Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 14 - Năm học 2019-2020

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 14 - Năm học 2019-2020

A. Mục tiêu :

1. Kiến thức

- Hiểu được đặc điểm của những thể loại truyện dân gian đã học: truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười.

- Hiểu, cảm nhận được nội dung, ý nghĩa và nét đặc sắc về nghệ thuật của các truyện dân gian đã học.

2. Kỹ năng

- So sánh sự giống và khác nhau giữa các truyện dân gian.

- Trình bày cảm nhận về truyện dân gian theo đặc trưng thể loại.

- Kể lại một vài truyện dân gian đã học.

3.Tư duy: phát triển tư duy phân tích và tổng hợp; tư duy ngôn ngữ

 4. Phát triển năng lực: - rèn HS năng lực tự học ( lập sơ đồ tư duy, tập thuyết trình), năng lực giải quyết vấn đề (phân tích tình huống , phát hiện và nêu được các tình huống có liên quan, đề xuất được các giải pháp để giải quyết tình huống), năng lực sáng tạo ( áp dụng kiến thức đã học để giải quyết các yêu cầu trong tiết học),năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói, khi tạo lập đoạn văn ; năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài học, năng lực cảm thụ tác phẩm văn học dân gian.

5.Thái độ: GD thái độ yêu mến, quý trọng, tự hào về bộ phận truyện dân gian trong nền văn học dân tộc.

- GD kĩ năng sống: suy nghĩ, thảo luận để câu chuyện phù hợp với mục đích giao tiếp.

- GD đạo đức:qua những ví dụ thực tiễn, giáo dục lòng nhân ái, sự khoan dung, tình yêu quê hương, yêu con người.

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

- GV: Soạn bài theo chuẩn KTKN,SGV,máy chiếu, bảng phụ, tư liệu có liên quan.

- HS : Đọc và tìm hiểu phần chuẩn bị theo hướng dẫn của GV

C. Phương pháp

- PP dạy học nhóm, PP giải quyết vấn đề, PP dự án.

- KT giao nhiệm vụ, Hỏi và trả lời, KT động não, “Trình bày một phút”, Tóm tắt tài liệu theo nhóm,thảo luận nhóm

 

doc 21 trang tuelam477 3360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 14 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 10/11/ 2019
Tuần 13 - Tiết 53
Tập làm văn KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG 
A. Mục tiêu :
1. Kiến thức
- Hiểu được thế nào là kể chuyện tưởng tượng và vai trò của tưởng tượng trong tự sự. 
- Nắm được đặc điểm của nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm tự sự.
2. Kỹ năng
- Biết cách kể chuyện sáng tạo ở mức độ đơn giản.
3. Tư duy: phát triển tư duy phân tích và tổng hợp; tư duy ngôn ngữ
4. Định hướng phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( có kế hoạch để soạn bài ; hình thành cách ghi nhớ kiến thức, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học), năng lực giải quyết vấn đề (phân tích tình huống, phát hiện và nêu được các tình huống có liên quan, đề xuất được các giải pháp để giải quyết tình huống), năng lực sáng tạo ( áp dụng kiến thức đã học để giải quyết các yêu cầu trong tiết học), năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói; năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài học.
5. Thái độ
- Giáo dục HS tình yêu cuộc sống, biết tưởng tượng những câu chuyện hợp lôgic, đem lại một ý nghĩa nhất định, có ý thức tự giác, tích cực trong học tập. 
* Các nội dung tích hợp:
- Giáo dục kĩ năng sống: suy nghĩ, nhận thức, sáng tạo,thảo luận để câu chuyện phù hợp với mục đích giao tiếp.
- Giáo dục đạo đức:qua những ví dụ thực tiễn, giáo dục lòng nhân ái, sự khoan dung, tình yêu quê hương, yêu con người.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 
- GV: Soạn bài theo chuẩn KTKN,SGV, bảng phụ,máy chiếu, tư liệu có liên quan....
- HS: Đọc và tìm hiểu phần chuẩn bị theo hướng dẫn của GV.Đọc kĩ vb: Chân, Tay, Tai... lục súc tranh công. 
C. Phương pháp
- PP dạy học nhóm, PP giải quyết vấn đề, PP dự án,phương pháp đàm thoại, vấn đáp, thực hành có hướng dẫn, nhóm, KT đặt câu hỏi 
- KT giao nhiệm vụ, Hỏi và trả lời, KT động não, “Trình bày một phút”, Tóm tắt tài liệu theo nhóm,thảo luận nhóm
D. Tiến trình giờ dạy 
1. Ổn định lớp.
Ngày soạn
Lớp
Sĩ số
 Vắng
6a2
44
6a3
43
2. Kiểm tra bài cũ : 
? Thế nào là kể chuyện đời thường? Nêu ví dụ về một số đề bài kể chuyện đời thường? Nêu các bước làm bài văn tự sự?
* Yêu cầu:
- Trình bày được khái niệm kể chuyện đời thường (Ghi nhớ - sgk).
- Nêu được ví dụ về kể chuyện đời thường.
- Các bước làm bài : 4 bước (tìm hiểu đề - tìm ý, lập dàn ý, viết bài, sửa lỗi).
*HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (1')
- Mục tiêu: Đặt vấn đề tiếp cận bài học
- Phương pháp: Vấn đáp , thuyết trình
- Kĩ thuật:Động não, trình bày một phút, nêu và trả lời câu hỏi.
Máy chiếu : một đoạn truyện cổ tích- một đoạn truyện xảy ra trong đời sống thường ngày
? H Nhận xét nội dung chuyện, cách kể có gì khác nhau, kể chuyện tưởng tượng đòi hỏi những yêu cầu gì ?
Bài học hôm nay giúp các em trả lời các câu hỏi đó.
*HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 25')
- Mục tiêu: HS hiểu được kiểu bài văn kể chuyện tưởng tượng, các đặc điểm cơ bản
- Phương pháp: Vấn đáp, phân tích mẫu, nêu và giải quyết vấn đề,thuyết trình,thảo luận nhóm
- Kĩ thuật:động não,giao nhiệm vụ, trình bày một phút, nêu và trả lời câu hỏi,chia nhóm
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
?
H
?
 Bằng hiểu biết của mình, em hãy cho biết thế nào là kể chuyện tưởng tượng?
-không phải là sao chép, không phải kể cái có sẵn trong sách,, hay người thật việc thật trong đời sống, mà dùng trí tưởng tượng để kể một câu chuyện sáng tạo.
* Học sinh đọc bài tập trong SGK(130)
Tóm tắt câu truyện "Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng"?
- Chân, Tay, Tai, Mắt tị với lão Miệng là lão chẳng làm gì mà được ăn ngon. Cả bọn quyết định không làm gì để lão Miệng không có cái ăn. Qua mấy ngày, cả bọn cảm thấy mệt mỏi, rã rời, không muốn nhúc nhích. Lúc đó chúng mới vỡ lẽ nếu lão Miệng không được ăn thì chúng cũng không có sức. Cuối cùng chúng lại trở về cuộc sống hoà thuận với lão Miệng như trước đây.
I.Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng
1.Phân tích ngữ liệu:T130-sgk
a.Truyện "Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng"
?
Trong truyện này có những điểm gì có thật?
- Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là 5 cơ quan trong cơ thể con người
 có mối quan hệ nương tựa vào nhau.
 Tất cả nhờ có ăn mới khoẻ được.
- Sự thật: Chức năng của các bộ phận trên cơ thể.
( tay làm, mắt nhìn, miệng ăn, tai nghe...)
?
Những chi tiết nào đã được tưởng tượng ra?
Chiếu: - Các bộ phận biết nói năng, hành động.
- Có suy nghĩ, tâm trạng giống con người.
- Được gọi bằng tên riêng, cô, cậu, lão, mỗi nhân vật có nhà riêng.
?
Vậy câu chuyện này có thật không?
- Truyện không có thật, do dân gian tưởng tượng.
?
Trong khi kể chuyện, người kể đã làm thế nào để biến các bộ phận đó giống con người?
- Tưởng tượng, sáng tạo, nhân hoá.
?
Việc tưởng tượng đó có ý nghĩa gì?
- Làm câu chuyện thêm thú vị và ý nghĩa. Thêm nổi bật về một sự thật thông thường: Các thành viên trong tập thể phải nương tựa vào nhau, không nên tách rời
 Nhằm khuyên con người bài học:
Các thành viên trong tập thể phải nương tựa vào nhau, không nên tách rời
?
Qua câu chuyện em học tập được điều gì trong cuộc sống?
- Tình yêu thương con người trong tập thể, cộng đồng, nương tựa vào nhau.
H
H. Đọc truyện "Lục súc tranh công".T130
b. Truyện "Lục súc tranh công”
?
Trong truyện người ta đã tưởng tượng những gì?
- 6 con gia súc nói được tiếng người, kể công kể khổ.
- Tưởng tượng, nhân hoá 6 con gia súc thành 6 nhân vật như con người.
?
Những tưởng tượng ấy dựa trên sự thật nào?
- Sự thật về cuộc sống và công việc của mỗi giống vật.
?
Tưởng tượng như vậy nhằm mục đích gì?
 Ý nghĩa: Các giống vật tuy khác nhau nhưng đều có ích cho con người, không nên so bì nhau.
?
Qua câu chuyện em học tập được điều gì trong cuộc sống?
- Tình yêu thương con người, sống đoàn kết
H
H. Đọc truyện-T132-sgk
c. Truyện "Giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu"
?
?
?
Trong truyện có những chi tiết nào được tưởng tượng?
- Gặp và nói chuyện với Lang Liêu, một nhân vật trong truyện truyền thuyết. 
 Những tưởng tượng đó dựa trên sự thật nào? 
- Phong tục làm bánh chưng ngày Tết, câu chuyện về Lang Liêu trong truyện “Bánh chưng, bánh giày”. 
 Mục đích của việc tưởng tượng ấy?
- Giúp người đọc hiểu sâu thêm về Lang Liêu và phong tục làm bánh chưng, bánh giày ngày Tết
- Tưởng tượng: mơ gặp Lang Liêu, một nhân vật trong truyện truyền thuyết.
- Dựa trên sự thật: tục làm bánh chưng ngày Tết nguyên đán.
- Mục đích : hiểu thêm về truyền thuyết Lang Liêu ca ngợi nét văn hoá dân tộc Việt Nam.
?
Tưởng tượng thêm như thế để làm gì?
 Làm cho câu chuyện dân gian thêm sâu sắc.
?
 Cách xây dựng một câu chuyện tưởng tượng?
- Được tưởng tượng, nhân hoá, đặt mình vào tình huống li kì.
- Phải dựa trên những điều có thật, có ý nghĩa.
- Tưởng tượng để làm cho câu chuyện thêm hấp dẫn và ý nghĩa thêm sâu sắc.
* Cách XD một câu chuyện TT:
Dựa trên một thực tế, điều có thật, có ý nghĩa rồi tưởng tượng, sáng tạo, nhằm nổi bật ý nghĩa 
?
?
 Hãy kể chi tiết tưởng tượng sáng tạo trong truyện Con Rồng Cháu Tiên ? Ý nghĩa chi tiết TT đó?
 Tương tự truyện Sự tích hồ gươm....?
?
Qua các câu chuyện, em hiểu như thế nào là kể chuyện tưởng tượng?
=> kể chuyện tưởng tượng: Là người kể câu chuyện nghĩ ra bằng trí tưởng tượng , không có sẵn trong sách vở hay trong thực tế, nhưng có một ý nghĩa nào đó.
2. Ghi nhớ: sgk-T133
H
H. Đọc "Ghi nhớ"-sgk-T133
* HOẠT ĐỘNG : VẬN DỤNG, LUYỆN TẬP( 18')
- Mục tiêu: HS vận dụng được những kiến thức trong bài học để giải quyết bài tập, khắc sâu kiến thức.
- Phương pháp: Thực hành, luyện tập
- Kĩ thuật:động não,phân tích,tổng hợp, hợp tác, trình bày một phút, viết sáng tạo
H
H. Đọc 5 đề văn-sgk-T134
II. Luyện tập
1. Tìm hiểu các đề văn tưởng tượng
	Ví dụ: 5 đề sgk-T134
?
Theo em có mấy dạng chính về kể chuyện tưởng tượng?
- 2 dạng chính:
+ Dựa vào những truyện có sẵn: Đề 1, 2.
+ Dựa vào thực tế: Đề 3, 4, 5.
- 2 dạng chính:
+ Dựa vào những truyện có sẵn: Đề 1, 2.
+ Dựa vào thực tế: Đề 3, 4, 5.
?
?
?
?
 Tóm tắt truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.
Yêu cầu 2 hs tóm tắt trước lớp.
- Vua Hùng kén rể
- Hai chàng đến cầu hôn.
- Sơn Tinh mang lễ vật đến trước. lấy được Mị Nương.
- Thủy Tinh thua, cướp Mị Nương...
- Hai bên đánh nhau
 Tìm các chi tiết tưởng tượng trong truyện?
- Sơn Tinh, Thủy Tinh là 2 vị thần có nhiều tài cao, phép lạ
- Sính lễ Sơn Tinh dâng lên vua Hùng.
- Cuộc giao chiến kịch liệt giữa hai vị thần để giành Mị Nương.
 Truyện tưởng tượng dựa trên cơ sở sự thật nào?
- Hiện tượng lũ lụt hàng năm ở đống bằng Bắc Bộ.
 Việc sáng tạo ra các chi tiết tưởng tượng trong câu chuyện có tác dụng gì?
- Câu chuyện thêm thú vị, hấp dẫn
- Thể hiện ý nghĩa: khát vọng chiến thắng thiên tai, bão lụt của người Việt cổ.
?
 Đọc đề, tìm hiểu và lập dàn ý cho đề 1
*Chiếu dàn ý
a. Mở bài
	- Nhớ lại trận lũ lụt khủng khiếp mới xảy ra ở 3 huyện miền núi ở tỉnh Quảng Ninh.
	- Thuỷ Tinh và Sơn Tinh lại đại chiến với nhau trên chiến trường mới ở thế kỉ 21.
	b. Thân bài
	- Cảnh Thuỷ Tinh khiêu chiến, tấn công với vũ khí cũ nhưng mạnh gấp bội và tàn ác gấp bội.
	- Cảnh Sơn Tinh thời nay chống lụt: Huy động sức mạnh tổng hợp: Đất, đá, xe ben, xe cẩu, tầu hoả, trực thăng, thuyền, canô, xe lội nước...
	- Các phương tiện công nghệ thông tin hiện đại: Vô tuyến, điện thoại di động, may bay,... ứng cứu kịp thời.
	- Cảnh bộ đội, công an cùng giúp dân chống lũ.
	- Cả nước quyên góp, ủng hộ đồng bào bão lũ.
	c. Kết bài.
 - Thuỷ Tinh dù có thay đổi cách đánh nhưng cuối cùng vẫn chịu thất bại trước Sơn Tinh của thế kỉ 21.
2. Lập dàn ý
?
Qua câu chuyện em học tập được bài học gì trong cuộc sống?
- nghị lực, tự tin, vượt khó, hợp tác
* HOẠT ĐỘNG : MỞ RỘNG, SÁNG TẠO (2')
- Mục tiêu: mở rộng kiến thức, tích hợp nội dung bài học
- Phương pháp: vấn đáp
-Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, trình bày 1 phút 
?
 Ra 2 đề bài kể chuyện tưởng tượng ? Có thể dựa vào các chuyện cổ tích, truyền thyết, ngụ ngôn?
4.Củng cố:(2p)
 ? Sự khác nhau giữa kể chuyện đời thường và kể chuyện tưởng tượng?
5.Hướng dẫn HS học bài ở nhà và chuẩn bị bài sau(3p)
* Hướng dẫn tự học
- Phân biệt điểm khác nhau giữa kể chuyện đời thường và kể chuyện tưởng tượng.
- Ra 3 đề bài kể chuyện tưởng tượng.
* Chuẩn bị bài :Ôn tập văn học dân gian
+ Lập Sơ đồ tư duy với từ khóa : Truyện dân gian làm theo nhóm : tổ 1 truyền thuyết, tổ 2 truyện cổ tích, tổ 3 truyện cười, tổ 4 truyện ngụ ngôn - cử người thuyết trình sơ đồ nhóm mình. Lập bảng so sánh câu hỏi 5 SGK.
+ Tập tiểu phẩm về ngụ ngôn và truyện cười ( mỗi tổ 1 truyện )
+ Soạn bài theo các câu hỏi trong SGK theo nội dung phiếu học tập
GV phát phiếu học tập cho HS.
PHIẾU HỌC TẬP
GV hướng dẫn HS tìm hiểu
- GV cho từ khóa: Truyện dân gian 
- HS điền vào sơ đồ
Truyện dân gian
Cổ tích
Ngụ ngôn
Truyện cười
Truyền thuyết
- GV cho Hs chuẩn bị bài học theo nội dung bảng
Thể loại
Đặc điểm
Tác phẩm
Nội dung, ý nghĩa
Đặc sắc nghệ thuật
E. Rút kinh nghiệm:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Ngày soạn: / 11 / 2019
Tuần 14 - Tiết 54-55
ÔN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN
A. Mục tiêu :
1. Kiến thức
- Hiểu được đặc điểm của những thể loại truyện dân gian đã học: truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười. 
- Hiểu, cảm nhận được nội dung, ý nghĩa và nét đặc sắc về nghệ thuật của các truyện dân gian đã học. 
2. Kỹ năng
- So sánh sự giống và khác nhau giữa các truyện dân gian.
- Trình bày cảm nhận về truyện dân gian theo đặc trưng thể loại.
- Kể lại một vài truyện dân gian đã học.
3.Tư duy: phát triển tư duy phân tích và tổng hợp; tư duy ngôn ngữ
 4. Phát triển năng lực: - rèn HS năng lực tự học ( lập sơ đồ tư duy, tập thuyết trình), năng lực giải quyết vấn đề (phân tích tình huống , phát hiện và nêu được các tình huống có liên quan, đề xuất được các giải pháp để giải quyết tình huống), năng lực sáng tạo ( áp dụng kiến thức đã học để giải quyết các yêu cầu trong tiết học),năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói, khi tạo lập đoạn văn ; năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài học, năng lực cảm thụ tác phẩm văn học dân gian.
5.Thái độ: GD thái độ yêu mến, quý trọng, tự hào về bộ phận truyện dân gian trong nền văn học dân tộc.
- GD kĩ năng sống: suy nghĩ, thảo luận để câu chuyện phù hợp với mục đích giao tiếp.
- GD đạo đức:qua những ví dụ thực tiễn, giáo dục lòng nhân ái, sự khoan dung, tình yêu quê hương, yêu con người.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 
- GV: Soạn bài theo chuẩn KTKN,SGV,máy chiếu, bảng phụ, tư liệu có liên quan....
- HS : Đọc và tìm hiểu phần chuẩn bị theo hướng dẫn của GV 
C. Phương pháp
- PP dạy học nhóm, PP giải quyết vấn đề, PP dự án.
- KT giao nhiệm vụ, Hỏi và trả lời, KT động não, “Trình bày một phút”, Tóm tắt tài liệu theo nhóm,thảo luận nhóm
D. Tiến trình giờ dạy 
1. Ổn định lớp.
Ngày soạn
Lớp
Sĩ số
 Vắng
6a2
44
6a3
43
2. Kiểm tra bài cũ:(4p) KT chuẩn bị bài hs 
? Kể lại truyện Lợn cưới, áo mới?
? Em hãy nêu rõ tiếng cười được thể hiện qua truyện trên như thế nào và ý nghĩa của câu chuyện?
* Yêu cầu:
- Tiếng cười mỉa mai những kẻ khoe của, hợm hĩnh: hai anh khoe lợn cưới và áo mới là hai vật rất bình thường nhưng cố tình đem ra khoe khoang (qua lời nói và hành động)
- Ý nghĩa: truyện chế giễu người có tính khoe của, một tính xấu khá phổ biến trong xã hội.
*HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (1')
- Mục tiêu: Đặt vấn đề tiếp cận bài học
- Phương pháp: Vấn đáp , thuyết trình
- Kĩ thuật:Động não, trình bày một phút, nêu và trả lời câu hỏi.
?Hãy kể lại các chuyện văn học dân gian em đã học lớp 6 kì 1?Em nhận thấy những câu chuyện này có điểm nào giống và khác nhau?
....
 Chúng ta cùng tìm hiểu bài học ....
*HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (35')
- Mục tiêu: HS củng cố hệ thống những kiến thức về các thể loại, văn bản đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp , thuyết trình,thảo luận nhóm
- Kĩ thuật:động não,giao nhiệm vụ,trình bày một phút, nêu và trả lời câu hỏi,chia nhóm
GV hướng dẫn HS lập sơ đồ hệ thống phân loại
A. Hệ thống hoá kiến thức
- GV cho từ khóa: Truyện dân gian
- 4 nhóm lên treo( bảng phụ) sơ đồ tư duy của nhóm mình - đại diện các nhóm thuyết trình SĐTD của nhóm 
tổ 1 truyền thuyết, 
tổ 2 truyện cổ tích,
 tổ 3 truyện cười,
 tổ 4 truyện ngụ ngôn 
- HS nhận xét bổ sung, hoàn chỉnh bảng thống kê. 
 - GV chuẩn kiến thức - nhận xét, đánh giá
 - Chấm điểm nhóm có sản phẩm Sơ đồ tư duy đẹp, đủ nội dung và thuyết trình tốt.
Truyện dân gian
Cổ tích
Ngụ ngôn
Truyện cười
Truyền thuyết
Thể loại
Đặc điểm
Tác phẩm
Nội dung, ý nghĩa
Đặc sắc nghệ thuật
Truyền thuyết
- Kể về các nhân vật và sự việc có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
 - Có chi tiết tưởng tượng kì ảo. 
- Cốt lõi là sự thật lịch sử. 
- Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với sự kiện và các nhân vật lịch sử. 
Con Rồng cháu Tiên.
Giải thích nguồn gốc dân tộc, ý nguyện đoàn kết dân tộc.
- Yếu tố tưởng tượng, kì ảo
- Xây dựng nhân vật mang dáng dấp thần linh.
Bánh chưng, bánh giày.
- Phong tục, tập quán của dân tộc.
- Suy tôn tài năng, phẩm chất con người trong việc xây dựng đất nước.
- Chi tiết tưởng tượng kì ảo
- Kể chuyện theo trình tự thời gian.
Thánh Gióng
 - Ước mơ về người anh hùng đánh giặc.
- Truyện thống yêu nước, đoàn kết dân tộc. 
- Chi tiết tưởng tượng kì ảo
Sơn Tinh, Thủy Tinh.
- Hiện tượng bão lụt.
- Ước mơ chế ngự thiên tai, bảo vệ cuộc sống.
- Xây dựng nhân vật mang dáng dấp thần linh.
- Sự việc hấp dẫn
 Sự tích Hồ Gươm.
- Giải thích tên gọi Hồ Hoàn Kiếm.
- Ý nguyện đoàn kết dân tộc. 
- Chi tiết tưởng tượng kì ảo, giàu ý nghĩa.
Cổ tích
- Kể về cuộc đời và số phận một số kiểu nhân vật quen thuộc (mồ côi, xấu xí, dũng sĩ, có tài lạ, thông minh, ngốc nghếch...)
- Có nhiều chi tiết hoang đường, kỳ ảo. 
- Ước mơ về chiến thắng của cái thiện đối với cái ác. 
Thạch Sanh
- Ước mơ, niềm tin về Thiện thắng Ác.
- Chi tiết thần kì.
Em bé thông minh
- Đề cao trí khôn, kinh nghiệm dân gian, tao tiếng cười vui vẻ.
- Câu đố thử tài
- Sự việc hấp dẫn
Cây bút thần
- Khẳng định tài năng nghệ thuật chân chính.
- Ước mơ công lí xã hội và khả năng kì diệu của con người.
- Chi tiết thần kì
- Nghệ thuật tăng tiến
- Kết thúc có hậu
Ông lão đánh cá và con cá vàng
- Lòng biết ơn vời người nhân hậu
- Bài học cho những kẻ tham lam, bội bạc.
- Chi tiết thần kì
- Nghệ thuật tăng tiến
Ngụ ngôn
- Mượn chuyện loài vật, đồ vạt hay con người để nói bóng gió chuyện con người. 
- Có ý nghĩa ẩn dụ (ngụ ý). 
- Nêu bài học cho con người một cách kín đáo, nhẹ nhàng.
Ếch ngồi đáy giếng
- Phê phán kẻ hiểu biết hạn hẹp nhưng huênh hoang.
- Khuyên nhủ phải mở rộng tầm hiểu biết.
- Hình tượng gần gũi
- Cách nói ngụ ngôn
- Kể hài hước 
Thầy bói xem voi
- Khuyên nhủ tìm hiểu sự vật phải xem xét toàn diện.
- Lặp lại sự việc
- Nghệ thuật phóng đại
Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
- Bài học về sự đoàn kết, gắn bó vào nhau để tồn tại và phát triển.
- Ẩn dụ
Truyện cười
- Kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống. 
- Có yếu tố gây cười. 
- Nhằm gây cười, mua vui hoặc phê phán, châm biếm những thói hư tật xấu trong xã hội. 
- Kết cấu ngắn gọn.
Treo biển
- Phê phán những người hành động thiểu chủ kiến
- Bài học tiếp thu ý kiến phải có chọn lọc
- Tình huống cực đoan, vô lí.
- Yếu tố gây cười
- Kết thúc bất ngờ
Lợn cưới, áo mới
- Chế giễu tính hay khoe của.
- Tình huống gây cười
- Nghệ thuật phóng đại
- Miêu tả điệu bộ, hành động phù hợp nhân vật.
4. Củng cố.( 2 phút)
? Chúng ta đã học những thể loại nào thuộc truyện dân gian? Em thích học thể loại nào nhất? Vì sao?
5. Hướng dẫn học và chuẩn bị bài (3 phút)
- Hoàn thành bảng thống kê vào vở BTR
- Chuẩn bị: Tiết 2 của bài- Nhớ nội dung, nghệ thuật mỗi truyện.
+ So sánh sự giống và khác nhau giữa truyền thuyết và cổ tích( tổ 1,2); giữa ngụ ngôn và truyện cười( tổ 3,4)- ( chuẩn bị phiếu học tập) 
+ Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về nhân vật Thạch Sanh 
 - Tập kể chuyện- chọn truyện đóng vai theo nhóm
Học sinh lên thi kể tóm tắt các truyện dân gian đã học (truyện dài), kể diễn cảm các truyện ngắn.
Hs chuẩn bị trước ở nhà.
+ Tổ 1: truyện truyền thuyết.
+ Tổ 2: truyền cổ tích
+ Tổ 3: truyện ngụ ngôn
+ Tổ 4: truyện cười.
E. Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: / 11/ 2019
 Tuần14- Tiết 55
ÔN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN
D.Tiến trình bài dạy: TIẾT 2
1.ổn định lớp:
Ngày soạn
Lớp
Sĩ số
 Vắng
6a2
44
6a3
43
2.Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
* HOẠT ĐỘNG : VẬN DỤNG, LUYỆN TẬP( 38 ')
- Mục tiêu: hệ thống củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng - So sánh sự giống và khác nhau giữa các truyện dân gian.Cảm nhận về một nhân vật văn học.Kể lại một truyện dân gian đã học.
- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình
- Kĩ thuật:động não, hợp tác, trình bày một phút, viết sáng tạo
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
? Hệ thống kiến thức truyện dân gian
I.Hệ thống kiến thức:
thể loại truyện dân gian: Truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn và truyện cười, 
Nhóm 1-2( Tổ 1,2) 
 ?) Hãy tìm ra điểm giống nhau và khác nhau của truyền thuyết và truyện cổ tích?
Hs. Thuyết trình
- hs nhận xét
 Gv: chuẩn KT- 
máy chiếu
II.Luyện tập:
1. So sánh các thể loại truyện dân gian:
a.So sánh truyền thuyết và truyện cổ tích:
* Giống: 
+ Có yếu tố hoang đường, kì ảo.
+ Có mô tuýp như: nguồn gốc ra đời kì lạ và tài năng phi thường của các nhân vật chính.
*Khác:
Truyền thuyết
Cổ tích
- Kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử, cách đánh giá của nhân dân ta đối với những nhân vật và sự kiện đó.
- Kể về cuộc đời các loại nhân vật nhất định(mồ côi,có tài năng kì lạ...),và thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân ta về công lí xã hội.
Nhóm 3-4 (Tổ 3,4)?So sánh ngụ ngôn và truyện cười?
b. So sánh truyện ngụ ngôn và truyện cười:
* Giống: chi tiết gây cười, tình huống bất ngờ.
* Khác: 
Ngụ ngôn
Truyện cười
Mụcđích: Khuyên nhủ,răn dạy người ta một bài học trong cuộc sống
Mục đích: mua vui hoặc phê phán,chế giễu những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống
? Trình bày cảm nhận của em về một nhân vật , một chi tiếttrong truyện vhdg mà em thích nhất?
Gợi ý: kể việc làm, bộc lộ pc nv - nhận xét đg,bình luận.
- HS suy nghĩ, trình bày - HS đánh giá, nhận xét
- GV đánh giá, cho điểm khuyến khích những HS trả lời tốt
2. Cảm nhận về một nhân vật văn học 
(Nhân vật Thạch Sanh)
- Giới thiệu nhân vật
-Nguồn gốc xuất thân
-Lập được nhiều chiến công hiển hách
-Phẩm chất Thanh Sanh
-Thạch Sanh đại diện cho điều thiện..
* Gv tổ chức cho HS kể chuyện dân gian- mỗi tổ cử một bạn kể – nhận xét- đánh giá.
- HS tiến hành kể chuyện theo nhóm đã phân công 
( truyện dài- chọn một đoạn tâm đắc nhất - truyện ngắn, kể cả tác phẩm)
-Kể chuyện:
 Có thể kể theo nguyên bản, c
 Có thể kể sáng tạo ( kết cục mới)
 truyện “Thánh Gióng” 
 truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”. 
-Hs đánh giá.
GV nhận xét
Hs nhận xét nhau. GV chấm điểm.
Học sinh lên thi kể diễn cảm các truyện 
Hs chuẩn bị trước ở nhà.
+ Tổ 1: truyện truyền thuyết.
+ Tổ 2: truyền cổ tích
+ Tổ 3: truyện ngụ ngôn
+ Tổ 4: truyện cười.
3. Thi kể chuyện
Tổ 1: truyện truyền thuyết
Con Rồng cháu Tiên
Sơn Tinh Thủy Tinh
Thánh Gióng
Tổ 2: Truyện cổ tích
Em bé thông minh
 Cây bút thần
Thạch Sanh
Tổ 3: Truyện ngụ ngôn
 Ếch ngồi đáy giếng
Thày bói xem voi
Treo biển
Tổ 4: Truyện cười.
4. Củng cố.(2p)
? Em hãy hệ thống lại các đơn vị kiến thức cơ bản của bài học (Tiết 1,2)?
HS phát biểu - GV khái quát vai trò của VHDG trong nền Văn học dân tộc
- Ôn lại các ghi nhớ, tập kể các truyện, nhớ nội dung (bài học), nghệ thuật của mỗi truyện
5. Hướng dẫn về nhà (3p)
* Học bài: - Học bài theo các đơn vị kiến thức cơ bản.
- Hoàn thành vào vở bài tập.
- Kể lại các câu chuyện dân gian đã học.
* Chuẩn bị: Luyện tập kể chuyện tưởng tượng – lập dàn ý đề -Tưởng tượng mười năm sau em về trường cũ,
+ Soạn bài theo các câu hỏi trong SGK theo nội dung phiếu học tập
GV phát phiếu học tập cho HS.
PHIẾU HỌC TẬP
GV hướng dẫn HS tìm hiểu VD/ SGK
? Đặc điểm của kể chuyện tưởng tượng và vai trò của tưởng tượng trong văn tự sự?
Đề bài
Kể chuyện 10 năm sau em về thăm lại mái trường mà hôm nay em đang học. Hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra.
? Xây dựng dàn bài?
- HS thực hiện theo nhóm mỗi tổ 2 nhóm bằng bảng nhóm, trong thời gian 5 phút - treo hai nhóm nhanh nhất lên- nhóm khác nhận xét, bổ sung- Gv nhận xét đánh giá 
* Lưu ý: phải dựa vào những điều có thật để tưởng tượng
?) 10 năm sau em bao nhiêu tuổi? Đang học hay đã làm gì?
?) Nêu những đổi thay của trường? Quang cảnh? Thầy cô? Bạn bè? Kỉ niệm?
HS viết đoạn theo dàn ý - tập nói theo đoạn văn đã chuẩn bị
E. Rút kinh nghiệm
 Ngày soạn: / 11 / 2019
Tuần 14 - Tiết 56
Tập làm văn: LUYỆN TẬP KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
A. Mục tiêu :
1. Kiến thức
- Hiểu rõ vai trò của tưởng tượng trong kể chuyện .
2. Kỹ năng
- Biết xây dựng một dàn bài kể chuyện tưởng tượng.
- Kể được một câu chuyện tưởng tượng.
3.Tư duy: phát triển tư duy phân tích và tổng hợp; tư duy ngôn ngữ
4. Định hướng phát triển năng lực
Năng lực giao tiếp, ứng xử, lắng nghe tích cực, suy nghĩ sáng tạo, nêu vấn đề, tìm kiếm và xử lí thông tin ...
5. Thái độ 
- GD HS tình yêu cuộc sống, biết tưởng tượng những câu chuyện hợp lôgic, đem lại một ý nghĩa nhất định. 
* Các nội dung tích hợp: 
- Giáo dục kĩ năng sống:suy nghĩ, thảo luận để câu chuyện phù hợp với mục đích giao tiếp.
- Giáo dục đạo đức:ý thức tự giác, tích cực trong học tập. 
 * Tích hợp bảo vệ môi trường sinh thái bảo vệ động vật hoang dã
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 
- GV: Soạn bài theo chuẩn KTKN,SGV, máy chiếu, bảng phụ, tư liệu có liên quan....
- HS : Đọc và tìm hiểu phần chuẩn bị theo hướng dẫn của GV 
C. Phương pháp
- PP dạy học nhóm, PP giải quyết vấn đề, PP dự án.
- KT giao nhiệm vụ, Hỏi và trả lời, KT động não, “Trình bày một phút”, Tóm tắt tài liệu theo nhóm,thảo luận nhóm
D. Tiến trình giờ dạy 
1. Ổn định lớp.
Ngày soạn
Lớp
Sĩ số
 Vắng
6a2
44
6a3
43
2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp kiểm tra trong giờ học( Hs báo cáo chuẩn bị bài ở nhà) 
*HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (1')
- Mục tiêu: Đặt vấn đề tiếp cận bài học
- Phương pháp: Vấn đáp , thuyết trình
- Kĩ thuật:Động não, trình bày một phút, nêu và trả lời câu hỏi.
Máy chiếu : một đoạn video - hs so sánh nhận xét - kể chuyện pp nào gây hứng thú cho ng đọc?
 Hs vào bài ......
*HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 4')
- Mục tiêu: HS củng cố hệ thống lại những kiến thức đã học về kể chuyện tưởng tượng.
- Phương pháp: Vấn đáp , thuyết trình,thảo luận nhóm
- Kĩ thuật:động não,giao nhiệm vụ, trình bày một phút, nêu và trả lời câu hỏi,chia nhóm
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
?
H
Thế nào là kể chuyện tưởng tượng? Cho ví dụ?
-Là người kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình không có sẵn trong sách vở hay trong thực tế nhưng có một ý nghĩa nào đó. 
- Kể chuyện tưởng tượng một phần dựa vào những điều có thật rồi tưởng tượng thêm cho thú vị làm cho ý nghĩa thêm nổi bật. 
- VD: Chi tiết: bọc trăm trứng trong truyện “Con Rồng cháu Tiên”: là yếu tố tưởng tượng do nhân dân sáng tạo ra.
Nhắc lại những kiến thức về kể chuyện tưởng tượng:
Khái niệm
Đặc điểm của kể chuyện tưởng tượng : dùng trí tưởng tượng để kể những chuyện chưa có trong sách vở, thực tế.
Vai trò của tưởng tượng trong tự sự : trong kể chuyện, để câu chuyện có ý nghĩa, thể hiện rõ chủ để, người kể có thể tưởng tượng. Tưởng tượng không chỉ là việc nghĩ ra những chi tiết hoang đường, kì ảo mà có khi là những tình huống, chi tiết hợp lí hơn với việc thể hiện chủ đề của câu chuyện (tưởng tượng phải dựa trên cơ sở thực tế).
A. Củng cố kiến thức
Khái niệm
Đặc điểm
* HOẠT ĐỘNG : VẬN DỤNG, LUYỆN TẬP( 33')
- Mục tiêu: HS vận dụng được những kiến thức trong bài học để giải quyết bài tập, khắc sâu kiến thức.
- Phương pháp: Thực hành, luyện tập
- Kĩ thuật:động não,phân tích,tổng hợp, hợp tác, trình bày một phút, viết sáng tạo
H
H. Đọc đề bài (Tr139) Chiếu
Đề bài: Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những thay đổi có thể xảy ra.
B. Luyện tập
I.Đề luyện tập: T139-sgk
?
Nêu các bước tìm hiểu đề?
- Đọc kĩ đề, gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng để xác định phương thức biểu đạt, nội dung, kiểu bài, yêu cầu cụ thể. 
1. Tìm hiểu đề
?
Nếu lấy mốc thời gian hiện tại, với yêu cầu của đề bài thì việc kể lại của em có thực hay không trong thực tế? Vậy kiểu bài này thuộc kiểu bài nào?
- Thể loại:Tự sự.
- Nội dung: Thăm trường sau 10 năm xa cách.
- Phạm vi, giới hạn : tưởng tượng dựa trên cơ sở thực tế của trường mình.
?
Nhân vật kể lại chuyện là ai? Đó là ngôi thứ mấy?
?
Nội dung cần kể gồm những gì? 
- Chuyện về thăm trường cũ sau 10 năm : tình huống, hoàn cảnh về thăm trường.
- Hình ảnh ngôi trường của em sau 10 năm nữa : có gì giống hiện tại? Có những gì đổi thay? 
- Cảm xúc, tâm trạng của em sau chuyến thăm ấy.
?
Với đề bài này cần chú ý điều gì?
- Đây là đề bài tưởng tượng nhưng cần dựa vào cơ sở thực tế (Nhưng cũng không nên dùng tên thật của các nhân vật)
?
Mười năm nữa là năm nào? Năm đó em bao nhiêu tuổi? Dự kiến lúc đó em đang học đại học hay đã đi làm?
2. Tìm ý
a. Mười năm nữa: Em sẽ 22 tuổi.
- Dự kiến lúc đó em sẽ là sinh viên đại học, (đi làm, đi bộ đội,...)
?
Em về thăm trường cũ vào dịp nào?
b. Lí do về thăm trường:
- KN ngày thành lập trường: 26/10.
- 20/11.
- Ngày họp lớp
?
Mái trường sau 10 năm sẽ như thế nào?
- Trường được xây dựng hiện đại, đẹp hơn (rộng rãi, có sân chơi, sân tập, vườn hoa, phòng học chức năng thể dục, bãi tập, sân bóng....)
c. Mái trường sau 10 năm.
?
Thầy cô giáo sau 10 năm có gì thay đổi?
- Các thầy cô già đi, một số thây, cô đã nghỉ hưu; nhiều thầy cô mới chuyển đến,...
- Riêng tình cảm, thái độ tận tuỵ với HS vẫn như xưa: Nhớ tên, thói quen, kỉ niệm từng học trò.
- Gặp bác bảo vệ,...
- Cuộc trò chuyện, gặp gỡ xúc động,...
d. Thầy cô giáo.
?
Cuộc gặp gỡ với các bạn diễn ra như thế nào?
- Các bạn đều trưởng thành, chững chạc: Có bạn đi học, đi làm, có bạn đi bộ đội,...
- Cuộc gặp gỡ vui, đầy kỉ niệm: Nhắc lại kỉ niệm cũ, 1 số thành viên nổi bật, tính cách không mấy thay đổi...
d. Bạn bè.
?
Khi chia tay mái trương em có cảm xúc, suy nghĩ gì?
- Cảm động, bịn rịn, lưu luyến.
- Thêm yêu mái trường, tự hào về nhà trường, bạn bè, thầy cô giáo,...
e. Em suy nghĩ khi chia tay mái trường.
?
Phần mở bài sẽ gồm những ý nào?
3. Lập dàn bài
a. Mở bài
- Gồm các ý a, b: Sau 10 năm em làm gì? Lí do về thăm trường cũ.
G
Có thể sau khi học THCS, gia đình em chuyển đi nơi khác, 10 năm sau về lại trường nhân dịp KN ngày thành lập trường.
?
Phần thân bài em sẽ kể những gì?
b. Thân bài
- Tâm trạng trước khi về thăm trường: Bồi hồi, náo nức,...
- Cảnh tượng sau 10 năm.
- Cuộc gặp gỡ với các thầy cô giáo.
- Cuộc gặp gỡ với bạn bè.
- Tâm trạng của em.
?
Gặp lại trường cũ em có thấy gì thay đổi không?
- Các dãy phòng học,...
- Cây cối trong trường, sân trường,...
?
Được gặp các thầy cô, bạn bè, tâm trạng của em như thế nào?
C
Chiếu phần thân bài tham khảo
- Tâm trạng trước khi về thăm trường: bồi hồi, hồi hộp..
- Cảnh trường lớp sau mười năm có sự thay đổi:
+ Phòng học, phòng giáo viên được tu sửa khang trang, đẹp đẽ với trang thiết bị hiện đại.
+ Các hàng cây lên xanh tốt toả bóng mát rợp cả sân trường.
+ Xung quanh sân trường các bồn hoa, cây cảnh được cắt tỉa công phu.
- Thầy cô giáo mái đầu đã điểm bạc, có thêm nhiều thầy cô giáo mới.
- Gặp lại thầy cô em vui mừng khôn xiết, thầy cô cũng hết sức xúc độngj khi gặp lại trò cũ. Thầy trò hỏi thăm nhau rối rít.
- Các bạn cũng đã lớn, người đi học, người đi làm. Chúng em quấn quý

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_ngu_van_lop_6_tuan_14_nam_hoc_2019_2020.doc