Giáo án môn Vật lí Khối 6 - Chủ đề: Sự nở vì nhiệt của các chất

Giáo án môn Vật lí Khối 6 - Chủ đề: Sự nở vì nhiệt của các chất

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của chất lỏng.

- Nhận biết được các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

- Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất lỏng để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế.

2. Năng lực

Nhận thức khoa học tự nhiên:

- Mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của chất lỏng.

- Nhận biết được các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

Tìm hiểu tự nhiên

- Thực hiện thí nghiệm chứng tỏ chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

- Thực hiện được thí nghiệm để rút ra kết luận các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

Vận dụng kiến thức kĩ năng

- Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất lỏng để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế.

3. Phẩm chất: Góp phần hình thành các phẩm chất:

- Nhân ái: tôn trọng sự khác biệt về nhận thức, phong cách cá nhân của những người khác.

- Chăm chỉ: luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập.

- Trung thực: khách quan, công bằng trong thí nghiệm kiểm tra.

- Trách nhiệm: quan tâm đến ý kiến người khác trong nhóm học tập.

 

docx 7 trang tuelam477 4170
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lí Khối 6 - Chủ đề: Sự nở vì nhiệt của các chất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CÁC CHẤT 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của chất lỏng.
- Nhận biết được các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
- Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất lỏng để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế.
2. Năng lực
Nhận thức khoa học tự nhiên:
- Mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của chất lỏng.
- Nhận biết được các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
Tìm hiểu tự nhiên
- Thực hiện thí nghiệm chứng tỏ chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. 
- Thực hiện được thí nghiệm để rút ra kết luận các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. 
Vận dụng kiến thức kĩ năng 
- Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất lỏng để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế.
3. Phẩm chất: Góp phần hình thành các phẩm chất:
- Nhân ái: tôn trọng sự khác biệt về nhận thức, phong cách cá nhân của những người khác.
- Chăm chỉ: luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập.
- Trung thực: khách quan, công bằng trong thí nghiệm kiểm tra.
- Trách nhiệm: quan tâm đến ý kiến người khác trong nhóm học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
	1. Giáo viên: Giáo án, SGK, Dụng cụ thí nghiệm hình 19.1. phích nước nóng, phiếu học tập.
	2. Nhóm HS: SGK, vở ghi, 1 bình cầu, 1 nút cao su có lổ xuyên qua, 1 chậu bô can, 1 ống thủy tinh, một bình thủy nước nóng, 1 ít chất pha màu ( thuốc tím). 1 khăn lau.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
a) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b) Nội dung hoạt động: 
	Học sinh đóng vai mô tả tình huống nêu ra ở đầu bài.
c) Sản phẩm học tập:
Học sinh đóng vai, mô tả vấn đề cần tìm hiểu trong bài.
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Giáo viên cho 2 HS thực hiện đóng vai mô tả tình huống nêu ra ở đầu bài.
	GV: Để biết câu trả lời của bạn Bình đưa ra đúng hay sai, chúng ta cùng đi tìm hiểu bài học hôm nay.
- Học sinh thực hiện.
- Lắng nghe.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (20 phút)
a) Mục tiêu: 
	- Mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của chất lỏng.
- Nhận biết được các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
b) Nội dung hoạt động:
 -Thiết kế phương án thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm như H19.1; H19.2.
 + Cần dụng cụ gì?
 + Cách tiến hành như thế nào?
- Từ đó mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của chất lỏng và nhận biết được các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
c) Sản phẩm học tập:
- Thiết kế phương án thí nghiệm 1: đổ đầy nước mầu vào bình cầu, nút chặt bằng nút cao su cắm xuyên qua một ống thủy tinh. Đặt bình cầu vào chậu nước nóng thấy nước trong ống dâng lên.
- Thiết kế phương án thí nghiệm 2: Dùng ba bình cầu giống nhau để thể tích ban đầu của các chất lỏng như nhau. Cùng nhúng chung trong một chậu nước nóng để chúng có cùng một độ tăng nhiệt độ như nhau.
- HS thực hiện được thí nghiệm, quan sát và trả lời câu hỏi.
- Câu trả lời của HS:
C1: Mực nước trong ống thủy tinh sẽ tăng lên khi nhúng vào nước nóng: chất lỏng sẽ nở ra khi nóng lên.
C2: Khi nhúng bình cầu vào nước lạnh, mực nước sẽ hạ xuống: chất lỏng gặp lạnh sẽ co lại.
C3: Nhúng ba bình cầu chứa ba loại chất lỏng khác nhau vào chậu nước nóng, ta thấy mực chất lỏng ở các ống thủy tinh dâng lên khác nhau.
- Hoàn thành phiếu học tập phần kết luận.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 - Em hãy thiết kế phương án thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm như H19.1; H19.2 ?
Tìm hiểu phần thí nghiệm :
Tiến hành TN như hình 19.1 SGK
Quan sát hiện tượng và trả lời câu hỏi.
- Mực nước trong ống thuỷ tinh như thế nào khi ta đặt bình vào nước nóng?
- Khi đặt bình vào nước lạnh thì mực nước trong ống thuỷ tinh như thế nào?
Hãy rút ra nhận xét?
- GV chốt lại.
? Các chất lỏng khác nhau có nở vì nhiệt giống nhau không?
 - Em hãy thiết kế phương án thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm như H19.13.
Hướng dẫn HS quan sát về sự nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau và rút ra nhận xét.
Làm TN như hình 19.3
- Em có nhận xét gì về sự nở vì nhiệt của 3 chất lỏng này?
GV chốt lại kiến thức: Vậy: Các chất lỏng khác nhau thì nở vì nhiệt khác nhau.
- Phát phiếu học tập, Yêu cầu cả lớp thảo luận để điền vào chỗ trống câu C4 
- Gọi các nhóm báo cáo kết quả và nhận xét.
- Gv chốt lại kết luận và ghi bảng: 
+ Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
+ Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
- Dụng cụ: Bình cầu, nút cao su, ống thủy tinh.
- Cách tiến hành TN: đổ đầy nước mầu vào bình cầu, nút chặt bằng nút cao su cắm xuyên qua một ống thủy tinh. Đặt bình cầu vào chậu nước nóng thấy nước trong ống dâng lên.
Quan sát hiện tượng và trả lời câu hỏi.
 - Mực nước trong ống dâng lên vì nước nóng nở ra 
- Hạ xuống 
- Nhận xét: Thể tích nước trong bình tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi.
- Dụng cụ: Bình cầu chưa các chất lỏng khác nhau, thể tích ban đầu giống nhau.
- Cách tiến hành TN: Nhúng 3 bình cầu trong một chậu nước nóng để chúng có cùng một độ tăng nhiệt độ như nhau.
- Tiến hành thí nghiệm.Quan sát 
- Nở vì nhiệt khác nhau
- Thảo luận, hoàn thành câu hỏi
C4: (1) tăng
 (2) giảm
 (3) không giống nhau
- Báo cáo kết quả và nhận xét kết quả nhóm khác.
3. Hoạt động 3. luyện tập(8 phút) 
a) Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học.
b) Nội dung hoạt động:
- HS thực hiện các bài tập sau (Phiếu học tập)
Câu 1: Chọn câu phát biểu sai
A. Chất lỏng co lại khi lạnh đi.
B. Độ dãn nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau là như nhau.
C. Khi nhiệt độ thay đổi thì thể tích chất lỏng thay đổi.
D. Chất lỏng nở ra khi nóng lên.
Hiển thị đáp án
Độ dãn nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau là khác nhau.
⇒ Đáp án B
Câu 2: Chọn câu trả lời đúng. Có hai bình giống hệt nhau chứa đầy chất lỏng. Một bình chứa rượu và bình còn lại chứa nước. Khi đun nóng cả hai bình ở cùng một nhiệt độ như nhau, hỏi lượng rượu hay nước trào ra khỏi bình nhiều hơn? Biết rằng rượu nở vì nhiệt lớn hơn nước.
A. Nước trào ra nhiều hơn rượu
B. Nước và rượu trào ra như nhau
C. Rượu trào ra nhiều hơn nước
D. Không đủ cơ sở để kết luận
Hiển thị đáp án
Khi đun nóng cả hai bình ở cùng một nhiệt độ như nhau, lượng rượu trào ra khỏi bình nhiều hơn lượng nước vì rượu nở nhiều vì nhiệt hơn nước.
⇒ Đáp án C
Câu 3: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự nở ra vì nhiệt của chất lỏng?
A. Chất lỏng co lại khi nhiệt độ tăng, nở ra khi nhiệt độ giảm.
B. Chất lỏng nở ra khi nhiệt độ tăng, co lại khi nhiệt độ giảm.
C. Chất lỏng không thay đổi thể tích khi nhiệt độ thay đổi.
D. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng khi nhiệt độ thay đổi.
Hiển thị đáp án
Chất lỏng nở ra khi nhiệt độ tăng, co lại khi nhiệt độ giảm
⇒ Đáp án B
Câu 4: Hai bình A và B giống nhau, cùng chứa đầy chất lỏng. Ban đầu nhiệt độ của chất lỏng trong hai bình là như nhau. Đặt hai bình vào trong cùng một chậu nước nóng thì thấy mực nước trong bình A dâng cao hơn bình B. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về các chất lỏng chứa trong hai bình?
A. Chất lỏng ở hai bình giống nhau nhưng nhiệt độ của chúng khác nhau.
B. Chất lỏng ở hai bình khác nhau, nhiệt độ của chúng khác nhau.
C. Hai bình A và B chứa cùng một loại chất lỏng.
D. Hai bình A và B chứa hai loại chất lỏng khác nhau.
Hiển thị đáp án
Hai bình như nhau, chứa lượng chất lỏng như nhau, nhiệt độ ban đầu như nhau. Khi cho vào nước nóng thì nước bình A dâng cao hơn bình B → Chất lỏng trong bình A nở nhiều hơn bình B → Hai chất lỏng nở khác nhau → hai chất lỏng khác nhau.
⇒ Đáp án D
Câu 5: Đun nóng một lượng nước đá từ 0oC đến 100oC. Khối lượng và thể tích lượng nước đó thay đổi như thế nào?
A. Khối lượng không đổi, ban đầu thể tích giảm sau đó tăng.
B. Khối lượng không đổi, thể tích giảm.
C. Khối lượng tăng, thể tích giảm.
D. Khối lượng tăng, thể tích không đổi.
Hiển thị đáp án
- Khối lượng không phụ thuộc vào nhiệt độ.
- Với nước, tại nhiệt độ 4oC nước có khối lượng riêng lớn nhất → thể tích nhỏ nhất. Do đó, khi nhiệt độ tăng từ 0oC đến 4oC thể tích giảm dần, khi nhiệt độ tăng từ 4oC đến 100oC thể tích tăng dần.
⇒ Đáp án A.
c) Sản phẩm học tập:
- Câu trả lời của HS:
Câu 1: B
Câu 2: C
Câu 3: B
Câu 4: D
Câu 5: A
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 YCHS làm việc theo nhóm bàn hoàn thành câu hỏi.
	- Cho các nhóm nhận xét bài làm của nhóm khác.
 Giáo viên tổng kết, chính xác hoá các nội dung lời giải bài tập.
- Các nhóm thảo luận, trình bày kết quả. 
- Nhận xét.
4. Hoạt một 4: Vận dụng (9 phút)
a) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của các chất để giải thích một số hiện tượng trong thực tế.
b) Nội dung hoạt động:
- HS trả lời phần câu hỏi nêu ra ở đầu bài.
- Trả lời các câu hỏi C5;C6;C7 trong SGK để củng cố và vận dụng các kiến thức đã học.
c) Sản phẩm học tập:
- Trả lời phần câu hỏi nêu ra ở đầu bài: Khi đun nóng một ca nước đầy, thì nước trong ca sẽ tràn ra ngoài.
C5: Vì khi nước nóng lên, nước trong ấm nở ra và tràn ra ngoài.
C6: Sở dĩ không đóng chai thật đầy để tránh sự bật nắp chai do sự co giãn vì nhiệt của chất lỏng.
C7
- Hai bình chứa cùng một lượng chất lỏng như nhau và thể tích ban đầu như nhau, khi nhiệt độ tăng lên như nhau thì thể tích chất lỏng sẽ tăng như nhau, tức V1=V2.
Gọi r1 và r2 là bán kính của các ống và h1 và h2 là chiều cao cột chất lỏng tăng thêm.
Theo công thức tính thể tích, lần lượt ta có: V1=pr12h1 và V2=pr22h2. Vì r1 ¹ r2 nên h1 ¹ h2.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Gọi HS vận dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi nêu ra ở đầu bài
- Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm?
- Nhận xét, thống nhất câu trả lời.
- Ta sao người ta không đóng chai nước thật đầy?
HS đọc và trả lời C7
- Nhận xét 
- Khi đun nóng một ca nước đầy, thì khối lượng của nước không tăng, nhưng thể tích tăng làm cho nước trong ca sẽ tràn ra ngoài.
- Vì khi bị nung nóng, nước trong ấm nở ra và tràn ra ngoài
- Để tránh tình trạng nắp bật ra khi chất lỏng đựng trong chai nở vì nhiệt
Đọc và trả lời C7
5. Củng cố: (2 phút)
- Cho HS đọc phần ghi nhớ.
- Đọc phần “Có thể em chưa biết”.
6. Hướng dẫn về nhà: (1 phút)
- Học bài theo phần ghi nhớ.
- Làm bài tập ở SBT.
* RÚT KINH NGHIỆM:
......................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_vat_li_khoi_6_chu_de_su_no_vi_nhiet_cua_cac_chat.docx