Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 11 - Năm học 2019-2020

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 11 - Năm học 2019-2020

A.Mục tiêu

1.Kiến thức:

- HS nắm chắc kiến thức đã học về văn tự sự: chủ đề, dàn bài, đoạn văn, lời kể và ngôi kể trong văn tự sự.

- Nắm được yêu cầu của việc kể một câu chuyện; Biết trình bày diễn đạt để kể một câu chuyện của bản thân.

2.Kĩ năng:

- Biết lập dàn ý và trình bày rõ ràng, mạch lạc một câu chuyện của bản thân trước lớp.

-Thực hành kể lại một câu chuyện trước tập thể.

3. Tư duy: phát triển tư duy phân tích và tổng hợp; tư duy ngôn ngữ

4. . Định hướng phát triển năng lực Học sinh: rèn HS năng lực tự học ( thực hiện tốt nhiệm vụ soạn bài ở nhà, tập thuyết trình), năng lực giải quyết vấn đề (phân tích tình huống, phát hiện và nêu được các tình huống có liên quan, đề xuất được các giải pháp để giải quyết tình huống), năng lực sáng tạo ( áp dụng kiến thức đã học về văn tự sự để giải quyết đề bài),năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói, khi tạo lập văn bản; năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài học.

3. Thái độ: Có ý thức tự giác, tích cực trong học tập, ý thức mạnh dạn ,tự tin trước tập thể.

* Các nội dung tích hợp

GD KNS: Suy nghĩ, thảo luận để câu chuyện phù hợp với mục đích giao tiếp.

- GD bảo vệ MT: Ra đề bài về chủ đề môi trường bị thay đổi.

- GD đạo đức: Qua những ví dụ thực tiễn, giáo dục lòng nhân ái, sự khoan dung, tình yêu quê hương, yêu người thân => GD giá trị sống: TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRUNG THỰC, KHOAN DUNG, ĐOÀN KẾT, HỢP TÁC.

 

doc 16 trang tuelam477 3530
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 11 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/10/2019
Tuần 11- Tiết 41
Tập làm văn 
LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN
___________
A.Mục tiêu 
1.Kiến thức:
- HS nắm chắc kiến thức đã học về văn tự sự: chủ đề, dàn bài, đoạn văn, lời kể và ngôi kể trong văn tự sự.
- Nắm được yêu cầu của việc kể một câu chuyện; Biết trình bày diễn đạt để kể một câu chuyện của bản thân.
2.Kĩ năng:
- Biết lập dàn ý và trình bày rõ ràng, mạch lạc một câu chuyện của bản thân trước lớp.
-Thực hành kể lại một câu chuyện trước tập thể.
3. Tư duy: phát triển tư duy phân tích và tổng hợp; tư duy ngôn ngữ
4. . Định hướng phát triển năng lực Học sinh: rèn HS năng lực tự học ( thực hiện tốt nhiệm vụ soạn bài ở nhà, tập thuyết trình), năng lực giải quyết vấn đề (phân tích tình huống, phát hiện và nêu được các tình huống có liên quan, đề xuất được các giải pháp để giải quyết tình huống), năng lực sáng tạo ( áp dụng kiến thức đã học về văn tự sự để giải quyết đề bài),năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói, khi tạo lập văn bản; năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài học.
3. Thái độ: Có ý thức tự giác, tích cực trong học tập, ý thức mạnh dạn ,tự tin trước tập thể.
* Các nội dung tích hợp
GD KNS: Suy nghĩ, thảo luận để câu chuyện phù hợp với mục đích giao tiếp.
- GD bảo vệ MT: Ra đề bài về chủ đề môi trường bị thay đổi.
- GD đạo đức: Qua những ví dụ thực tiễn, giáo dục lòng nhân ái, sự khoan dung, tình yêu quê hương, yêu người thân => GD giá trị sống: TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRUNG THỰC, KHOAN DUNG, ĐOÀN KẾT, HỢP TÁC. 
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 
- Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (máy chiếu)
 - Học sinh: đọc những tài liệu liên quan và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.
C.Phương pháp:
1.Phương pháp: dạy học theo nhóm, PP giải quyết một vấn đề, PP dự án, PP nghiên cứu trường hợp điển hình.
2.Kỹ thuật dạy học: 
+ Động não: 
+ Thực hành có hướng dẫn kể lại câu chuyện trước tập thể.
D. Tiến trình dạy học:
1.Ổn định tổ chức:
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
Vắng
/10/2019
6a2
44
/10/2019
6A3
44
2.Kiểm tra bài cũ: ( GV kết hợp kiểm tra trong giờ luyện nói)
*HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (1')
- Mục tiêu: Đặt vấn đề tiếp cận bài học
- Phương pháp: Vấn đáp , thuyết trình
- Kĩ thuật:Động não, trình bày một phút, nêu và trả lời câu hỏi.
? Để việc giao tiếp bằng ngôn ngữ trong cuộc sống hàng ngày đạt hiểu quả cao hơn chúng ta phải làm gì?
-Thường xuyên luyện nói trước tập thể, trước gương... 
*HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 10')
- Mục tiêu: Củng cố những kiến thức về văn tự sự, chủ đề, dàn bài, đoạn văn.
 HS thực hành tìm hiểu đề, lập dàn ý 
- Phương pháp: Vấn đáp , thuyết trình,thảo luận nhóm
- Kĩ thuật:động não,giao nhiệm vụ, trình bày một phút, nêu và trả lời câu hỏi,chia nhóm
Hoạt động của GV-HS
Nội dung cần đạt
?
?
?
?
?
?
?
?
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức
Nhắc lại những kiến thức đã học về thể loại tự sự ?
- Văn tự sự là kể một chuỗi các sự việc từ đầu đến cuối, có ý nghĩa.
- Chủ đề : vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đề cập tới trong văn bản.
- Dàn bài : 3 phần
+ Mở bài: giới thiệu chung về nhân vật và sự việc.
+ Thân bài: kể diễn biến của sự việc.
+ Kết bài: kể kết cục sự việc.
- Đoạn văn : Là một phần trong văn bản được tính từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ dấu chấm xuống dòng; đoạn văn thường có 1 câu chủ đề nêu ý chính của đoạn văn.
- Lời văn : kể người, kể việc
- Kể người: giới thiệu tên, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng, ý nghĩa nhân vật.
- Kể việc: kể hành động, việc làm, kết quả và sự thay đổi do hành động đó đem lại.
- Ngôi kể : ngôi thứ nhất, ngôi thứ ba
Ưu, nhược điểm của những ngôi kể đó?
- Ngôi thứ nhất: người kể hiện diện, xưng “tôi”
-> có tính chủ quan, kể trực tiếp những gì mình thấy, mình trải qua, trực tiếp nói ra suy nghĩ, tình cảm của mình.
- Ngôi ba: người kể giấu mình, gọi tên nhân vật bằng tên của chúng-> có tính khách quan, kể linh hoạt, tự do...
- Thứ tự kể : kể xuôi, kể ngược
I. Củng cố kiến thức
Khái niệm văn tự sự
Chủ đề
Dàn bài
Đoạn văn
Lời kể
Ngôi kể
Thứ tự kể
Hoạt động 2: Luyện tập
G
?
Chiếu đề bài.
Tìm hiểu đề bài đã cho?
Kiểu bài : Tự sự (đời thường)
Nội dung : một chuyến đi thăm thành phố 
Phạm vi : thực tế bản thân
II. Luyện tập
Đề bài
Em hãy kể về một chuyến ra thăm thành phố.
?
Thân bài em đề cập đến những vấn đề nào ?
- Tâm trạng, cảm xúc: xốn xang, háo hức.
- Quang cảnh chung ở thành phố: xe cộ, phố xá, ...
- Thăm một số danh thắng, địa điểm nổi tiếng.
?
Phần kết bài em sẽ nêu như thế nào ?
- GV gợi ý giúp HS hoàn chỉnh dàn bài.
- HS trình bày theo nhóm -> nhận xét, đánh giá bài của bạn.
?
Trình bày dàn bài mà em đã chuẩn bị?
H trình bày.
G chiếu dàn bài tham khảo
1. Dàn bài
a-Mở bài 
- Lý do ra thành phố, đi với ai, 
b- Thân bài 
- Cảm xúc vui, náo nức trước chuyến đi.
- Quang cảnh chung ở thành phố: xe cộ đông, phố xá nhộn nhịp, các tòa nhà lớn, hiện đại,...
- Đi thăm một số địa danh nổi tiếng:
c- Kết bài 
- Cảm nghĩ vê chuyến đi.
* HOẠT ĐỘNG : VẬN DỤNG, LUYỆN TẬP ( 28')
- Mục tiêu: củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm
- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình
- Kĩ thuật:động não,phân tích,tổng hợp, hợp tác, trình bày một phút, viết sáng tạo
Hoạt động 4: Luyện nói một vấn đề trước tập thể
?
Nêu những yêu cầu của một bài nói trước lớp?
- Ngữ điệu, âm lượng
- Tác phong
- Nội dung
2. Luyện nói 
G
Chia 3 dãy ( 3 tổ ) cho HS tự kể - Đối chiếu với dàn bài -> Nhận xét.
Gọi HS kể trước lớp.
-> GV nhận xét, cho điểm
* HOẠT ĐỘNG : MỞ RỘNG, SÁNG TẠO (1')
- Mục tiêu: mở rộng kiến thức, tích hợp nội dung bài học
- Phương pháp: vấn đáp
-Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, trình bày 1 phút 
* Tích hợp gáo dục đạo đức
? Qua bài luyện nói, bày tỏ tình cảm của mình với quê hương đất nước ?
? Em mong muốn điều gì với quê hương mình?
? Tìm 1 câu thơ, ca dao, ca ngợi tình yêu quê hương?
- Qua việc kể về kỉ niệm (chuyến về quê, đi thăm thành phố,...), các em thêm yêu quê hương, đất nước, con người.....
- Anh đi anh nhớ quê nhà
 Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
Nhớ ai....
 ( ca dao)
 4.Củng cố (2p) 
 ? Qua tiết học em rút ra được kinh nghiệm gì cho bản thân để có một bài thuyết trình hay trước tập thể
HS, nhận xét, gv khái quát bổ sung
5. Hướng dẫn về nhà ( 3p)
- Ôn lại lý thuyết văn tự sự - Tiếp tục luyện nói bài viết tại nhà, đứng trước gương.
* Chuẩn bị tổng kết chủ đề
- Tổng kết lại nội dung, ý nghĩa và nét đặc sắc về nghệ thuật của 3 văn bản.
+ Soạn bài các câu hỏi theo nội dung phiếu học tập
GV phát phiếu học tập cho HS.
PHIẾU HỌC TẬP
GV hướng dẫn HS 
*/ Chuẩn bị cho tiết học sau:
Dạng 1: Viết đoạn văn kết hợp tự sự và miêu tả để kể hoặc lại một sự việc hoặc một hình ảnh trong truyện.
( VD: tả lại con voi, tả lại hình ảnh con ếch, tả lại hình ảnh 5 ông thầy bói phán về voi..)
 Dạng 2 Kể sáng tạo: hình dung một tình huống mới cho truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng. Để làm dạng bài này các em cần nắm thật chắc chắn các sự việc chính và tình huống nảy sinh câu chuyện.
 Dạng 3: Chuyển thể tác phẩm thành hoạt cảnh
Chia lớp thành 2 nhóm: Nhóm 1: Thể hiện hoạt cảnh ” Thầy bói xem voi”; nhóm 2 thể hiện hoạt cảnh ” Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”.
Để thể hiện thành công 2 hoạt cảnh, GV cần cử nhóm trưởng của mỗi nhóm.
Nhóm trưởng có nhiệm vụ tập hợp các thành viên trong tổ, nghiên cứu 
Kịch bản dựa trên cơ sở là văn bản có sẵn trong sách giáo khoa, sau đó phân công vai diễn cho các thành viên. Cụ thể hoạt cảnh ” Thầy bói xem voi” có 6 vai là 5 ông thầy bói và con voi; hoạt cảnh ” Chân, Tay, Tai, Mắt, Miêng” có 5 vai là: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng. Sau đó nhóm sẽ lên lịch để tập kịch.
Lưu ý: + Khi chuyển thể văn bản thành hoạt cảnh, các vai diễn phải thật tự nhiên, thể hiện đúng tính cách của nhân vật qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động. 
 + Ngoài ra các em chú ý hoạt cảnh ” Thầy bói xem voi” có một đạo cụ rất quan trọng là con voi. Nếu như không mượn được mô hình lớn của con voi thì các em cần phải có 2 người đóng làm con voi, chuẩn bị kĩ càng các bộ phận của voi.Trong quá trình tập luyện, các nhóm có thể nhờ đến sự giúp đỡ của giáo viên.
 + Trước khi tiết học luyện tập diễn ra 2 ngày, GV sẽ kiểm tra lại toàn bộ sự chuẩn bị của 2 nhóm.
Thời gian cho mỗi hoạt cảnh tối đa là 10 phút.
E. Rút kinh nghiệm
KO HỌC - SOẠN TRONG TIẾT CHỦ ĐỀ
Ngày soạn: 28/10/2015
Tuần 11- Tiết 42
Đọc thêm: Văn bản
 CHÂN, TAY, TAI, MẮT, MIỆNG
(Truyện ngụ ngôn)
A.Mục tiêu 
1.Kiến thức:
- Thấy được đặc điểm thể loại của truyện ngụ ngôn trong văn bản Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
- Thấy được nét đặc sắc của truyện: cách kể ý vị với ngụ ý sâu sắc khi đúc kết bài học về sự đoàn kết.
2.Kĩ năng:
*Kĩ năng bài dạy: Biết cách
- Đọc- hiểu văn bản truyện ngụ ngôn theo đặc trưng thể loại.
- Phân tích, hiểu ngụ ý của truyện.
- Kể lại được truyện.
*Kĩ năng sống:
+ Tự nhận thức giá trị tinh thần, trách nhiệm, sự đoàn kết tương thân, tương ái trong cuộc sống.
+ Ứng xử có trách nhiệm và có tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái.
+ Giao tiếp/ phẩn hồi, lắng nghe tích cực, trình bày ý tưởng, cảm nhận của bản thân về bài học trong truyện. 
3. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh:
- Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,Năng lực thẩm mỹ, Năng lực giao tiếp, Năng lực hợp tác,Năng lực tư duy tổng hợp
- Năng lực hoạt động và tổ chức hoạt động,Năng lực tổ chức và quản lý cuộc sống gia đình, Năng lực tự nhận thức và tích cực hóa bản thân, Năng lực khám phá và sáng tạo
4.Thái độ:
- Giáo dục tinh thần sống đoàn kết, chan hòa với mọi người trong tập thể. 
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên: Soạn GA theo chuẩn kiến thức-kĩ năng, nghiên cứu SGK và những tư liệu có liên quan.bảng phụ, máy chiếu...
2. Học sinh: soạn bài, chuẩn bị câu hỏi theo sự hướng dẫn của giáo viên.
C.Phương pháp:
1.Phương pháp: dạy học theo nhóm, PP giải quyết một vấn đề, PP dự án, PP nghiên cứu trường hợp điển hình.
2.Kỹ thuật dạy học:
+ Động não, thảo luận nhóm, hỏi trả lời, tóm tắt tài liệu, giao nhiệm vụ.
 D. Tiến trình dạy học:
1.Ổn định tổ chức:
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
Vắng
2/11
6A2
37
2/11
6A3
37
2.Kiểm tra bài cũ:kiểm tra 15 phút
 + Năng lực tự học- Năng lực tư duy tổng hợp
Đề bài:
Câu1. (1,5 điểm)Khoanh tròn vào đáp án đúng
 Truyện ngụ ngôn là 
A.Là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần,
B. Mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người
C. Nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
D.Truyện kết thúc có hậu, phản ánh mơ ước của nhân dân.
Câu 2(1,5 điểm). Kể tên các văn bản truyện ngụ ngôn đã học
A................................................
B..................................................
C..................................................
D...................................................
E.....................................................
 Câu3(5,0điểm). Giải thích ý nghĩa câu thành ngữ" Thầy bói xem voi".Tìm một câu thành ngữ có ý nghĩa tương tự như câu trên ?
 Câu 4(2,0điểm).Em nhận xét, đánh giá về lực học môn văn của bạn Hưng lớp 6a2 trong năm học qua? Vì sao chọn cách đánh giá đó?
 Đáp án:
Câu hỏi
Nội dung
Biểu điểm
Câu1. 
(1,5 điểm)
Khoanh tròn vào đáp án đúng
 Truyện ngụ ngôn là 
A.Là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần,
B. Mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người
C. Nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
1,5 
Câu 2
(1,5 điểm).
Các văn bản truyện ngụ ngôn đã học:
A.Ếch ngồi đáy giếng.
B.Thầy bói xem voi.
 C.Đọc thêm: Chân,Tay,Tai,Mắt, Miệng.
1,5 
Câu 3
(4,0điểm)
Những bài học được rút ra từ câu chuyện.
* Ý nghĩa câu thành ngữ:-phê phán những kẻ chủ quan, phiến diện, nhận xét đánh giá sự vật sự việc chưa đến nơi đến chốn
Chưa toàn diện.
- Vd:Thấy cây mà chẳng thấy rừng( câu tương tự)
2,0
2,0
Câu4:
(2,0điểm)
Muốn hiểu chính xác về học lực môn văn của bạn Hưng lớp 6a2 trong trong năm học qua ? 
- Em căn cứ vào tất cả các bài kiểm tra trong một năm học 
( Bài kiểm tra miệng, 15 phút, 45 phút, 90 phút, học kì)......
Vì: Muốn hiểu đúng sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện.
2,0
3.Giảng bài mới:
Chân, tay, tai, mắt, miệng... là những bộ phận khác nhau của cơ thể con người. Mỗi bộ phận đều có nhiệm vụ riêng nhưng lại chung mục đích đảm bảo sự sống cho cơ thể. Không hiểu điều sơ đẳng này các nhân vật Chân, Tay, Tai, Mắt, đã bất bình với lão Miệng, đã đình công và chịu hậu quả đáng buồn, may mà kịp thời cứu được. 
 Đó chính là nội dung của truyện ngụ ngôn “Chân, Tay..” chúng ta cùng tìm hiểu. 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu chung về văn bản
Năng lực giải quyết vấn đề 
?.Truyên Tay, Chân, Tai, Mắt Miệng thuộc thể loại truyện dân gian nào em đã học?.
- Truyện ngụ ngôn.
?. Trình bày lại khái niệm về truyện ngụ ngôn?
- Hs trình bày.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc, hiểu- phân tích văn bản 
Phương pháp.
- Đọc diễn cảm, nêu vấn đề, vấn đáp kết hợp với giảng bình, thảo luận nhóm.
- Có thể đọc phân vai - Theo các vai nhân vật
? Em hãy đọc đoạn văn theo cách của mình? (Trải nghiệm sáng tạo)
Giọng đọc cần sinh động và có sự thay đổi thích hợp với từng nhân vật và từng đoạn. Đoạn đầu mang giọng than thở, bất mãn. Đoan 4, nhân vật đến gặp lão Miệng có giọng hăm hở, nóng vội. 
Đoạn kết giọng uể oải, lờ đờ.
Chú ý phân biệt giọng của các nhân vật :
- Cô Mắt : ấm ức
- Cậu Chân, Tay : bực bội, đồng tình
- bác Tai : ba phải
- Lão Miệng : bị động, lúng túng
+HS đọc truyện
?. Em hãy tóm tắt truyện bằng lời văn của mình
(Trải nghiệm sáng tạo)
- Hs tóm tắt.
A.Hướng dẫn tìm hiểu chung:
* Thể loại: Truyện ngụ ngôn.
B.Hướngg dẫn đọc-hiểu văn bản:
1.Đọc-chú thích:
* Tóm tắt Vb:
?. Truyện viết theo phương thức biểu đạt nào?.
- tự sự.
giải thích một số từ khó : hăm hở, nói thẳng, ăn không ngồi rồi.
?Truyện kể về việc gì? Theo em bố cục của truyện “Chân, Tay....” ntn? Nội dung từng phần? 
- 2 phần:
 + Từ đầu đến “kéo nhau về”: cuộc đình công. 
 + Còn lại: Kết quả cuộc đình công. 
?Cho biết truyện có mấy nhân vật, đó là những nhân vật nào?
- Truyện có 5 nhân vật
?Có gì độc đáo trong hệ thống nhân vật của truyện?
- 5 Nhân vật đều là những bộ phận cơ thể người
-> Cách đặt tên nhân vật độc đáo : lấy tên các bộ phận của cơ thể người để dặt tên cho từng nhân vật
?Tại sao lại gọi là Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng ?(Quan sát tranh)
- Đây là biện pháp nhân hoá- ẩn dụ thường gặp trong truyện ngụ ngôn. Cách xưng hô đối với từng nhân vật có dụng ý :
 cô mắt duyên dáng, dịu dàng; 
cậu Chân, Tay quen làm việc nhiều nên trai tráng, khoẻ mạnh
Bác Tai chuyên lắng nghe nên chín chắn
Miệng vốn bị tất cả ghét nên được gọi là lão.
?Vậy cách ngụ ngôn ở truyện này là gì?
- Ngụ ngôn bằng cách : mượn truyện các bộ phận cơ thể người để nói chuyện con người
Gv chia lớp thành bốn nhóm thảo luân
 Năng lực tư duy tổng hợp- năng lực hợp tác
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
 GV:Phát phiếu học tập
Nhóm 1,2: Nêu sự việc chính của truyện, vì sao cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay so bì với lão Miệng?. Hậu quả của sự việc đó là gì?.
Nhóm 3,4: Truyện mượn các bộ phận của cơ thể người để nói chuyện con người. Có thể ví cơ thể người như một tổ chức, một cộng đồng,..vv mà Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là những cá nhân trong tổ chức, cộng đồng ấy. Từ mối quan hệ này, truyện nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người ta điều gì?.
- Mỗi nhóm cử đại diện trình bày. Gv chốt kiến thức.
Đáp án .
Kĩ thuật động não
Nhóm 1,2:
- Sự việc chính của truyện: Chân, Tay, Tai, Mắt đình công đòi bình đẳng trong việc hưởng thụ với lão Miệng.
- Nguyên nhân: Cô Mắt bác Tai , cậu Chân , cậu Tay so bì với lão Miệng vì đến một ngày nọ, họ nhận thấy rằng họ phải làm việc mệt nhọc quanh năm, còn lão Miệng chẳng làm gì cả, chỉ ngồi ăn không.
- Rõ ràng là nếu chỉ nhìn bên ngoài của từng bộ phận thì thấy: Mắt phải nhìn, Tai phải nghe, Tay phải làm, Chân phải đi chỉ có Miệng được ăn. Cứ theo cách ấy thì bốn nhân vật đó phải phục vụ cho miệng, còn Miệng được hưởng thụ tất cả.
- Bốn nhân vật trên so bì với lão Miệng vì mới chỉ thấy vẻ bề ngoài đó, mà chưa nhìn thấy sự thống nhất chặt chẽ bên trong: nhờ Miệng ăn mà cơ thể mới được nuôi dưỡng khỏe mạnh.
GV:Xưa nay, phàm những người ít chịu suy nghĩ chỉ nghi ngờ, ghen tị. Họ hầu như chỉ thấy những gì mình làm cho người khác mà rất ít khi chịu thấy những gì người khác đã làm cho mình. 
Lập luận của cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai xuất phát từ những biểu hiện bề ngoài: Mắt phải nhìn, Tay phải làm, Chân phải đi, Tai phải nghe... Tất cả dường như đều phải phục vụ cho Miệng, và theo họ – Miệng chỉ việc hưởng thụ, chẳng phải làm gì.
GV:Từ suy nghĩ đó dẫn đến việc làm... dẫn đến hậu quả gì? tác hại đến với cả 5 ng hay chỉ với một người - lão miệng.
-Hậu quả: Lão Miệng bị trừng trị: "nhợt nhạt cả môi". Những kẻ đình công cũng bị trừng phạt: cả bọn mệt mỏi, rã rời; cậu Chân, Tay không cất lên nổi mình, cô Mắt lờ đờ, bác Tai lúc nào cũng ù ù.
Gv chốt kiến thức ghi bảng:
Nhóm 3.4:
- Đóng góp của mỗi cá nhân với cộng đồng khi họ thực hiện chức năng của mình.
- Hành động, ứng xử của mỗi người vừa tác động đến chính họ vừa tác động đến tập thể.
Gv chốt kiến thức, ghi bảng
Gd Kĩ năng nhận thức,
Kĩ thuật cặp đôi chia sẻ
HĐN/bàn( Năng lực hợp tác)
?. Truyện khuyên nhủ, răn dạy con người ta điều gì?.
- Trong một tập thể, mỗi thành viên không sống tách biệt mà phải nương tựa vào nhau, gắn bó với nhau để cùng tồn tại; do đó phải biết hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau,
Hướng dẫn tổng kết:
?Nội dung-ý nghĩa văn bản?
Kĩ thuật trình bày một phút
?. ?.Nê ? ?Nêu những đặc sắc về nghệ thuật của truyện ?
 *NL tư duy tổng hợp
-- -Sử dụng nghệ thuật ẩn dụ (mượn các bộ phận của cơ thể để nói chuyện con người.
Gv i hs đọc ghi nhớ.
 GV: GV:Truyện xd với các tình tiết rất hợp lí , cô mắt hay quan sát ... phát hiện ra lão miệng... 
Bác Tai là người nhận ra sai lầm của cả bọn. 
"Lão Miệng không ăn chúng ta cũng bị tê liệt"; Lão Miệng có ăn chúng ta mới khoẻ được. 
-> thể hiện mối quan hệ thống nhất chặt chẽ không tách rời giữa các bộ phận trong cơ thể ngưòi
Hoạt động 3: Hướng dẫn Hs luyện tập 
+ Năng lực tư duy tổng hợp.- năng lực hợp tác
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
HĐN/ bàn GV phát phiếu học tập
?Hình ảnh “ cơ thể con người”, ''từng bộ phận trong cơ thể con người" là hình ảnh ẩn dụ. chỉ ra ý nghĩa ẩn dụ trong những hình ảnh đó?
+“ cơ thể con người”: cộng đồng xã hội,một tổ chức, một tập thể.
+''từng bộ phận trong cơ thể con người": Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là những cá nhân trong tổ chức cộng đồng đó
=>Mỗi cá nhân không thể tồn tại nếu tách khỏi mối quan hệ mật thiết với cộng đồng. Mỗi cộng đồng đều có tổ chức, mối quan hệ liên đới chặt chẽ, tự quy định chức năng thích hợp.
- Sống trong cộng đồng, cần có tinh thần "mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người".
? Em hãy kể một số ví dụ trong lớp em, lớp bạn bên cạnh, gia đình em trong cuộc sống hàng ngày, có nội dung tương tự như chuyện (Chân Tay ....) tác hại là gì?
Gợi Ý : Trong lĩnh vực; Học tập, lao động....
HS tự do....
*Trải nghiệm sáng tạo
Hoạt ?.Nhắc lại định nghĩa về truyện ngụ ngôn và tên các truyện ngụ ngôn đã học?
Năng lực tư duy tổng hợp
Định nghĩa truyện ngụ ngôn
Tên truyện
Là loại kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, 
nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
- Ếch ngồi đáy giếng.
- Thầy bói xem voi.
- Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
?Em biết những truyện ngụ ngôn nào hoặc những câu nói nào có ý nghĩa tương tự truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng?
- Lục súc tranh công 
- Mình vì mọi người, mọi người vì mình.
- Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết
-Bầu ơi thương ......
-Anh em như thể tay....
+ Năng lực tư duy tổng hợp.
? Phát động phong trào thi đua chào mừng 20/11. Em hãy liên hệ vai trò của mỗi thành viên trong lớp với tập thể của lớp mình? Để trở thành một tập thể vững mạnh thì mối quan hệ của các thành viên trong tập thể phải như thế nào?
? Sau khi học song bài này, em học tập được điều gì cho bản thân mình?
HS tự do lập luận....
*Năng lực trải nghiệm sáng tạo
? Hãy thử sáng tác một truyện ngụ ngôn ngắn mà nhân vật là những con vật quen thuộc trong đời sống hàng ngày ?( con vật, hoặc cây cối...) để kể cho các bạn cùng nghe.
 ( Bài tập này HDHS về nhà làm- giờ sau cô kiểm tra)
2.Kết cấu ,bố cục:
- Phương thức biểu đạt: tự sự
- Bố cục:2 phần.
3.Hướng dẫn phân tích:
Nhân vật đều là những bộ phận cơ thể người( Mắt, Chân, Tay, Tai, Miệng)
- Ngụ ngôn:mượn truyện các bộ phận cơ thể người để nói chuyện con người
a. Nguyên nhân xảy ra sự việc :
+ Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng, 
vì tất cả làm việc mệt nhọc, vất vả quanh năm, 
còn lão Miệng không làm gì chỉ ngồi ăn không 
->mọi ngươì đình công.
b. Cuộc đình công và kết quả.
- Họ không làm gì nữa -> trừng phạt lão Miệng.
- Kết quả: Lão Miệng bị trừng trị: "nhợt nhạt cả môi". Những kẻ đình công cũng bị trừng phạt: cả bọn mệt mỏi, rã rời; cậu Chân, Tay không cất lên nổi mình, cô Mắt lờ đờ, bác Tai lúc nào cũng ù ù.
=> Tất cả mệt mỏi, rã rời, không sức sống.
=>nguyên nhân:vì sự suy bì, tị nạnh, chia rẽ nhau
c.Bài học rút ra
- Đóng góp của mỗi cá nhân với cộng đồng khi họ thực hiện chức năng của mình.
- Hành động, ứng xử của mỗi người vừa tác động đến chính họ vừa tác động đến tập thể.
=>cá nhân không thể tách rời khỏi tập thể mà phải nương tựa, gắn bó với nhau để cùng tồn tại.
4.Hướng dẫn tổng kết:
a. Nội dung-ý nghĩa văn bản:
 Truyện nêu bài học về vai trò của mỗi thành viên trong cộng đồng.Vì vậy,mỗi thành viên không thể sống đơn độc,tách biệt mà cần đoàn kết,nương tựa,gắn bó vào nhau để cùng tồn tại và phát triển.
b. Nghệ thuật.
- Sử dụng nghệ thuật ẩn dụ ( mượn các bộ phận của cơ thể để nói chuyện con người.
c. Ghi nhớ( SGK)
C. Luyện tập.
- Định nghĩa về truyện ngụ ngôn
-Kể tên các truyện ngụ ngôn đã học
* Định nghĩa về truyện ngụ ngôn:
+Là loại kể bằng văn xuôi hoặc văn vần
+mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, 
+nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
*Kể tên các truyện ngụ ngôn đã học:
- Ếch ngồi đáy giếng.
- Thầy bói xem voi.
- Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
4.Củng cố:
 + Năng lực tư duy tổng hợp.
? Đây có phải là chuyện có thật không?
- Kể chuyện tưởng tượng nhưng thể hiện mục đích thật là gì?
- Tưởng tượng cách đặt tên mỗi nhân vật, cách xưng hô có phải tuỳ tiện không?( cô..., bác..cậu...)
?Khái niệm truyện ngụ ngôn?
?Truyện ngụ ngôn giống và khác với truyện cổ tích ở điểm nào?
?Sự hấp dẫn của truyện ngụ ngôn là ở các yếu tố nào?
 5.Hướng dẫn học học bài ở nhà:
*Hướng dẫn học ở nhà:
- Đọc kĩ truyện, tập kể diễn cảm chuyện đúng theo trình tự các sự việc.
- Nắm được khái niệm truyện ngụ ngôn và kể tên những truyện ngụ ngôn đã học.
*Chuẩn bị cho bài sau:
- Chuẩn bị bài cụm danh từ.
- Tiết 43: học bài Cụm danh từ; đọc nghiên cứu, trả lời các câu hỏi trong bài - Ôn tập toàn bộ phần tiếng Việt chuẩn bị kiểm tra 45 phút
E.Rút kinh nghiệm :
1. Thời gian: 
2. Kiến thức:
3. Phương pháp: 
4. Chuẩn bị của GV và HS:
KO HỌC SOẠN TRONG TIET CHỦ ĐỀ
Ngày soạn: /10/2019
Tuần 11- Tiết 43
Tiếng Việt
CỤM DANH TỪ
A.Mục tiêu :
1.Kiến thức:
- Thấy được nghĩa của cụm danh từ trong câu.
- Nắm được chức năng cú pháp của cụm danh từ.
- Hiểu được Cấu tạo đầy đủ của cụm danh từ
- Biết được ý nghĩa cảu phụ trước và phụ sau trong cụm DT.
2.Kĩ năng:
*Kĩ năng bài dạy:
- Biết đặt câu có sử dụng cụm danh từ.
*GD KNS: 
- Nhận thức, lắng nghe, hợp tác, giao tiếp.
3. Định hướng phát triển năng lực Học sinh: 
- Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,Năng lực thẩm mỹ, Năng lực giao tiếp, Năng lực hợp tác,Năng lực tư duy tổng hợp
- Năng lực hoạt động và tổ chức hoạt động,Năng lực tổ chức và quản lý cuộc sống gia đình, Năng lực tự nhận thức và tích cực hóa bản thân, Năng lực khám phá và sáng tạo
4.Thái độ: -Tích cực chủ động tìm hiểu kiến thức bài học.Có ý thức sử dụng từ ngữ
chuẩn xác.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 
- GV: Soạn bài theo chuẩn KTKN,SGV, bảng phụ, tư liệu có liên quan....
- HS : Đọc và tìm hiểu phần chuẩn bị theo hướng dẫn của GV 
C. Phương pháp
- PP dạy học nhóm, PP giải quyết vấn đề, PP dự án.
- KT giao nhiệm vụ, Hỏi và trả lời, KT động não, “Trình bày một phút”, Tóm tắt tài liệu theo nhóm,thảo luận nhóm
D. Tiến trình giờ dạy 
1. Ổn định lớp.
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
Vắng
4/11/2015
6a2
37
4/11/2015
6A3
37
2. Kiểm tra bài cũ KT trong giờ học 
 Năng lực tự học
*Câu hỏi:
? Thế nào là danh từ chung, danh từ riêng?Cho ví dụ về danh từ chung và danh từ riêng.
- Danh từ chung: là tên gọi một loại sự vật.
- Danh từ riêng: là tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương.
- Vd:
? Nêu quy tắc viết hoa danh từ riêng? Lấy VD
* Đáp án – Biểu điểm:
- Đối với tên người, địa lí VN, tên địa danh nước ngoài đã được phiên âm qua tiếng Hán Việt: Viết hoa tất cả các chữ cái đầu của mỗi tiếng...3đ
- Tên người và tên địa lí nước ngoài được phiên âm trực tiếp: Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó...3đ
- Lấy VD đúng....4đ 
3.Giảng bài mới:
Giờ trước chúng ta đã tìm hiểu về danh từ chung và danh từ riêng, quy tắc viết hoa danh từ riêng. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu cụm danh từ.....
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm cụm danh từ
* Phương pháp.
- Nêu vấn đề, vấn đáp , thảo luận nhóm, qui nạp.
* Kĩ thuật dạy học.
- Kĩ thuật động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ, kĩ thuật đặt câu hỏi...
Treo bảng phụ Hs đọc
? Các từ ngữ in đậm trong câu bổ sung ý nghĩa cho những từ nào? Tạo thành những tổ hợp từ nào?
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
 - xưa -> ngày ( ngày xưa)
 - hai, ông lão đánh cá -> vợ chồng (hai vợ chồng ông lão đánh cá)
 - một, nát trên bờ biển -> túp lều (một túp lều nát trên bờ biển)
? Hãy xác định phần trung tâm của các cụm từ trên?
- ngày, vợ chồng, túp lều
? Phần trung tâm đó là những từ loại nào?- Danh từ.
? Các từ ngữ phụ trong các cụm từ đó?- xưa, hai, ông lão đánh cá, một, nát trên bờ biển
GV: những tổ hợp trên là do danh từ và một số từ ngữ phụ thuộc tạo thành -> gọi là cụm danh từ.
? Vậy thế nào là cụm danh từ?
- Là loại tổ hợp từ do danh từ và một số từ ngữ phụ thuộc tạo thành.
? So sánh cách nói sau đây:
- túp lều / một túp lều
 DT CDT
- một túp lều / một túp lều nát
 CDT phức tạp
- một túp lều / một túp lều nát trên bờ biển 
 CDT phức tạp hơn.
?Từ phân tích đó em rút ra nhận xét gì về ý nghĩa của cụm danh từ so với nghĩa của một danh từ?
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Nhận xét về nghĩa của cụm danh từ so với nghĩa của danh từ, so với nghĩa của cụm danh từ ngày càng phức tạp.
- Nghĩa của cụm danh từ cụ thể hơn nghĩa của danh từ.
- Cụm danh từ càng phức tạp (càng có nhiều từ ngữ phụ) thì nghĩa của nó càng đầy đủ và chi tiết hơn.
Chốt kiến thức: Cụm DT là gì? Ý nghĩa của một cụm và một DT khi hoạt động 
* Giáo viên yêu cầu HS quan sát lại vd2 (sgk/117)
? Hãy tìm các cụm danh từ trong câu? Xác định danh từ trung tâm trong các cụm danh từ trên?
? Liệt kê các từ ngữ phụ thuộc đứng trước và sau DT trung tâm, sắp xếp chúng thành loại?
- Phụ ngữ đứng trước có 2 loại:
+ cả: chỉ lượng không chính xác, tổng thể (t2) 
+ ba, chín: chỉ số lượng chính xác ( t1)
- Phụ ngữ đứng sau có 2 loại:
+ nếp, đực, sau: đặc điểm sự vật ( S1)
+ ấy : chỉ vị trí sự vật. ( S2)
? Điền các cụm danh từ vào mô hình cụm DT?
? Từ mô hình trên, hãy nêu cấu tạo đầy đủ của CDT? Nêu tác dụng của từng phần trong mô hình? 
- Cụm danh từ đầy đủ: gồm 3 phần
+ Phần trước (từ chỉ số lượng)
+ Phần trung tâm (danh từ)
+ Phần sau (chỉ đặc điểm,vị trí)
? Có phải lúc nào CDT cũng cấu tạo đầy đủ không? - Không, có lúc khuyết phụ trước, có lúc khuyết phụ sau.
* Lưu ý: Cấu tạo của cụm danh từ có thể có đầy đủ cả ba phần có thể vắng mặt phần trước và phần sau, nhưng phần trung tâm bắt buộc phải có, không thể thiếu.
? Đặt 1 cụm danh từ có đầy đủ 6 vị trí trên?
- Tất cả những con mèo đen ấy
* Học sinh đọc ghi nhớ.
Gọi HS đọc và xác định yêu cầu BT
I. Cụm danh :
1.Phân tích ngữ liệu:(T116)
- xưa -> ngày ( ngày xưa)
 - hai, ông lão đánh cá -> vợ chồng (hai vợ chồng ông lão đánh cá)
 - một, nát trên bờ biển -> túp lều (một túp lều nát trên bờ biển)
=> Từ in đậm bổ sung nghĩa :
Ngày, vợ chồng, túp lều 
-> Danh từ trung tâm.
- Xưa, hai, ông lão đánh cá, một, nát trên bờ biển
-> là từ ngữ phụ thuộc( Phụ ngữ)
=> Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ và một số từ ngữ phụ thuộc tạo thành.
* So sánh nghĩa của cụm danh từ và 1 danh từ
- Cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và cấu tạo phức tạp hơn một mình danh từ
* Hoạt động của cụm danh từ:
- Cụm danh từ hoạt động trong câu giống như danh từ.
2. Ghi nhớ:
II. Cấu tạo của cụm danh từ:
1 Phân tích ngữ liệu:
* Tìm các cụm danh từ
+ làng ấy + ba con trâu ấy 
+ ba con trâu đực + chín con
+ ba thúng gạo nếp + năm sau
+ cả làng
*Điền các cụm danh từ vào mô hình cụm DT
Pp trước
Phần trung tâm
Pp sau
t2
t1
T1
T2
S1
S2
 làng
ấy
ba 
thúng
gạo
nếp
ba 
con 
trâu
đực
ba 
con 
trâu
ấy
chín
con 
năm 
sau
cả
làng
Cấu tạo của cụm danh từ 
- có thể có đầy đủ cả ba phần có thể vắng PT và PS, nhưng phần trung tâm bắt buộc phải có, không thể thiếu.
2. Ghi nhớ: sgk/118
Máy chiếu:
PhÇn phô tr­íc
Danh tõ trung t©m
PhÇn phô sau
t 2
t 1
T1
T2
S1
S2
toµn thÓ chØ l­îng c/x -> chØ ®¬n vÞ -> chØ sù vËt -> ®Æc ®iÓm -> vÞ trÝ
* l­u ý HS : trong CDT phÇn TT kh«ng thÓ thiÕu; phÇn phô tr­íc, phô sau cã thÓ v¾ng mÆt mét trong ha

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_ngu_van_lop_6_tuan_11_nam_hoc_2019_2020.doc