Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 5

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 5

A. Mục tiêu :

1. Kiến thức:

- Nắm được lời văn: dùng để kể người, kể việc.

- Nhận biết được đoạn văn tự sự: gồm một số câu, được xác định giữa hai dấu chấm xuống dòng.

2. Kỹ năng:

- Bước đầu biết cách dùng lời văn, triển khai ý, vận dụng vào đọc-hiểu văn bản.

- Biết viết đoạn văn, bài văn tự sự.

3. Thái độ: Tích cực chủ động tìm hiểu kiến thức bài học; Khi tạo lập văn bản tự sự chú ý lời văn, đoạn văn

4. Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích được ngữ liệu ), năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động nêu ý kiến), năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói, khi tạo lập đoạn văn; năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài học.

* Các nội dung tích hợp:

- GD KNS: Suy nghĩ, thảo luận để câu chuyện phù hợp với mục đích giao tiếp.

- GD đạo đức: Qua những ví dụ thực tiễn, giáo dục lòng nhân ái, sự khoan dung, tình yêu quê hương, yêu người thân => GD giá trị sống: TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRUNG THỰC, KHOAN DUNG, ĐOÀN KẾT, HỢP TÁC.

 

doc 20 trang tuelam477 3130
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/ 09/ 2019
Tuần 5--Tiết 17, 18
Tập làm văn
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 
VĂN KỂ CHUYỆN ( tự sự)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
- Qua bài viết, GV thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của HS đặc biệt là kĩ năng về kiểu bài tự sự.
- Khảo sát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trong chương trình Ngữ văn 6 theo hướng tích hợp Văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn với mục đích đánh giá năng lực đọc - hiểu và tạo lập văn bản của HS. 
2. Kỹ năng: 
- Rèn kĩ năng viết câu, viết đoạn, dùng từ, diễn đạt ý.
- Rèn kĩ năng trình bày, viết chính tả, rèn chữ.
- HS biết vận dụng tạo lập văn bản.
3. Thái độ: 
- GD HS ý thức tự giác tích cực trong học tập. 
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Tự nhận thức về kiến thức mà mình đã tiếp thu được trong quá trình học tập; 
- Năng lực tự giải quyết vấn đề, Năng lực sáng tạo.
* Nội dung tích hợp:
- GD KNS: Suy nghĩ, thảo luận để câu chuyện phù hợp với mục đích giao tiếp.
- GD đạo đức: Qua những ví dụ thực tiễn, giáo dục lòng nhân ái, sự khoan dung, tình yêu quê hương, yêu người thân => GD giá trị sống: TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRUNG THỰC, KHOAN DUNG, ĐOÀN KẾT, HỢP TÁC. 
B.Chuẩn bị
- GV: Hướng dẫn HS ôn tập theo ma trận ( tổ khảo thí)
- HS: ôn từ vựng,danh từ, cụm danh từ....đặt câu, vận dụng viết đoạn văn.
C. Phương pháp
 - HS làm bài độc lập, viết sáng tạo, tạo lập văn bản	
* THIẾT LẬP MA TRẬN: - PGD-tổ khảo thí (nhóm văn 6)
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
MA TRẬN BÀI TẬP LÀM VĂN SÔ 1
NGỮ VĂN 6
 Cấp độ
Tên 
Chủ đề 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TNKQ
TL
Tìm hiểu chung về văn tự sự.
 Nhận biết đặc điểm chung của phương thức tự sự
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
1
0.5
5%
1
0.5
5%
Sự việc và nhân vật trong văn tự sự.
Nhận biết đặc điểm sự việc và nhân vật trong văn tự sự
Hiểu vai trò của sự việc, nhân vật trong văn tự sự
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
1
0.5
5%
1
0.5
5%
2
1.0
10%
Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự.
Tìm hiểu mối quan hệ giữa sự việc và chủ đề
- Viết bài văn tự sự hoàn chỉnh (truyện truyền thuyết).
- Viết đoạn văn liên hệ (về bài học trong cuộc sống).
Số câu 
Số điểm 
 Tỉ lệ %
1
0.5
5%
2
8.0
80%
3
8.5
85%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
2
1.0
10%
2
1.0
10%
2
8.0
80%
6
10.0
100%
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định lớp.
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
Vắng
19/9/2019
6a2
44
19/9/2019
6A3
44
2. Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên kiểm tra: giấy kiểm tra và dụng cụ học tập của học sinh
* HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
 - Hình thức: Trắc nghiệm(20%) và Tự luận (80%)
 - Cách tổ chức kiểm tra: HS làm bài kiểm tra tại lớp . 
 - Thời gian: 90phút
GV Phát đề - HS làm bài
- Giáo viên thu bài, kiểm đếm số lượng bài kiểm tra.
4. Củng cố: Nhận xét giờ làm bài.
5. Hướng dẫn về nhà GV phát phiếu hướng dẫn HS soạn bài
* Học bài cũ:Ôn lại lí thuyết văn tự sự
* Soạn bài mới:Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
+ Đọc, nghiên cứu mục I,II SGK trả lời các câu hỏi bài Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ. Từ đó rút ra kết luận về: khái niệm từ nhiều nghĩa,hiện tượng chuyển nghĩa của từ, nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ.
+Yêu cầu mỗi Hs chuẩn bị 1 quyển từ điển Tiếng Việt- tra nghĩa các từ chưa biết
+Soạn bài theo các câu hỏi trong SGK theo nội dung phiếu học tập
GV phát phiếu học tập cho HS.
PHIẾU HỌC TẬP
GV hướng dẫn HS tìm hiểu
HS đọc bài thơ “ Những cái chân”.
? Nêu sự giống và khác nhau giữa các từ “chân” trong bài thơ.
Giống nhau: 
Khác nhau: 
 +Chân gậy: 
 + Chân com pa: 
 + Chân kiềng: 
 + Chân bàn:
? Tìm một số nghĩa khác của từ “chân?
- Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật dùng dể đi đứng: 
dưới cùng của một số đồ vật có tác dụng đỡ cho các đồ vật khác: 
- Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật có tác dụng tiếp giáp,bám vào mặt nền: 
1- Mắt bé Hoa đen láy -> 
2- Gốc bàng có những cái mắt to hơn cái gáo dừa ->
3- Quả na bắt đầu mở mắt -> 
4- Các mắt lưới đều tăm tắp ->?) Hãy chỉ ra điểm chung về nghĩa của từ “mắt”?
?) Thế nào là từ nhiều nghĩa?
?) Thử tìm từ có một nghĩa?
?) Em hiểu thế nào là nghĩa gốc?
?) Nhận xét về các nghĩa của từ “đầu” với nhau?
?) Nghĩa 2, 3 là nghĩa chuyển?
?) Vậy em hiểu như thế nào về nghĩa chuyển?
?) Vậy em hiểu như thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa?
?) Từ nhiều nghĩa có nghĩa gốc và nghĩa chuyển. Hãy nhắc lại nghĩa gốc, nghĩa chuyển?
?) Trong một câu cụ thể, 1 từ được dùng với mấy nghĩa?
E. Rút kinh nghiệm
Soạn ngày : 13/10 /2019
 Tuần 5 - Tiết 19
TỪ NHIỀU NGHĨA 
VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ
A. Mục tiêu :
1. Kiến thức: 
- Nắm được Từ nhiều nghĩa; 
- Hiểu được hiện tượng chuyển nghĩa của từ. Khái niệm từ nhiều nghĩa, hiện 
tượng chuyển nghĩa của từ, nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa.
2. Kỹ năng: 
- Biết nhận diện được từ nhiều nghĩa.
- Bước đầu biết sử dụng từ nhiều nghĩa trong hoàn cảnh giao tiếp.
3. Thái độ: Tích cực chủ động tìm hiểu kiến thức bài học. Có ý thức tìm hiểu nghĩa của từ trong văn cảnh cụ thể và sử dụng phù hợp.
4. Định hứng phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng ,hình thành cách ghi nhớ kiến thức, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học), năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích được ngữ liệu ), năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động nêu ý kiến), năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói, khi tạo lập đoạn văn; năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài học. 
* Các nội dung tích hợp:
- GD KNS: Suy nghĩ, thảo luận cách sử dụng từ đúng nghĩa.
- GD đạo đức: Giáo dục tình yêu tiếng Việt, yêu tiếng nói của dân tộc => GD giá trị sống: TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRUNG THỰC.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 
- Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (máy chiếu/bảng phụ) 
C. Phương pháp	
- PP: dạy học nhóm, PP nêu và giải quyết vấn đề, PP vấn đáp, PP dự án
- KTDH: KT giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, KT động não, “Trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu theo nhóm, KT “Hỏi chuyên gia”, 
D. Tiến trình giờ dạy 
1. Ổn định lớp.
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
Vắng
/9/2019
6a2
44
/9/2019
6A3
44
2. Kiểm tra bài cũ : (4')
? Nghĩa của từ là gì? Giải thích nghĩa của từ: giếng, hèn nhát.
? Có mấy cách giải thích nghĩa của từ. Chỉ ra cách giải thích nghĩa của từ: giếng, hèn nhát.
* Yêu cầu:
- Khái niệm: Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị.
- Giải thích:
Giếng: hố đào thẳng đứng ,sâu vào lòng đất để lấy nước.
hèn nhát: không dũng cảm 
- 2 cách: 
+ Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
+ Đưa ra từ đồng nghĩa, trái nghĩa....
- Chỉ ra các cách giải nghĩa 2 từ trên 
Giếng giải thích bằng cách dùng khái niệm mà từ biểu thị.
Hèn nhát giải thích bằng cách dùng từ trái nghĩa
? Giải nghĩa từ: phú ông, gia nhân ? 
phú ông: người giàu có// gia nhân: người giúp việc trong nhà 
-> giải nghĩa theo cách 1 - trình bày k/n
3. Bài mới
*HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (1')
- Mục tiêu: Đặt vấn đề tiếp cận bài học
- Phương pháp: Vấn đáp , thuyết trình
- Kĩ thuật:Động não, trình bày một phút, nêu và trả lời câu hỏi.
Máy chiếu:
? Đọc câu thơ Tố Hữu :
 “Bác đã đi rồi sao Bác ơi
 Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời"
?Từ in đậm trong câu thơ em hiểu nghĩa là gì?Từ đó có một nghĩa hay có nhiều nghĩa? 
GV:- Để diễn tả nỗi đau lớn của dân tộc khi Bác Hồ kính yêu vào cõi vĩnh hằng, nhà thơ Tố Hữu đã viết: “Bác đã đi rồi sao Bác ơi/ Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời” 
Từ “đi” trong câu thơ chính là từ nhiều nghĩa. Vậy thế nào là từ nhiều nghĩa. Có khi nào từ có hiện tượng chuyển nghĩa không? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài đọc 
*HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 15')
- Mục tiêu: HS hiểu được khái niệm, đặc điểm của từ nhiều nghĩa.Hiện tượng chuyển nghĩa của từ
-Phương pháp: Vấn đáp, phân tích mẫu, nêu vấn đề, thuyết trình
- Kĩ thuật:động não,giao nhiệm vụ, trình bày một phút, nêu và trả lời câu hỏi,chia nhóm
Hoạt động của GV-HS
Nội dung cần đạt
G
GVchiếu ví dụ 
HS đọc ví dụ bài thơ “Những cái chân”.
Tìm những vật có chân trong bài thơ trên ?
- Chân: Gậy, com-pa, kiềng, bàn.
I. Từ nhiều nghĩa
1.Phân tích ngữ liệu (SGK).
* Bài thơ “Những cái chân”
- chân gậy, chân com-pa, chân kiềng, chân bàn
?
Qua việc tra từ điển ở nhà hãy cho biết từ “chân” có những nghĩa nào?
- HS phát biểu.
-Từ “chân” : 3 nghĩa
Ž từ nhiều nghĩa
 - GV chiếu: Nghĩa của từ “chân”.
+ Nghĩa 1: Bộ phận dưới cùng của người hay động vật dùng để đi, đứng (đôi chân, đau chân).
+ Nghĩa 2: Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác (chân bàn, chân ghế, chân giường, chân com-pa,...).
+ Nghĩa 3: Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật, tiếp giáp và bám vào mặt nền (chân tường,chân răng, chân đê, chân trời,...)
H
HS thảo luận nhóm bàn (2 phút): 
Hãy tìm ra mối liên hệ giữa các nghĩa trên của từ “chân”?
- Là bộ phận dưới cùng của một số đồ vật.
G
GV: Từ “chân” trong ví dụ trên, có từ hai nghĩa trở lên, giữa các nghĩa lại có mối liên hệ chung, có cơ sở chung về nghĩa là “bộ phận dưới cùng của đồ vật”, nên được gọi là từ nhiều nghĩa.
?
Hãy tìm thêm một số từ khác cũng có nhiều nghĩa như từ “chân”? Nêu các trường hợp sử dụng các nghĩa đó? Tìm mối liên hệ về nghĩa?
Ví dụ: 
 bộ phận dùng để bám vịn
+ tay đôi tay 
 tay ghế
 tay lái
- Các từ nhiều nghĩa khác: tay, mắt...
 chỗ lồi, lõm, hình tròn hoặc hình thoi
+ mắt đôi mắt 
 mắt na, 
 mắt dứa
 mắtlưới
?
HS tìm ra các nghĩa khác nhau của từ mũi, tai.
* Các nghĩa của từ mũi:
(1) Mũi: Bộ phận của cơ thể người hoặc động vật có đỉnh nhọn dùng để hô hấp (Bộ phận cơ quan hô hấp): Ví dụ: Cái mũi...
(2) Bộ phận nhọn nhô phía trước của đồ vật: Ví dụ: Mũi kim, mũi kéo, mũi dao, mũi lê...
(3) Bộ phận nhọn nhô phía trước của phương tiện giao thông (Phần đầu thuyền). Ví dụ: Mũi thuyền, mũi tàu...
(4) Bộ phận nhọn nhô ra phía trước của lãnh thổ (Phần nhô ra biển có hình nhọn): Mũi đất, mũi Cà Mau, mũi Né...
* Các nghĩa của từ tai:
- Tai (danh từ).
(1): Cơ quan ở bên đầu người hoặc động vật dùng để nghe.
(2): Bộ phận của một số vật, có hình dạng chìa ra ngoài giống như cái tai: tai ấm, tai cối xay.
* GV: Từ “mũi, tai” cũng là từ nhiều nghĩa.
?
Em hiểu từ nhiều nghĩa là gì?
- Là những từ có từ hai nghĩa trở lên, giữa các nghĩa có mối liên hệ chung, hoặc cơ sở chung về nghĩa.
?
Theo em, trong tiếng Việt có phải từ nào cũng đều là những từ nhiều nghĩa không? Tìm ngay trong bài thơ “Những cái chân” những từ chỉ có một nghĩa?
- com-pa, cái kiềng,...-> từ chỉ có một nghĩa.
H
H đọc ghi nhớ. 
2. Ghi nhớ
*Giáo dục đạo đức: Tiếng Việt có số lượng từ nhiều nghĩa khá lớn -> cần có ý thức sử dụng đúng nghĩa của từ -> đó là biểu hiện của tình yêu tiếng nói dân tộc.
G
GV chiếu: Bài ca dao:
Bà già đi chợ Cầu Đông
Xem một quẻ bói lấy chồng lợi chăng
Thầy bói gieo quẻ nói rằng
Lợi thì có lợi nhưng răng không còn.
Từ “lợi” trong mỗi trường hợp trên có phải là từ nhiều nghĩa không? Vì sao? (GV gợi ý : tìm nghĩa của mỗi từ lợi xem có mối liên hệ về nghĩa nào không?)
- Đó không phải là một từ có nhiều nghĩa vì giữa chúng không có mối liên hệ nào về nghĩa.
+ lợi 1 : điều có ích, tốt, trái với hại (lợi ích,...)
+ lợi 2, 3 : phần thịt bao quanh chân răng (răng lợi, ...)
G
GV: Đúng vậy, từ “lợi” trên đây là hiện tượng đồng âm (tức là các từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau). Sau này các em sẽ được học kĩ hơn.
GV khắc sâu : Từ nhiều nghĩa là hiện tượng một từ có nhiều nghĩa khác nhau trong mỗi hoàn cảnh sử dụng. Còn từ đồng âm là hiện tượng những từ nghĩa khác nhau đọc âm giống nhau.
?
Làm thế nào để phân biệt được từ nhiều nghĩa với từ đồng âm?
- Cần phải xem xét nghĩa của chúng trong mỗi ngữ cảnh cụ thể:
Chiếu: 
+ Nếu giữa các nghĩa có một cơ sở chung: từ nhiều nghĩa.
+ Nếu giữa các nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau: từ đồng âm
 GV nhấn mạnh: 
 - Từ nhiều nghĩa chỉ là 1 từ
 - Từ đồng âm: là những từ khác nhau.
Hoạt động 2: Hiện tượng chuyển nghĩa của từ
*Giáo dục đạo đức: Giáo dục tình yêu tiếng Việt, yêu tiếng nói của dân tộc =>GD giá trị sống: TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRUNG THỰC.
C
GV chiếu lại 4 nghĩa của từ “chân”- Yêu cầu học sinh quan sát lại.
II.Hiện tượng chuyển nghĩa của từ
1. Phân tích ngữ liệu
?
Trong các nghĩa trên của từ “chân”, theo em nghĩa nào là nghĩa dược dùng ban đầu? Nghĩa nào sau đó mới được hình thành thêm?
- Nghĩa 1 (đau chân): Là nghĩa xuất hiện đầu tiênŽGọi là nghĩa gốc.
- Nghĩa 2, 3, 4 (chân trời, chân giường, chân thư kí): Nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốcŽGọi là nghĩa chuyển.
- Từ chân : có
+ Nghĩa gốc : nghĩa dùng ban đầu
+ Nghĩa chuyển : nghĩa hình thành trên cơ sở nghĩa gốc
?
Phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển?
Nghĩa gốc : nghĩa xuất hiện ban đầu, làm cơ sở để hình thành nghĩa chuyển
- Nghĩa chuyển : nghĩa được hình thành từ nghĩa gốc.
G
GV: Hiện tượng từ chân... ban đầu chỉ có nghĩa gốc, sau đó xuất hiện thêm các nghĩa mới (tức nghĩa chuyển) làm cho từ “chân” trở thành từ nhiều nghĩa, được gọi là hiện tượng chuyển nghĩa của từ. 
Tương tự với các trường hợp từ nhiều nghĩa khác.
?
Em hiểu thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ?
- Hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa.
-> Hiện tượng chuyển nghĩa.
( Hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa.)
G
GV : Hiện tượng chuyển nghĩa của từ sẽ tạo ra những từ nhiều nghĩa. Đó là một trong những cách phát triển từ vựng tiếng Việt.
G
Khi viết các nghĩa của từ nhiều nghĩa luôn viết nghĩa gốc trước rồi mới viết các nghĩa chuyển.
?
Chiếu : Trong những trường hợp sau, các từ nhiều nghĩa “mắt”, “chân” được dùng với nghĩa nào?
Bé Mây cười tít mắt
Mèo gật gù rung râu
Cái gậy có một chân
...
Không chân đi khắp nước
- Từ “mắt” : dùng theo nghĩa gốc.
- Từ “chân” được dùng với nghĩa chuyển: chân gậy, chân com-pa, chân kiềng, chân bàn.
G
GV: Thông thường, trong câu cụ thể,từ chỉ có một nghĩa nhất định (trường hợp từ “mắt” trong câu thơ trên), nhưng trong một số trường hợp, nhất là trong các tác phẩm văn học, người viết nhiều khi cố ý dùng từ với một vài nghĩa khác nhau. Ví dụ, trong bài thơ “Những cái chân”, từ “chân” được dùng theo nghĩa chuyển nhưng lại được hiểu theo nghĩa gốc nên mới có những liên tưởng thú vị : cái kiềng có ba chân nhưng "chẳng bao giờ đi cả", còn cái võng không có chân mà “đi khắp nước”. Đó là sự thú vị mà từ nhiều nghĩa đem lại cho quá trình giao tiếp.
H
H đọc ghi nhớ.
2. Ghi nhớ (SGK)
*Giáo dục đạo đức: Liên hệ cách sử dụng những từ nhiều nghĩa hợp lí.
* HOẠT ĐỘNG : VẬN DỤNG, LUYỆN TẬP( 17 ')
- Mục tiêu: HS vận dụng được những kiến thức trong bài học để giải quyết bài tập, khắc sâu kiến thức.
Phương pháp: Thực hành, luyện tập
- Kĩ thuật:động não, hợp tác, trình bày một phút, viết sáng tạo
H
H đọc yêu cầu bài tập. G hướng dẫn H làm bài, vấn đáp và chiếu đáp án.
III.Luyện tập
Bài 1: Vấn đáp (1-2 HS)
. chân : bàn chân – chân tường, chân bàn, chân trời,
. tay : đôi tay –tay ghế 
. đầu : cái đầu – đầu sổ 
. tai : lỗ tai – tai ấm, tai chén,...
HS đặt câu với 1 trong những từ nhiều nghĩa vừa tìm được.
Từ phía chân trời, vầng mặt trời đỏ đang từ từ nhô lên.
Bài 2: Vấn đáp 
lá – lá gan, lá phổi, lá lách
quả - quả tim, quả thận
cánh hoa - cánh tay
bắp chuối - bắp tay
 Bài 3: H thảo luận nhóm bàn (2 phút) 
a/ Chỉ sự vật chuyển thành chỉ hành động:
 hộp sơn – sơn cửa
 cái bào – bào gỗ
 cân muối – muối dưa
b/Chỉ hành động chuyển thành chỉ đơn vị
 đang gánh củi - một gánh củi 
 đang bó lúa – một bó lúa
 cuộn bức tranh – ba cuộn giấy
 đang nắm cơm – hai nắm cơm
Bài 4: Vấn đáp
a/ Tác giả nêu lên hai nghĩa của từ bụng:
bụng : 
bộ phận cơ thể hoặc động vật có chứa tim, gan, ruột (đói bụng, no bụng, ...)
 -> Nghĩa gốc.
bụng: biểu tượng của ý nghĩ sâu kín, không bộc lộ ra, đối với người, với việc nói chung (nghĩ bụng, trong bụng mừng thầm, bụng bảo dạ, định bụng,...)
 -> nghĩa chuyển.
Ngoài ra còn có nghĩa khác của từ bụng : phần phình to ở giưã của một số sự vật (bụng chân)
b/ ấm bụng ( nghĩa gốc )
 tốt bụng ( nghĩa chuyển )
 bụng chân (nghĩa chuyển )
Bài 5: 
Bµi tËp 5: GV ®äc, 2HS lªn b¶ng viÕt, ë d­íi viÕt vµo vë chÝnh t¶. 
Y/C viÕt ®óng chÝnh t¶ ë c¸c phô ©m : n- l; r- gi- d, ch- tr.
HS đổi chéo bài soát lỗi chính tả. GV chốt- máy chiếu
* HOẠT ĐỘNG : MỞ RỘNG, SÁNG TẠO (3')
- Mục tiêu: mở rộng kiến thức, tích hợp nội dung bài học
- Phương pháp: vấn đáp
-Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, trình bày 1 phút 
? Mỗi em đặt 1 câu với từ : ấm bụng, tốt bụng,bụng chân.
HS làm nhanh phiếu học tập-hđ cá nhân- đổi bài chấm chéo
VD: 
+ Mình vừa ăn hai bát cơm, ấm bụng rồi.
+ Bạn Lan là người rất tốt bụng, hay giúp đỡ bạn bè.
+ Bụng chân của bà em rất to.
4. Củng cố:( 2’) ? Thế nào là từ nhiều nghĩa ?
? Thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ?
- Làm thế nào để phân biệt được hiện tượng từ nhiều nghĩa với hiện tượng đồng âm? 
5. Hướng dẫn về nhà(3’)
* Học bài: học ghi nhớ , hoàn thiện BT. Tự đặt câu có sử dụng từ nhiều nghĩa.
( đặt 4-5 câu)
- Tìm thêm các từ nhiều nghĩa, ghi vào sổ tay TV.
* Chuẩn bị bài: Lời văn, đoạn văn tự sự 
đọc bài, soạn theo câu hỏi. Viết trước những đoạn văn kể người, kể việc:
+ Đoạn văn kể về người bạn thân.
+ Đoạn văn kể về việc em giúp em nhỏ qua đường.
- Lời văn tự sự: Dùng để kể người và kể việc.
- Đoạn văn tự sự: gồm một số câu, được xác định giữa hai dấu chấm xuống dòng
E. Rút kinh nghiệm : 
 Ngày soạn: 13/ 10/2019
Tuần 5 - Tiết 20
Tập làm văn
LỜI VĂN, ĐOẠN VĂN TỰ SỰ
A. Mục tiêu :
1. Kiến thức: 
- Nắm được lời văn: dùng để kể người, kể việc.
- Nhận biết được đoạn văn tự sự: gồm một số câu, được xác định giữa hai dấu chấm xuống dòng.
2. Kỹ năng: 
- Bước đầu biết cách dùng lời văn, triển khai ý, vận dụng vào đọc-hiểu văn bản.
- Biết viết đoạn văn, bài văn tự sự.
3. Thái độ: Tích cực chủ động tìm hiểu kiến thức bài học; Khi tạo lập văn bản tự sự chú ý lời văn, đoạn văn
4. Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích được ngữ liệu ), năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động nêu ý kiến), năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói, khi tạo lập đoạn văn; năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài học. 
* Các nội dung tích hợp:
- GD KNS: Suy nghĩ, thảo luận để câu chuyện phù hợp với mục đích giao tiếp.
- GD đạo đức: Qua những ví dụ thực tiễn, giáo dục lòng nhân ái, sự khoan dung, tình yêu quê hương, yêu người thân => GD giá trị sống: TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRUNG THỰC, KHOAN DUNG, ĐOÀN KẾT, HỢP TÁC. 
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 
- Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (máy chiếu/bảng phụ) 
 - Học sinh: Đọc những tài liệu liên quan và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.
C. Phương pháp	
- PP: dạy học nhóm, PP nêu và giải quyết vấn đề, PP vấn đáp, PP dự án
- KTDH: KT giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, KT động não, “Trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu theo nhóm, KT “Hỏi chuyên gia”, 
D. Tiến trình giờ dạy 
1. Ổn định lớp.
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
Vắng
/ 9/2019
6a2
44
/ 9/2019 
6a3
44
2. Kiểm tra bài cũ : (4p)
 Câu hỏi: 1. Em hãy nêu các bước để làm một bài văn tự sự?
2. Vì sao phải tìm hiểu đề văn tự sự trước khi làm bài?
* Yêu cầu:
- HS nêu đúng các bước làm bài : Tìm hiểu đề, tìm ý, Lập dàn ý, Viết bài, Đọc lại, sửa lỗi.
- Giải thích được : Tìm hiểu đề để xác định đúng các yêu cầu về thể loại, nội dung, phạm vi; tránh lạc đề.
3. Giảng bài mới
*HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (1')
- Mục tiêu: Đặt vấn đề tiếp cận bài học
- Phương pháp: Vấn đáp , thuyết trình
- Kĩ thuật:Động não, trình bày một phút, nêu và trả lời câu hỏi.
 Máy chiếu: Hs đọc, (dựa vào kiến thức hiểu biết của em) xác định những dấu hiệu nhận biết một đoạn văn tự sự ?
[...] Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi ... 
 (Trích Sơn Tinh Thủy Tinh, Ngữ văn 6 - Tập 1, trang 20)
 Văn tự sự là văn kể người, kể việc nhưng xây dựng nhân vật và kể việc như thế nào cho hay, cho hấp dẫn? Cách viết lời văn, đoạn văn? Đó chính là nội dung cơ bản của tiết học hôm nay.
*HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 20')
- Mục tiêu: Học sinh hiểu đặc điểm giới thiệu nhân vật, đặc điểm của lời văn kể sự việc, đặc điểm của đoạn văn.
- Phương pháp: Vấn đáp, phân tích mẫu, nêu và giải quyết vấn đề, trình bày.
- Kĩ thuật:động não,giao nhiệm vụ, trình bày một phút, nêu và trả lời câu hỏi,chia nhóm
Hoạt động của GV-HS
Nội dung cần đạt
?
Hoạt động 1:Tìm hiểu lời văn, đoạn văn tự sự
HS đọc đoạn văn 1 trong SGK.
Đoạn 1 gồm mấy câu văn? Đoạn giới thiệu về nhân vật nào?
I.Lời văn, đoạn văn tự sự
1. Lời văn giới thiệu nhân vật
1.1. Phân tích ngữ liệu (SGK).
* Đoạn 1: Giới thiệu hai nhân vật
?
Nhân vật được giới thiệu về những điều gì?
Tên
Mỗi quan hệ giữa các nhân vật
Đặc điểm hình dáng, tính tình
?
Tên của các nhân vật? Mối quan hệ giữa các nhân vật? Đặc điểm về hình dáng, tính tình của nhân vật được giới thiệu như thế nào?
- Tên: Hùng Vương, Mị Nương
- Mối quan hệ : cha - con
- Đặc điểm: về hình dáng, tính tình.
?
Đoạn văn giới thiệu 2 nhân vật để làm gì?
- Để cho người đọc thấy được vẻ đẹp, tính tình của Mị Nương, tình cảm của vua Hùng với con gái => hiểu được lí do vì sao vua Hùng kén rể.
?
Các câu văn trong đoạn văn 1 có thể đảo vị trí cho nhau được không?
- Không.
G
- Đoạn 1: gồm 2 câu văn, mỗi câu giới thiệu hai ý rất cân đối, đầy đủ, không thừa, không thiếu.
+ Câu a: 1 ý về Hùng Vương, 1 ý về Mị Nương.
+ Câu b: 1 ý về tình cảm, 1 ý về nguyện vọng.
H
H đọc đoạn 2 :
Đoạn văn 2 gồm mấy câu? Giới thiệu về ai?
*Đoạn 2: Giới thiệu hai nhân vật
?
Các nhân vật trong đoạn 2 được giới thiệu về những điều gì?
Tên nhân vật,
 Xuất xứ, lai lịch, 
Tài năng
Tên: 
Nguồn gốc, xuất xứ : 
Tính tình
Tài năng
?
Hai đoạn văn có cách giới thiệu nhân vật giống và khác nhau như thế nào?
Đoạn 1: Ngay từ câu 1: Giới thiệu tên nhân vật, mối quan hệ gữa nhân vật, đặc điểm về ngoại hình, tính nết của nhân vật.
Đoạn 2 : Câu 1 – Giới thiệu chung; Câu 2, 3 : Giới thiệu lần lượt từng nhân vật; Câu 4 : Kết lại.
?
Đoạn văn 2 giới thiệu 2 nhân vật để làm gì?
- Thấy được tài năng của hai vị thần -> khiến vua Hùng băn khoăn; làm cơ sở cho việc kể hành động của các thần ở đoạn sau.
?
Giống đoạn 1, các câu văn ở đoạn 2 có thể đổi vị trí cho nhau được không? Vì sao?
- Không đổi được vì các câu có mối quan hệ chặt chẽ, được sắp xếp hợp lí.
?
Trong mỗi đoạn văn, câu văn dùng để giới thiệu về các nhân vật thường dùng những từ, cụm từ gì?
- Hùng Vương... có người con gái tên là....
- Một hôm có hai chàng trai...
- Một người... có tài lạ.
- Người ta gọi chàng là...
=> Các câu văn thường có từ : là, có
?
Ở đoạn văn 1, khi giới thiệu nhân vật, người kể tỏ thái độ, tình cảm gì với nhân vật?
 Được thể hiện qua những từ, cụm từ nào?
- Cách giới thiệu hàm ý đề cao, khẳng định : người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu,... hết mực, muốn kén, một người chồng thật xứng đáng...
?
Khi giới thiệu nhân vật, người kể thường kể ở ngôi thứ mấy ? 
- Ngôi thứ 3
?
Em rút ra bài học gì khi viết các đoạn văn giới thiệu nhân vật?
1.2. Ghi nhớ: T59
Hoạt động 2:Tìm hiểu lời văn kể sự việc
- Máy chiếu, HS đọc ví dụ.
2. Lời văn kể sự việc
2.1.Phân tích ngữ liệu (SGK).
?
Đoạn văn trên kể về điều gì?
- Kể về việc Thủy Tinh nổi giận dâng nước đánh Sơn Tinh.
* Đoạn văn : kể hành động của Thủy Tinh
?
Đoạn văn đã dùng những từ ngữ gì để kể những hành động của nhân vật?
- Nhiều động từ : đến sau, lấy, nổi giận, đem quân, đuổi theo, đòi cướp, hô, gọi, làm, rung chuyển, dâng, đánh, ngập, dâng, nổi, 
- Từ ngữ : nhiều động từ
?
Các hành động của nhân vật được kể theo thứ tự nào?
- Phù hợp với diễn biến tâm lí nhân vật.
- Nguyên nhân : đến sau, không lấy được vợ, nổi giận.
- Diễn biến : hô mưa, gọi gió, làm dông bão, 
- Thứ tự : theo diễn biến tâm lí nhân vật : nguyên nhân- diễn biến – kết quả
?
Hành động ấy đem lại kết quả gì?
- Nước ngập ruộng đồng, nhà cửa, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh 
?
Những cụm từ được kể trùng điệp “nước ngập...nước ngập...” gây ấn tượng gì cho người đọc?
Sự dữ dội, đáng sợ về sự giận dữ của nhân vật.
Giúp người đọc cảm nhận được sự tàn phá ghê gớm của sức mạnh Thủy thần.
?
Em rút ra bài học gì khi viết lời văn kể sự việc?
Lời văn kể sự việc khác lời văn giới thiệu nhân vật có gì khác nhau?
- HS đọc ghi nhớ 1.
2.2. Ghi nhớ 
Hoạt động 3: Tìm hiểu đoạn văn
HS quan sát đoạn văn 1,2,3
3. Đoạn văn
3.1. Phân tích ngữ liệu (SGK T/59).
- Mỗi đoạn văn biểu đạt một ý chính:
?
Mỗi đoạn văn biểu đạt ý chính nào?
+ Đoạn 1: Vua Hùng kén rể
+Đoạn 2: Giới thiệu Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
+Đoạn 3: Sự trả thù của Thuỷ Tinh
?
Câu văn nào biểu đạt ý chính ấy?
- Đoạn 1: câu 2
- Đoạn 2: câu 1,6
- Đoạn 3: câu 1
- Câu văn biểu đạt ý chính:
+ Đoạn 1: câu 2
+ Đoạn 2: câu 1,6
+ Đoạn 3: câu 1
?
GV : Người ta gọi đó là câu chủ đề.
Tại sao gọi đó là câu chủ đề?
-> đó là câu chủ đề.
?
Để dẫn đến ý chính của mỗi đoạn, người kể đã dẫn dắt như thế nào?
- Đoạn 1: Muốn kén rể thì trước hết vua phải có con gái xinh đẹp, sau đó là lòng yêu thương và tỏ ý kén rể tài giỏi. Nếu đảo lại “Vua Hùng muốn kén một chàng rể thật xứng đáng, bởi vì ông có một người con gái đẹp như hoa, tính nết hiền dịu” thì đó là văn giải thích lí do chứ không phải văn kể nữa.
- Đoạn 2: Muốn nói được ý hai người đến cầu hôn, đều có tài lạ, dều xứng dáng làm rể vua Hùng thì phải giới thiệu từng người, phải dẫn dắt.
- Đoạn 3: Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh- muốn diến đạt ý này, người kể trận đánh theo thứ tự trước sau, từ nguyên nhân đến diễn biến.
?
Vậy muốn diễn đạt ý chính ta phải làm gì?
- Muốn diễn đạt ý chính, người viết phải xác định được định viết về ý gì, sắp xếp các ý xem cái gì nói trước, cái gì nói sau, phải biết dẫn dắt thì mới thành đoạn văn.
?
Mỗi ví dụ ta vừa tìm hiểu được coi là một đoạn văn. Xét về hình thức, nội dung, mỗi đoạn văn có đặc điểm gì?
HS đọc ghi nhớ (SGK)
- Hình thức: đầu đoạn viết hoa, cuối đoạn có dấu chấm xuống dòng
- Nội dung: Mỗi đoạn văn trình bày 1 ý chính.
3.2. Ghi nhớ (sgk)
*Giáo dục đạo đức: Qua những ví dụ thực tiễn, giáo dục lòng nhân ái, sự khoan dung, tình yêu quê hương, yêu người thân => GD giá trị sống: TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRUNG THỰC, KHOAN DUNG, ĐOÀN KẾT, HỢP TÁC
* HOẠT ĐỘNG : VẬN DỤNG, LUYỆN TẬP( 13 ')
- Mục tiêu: HS vận dụng được những kiến thức trong bài học để giải quyết bài tập, khắc sâu kiến thức.
- Phương pháp:Thực hành, luyện tập
- Kĩ thuật:động não, hợp tác, trình bày một phút, viểt sáng tạo
? Yêu cầu bài tập
- Mỗi đ/ văn kể về điều gì? 
- Gạch chân dưới các câu chủ đề 
- Các câu văn triển khai chủ đề ấy theo thứ tự ntn?
 Chia 3 nhóm -Vấn đáp
N1 làm ý a.
N2 làm ý b.
N3 làm ý c.
-> HS làm nhanh – GV nhận xét .
Gợi ý: Cái gì xảy ra trước thì kể trước, cái gì xảy ra sau thì kể sau. Nếu câu trước nói chung thì câu sau giải thích, cụ thể hoá làm cho người nghe dễ hiểu, dễ cảm nhận. 
 a. Sự tài giỏi trong việc chăn bò của Sọ Dừa .
 + Câu chủ đề : Cậu chăn bò rất giỏi.
 ( câu 2)
+ Các câu khác triển khai: 
C1 : Nêu hoàn cảnh ; 
C3,4 : Hành động cụ thể ; 
C5: kết quả, ảnh hưởng của hành động.
b. Thái độ của các con gái Phú ông với Sọ Dừa.
+ Câu chủ đề : Câu 2
+ Câu 1 : dẫn dắt, giới thiệu 
 c. Tính cách trẻ con của cô gái 
+ Câu chủ đề : Câu 2
+ Câu 1 : dẫn dắt; C3,4,5 : Kể rõ những biểu hiện của tính trẻ con ở cô gái.
II. Luyện tập 
Bài 1: 
a/ Kể về Sọ Dừa đi chăn bò .
 “cậu chăn bò rất giỏi”
b/ Kể về ba cô con gái của Phú ông.
 “hai cô chị ác nghiệt , kiêu kì rất tử tế .
c/ Kể về tính cách của một cô gái ( Cô Dần)
 “tính cô còn trẻ lắm”
Bài 2 : HS làm bài trên bảng
Câu b đúng vì cách kể có thứ tự về lô gích.
Bài 3: Viết câu giới thiệu các nhân vật
Vận dụng câu dùng từ " là", "có" để viết giới thiệu các nhân vật .
2 HS lên chữa bài, các em khác viết đoạn văn vào vở.
 - Thánh Gióng là người anh hùng chống giặc ngoại xâm ở buổi đầu dựng nước
 - Tuệ Tĩnh là người thầy thuốc giỏi đời Trần, ông hết lòng cứu giúp
 người bệnh.
- Không ngờ về nhà bà thụ thai và 12 tháng sau sinh một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô . Hai vợ chồng nằm đấy .
- Có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai Thần Long Nữ tên Lạc Long Quân .
- Có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ thần Nông xinh đẹp tuyệt trần thăm.
- Tuệ Tĩnh là nhà danh y lỗi lạc đời trần . ông chẳng những giúp người bệnh.
Bài 4:
- GV gợi ý để HS làm bài tập 4 ở nhà: 
?) Viết hai đoạn văn kể việc
+ Đoạn 1: Thánh Gióng đánh giặc
+ Đoạn 2: Thánh Gióng nhổ tre đánh giặc
* HOẠT ĐỘNG : MỞ RỘNG, SÁNG TẠO (2')
- Mục tiêu: mở rộng kiến thức, tích hợp nội dung bài học
- Phương pháp: vấn đáp
-Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, trình bày 1 phút
SGK tr 61 (văn bản: Thạch Sanh) ( HS khá /giỏi)
? Trong trang 61 có mấy đoạn văn? Dấu hiệu nào giúp em nhận biết một đoạn văn? Ý chính( chủ đề) của mỗi đoạn là gì?
Hs......
4. Củng cố:(2')
- Đoạn văn tự sự kể người và kể việc khác nhau như thế nào ?.
+ Đoạn văn kể người : Giới thiệu lai lịch, nguồn gốc, tính cách, tên của nhân vật.
 Dùng các câu có từ : là, có
+ Đoạn văn kể việc : dùng nhiều động từ
5. Hướng dẫn học sinh ở nhà(3')
* Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Học thuộc ghi nhớ - Hoàn thiện các bài tập.
- Nhận diện từng đoạn trong một truyện dân gian đã học, nêu ý chính của mỗi đoạn và phân tích tính mạch lạc giữa những câu trong đoạn trích.
* Chuẩn bị cho bài sau: Soạn văn bản Thạch Sanh 
Y/C : + Đọc, kể tóm tắt truyện, trả lời câu hỏi cuối bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_ngu_van_lop_6_tuan_5.doc