vật. b, Dùng để giới thiệu nhân vật. c, Dùng để giới thiệu nhân vật. 3) Bài tập 3: Cả ba ví dụ đều giới thiệu nhân vật phụ trước, rồi từ những việc làm của nhân vật phụ mới giới thiệu và miêu tả hoạt động của nhân vật chính. 4) Bài tập 4: Ngoài tác dụng giới thiệu, các câu trên còn có nhiệm vụ miêu tả hoạt động của các nhân vật. 5)Bài tập 5: Viết chính tả( nhớ- viết) Gv cho hs nhắc lại nội dung bài học IV. BT vận dụng: Gv dặn hs về nhà học bài và chuẩn bị bài Câu trần thuật đơn có từ là. V. BT bổ sung. Tuần 29 Tiết 115 CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN CÓ TỪ “ LÀ ‘ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức:Nắm được khái niệm, đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ “ l
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_mon_ngu_van_lop_6_chuong_trinh_hoc_ki_ii.docx