Giáo án môn Vật lí Khối 6 - Chương trình học kì II

Giáo án môn Vật lí Khối 6 - Chương trình học kì II

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của các chất rắn.

- Nhận biết được các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

2. Kỹ năng: Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất rắn để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế.

3. Thái độ : Biết vận dụng kiến thức và cuộc sống.

4. Xác định nội dung trọng tâm của bài :

- Hiểu được chất rắn nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. Các chất rắn khác nhau thì nở vì nhiệt cũng khác nhau

5. Định hướng phát triển năng lực

a. Năng lực chung

Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề.

b. Năng lực chuyên biệt :

- Năng lực kiến thức vật lí.

- Năng lực phương pháp thực nghiệm.

- Năng lực trao đổi thông tin.

- Năng lực cá nhân của HS.

II. CHUẨN BỊ

1. GV: Giáo án, SGK, SBT. Một quả cầu kim loại và vòng kim loại.

Đèn cồn, chậu nước, khăn khô, sạch, tranh, ảnh về tháp Effphen.

2. HS: SGK, SBT, vở ghi chép.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định lớp (1’)

2. Kiểm tra bài cũ (7’):

a. Câu hỏi :

Câu 1: Nêu cấu tạo của ròng rọc cố định và ròng rọc động?

Câu 2: Hãy so sánh chiều và cường độ của lực kéo vật của ròng rọc cố định và ròng động so với kéo vật trực tiếp?

b. Đáp án và biểu điểm :

Câu 1: Cấu tạo

- Ròng rọc là một bánh xe có rãnh để vắt dây qua, trục bánh xe mắc cố định có móc treo trên xà, khi kéo dây bánh xe quay quanh trục cố định đó là RRCĐ.

- RRĐ là loại ròng rọc mà khi kéo dây bánh xe vừa quay quanh trục vừa đi lên theo vật.

Câu 2: Chiều và cường độ của lực kéo vật qua ròng rọc so với kéo trực tiếp :

a. Chiều của lực kéo vật lên trực tiếp (dưới lên) và chiều của lực kéo vật qua RRCĐ là khác nhau. Độ lớn như nhau.

b. Chiều của lực kéo vật lên trực tiếp (dưới lên) và chiều của lực kéo vật qua RRĐ là không thay đổi. Độ lớn của lực kéo vật lên trực tiếp lớn hơn độ lớn của lực kéo qua RRĐ.

 

docx 94 trang tuelam477 4600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Vật lí Khối 6 - Chương trình học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 19
Tiết : 19
 	HỌC KỲ II
Chủ Đề 4 : 	MÁY CƠ ĐƠN GIẢN ( TIẾP THEO)
BÀI 16. RÒNG RỌC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nêu được tác dụng của ròng rọc là giảm lực kéo vật và đổi hướng của lực. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế.
2. Kỹ năng: Sử dụng ròng rọc phù hợp trong những trường hợp thực tế cụ thể và chỉ rõ lợi ích của nó. 
3. Thái độ : Biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống. 
4. Xác định nội dung trọng tâm của bài : 
Biết cách sử dụng ròng rọc trong đời sống và kĩ thuật
5. Định hướng phát triển năng lực
a. Năng lực chung
Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề.
b. Năng lực chuyên biệt :
- Năng lực kiến thức vật lí. 
- Năng lực phương pháp thực nghiệm. 
- Năng lực trao đổi thông tin. 
- Năng lực cá nhân của HS. 
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: Giáo án, SGK, SBT và dụng cụ thí nghiệm cho HS 
2. HS: SGK, SBT, dụng cụ thí nghiệm :1 lực kế có GHĐ 5N; 01 quả nặng 2N, 1 ròng rọc động và 01 ròng rọc cố định, giá TN. (4 nhóm).
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (6’):
a. Câu hỏi :
Câu 1 : Đòn bẩy có cấu tạo như thế nào?
Câu 2: Muốn lực nâng vật nhẹ hơn trọng lượng của vật khi sử dụng đòn bẩy cần thỏa mãn điều kiện nào?
b. Đáp án và biểu điểm:
Câu 1 : Trình bày được cấu tạo của đòn bẩy ( 5đ)
Câu 2: Trình bày được : F2 (OO2 > OO1). (5đ)
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
GV: Trong hình 41 là một phương án thứ tư trong việc nâng ống bê tông ra khỏi mương. Liệu có dễ dàng hơn không? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức 
Mục tiêu: tác dụng của ròng rọc là giảm lực kéo vật và đổi hướng của lực. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
GV :
Yêu cầu học sinh đọc SGK và trả lời câu hỏi C1.
Như thế nào là RRCĐ? Như thế nào là RRĐ?
Giáo viên có thể diễn giảng thêm cho học sinh về các loại ròng rọc nếu học sinh trả lời chưa chính xác và cho học sinh ghi tóm tắt vào vở.
I. TÌM HIỂU VỀ RÒNG RỌC
C1:
- Ròng rọc là một bánh xe có rãnh để vắt dây qua, trục bánh xe mắc cố định có móc treo trên xà, khi kéo dây bánh xe quay quanh trục cố định đó là RRCĐ.
- RRĐ là loại ròng rọc mà khi kéo dây bánh xe vừa quay quanh trục vừa đi lên theo vật.
a. Tổ chức cho HS làm thí nghiệm:
GV
Tổ chức học sinh làm việc theo nhóm.
Giới thiệu các dụng cụ thí nghiệm và cách lắp ráp thí nghiệm.
Lưu ý cho học sinh mắc ròng rọc sao cho khối trụ khỏi rơi.
Yêu cầu nhóm học sinh thí nghiệm theo sự hướng dẫn của giáo viên. 
b. Tổ chức cho học sinh nhận xét kết quả:
GV :
Yêu cầu các nhóm học sinh trình bày kết quả thí nghiệm vào câu C3, và thống nhất câu trả lời.
GV hướng dẫn học sinh thống nhất phần kết luận theo câu hỏi C4: điền từ vào chỗ trống.
Giáo viên chú ý cho học sinh cách thảo luận và dùng các thuật ngữ.
HS hoạt động nhóm nêu dự đoán và tiến hành làm thí nghiệm.
HS các nhóm cử đại diện nêu nhận xét kết quả TN và cả lớp hoàn thành câu C3
HS:
Từng HS hoàn thành nhận xét và vở.
- HS nêu kết luận và ghi vở
II. RÒNG RỌC GIÚP CON NGƯỜI LÀM VIỆC DỄ DÀNG HƠN NHƯ THẾ NÀO?
1. Thí nghiệm:
a. Chuẩn bị:
- Lực kế, khối trụ kim loại, giá đỡ, ròng rọc và dây kéo (hình 42)
b. Tiến hành đo:
- Đo lực kéo theo phương thẳng đứng (trọng lượng của vật).
- Đo lực kéo vật qua RRCĐ.
- Đo lực kéo vật qua RRĐ.
c. Ghi chép:
Sau mỗi lần đo, HS ghi chép kết quả cẩn thận vào bảng Kết quả thí nghiệm.
2. Nhận xét:
Dựa vào kết quả và thực nghiệm nêu ra các nhận xét:
C3:
a. Chiều của lực kéo vật lên trực tiếp (dưới lên) và chiều của lực kéo vật qua RRCĐ là khác nhau. Độ lớn như nhau.
b. Chiều của lực kéo vật lên trực tiếp (dưới lên) và chiều của lực kéo vật qua RRĐ là không thay đổi. Độ lớn của lực kéo vật lên trực tiếp lớn hơn độ lớn của lực kéo qua RRĐ.
3. Rút ra kết luận:
C4:
RRCĐ có tác dụng làm đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.
Dùng RRĐ thì lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật.
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Bài 1: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về tác dụng của ròng rọc cố định?
Ròng rọc cố định giúp
A. làm thay đổi độ lớn của lực kéo.
B. làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.
C. làm thay đổi cả hướng và độ lớn của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.
D. cả ba kết luận trên đều sai.
Hiển thị đáp án
Ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.
⇒ Đáp án B
Bài 2: Khi kéo một thùng nước từ dưới giếng lên, người ta thường sử dụng
A. ròng rọc cố định
B. mặt phẳng nghiêng.
C. đòn bẩy.
D. mặt phẳng nghiêng và đòn bẩy.
Hiển thị đáp án
Khi kéo một thùng nước từ dưới giếng lên, người ta thường sử dụng ròng rọc cố định.
⇒ Đáp án A
Bài 3: Chọn câu đúng:
A. Ròng rọc cố định chỉ thay đổi độ lớn của lực.
B. Trong hệ thống ròng rọc động, không có ròng rọc cố định.
C. Ròng rọc động có thể thay đổi cả độ lớn và hướng của lực.
D. Với hai ròng rọc cố định thì có thể thay đổi độ lớn của lực.
Hiển thị đáp án
Ròng rọc động có thể thay đổi cả độ lớn và hướng của lực.
⇒ Đáp án C
Bài 4: Muốn đứng ở dưới kéo một vật lên cao với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật phải dùng hệ thống ròng rọc nào dưới đây?
A. Một ròng rọc cố định.
B. Một ròng rọc động.
C. Hai ròng rọc cố định.
D. Một ròng rọc động và một ròng rọc cố định
Hiển thị đáp án
Muốn đứng ở dưới kéo một vật lên cao với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật phải dùng hệ thống ròng rọc gồm một ròng rọc động và một ròng rọc cố định.
⇒ Đáp án D
Bài 5: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về tác dụng của ròng rọc động?
Ròng rọc động có tác dụng làm lực kéo vật lên
A. lớn hơn trọng lượng của vật.
B. bằng trọng lượng của vật.
C. nhỏ hơn trọng lượng của vật.
D. lớn hơn trọng lượng của vật và thay đổi hướng của lực kéo.
Hiển thị đáp án
Ròng rọc động có tác dụng làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật.
⇒ Đáp án C
Bài 6: Sử dụng ròng rọc khi đưa một vật lên cao ta được lợi
A. về lực
B. về hướng của lực
C. về đường đi
D. Cả 3 đều đúng
Hiển thị đáp án
Sử dụng ròng rọc khi đưa một vật lên cao ta được lợi về: lực, hướng của lực, đường đi ⇒ Đáp án D
Bài 7: Trường hợp nào sau đây không sử dụng ròng rọc?
A. Trong xây dựng các công trình nhỏ, người công nhân cần đưa các vật liệu lên cao.
B. Khi treo hoặc tháo cờ thì ta không phải trèo lên cột.
C. Chiếc kéo dùng để cắt kim loại thường có phần tay cầm dài hơn lưỡi kéo để được lợi về lực.
D. Ở đầu móc các cần cẩu hay xe ô tô cần cẩu đều được lắp các ròng rọc động.
Hiển thị đáp án
Chiếc kéo dùng để cắt kim loại thường có phần tay cầm dài hơn lưỡi kéo để được lợi về lực là trường hợp sử dụng đòn bẩy ⇒ Đáp án C
Bài 8: Máy cơ đơn giản nào sau đây không thể làm thay đổi đồng thời cả độ lớn và hướng của lực?
A. Ròng rọc cố định
B. Ròng rọc động
C. Mặt phẳng nghiêng
D. Đòn bẩy
Hiển thị đáp án
Ròng rọc cố định không thể làm thay đổi đồng thời cả độ lớn và hướng của lực
⇒ Đáp án A
Bài 9: Ròng rọc cố định được sử dụng trong công việc nào dưới đây?
A. Đưa xe máy lên bậc dốc ở cửa để vào trong nhà.
B. Dịch chuyển một tảng đá sang bên cạnh.
C. Đứng trên cao dùng lực kéo lên để đưa vật liệu xây dựng từ dưới lên.
D. Đứng dưới đất dùng lực kéo xuống để đưa vật liệu xây dựng lên cao.
Hiển thị đáp án
Ròng rọc cố định được sử dụng trong việc đứng dưới đất dùng lực kéo xuống để đưa vật liệu xây dựng lên cao như ở các công trường xây dựng 
Bài 10: Người ta dùng một Pa lăng gồm 1 ròng rọc cố định và 3 ròng rọc động để đưa một vật có khối lượng m = 0,3 tấn lên độ cao 1,5 m. Xác định quãng đường sợi dây phải đi.
Hiển thị đáp án
- Vì ròng rọc động cho ta lợi 2 lần về lực thì thiệt 2 lần về đường đi nên 3 ròng rọc động cho ta lợi 2.3 = 6 lần về lực và thiệt 6 lần về đường đi.
- Ròng rọc cố định chỉ làm thay đổi hướng của lực chứ không có tác dụng làm giảm hay tăng lực. Vì vậy quãng đường sợi dây phải đi là:
s = 6. h = 6. 1,5 = 9 (m)
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập 
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
GV yêu cầu HS:
- Tìm những ví dụ về sử dụng ròng rọc.
- Dùng ròng rọc có lợi gì?
Cho biết sử dụng hệ thống ròng rọc nào trong hình 43 có lợi hơn? Tại sao?
HS : Vận dụng kiến thức trả lời các câu hỏi của GV.
Tùy vào học sinh: RRCĐ ở cột cờ, RRCĐ trong xây dựng dùng kéo bêtông lên cao.
Dùng RRCĐ cho ta đổi hướng của lực kéo. RRĐ cho ta lợi về lực
Sử dụng hệ thống một RRCĐ ghép với RRĐ có lợi hơn vì vừa được lợi về độ lớn của lực vừa lợi về phương của lực kéo (xem hình 43).
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Một số hiện tượng thực tế
4. Dặn dò (1’):
Học kĩ nội dung trên.
Làm các bài tập ở SBT
Xem trước tổng kết ôn tập chương cơ học
Chủ đề 5 : SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CÁC CHẤT. (7 tiết)
A.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
. Nắm được nguyên tắt sự nở vì nhiệt của các chất.Một số ứng dụng trong cuộc sống. 
. Biết cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các loại nhiệt kế. 
.Thực hành đo nhiệt độ
. Nắm vững kiến thức làm tốt kiểm tra giữa kỳ. . Hình thành Kỷ năng khai thác và vân dụng kiến thức
B. KẾ HOẠCH DẠY HỌC: 
Tiết 1 : Khởi động
Tiết 2: Sự nở vì nhiệt các chất
Tiết 3: Sự nở vỉ nhiệt các chất ( ttiếp
Tiết 4 : Một số ứng dụng nở vì nhiệt
5. Nhiệt kế - Nhiệt giai
6 : Thực hành + Tổng kết
 BÀI 18. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của các chất rắn.
- Nhận biết được các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
2. Kỹ năng: Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất rắn để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế.
3. Thái độ : Biết vận dụng kiến thức và cuộc sống. 
4. Xác định nội dung trọng tâm của bài : 
- Hiểu được chất rắn nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. Các chất rắn khác nhau thì nở vì nhiệt cũng khác nhau
5. Định hướng phát triển năng lực
a. Năng lực chung
Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề.
b. Năng lực chuyên biệt :
- Năng lực kiến thức vật lí. 
- Năng lực phương pháp thực nghiệm. 
- Năng lực trao đổi thông tin. 
- Năng lực cá nhân của HS. 
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Giáo án, SGK, SBT. Một quả cầu kim loại và vòng kim loại.
Đèn cồn, chậu nước, khăn khô, sạch, tranh, ảnh về tháp Effphen.
2. HS: SGK, SBT, vở ghi chép.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ổn định lớp (1’)
Kiểm tra bài cũ (7’):
a. Câu hỏi :
Câu 1: Nêu cấu tạo của ròng rọc cố định và ròng rọc động?
Câu 2: Hãy so sánh chiều và cường độ của lực kéo vật của ròng rọc cố định và ròng động so với kéo vật trực tiếp?
b. Đáp án và biểu điểm :
Câu 1: Cấu tạo 
Ròng rọc là một bánh xe có rãnh để vắt dây qua, trục bánh xe mắc cố định có móc treo trên xà, khi kéo dây bánh xe quay quanh trục cố định đó là RRCĐ.
- RRĐ là loại ròng rọc mà khi kéo dây bánh xe vừa quay quanh trục vừa đi lên theo vật.
Câu 2: Chiều và cường độ của lực kéo vật qua ròng rọc so với kéo trực tiếp :
a. Chiều của lực kéo vật lên trực tiếp (dưới lên) và chiều của lực kéo vật qua RRCĐ là khác nhau. Độ lớn như nhau.
b. Chiều của lực kéo vật lên trực tiếp (dưới lên) và chiều của lực kéo vật qua RRĐ là không thay đổi. Độ lớn của lực kéo vật lên trực tiếp lớn hơn độ lớn của lực kéo qua RRĐ.
GV nhận xét và cho điểm
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Treo tranh và thiệu một số nét về tháp Ep-phen ở Pari 
 + Giới thiệu chương II: NHIỆT HỌC.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức 
Mục tiêu: nhận biết được ánh sáng thì ánh sáng đó phải truyền vào mắt ta ; ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta .
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Mô tả TN: Gồm quả cầu, vòng kim loại 
Làm TN cho học sinh quan sát 
- Cho quả cầu qua vòng kim loại, em thấy quả cầu có lọt qua không? 
- Quan sát hiện tượng khi hơ nóng quả cầu và bỏ qua vòng kim loại?
- Thả quả cầu vào nước lạnh rồi cho qua vòng kim loại, hiện tượng sẽ như thế nào?
- Tại sao khi hơ nóng quả cầu lọt qua vòng kim loại? 
- Tại sao khi bỏ vào nước quả câù không lọt qua vòng kim loại?
 -Quan sát 
-Có
 - Không lọt qua 
- Quả cầu lọt qua vòng kim loại 
 - Quả cầu nở to ra 
- Quả cầu co lại 
1. Thí nghiệm:
2. Trả lời câu hỏi:
Hoạt động 3: Rút ra kết luận. (5’)
Năng lực hình thành cho HS sau hoạt động:Năng lực kiến thức vật lí. Năng lực trao đổi thông tin. Năng lực cá nhân của HS.
- Yêu cầu cả lớp thảo luận để điền vào chổ trống câu C3
- Yêu cầu HS đọc kết luận, HS trong lớp nhận xét, GV chốt lại để HS ghi vào vở
- Hoàn thành C3
C3: (1) tăng
 (2) lạnh đi
- Đọc kết luận
- Ghi vở
3. Rút ra kết luận:
- Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi
- Treo bảng ghi độ tăng thể tích của các thanh kim loại khác nhau có chiều dài ban đầu 100cm lên bảng
- Như vậy sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau như thế nào?
- Đọc bảng và trả lời C4
- Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau
4: So sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau.(- Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Bài 1: Chọn câu phát biểu sai
A. Chất rắn khi nóng lên thì nở ra.
B. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
C. Chất rắn khi lạnh đi thì co lại.
D. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt như nhau.
Hiển thị đáp án
Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau
⇒ Đáp án D
Bài 2: Khi xây cầu, thông thường một đầu cầu người ta cho gối lên các con lăn. Hãy giải thích cách làm đó?
A. Để dễ dàng tu sửa cầu.
B. Để tránh tác hại của sự dãn nở vì nhiệt.
C. Để tạo thẩm mỹ.
D. Cả 3 lý do trên.
Hiển thị đáp án
Khi xây cầu, thông thường một đầu cầu người ta cho gối lên các con lăn để khi có sự dãn nở con lăn sẽ di chuyển → tránh hiện tượng bị cong do tác hại của sự dãn nở vì nhiệt.
⇒ Đáp án C.
Bài 3: Cho ba thanh kim loại đồng, nhôm, sắt có cùng chiều dài ban đầu là 100 cm. Khi tăng thêm 500C thì độ tăng chiều dài của chúng theo thứ tự trên lần lượt là 0,12 cm; 0,086 cm; 0,060 cm. Trong ba chất đồng, nhôm và sắt, cách sắp xếp nào sau đây là đúng theo thứ tự từ chất dãn nở vì nhiệt nhiều nhất đến chất dãn nở vì nhiệt ít nhất?
A. Nhôm – Đồng – Sắt B. Nhôm – Sắt – Đồng
C. Sắt – Nhôm – Đồng D. Đồng – Nhôm – Sắt
Hiển thị đáp án
Độ dãn nở vì nhiệt của nhôm > đồng > sắt
⇒ Chọn A
Bài 4: Chọn câu trả lời đúng nhất. Người ta sử dụng hai cây thước khác nhau để đo chiều dài. Một cây thước bằng nhôm và một cây thước làm bằng đồng. Nếu nhiệt độ tăng lên thì dùng hai cây thước để đo thì cây thước nào sẽ cho kết quả chính xác hơn? Biết đồng nở vì nhiệt kém hơn nhôm.
A. Cả hai cây thước đều cho kết quả chính xác như nhau.
B. Cây thước làm bằng nhôm.
C. Cây thước làm bằng đồng.
D. Các phương án đưa ra đều sai.
Hiển thị đáp án
Vì nhôm nở vì nhiệt nhiều hơn đồng nên dùng thước nhôm sẽ bị sai lệch nhiều hơn
⇒ Đáp án C
Bài 5: Hãy dự đoán chiều cao của một chiếc cột bằng sắt sau mỗi năm.
A. Không có gì thay đổi.
B. Vào mùa hè cột sắt dài ra và vào mùa đông cột sắt ngắn lại.
C. Ngắn lại sau mỗi năm do bị không khí ăn mòn.
D. Vào mùa đông cột sắt dài ra và vào mùa hè cột sắt ngắn lại.
Hiển thị đáp án
Vào mùa hè nhiệt độ cao hơn mùa đông nên cột sắt sẽ nở hơn mùa đông → cột sắt vào mùa hè dài hơn mùa đông
⇒ Đáp án B.
Bài 6: Khi một vật rắn được làm lạnh đi thì
A. khối lượng của vật giảm đi.
B. thể tích của vật giảm đi.
C. trọng lượng của vật giảm đi.
D. trọng lượng của vật tăng lên.
Hiển thị đáp án
Khi một vật rắn được làm lạnh đi thì vật co lại và thể tích của vật giảm đi.
⇒ Đáp án B
Bài 7: Khi nút thủy tinh của một lọ thủy tinh bị kẹt. Phải mở nút bằng cách nào dưới đây?
A. Làm nóng nút. B. Làm nóng cổ lọ.
C. Làm lạnh cổ lọ. D. Làm lạnh đáy lọ.
Hiển thị đáp án
Khi nút thủy tinh của một lọ thủy tinh bị kẹt. Phải mở nút bằng cách làm nóng cổ lọ.
⇒ Đáp án B
Bài 8: Các trụ bê tông cốt thép không bị nứt khi nhiệt độ ngoài trời thay đổi vì:
A. Bê tông và lõi thép không bị nở vì nhiệt.
B. Bê tông nở vì nhiệt nhiều hơn thép nên không bị thép làm nứt.
C. Bê tông và lõi thép nở vì nhiệt giống nhau.
D. Lõi thép là vật đàn hồi nên lõi thép biến dạng theo bê tông.
Hiển thị đáp án
Các trụ bê tông cốt thép không bị nứt khi nhiệt độ ngoài trời thay đổi vì bê tông và lõi thép nở vì nhiệt giống nhau
⇒ Đáp án C
Bài 9: Khi đun nóng một hòn bi bằng sắt thì xảy ra hiện tượng nào dưới đây?
A. Khối lượng của hòn bi tăng.
B. Khối lượng của hòn bi giảm.
C. Khối lượng riêng của hòn bi tăng.
D. Khối lượng riêng của hòn bi giảm.
Hiển thị đáp án
Khi đun nóng một hòn bi bằng sắt thì xảy ra hiện tượng thể tích viên bi nở ra nên khối lượng riêng của bi giảm
⇒ Đáp án D
Bài 10: Chọn phương án đúng.
Một vật hình hộp chữ nhật được làm bằng sắt. Khi tăng nhiệt độ của vật đó thì
A. Chiều dài, chiều rộng và chiều cao tăng.
B. Chỉ có chiều dài và chiều rộng tăng.
C. Chỉ có chiều cao tăng.
D. Chiều dài, chiều rộng và chiều cao không thay đổi.
Hiển thị đáp án
Khi tăng nhiệt độ của vật đó thì chiều dài, chiều rộng và chiều cao tăng
⇒ Đáp án A
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập 
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Cho HS quan sát một con dao hoặc một cái liềm để HS biết được đâu là khâu dao, liềm
- Đọc và trả lời C5
Đọc và trả lời C6
Làm thí nghiệm kiểm chứng
Đọc và trả lời C7
GDHN: là kiến thức cơ bản cần nắm vững của những người làm công việc thiết kế chi tiết máy trong ngành cơ khí chế tạo, thiết kế cầu, thiết kế và lắp đặt đường ray trong ngành GTVT; hoặc liên hệ với việc chế tạo thiết bị tự động ngắt điện trong ngành điện, chế tạo các loại nhiệt kế, sx nước đá trong các ngành khoa học, dịch vụ.
- C5: Phải nung nóng khâu dao, liềm vì khi được nung nóng, khâu nở ra dễ lắp vào cán, khi nguội đi khâu co lại xiết chặt vào cán
Đọc và trả lời C6
- Nung nóng vòng kim loại
- Quan sát thí nghiệm kiểm chứng
Đọc và trả lời C7
- Vào mùa Hạ nhiệt độ tăng lên, thép nở ra, làm cho tháp cao lên
- C5: Phải nung nóng khâu dao, liềm vì khi được nung nóng, khâu nở ra dễ lắp vào cán, khi nguội đi khâu co lại xiết chặt vào cán
C6.- Nung nóng vòng kim loại
C7.- Vào mùa Hạ nhiệt độ tăng lên, thép nở ra, làm cho tháp cao lên
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Tai sao: đầu cán (chuôi) dao, liềm bằng gỗ thường có một đai bằng sắt gọi là cái khâu dùng để giữ chặt lưỡi dao hay lưỡi liềm. Khi lắp khâu, người thợ rèn phải nung nóng khâu rồi mới tra vào cán?
Ở đầu cán (chuôi) dao, liềm bằng gỗ thường có một đai bằng sắt gọi là cái khâu dùng để giữ chặt lưỡi dao hay lưỡi liềm. Khi lắp khâu, người thợ rèn phải nung nóng khâu rồi mới tra vào cán vì khi được nung nóng, khâu nở ra dễ lắp vào cán, khi nguội đi khâu co lại xiết chặt vào cán.
4. Dặn dò (1’):
- Học thuộc bài, làm lại các câu C trong SGK
- Yêu cầu HS đọc phần “Ghi nhớ” và “có thể em chưa biết”.
- Về nhà làm bài tập 18. 1 đến 18.5/ SBT và chuẩn bị bài mới.
Tuần : 22
Tiết : 22
 BÀI 19. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của chất lỏng.
- Nhận biết được các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
2. Kỹ năng: Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất lỏng để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế.
3. Thái độ : Biết vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng trong cuộc sống.
4. Xác định nội dung trọng tâm của bài : 
- Hiểu được hiện tượng nở vì nhiệt của chất lỏng.
- Hiểu được các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
5. Định hướng phát triển năng lực
a. Năng lực chung
Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề.
b. Năng lực chuyên biệt :
- Năng lực kiến thức vật lí. 
- Năng lực phương pháp thực nghiệm. 
- Năng lực trao đổi thông tin. 
- Năng lực cá nhân của HS. 
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Giáo án, SGK, Dụng cụ thí nghiệm hình 19.1.
2. HS: SGK, vở ghi, 1 bình cầu, 1 nút cao su có lổ xuyên qua, 1 chậu bô can, 1 ống thủy tinh, một bình thủy nước nóng, 1 ít chất pha màu ( thuốc tím). 1 khăn lau.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ổn định lớp (1’)
Kiểm tra bài cũ (7’):
a. Câu hỏi :
Câu 1 : Các chất rắn nở vì nhiệt theo quy luật nào.
Câu 2 : Nhận xét gì về sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau?
b. Đáp án và biểu điểm :
Câu 1: Chất rắn nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.(5đ) +5BT/SBT (5đ)
Câu 2: Các chất rắn khác nhau thì nở vì nhiệt khác nhau (5đ) +5BT/SBT (5đ)
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Chất rắn nóng nở ra, lạnh co lại. Vậy đối với chất lỏng có xảy ra hiện tượng đó hay không? Nếu có xẩ ra thì có điểm gì giống và khác chất rắn không?
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức 
Mục tiêu: - Mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của chất lỏng.
- Nhận biết được các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Tìm hiểu phần thí nghiệm :
Tiến hành TN như hình 19.1 SGK
Quan sát hiện tượng và trả lời câu hỏi.
- Mực nước trong ống thuỷ tinh như thế nào khi ta đặt bình vào nước nóng?
- Khi đặt bình vào nước lạnh thì mực nước trong ống thuỷ tinh như thế nào?
Quan sát hiện tượng và trả lời câu hỏi.
 - Mực nước trong ống dâng lên vì nước nóng nở ra 
- Hạ xuống 
1. Thí nghiệm:
2. Trả lời câu hỏi:
C1:
- Mực nước trong ống thủy tinh sẽ tăng lên khi nhúng vào nước nóng: chất lỏng sẽ nở ra khi nóng lên.
C2:
- Khi nhúng bình cầu vào nước lạnh, mực nước sẽ hạ xuống: chất lỏng gặp lạnh sẽ co lại.
Hướng dẫn HS quan sát về sự nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau và rút ra nhận xét.
Làm TN như hình 19.3
- Em có nhận xét gì về sự nở vì nhiệt của 3 chất lỏng này?
Quan sát 
- Nở vì nhiệt khác nhau
C3:
- Dùng ba bình cầu giống nhau để thể tích ban đầu của các chất lỏng như nhau. Cùng nhúng chung trong một chậu nước nóng để chúng có cùng một độ tăng nhiệt độ như nhau.
- Nhúng ba bình cầu chứa ba loại chất lỏng khác nhau vào chậu nước nóng, ta thấy mực chất lỏng ở các ống thủy tinh dâng lên khác nhau.
Vậy: Các chất lỏng khác nhau thì nở vì nhiệt khác nhau.
- Yêu cầu cả lớp thảo luận để điền vào chỗ trống câu C4
Nhận xét
C4: (1) tăng
 (2) giảm
 (3) không giống nhau
3. Rút ra kết luận:
- Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi
- Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau
Hoạt động 5: Vận dụng.(5’)
Năng lực hình thành cho HS sau hoạt động:Năng lực kiến thức vật lí. Năng lực trao đổi thông tin. Năng lực cá nhân của HS.
- Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm?
- Nhận xét, thống nhất câu trả lời.
- Ta sao người ta không đóng chai nước thật đầy?
HS đọc và trả lời C7
- Nhận xét
- Vì khi bị nung nóng, nước trong ấm nở ra và tràn ra ngoài
- Để tránh tình trạng nắp bật ra khi chất lỏng đựng trong chai nở vì nhiệt
Đọc và trả lời C7
4. Vận dụng:
C5
- Vì khi nước nóng lên, nước trong ấm nở ra và tràn ra ngoài.
C6
- Sở dĩ không đóng chai thật đầy để tránh sự bật nắp chai do sự co giãn vì nhiệt của chất lỏng.
C7
- Hai bình chứa cùng một lượng chất lỏng như nhau và thể tích ban đầu như nhau, khi nhiệt độ tăng lên như nhau thì thể tích chất lỏng sẽ tăng như nhau, tức V1=V2.
Gọi r1 và r2 là bán kính của các ống và h1 và h2 là chiều cao cột chất lỏng tăng thêm.
Theo công thức tính thể tích, lần lượt ta có: V1=pr12h1 và V2=pr22h2. Vì r1 ¹ r2 nên h1 ¹ h2.
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Bài 1: Chọn câu phát biểu sai
A. Chất lỏng co lại khi lạnh đi.
B. Độ dãn nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau là như nhau.
C. Khi nhiệt độ thay đổi thì thể tích chất lỏng thay đổi.
D. Chất lỏng nở ra khi nóng lên.
Hiển thị đáp án
Độ dãn nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau là khác nhau.
⇒ Đáp án B
Bài 2: Làm lạnh một lượng nước từ 100oC về 50oC. Khối lượng riêng và trọng lượng riêng của nước thay đổi như thế nào?
A. Cả khối lượng riêng và trọng lượng riêng đều tăng.
B. Ban đầu khối lượng riêng và trọng lượng riêng giảm sau đó bắt đầu tăng.
C. Cả khối lượng riêng và trọng lượng riêng đều giảm.
D. Cả khối lượng riêng và trọng lượng riêng đều không đổi.
Hiển thị đáp án
Khi giảm nhiệt độ thì m không thay đổi, còn V giảm.
⇒ Đáp án A
Bài 3: Hai bình A và B giống nhau, cùng chứa đầy chất lỏng. Ban đầu nhiệt độ của chất lỏng trong hai bình là như nhau. Đặt hai bình vào trong cùng một chậu nước nóng thì thấy mực nước trong bình A dâng cao hơn bình B. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về các chất lỏng chứa trong hai bình?
A. Chất lỏng ở hai bình giống nhau nhưng nhiệt độ của chúng khác nhau.
B. Chất lỏng ở hai bình khác nhau, nhiệt độ của chúng khác nhau.
C. Hai bình A và B chứa cùng một loại chất lỏng.
D. Hai bình A và B chứa hai loại chất lỏng khác nhau.
Hiển thị đáp án
Hai bình như nhau, chứa lượng chất lỏng như nhau, nhiệt độ ban đầu như nhau. Khi cho vào nước nóng thì nước bình A dâng cao hơn bình B → Chất lỏng trong bình A nở nhiều hơn bình B → Hai chất lỏng nở khác nhau → hai chất lỏng khác nhau.
⇒ Đáp án D
Bài 4: Đun nóng một lượng nước đá từ 0oC đến 100oC. Khối lượng và thể tích lượng nước đó thay đổi như thế nào?
A. Khối lượng không đổi, ban đầu thể tích giảm sau đó tăng.
B. Khối lượng không đổi, thể tích giảm.
C. Khối lượng tăng, thể tích giảm.
D. Khối lượng tăng, thể tích không đổi.
Hiển thị đáp án
- Khối lượng không phụ thuộc vào nhiệt độ.
- Với nước, tại nhiệt độ 4oC nước có khối lượng riêng lớn nhất → thể tích nhỏ nhất. Do đó, khi nhiệt độ tăng từ 0oC đến 4oC thể tích giảm dần, khi nhiệt độ tăng từ 4oC đến 100oC thể tích tăng dần.
⇒ Đáp án A.
Bài 5: Chọn câu trả lời đúng. Có hai bình giống hệt nhau chứa đầy chất lỏng. Một bình chứa rượu và bình còn lại chứa nước. Khi đun nóng cả hai bình ở cùng một nhiệt độ như nhau, hỏi lượng rượu hay nước trào ra khỏi bình nhiều hơn? Biết rằng rượu nở vì nhiệt lớn hơn nước.
A. Nước trào ra nhiều hơn rượu
B. Nước và r

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_vat_li_khoi_6_chuong_trinh_hoc_ki_ii.docx