Giáo án Ngữ văn 6 Sách Chân trời sáng tạo

Giáo án Ngữ văn 6 Sách Chân trời sáng tạo

ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM

CHỊ SẼ GỌI EM BẰNG TÊN

___Han-xen ___

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- Vận dụng kĩ năng đọc để hiểu được nội dung câu chuyện.

- Liên hệ, kết nối với văn bản Những cánh buồm, Mây và sóng để hiểu hơn về chủ điểm Gia đình yêu thương.

2. Năng lực

a. Năng lực chung: Khả nănggiải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác

b. Năng lực riêng biệt

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật của bài thơ.

3. Phẩm chất:

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

A. Chuẩn bị của giáo viên:

• Giáo án

• Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

• Tranh ảnh, video

• Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp

• Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.

b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV

c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS

d. Tổ chức thực hiện:

GV đặt câu hỏi mở: Trong gia đình của em, em có anh, chị , em không? Tình cảm của em với anh, chị, em mình như thế nào? Anh chị, em trong gia đình thường thể hiện sự quan tâm nhau bằng những cách nào?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới:

Anh em như thể chân tay

Rách lành đùm bọc, dỏ hay đỡ đần.

Câu ca dao của cha ông ta đã nhắc nhở mỗi người về việc trân trọng, quý mến tình thân anh em trong gia đình. Đó là máu mủ ruột thịt, là những tình yêu thương cha mẹ gửi gắm. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một văn bản để hiểu hơn về tình chị em trog gia đình.

B. HOẠT ĐỘNGHÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản

a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại, giải nghĩa từ khó trong văn bản.

b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

 

docx 368 trang Dương Tử Quỳnh 03/06/2022 3620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 Sách Chân trời sáng tạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / / 
Ngày dạy: / / 
Bài 6. ĐIỂM TỰA TINH THẦN
 ..
Môn: Ngữ văn 6 - Lớp: .
Số tiết: 12 tiết
VĂN BẢN 1. 
VĂN BẢN: GIÓ LẠNH ĐẦU MÙA
___Thạch Lam____
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, chủ đề, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể.
- Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua ngoại hình, cử chỉ, hành động, ý nghĩ của nhân vật. 
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Khả nănggiải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản .
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.
- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học.	
3. Phẩm chất:
- Giúp HS hình thành những phẩm chất tốt đẹp: tình yêu thương con người, biết cảm thông và sẻ chia với người khác.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
Giáo án 
Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh về các loài chim
Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp 
Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi gợi mở, yêu cầu HS trả lời: Dựa vào nhan đề, em đoán xem văn bản này viết về điều gì? Em đã bao giờ làm một việc tốt nhưng bị người khác hiểu làm và chê trách hay chưa?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ cởi mở, thân thiện những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Truyện “Gió lạnh đầu mùa” là một trong những truyện ngắn xuất sắc của Thạch Lam. Tác giả đã giới thiệu với chúng ta một thế giới tuổi thơ vui chơi, chan hòa yêu thương trong tình làng nghĩa xóm vô cùng thân thiết. Sơn và chị Lan là hai hình ảnh đẹp nhất trong bài thơ – văn xuôi rất trong sáng về tình người, đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng chúng ta. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu truyện ngắn này
B. HOẠT ĐỘNGHÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản
a. Mục tiêu: HS nắm được nội dung của bài học
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS dựa vào sgk và hiểu biết của mình, em hãy giới thiệu đôi nét về tác giả Thạch Lam và tác phẩm Gió lạnh đầu mùa
NV2: Đọc, tìm hiểu chú thích
- GV hướng dẫn cách đọc. GV đọc mẫu và yêu cầu 1-2 HS đọc. Đọc to, rõ ràng, diễn cảm.
GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB.
- Giải nghĩa từ khó: áo vải thâm, xúng xính, đánh khăng đánh đáo, bịu xịu.
NV3: Tóm tắt văn bản
- GV tổ chức trò chơi thi giữa các tổ, sắp xếp các giữ kiện sau để hoàn thành phần tóm tắt văn bản Gió lạnh đầu mùa
Sắp xếp các dữ kiện sau
1. Những cơn gió lạnh đầu mùa thổi đến phố chợ. 
2. Ái ngại về hoàn cảnh của Hiên, Sơn và Lan quyết định về nhà lấy áo bông của Duyên (đứa em xấu số), giấu mẹ, mang sang cho Hiên.
3. Chị em Lan, Sơn xúng xính trong những chiếc áo ấm đắt tiền; những đứa trẻ nghèo hàng xóm vẫn mặc những chiếc áo mong manh thường ngày; riêng Hiên vẫn mặc chiếc áo rách tơi tả, đang co ro vì lạnh.
4. Mẹ Hiên mang áo bông sang nhà trả lại, may mắn được mẹ Sơn và Lan cho vay tiền mua áo ấm cho Hiên.
5. Chuyện đến tai người nhà, Sơn và Lan sợ bị mẹ mắng. đi đòi lại áo không được, không dám về nhà.
- GV tóm tắt ngắn gọn lại cốt truyện.
NV3: Tìm hiểu văn bản, thể loại, bố cục
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, dựa vào văn bản vừa đọc, hãy trả lời câu hỏi:
+ Thể loại của văn bản? Những dấu hiệu nào cho em biết thể loại của VB?
+ Xác định ngôi kể, các nhân vật chính trong truyện
+Trong văn bản, em thấy có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào?
+ Từ ý chính ấy, hãy xác định bố cục bài văn.
- HS lắng nghe.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học
Dự kiến sản phẩm: 
Sắp xếp lại cốt truyện:
- Những cơn gió lạnh đầu mùa thổi đến phố chợ.
- Chị em Lan, Sơn xúng xính trong những chiếc áo ấm đắt tiền; những đứa trẻ nghèo hàng xóm vẫn mặc những chiếc áo mong manh thường ngày; riêng Hiên vẫn mặc chiếc áo rách tơi tả, đang co ro vì lạnh.
- Ái ngại về hoàn cảnh của Hiên, Sơn và Lan quyết định về nhà lấy áo bông của Duyên (đứa em xấu số), giấu mẹ, mang sang cho Hiên.
- Chuyện đến tai người nhà, Sơn và Lan sợ bị mẹ mắng. đi đòi lại áo không được, không dám về nhà.
- Mẹ Hiên mang áo bông sang nhà trả lại, may mắn được mẹ Sơn và Lan cho vay tiền mua áo ấm cho Hiên.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
Gv nhấn mạnh những đặc điểm của thể loại truyện: có đề tài, chủ đề, chi tiết tiêu biểu, các nhân vật được miêu tả về ngoại hình, hành động, tính cách, ý nghĩ, lời nói.
1. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Tên thật: NguyễnTườngVinh
- Năm sinh – năm mất:(1910 –1942)
- Quê quán: Hải Dương
- Truyện của Thạch Lam nhẹ nhàng, giàu tình thương, đặc biệt là tình thương với trẻ thơ.
2. Tác phẩm
- Sáng tác năm 1937.
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Đọc, tìm hiểu chú thích
- Thể loại: truyện ngắn
- Ngôi kể: ngôi thứ ba
- Nhân vật chính: Sơn và Lan
- Phương thức biểu đạt: Tự sự , miêu tả, biểu cảm
2. Tóm tắt
3. Bố cục: 2 phần
- P1: từ đầu đến "mày may cho": Những đứa trẻ khi gió lạnh đầu mùa về
- P2: còn lại:Hành động đẹp của hai chị em Sơn và Lan.
Hoạt động 2: Đọc hiểu cùng văn bản/ Tìm hiểu nhân vật chị em Sơn và Lan
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1: Tìm hiểu hai chị em Sơn và Lan trong cuộc sống thường ngày
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV đặt câu hỏi gợi mở: 
+ Thời gian và không gian trong truyện được mở ra như thế nào? Tìm những chi tiết, hình ảnh.
+ Qua đoạn văn đầu, em nhận thấy hoàn cảnh gia đình hai chị em Sơn như thế nào ở khu phố chợ?
Chi tiết nào nói lên điều đó.
+ Dù điều kiện gia đình tốt nhưng thái độ của chị em Sơn với những đứa trẻ xung quanh như thế nào? Qua đó, em có suy nghĩ gì về hai chị em Sơn.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Dự kiến sản phẩm:
- Thời gian, không gian: chợ vắng, mấy cái quán chơ lộng gió, rác bẩn rải rác lẫn với lá rụng, gió thổi lạnh làm cay mắt.
- Gia đình khá giả, có điều kiện:
+ Có quần áo đẹp để mặc
+ Thường cho những nhà xung quanh vay mượn tiền
- Thái độ: thân mật, gần gũi chứ không kiêu kì và khinh khỉnh như các em họ của Sơn.à hòa đồng, gần gũi với mọi người xung quanh.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
NV2: Tìm hiểu hành động cho áo của hai chị em
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV đặt câu hỏi gợi mở: 
+ Khi nhìn thấy Hiên đứng bên cột quán, co ro trong chiếc áo tơi , Sơn và Lan đã có suy nghĩ, hành động gì?
+ Tại sao hai chị em lại động lòng trắc ẩn trước bé Hiên?
+ Khi hành động như vậy, tâm trạng của hai chị em như thế nào?
+ Hành động đó góp phần thể hiện tính cách gì của Sơn và Lan? Hành động đó có ý nghĩa gì với Hiên?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Dự kiến sản phẩm:
- Lan đã gọi Hiên lại để hỏi thăm, Sơn động lòng thương vì biết hoàn cảnh nhà Hiên rất nghèo và Hiên là bạn của em Duyên – em gái đã mất của Sơn à nảy sinh ý nghĩ tốt à hành động lấy áo bông cũ cho Hiên.
- Tâm trạng: Lan hăm hở lấy áo, Sơn đứng đợi và trong lòng thấy ấm áp, vui vui
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
GV bình: Khi gió mùa đột ngột về, thời tiết lạnh giá đã khiến mọi cảnh vật thay đổi, những đứa trẻ nơi phố huyện nghèo co ro trong manh áo mỏng đã nhiều chỗ rách. Chỉ có chị em Sơn được mặc quần áo đầy đủ, ấm áp. Đặc biệt khi nhìn thấy bé Hiên mặc chiếc áo tơi đã rách, hở cả lưng và tay khiến hai chị em cảm thấy đau lòng. Lòng trắc ẩn ấy một phần Hiên bằng tuổi Duyên - đứa em đã mất, hình ảnh người em tội nghiệp ấy như ùa về trong kí ức của hai chị em Sơn và một phần là chính từ tấm lòng nhân hậu, thương người của hai đứa trẻ. Tấm lòng nhân hậu ấy đã tạo ra hành động đẹp, hai chị em cảm thấy vui khi đã giúp được Hiên tránh được rét mướt. “Ao lành đùm áo rách”, ành động ấy tuy nhỏ nhưng khiến chúng ta thấy được tám lòng cao đẹp của hai chị em, đó cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
NV3: Tìm hiểu tâm trạng hai chị em khi mẹ biết 
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV đặt câu hỏi gợi mở: 
+ Khi nghe người ví nói mẹ đã biết chuyện, tâm trạng hai chị em Sơn như thế nào? Hãy chỉ ra các chi tiết miêu tả tâm trạng hai chị em Sơn?
+ Theo em, vì sao người mẹ không trách mắng Sơn và Lan? 
+ Hành động của hai chị em đã dẫn đến cách ứng xử của hai người mẹ ở cuối truyện như thế nào?
+ Dựa vào sơ đồ sau, em hãy thử suy nghĩ về câu hỏi đặt ra cho truyện: Ai là điểm tựa tinh thần cho ai?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Dự kiến sản phẩm:
- Tâm trạng hai chị em:
+ Lo lắng “sắp ăn, bỏ đũa đứng dậy”
+ Hai chị em lo sợ đi tìm Hiên để lấy lại áo
+ Lan trách em vì đã nghĩ ra việc cho áo
+ Hai chị em lo lắng, dắt nhau lén về nhà
+ Ngạc nhiên khi thấy hai mẹ con Hiên đang ở trong nhà.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
GV bổ sung: Câu chuyện đã lan tỏa hơi ấm của tình người giữa những ngày đầu đông lạnh giá. Mẹ không trách mắng Sơn và Lan vì đã có hành động tốt. Mẹ Hiên cũng hiểu được chiếc áo bông là kỉ vật quan trọng của với mẹ Sơn vì đó là kí ức về đứa con gái bé bỏng đã qua đời nên mang trả lại và để hai chị em Sơn không bị mẹ mắng. Mẹ Sơn hiểu hoàn cảnh của mẹ con Hiên và và cho vay tiền để may áo cho con. Câu chuyện được kết thúc một cách nhẹ nhàng, thể hiện sự lan tỏa yêu thương, sự ấm áp của tình yêu thương giữa con người – đó là điểm tựa tinh thần cho chúng ta vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.
3. Phân tích
3.1. Hai chị em Sơn và Lan
a. Trong cuộc sống hàng ngày
- Gia đình khá giả nhất trong khu phố chợ.
- Thái độ với những đứa trẻ xung quanh: gần gũi, hòa nã, thân thiết.
b. Tâm trạng của hai chị em khi cho áo bé Hiên
- Khi nhìn thấy bé Hiên: Lan đã gọi lại hỏi han, Sơn động lòng thương.
à nảy ra ý nghĩ tốt: đem cho Hiên cái áo bông cũ của em Duyên – người em đã mất của Sơn.
à hành động đẹp: Lan hăm hở về nhà lấy áo, Sơn đứng đợi và trong lòng thấy vui.
à việc làm tốt: bé Hiên tránh được rét.
=> Nhận xét: Sơn và Lan là những đứa bé có tấm lòng nhân hậu, thương người, biết cảm thông và biết chia sẻ.
c. Tâm trạng hai chị em khi mẹ biết chuyện
- Hai chị em lo lắng, sợ sệt khi mẹ biết chuyện sẽ bị mắng.
- Khi mẹ biết chuyện: không trách mắng Sơn và Lan vì thấy hai con đã làm được việc tốt, đồng cảm với lòng trắc ẩn và tình thương người của hai chị em.
- Mẹ Sơn đã thể hiện sự đồng cảm ấy bằng việc cho mẹ Hiên vay tiền mua áo.
à Truyện đã lan tỏa tình yêu thương, sự đồng cảm giữa con người với con người.
- Nghệ thuật: thể hiện sự am hiểu sâu sắc tâm lí trẻ thơ của tác giả.
Hoạt động 3: Đọc hiểu cùng văn bản/ Tìm hiểu về những đứa trẻ nơi phố nghèo
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV đặt câu hỏi, HS tiếp tục thảo luận theo cặp:
+ Tìm những chi tiết miêu tả về những đứa trẻ nơi phố chợ khi trời trở lạnh?
+ Khi thấy hai chị em Sơn, thái độ của bọn trẻ như thế nào?
+ Hình ảnh của những đứa trẻ gợi cho em suy nghĩ gì về cuộc sống của những đứa trẻ nghèo? 
+ Qua cách miêu tả, em cảm nhận được tình cảm của tác giả như thế nào dành cho những đứa trẻ?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Dự kiến sản phẩm:
+ lũ trẻ quây quần chơi nghịch ở cuối chợ.
+ Thấy hai chị em Sơn và Lan, lũ trẻ vui mừng nhưng không dám vồ vập, chạm nhẹ vào chiếc áo của Sơn mặc
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
3.2, Những đứa trẻ nơi phố nghèo
- Ngoại hình: ăn mặc rách rưới, môi tím lại, da thịt thâm đi, run lên, hàm răng đập vào nhau
- Hành động: 
+ Chơi đùa ở cuối chợ
+ Vui mừng khi hai chị em Sơn đến nhưng không dám vồ vậpà ý thức được thân phận nghèo hèn.
+ Sờ vào chiếc áo Sơn mặc với đầy sự ngạc nhiên.
=> Cuộc sống nghèo khó, thiếu thốn, tội nghiệp của những đứa nơi phố chợ.
- Thể hiện sự cảm thông xót xa của tác giả với hoàn cảnh của những đứa trẻ nghèo khó.
Hoạt động 4: Tổng kết văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
NV3: Tổng kết văn bản 
GV đặt câu hỏi:
+ Hãy tóm tắt nội dung và ý nghĩa của văn bản?
+ Theo em, chủ đề của văn bản là gì?
+ Nghệ thuật đặc sắc được thể hiện qua văn bản? Các sự kiện trong văn bản giúp em hiểu đặc điểm nào của truyện ngắn
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng.
III. Tổng kết
1. Nội dung – Ý nghĩa:
-Truyện viết về hành động đẹp cảu hai chị em Sơn và Lan cho bé Hiên chiếc áo bông cũ – là kỉ vật của gia đình. Truyện Gió lạnh đầu mùa thể hiện tình yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau giữa người với người trong cuộc sống.
2. Nghệ thuật
- Kết hợp kể chuyện với miêu tả và biểu cảm
- Lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, đặc sắc.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời: Qua truyện Gió lạnh đầu mùa, em hãy liệt kê các sự việc chính và vẽ thành sơ đồ. Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa các sự việc trong truyện.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời các câu hỏi
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung:Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS:Em hãy quan sát những hình ảnh sau và nhận xét về phong trào quyên góp. ủng hộ quần áo cho trẻ em vùng núi khó khăn ở nước ta.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành BT, GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi chú
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Gắn với thực tế
- Tạo cơ hội thực hành cho người học
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
- Hấp dẫn, sinh động
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
VĂN BẢN 2: TUỔI THƠ TÔI
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Tóm tắt VB một cách ngắn gọn.
- Nêu được ấn tượng từ các chi tiết tiêu biểu, đề tài, chủ đề, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể.
- Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua ngoại hình, cử chỉ, hành động, ý nghĩ của nhân vật.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Khả nănggiải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa VB.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.
3. Phẩm chất:
- Giúp HS hình thành được phẩm chất tốt đẹp: cảm thông, thấu hiểu và tha thứ đối với mọi người trong cuộc sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
Giáo án 
Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm.
Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp 
Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi gợi mở: Em đã từng vô ý làm tổn thương người khác chưa? Nếu có, sự việc ấy xảy ra như thế nào?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ cởi mở, thân thiện những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Có những hành động dại dột, vô tình của chúng ta đã gây ra tổn thương, nỗi buồn cho người khác và khiến chúng ta phải ân hận, suy nghĩ đến suốt đời. Câu chuyện của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn Tuổi thơ tôi của tác giả Nguyễn Nhật Ánh là một kỉ niệm buồn từ thời thơ ấu. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản
a. Mục tiêu: HS nắm được nội dung của bài học
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS dựa vào sgk và hiểu biết của mình, em hãy giới thiệu đôi nét về tác giả HuyCận? 
NV2: Đọc, tìm hiểu chú thích
- GV hướng dẫn cách đọc: Đọc diễn cảm, chú ý thể hiện được tâm trạng của nhân vật.
GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB.
- Giải nghĩa từ khó: lem luốc, trùm sò, chắc mẩm
NV3: Tìm hiểu văn bản, thể loại, bố cục
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, dựa vào văn bản vừa đọc, hãy trả lời câu hỏi:
+ Thể loại của văn bản? 
+ Ngôi kể của văn bản, ngôi kể đó có tác dụng gì trong việc thể hiện tâm trạng của nhân vật.
+ Theo em, nhân vật chính của truyện là ai? Tại sao em xác định như vậy?
+ Từ ý chính ấy, hãy xác định bố cục bài văn.
- HS lắng nghe.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học
Dự kiến sản phẩm: 
+ Thuộc thể loại truyện ngắn.
+ Người kể chuyện xưng “tôi” (ngôi thứ nhất).
+ Nhân vật Lợi là nhân vật chính vì được nhắc đến nhiều nhất và truyện có nhiều chi tiết miêu tả Lợi.
+ Bố cục 3 phần
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
1. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Tên: Nguyễn Nhật Ánh
- Quê quán: Quảng Nam
- Ông là nhà văn có nhiều tác phẩm dành cho trẻ thơ được yêu quý.
2. Tác phẩm
- VB được trích từ Hồi kí song đôi.
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Đọc, tìm hiểu chú thích
- Thể loại: truyện ngắn
- Ngôi kể: ngôi thứ nhất, qua cảm nhận của nhân vật “tôi”.
- Nhân vật chính: 
2. Bố cục:2 phần
- P1: từ đầu đến "cảnh này":Giới thiệu về kỉ niệm tuổi thơ của nhân vật “tôi”
- P2:tiếp theo à đừng giận thầy nghe con: Kỉ niệm về thằng Lợi và các bạn trong lớp
- P3: còn lại: cảm nhận của tác giả trong hiện tại.
Hoạt động 2: Đọc hiểu cùng văn bản/ Tìm hiểu nhân vật Lợi
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật đoạn văn.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
NV1: Tìm hiểu 
- GV đặt câu hỏi gợi mở: Nêu cảm nhận của em sau khi đọc xong truyện Tuổi thơ tôi. HS tự bộc lộ suy nghĩ, cảm nhận.
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, chia lớp thành 6 nhóm, thảo luận trong 5 phút:
+ Nhóm 1,2: Hãy chỉ ra các cụm từ mà người kể chuyện dùng để nói về tính cách của nhân vật Lợi.
+ Nhóm 3,4: Khi biết dế lửa chết, Lợi đã phản ứng như thế nào?
+ Nhóm 5,6: Đám tang của dế lửa được Lợi và bạn bè cử hành trang trọng? Em hãy tìm chi tiết thể hiện điều đó?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Dự kiến sản phẩm:
* Nhóm 1: các chi tiết miêu tả Lợi
- Đoạn 4 có các chi tiết như: Lợi là thằng “trùm sò” nổi tiếng trong lớp tôi, đứa nào nhờ chuyện gi nó cũng làm nhưng phải trả công nó đàng hoàng.
- Đoạn 5: Một hôm tình cờ bắt được con dế lửa, Lợi quý lắm, ai đổi gì cũng không đồng ý.
-Đoạn 10: Lợi khóc rưng rức khi đón cái hộp diêm méo mó từ tay thầy.
-Đoạn 11: Lợi chôn chú dế lửa dưới gốc cây bời lời sau vườn nhà nó.
* Nhóm 3,4: Lợi đã khóc rưng rức, đặt con dế vào hộp các tông, chôn dưới gốc cây. Vì đối với Lợi, con dế ấy là báu vật.
* Nhóm 5,6: Các chi tiết
-	Lợi đặt dế vào hộp các tông, chôn dưới gốc cây.
-	Nhân vật “tôi” đào hố chôn dế thật sâu và vuông vức.
-	Cả nhóm lấp đầy đất lên mộ chú dế.
-	Lợi cắm lên mộ dế những nhánh cỏ tươi.
-	Thầy Phu đặt lên mộ dế một vòng hoa.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
GV bình: Cái chết của con dế đã khiến mọi người thay đổi cách nhìn về Lợi. Đó không chỉ là một cậu bạn ích kỉ, “trùm sò” mà Lợi cũng dành tình yêu thương thực sự, không chấp nhận đánh đổi vật chất với chú dế yêu quý, coi đó là người bạn thân thiết, gắn bó, đi đâu cũng mang theo. Những giọt nước mắt của Lợi khi người bạn nhỏ - chú dế lửa chết đã khiến mọi người nhận ra, ẩn sau trong con người Lợi là một cậu bé tình cảm, giàu lòng nhân ái.
3. Phân tích
3.1.Nhân vật Lợi
a. Trong cuộc sống hàng ngày
- Lợi là đứa ích kỉ, khôn lỏi, luôn tìm cách thu lợi cho mình
b. Khi Lợi có con dế lửa
- Rất quý con dế, không đổi con dế bằng bất cứ giá nào.
à coi con dế là báu vật.
c. Khi con dế lửa bị chết
- Trò đùa của Bảo đã khiến thầy Phu tịch thu con dế lửa.
- Thầy Phu vô tình khiến con dế bị đè bẹp bởi chiếc cặp to.
à Lợi khóc rưng rức.
- Đám tang được cử hành trang trọng:
+ Lợi đặt dế vào hộp các tông, chôn dưới gốc cây.
+ Nhân vật “tôi” đào hố chôn dế thật sâu và vuông vức.
+ Cả nhóm lấp đầy đất lên mộ chú dế.
+ Lợi cắm lên mộ dế những nhánh cỏ tươi.
+ Thầy Phu đặt lên mộ dế một vòng hoa.
àLợi yêu quý chú dế và cảm thấy đau khổ, mất mát khi chú dế đã chết.
- Nhận xét: Lợi là một cậu bé tình cảm, chân thành.
Hoạt động 3: Đọc hiểu cùng văn bản/ Tìm hiểu vềcác bạn trong lớp và thầy giáo Phu
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV đặt câu hỏi: hình ảnh, suy nghĩ, hành động, tâm trạng của các bạn trong lớp và thầy giáo Phu được hiện lên qua lời kể của ai? Điều đó có tác dụng gì?
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi theo phiếu học tập sau để làm rõ, cách ứng xử của các bạn và thầy Phu như thế nào khi dế lửa còn sống và sau khi dế chết? 
Cách ứng xử của bạn học
Cách ứng xử của thầy Phu
Khi dế lửa còn sống
Sau khi dế lửa chết
- Qua cái chết của dế lửa, khiến cho các nhân vật nhận ra được điều gì?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Dự kiến sản phẩm:
Cách ứng xử của bạn học
Cách ứng xử của thầy Phu
Khi dế lửa còn sống
Ghen ghét với Lợi vì không có được con dế , tìm cách làm Lợi bẽ mặt.
Thầy giận dữ, thu hộp dế của Lợi.
Sau khi dế lửa chết
Long chùng xuống, cảm thấy ân hận, đến đưa tang chú dế.
Thầy áy náy, xin lỗi học trò và đến dự lễ tang, xin lỗi Lợi
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng.
Một trò đùa rất trẻ con nhằm “trả thù” Lợi của các bạn nhưng rồi lại trở thành niềm ân hận với chính các bạn nhỏ. Cái chết của dế lửa giúp mọi người nhận ra được ý nghĩa của dế lửa đối với Lợi, thay đổi cách nhìn đối với Lợi và thể hiện sự ân hận, cảm thông và thấu hiểu nỗi đau với sự mất mát của người bạn qua việc cử hành tang lễ rất long trọng. Sự việc con dế lửa bị chết đã bộc lộ rõ tính cách của các nhân vật trong truyện và cách ứng xử với sự việc mình đã gây ra.
3.2. Các bạn học và thầy Phu
* Các bạn trong lớp
- Khi dế lửa còn sống: các bạn tìm mọi cách để đổi được con dế bằng vật chất nhưng không được 
à tức tối, ganh ghét với Lợi.
- Các bạn tìm cách làm Lợi bị bẽ mặt, bằng một trò nghịch ngợm trong lớp, hộp dế của Lợi bị thu.
à hả hê, vui sướng
- Khi con dế chết: cảm thấy ân hận, vô tình đã làm Lợi bị tổn thương.
à Tác giả đã diễn tả tâm lí nhân vật đặc sắc, phù hợp với lứa tuổi trẻ thơ.
* Thầy Phu:
- Khi phát hiện tiếng ồn trong lớp: thầy nghiêm nghị, tịch thu hộp dế.
- Khi biết vô tình làm con dế của Lợi chết: áy náy, xin lỗi học trò vì hành động vô ý của mình.
à một người thầy tình cảm, sẵn sàng nhận lỗi sai trước học trò.
=> sự cảm thông, thấu hiểu của các nhân vật.
Hoạt động 4: Tổng kết văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
NV3: Tổng kết văn bản 
GV đặt câu hỏi:
+ Hãy tóm tắt nội dung và ý nghĩa của văn bản?
+ Nghệ thuật đặc sắc được thể hiện qua văn bản?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng.
III. Tổng kết
1. Nội dung – Ý nghĩa:
-Truyện kể về trò đùa của các bạn trong lớp với Lợi đã dẫn đến cái chết của con dế lửa. Qua đó, mọi người đã thay đổi cách nhìn với Lợi.
- Truyện khẳng định ý nghĩa của sự cảm thông, thấu hiểu và tha thứ trong cuộc sống của chúng ta.
2. Nghệ thuật
- Quan sát tinh tế, lựa chọn chi tiết tiêu biểu, vốn hiểu biết phong phú, phù hợp tâm lí trẻ thơ.
- Lời văn giàu hình ảnh.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời một số câu trắc nghiệm
Câu 1: Văn bản Tuổi thơ tôi nằm trong tập thơ nào?
Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ
Mắt biếc
Sương khói quê nhà
Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh
Câu 2: Trong mắt bạn bè trong lớp, Lợi là cậu bé như thế nào?
nhanh nhẹn, thông minh
ích kỉ, thu vén cá nhân
nghịch ngợm, bướng bỉnh
hòa đồng, biết chia sẻ
Câu 3: Tại sao Lợi không đánh đổi con dế bằng bất cứ giá nào?
Vì Lợi muốn có giá cao hơn
Vì Lợi yêu quý chú dế
Vì chú dế là con dế khỏe nhất
Câu 4: Việc cử hành lễ tàng cho chú dế đã thể hiện điều gì ở Lợi?
tức giận với thầy giáo 
đau buồn, thương tiếc trước sự ra đi của người bạn yêu quý
không tha thứ cho tất cả mọi người vì đã gây ra cái chết của chú dế
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời các câu hỏi
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung:Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS:Từ câu chuyện trong Tuổi thơ tôi, em rút ra được bài học gì trong cuộc sống?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành BT.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học.
Trong cuộc sống:
+ Cần đánh giá người khác t

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_6_sach_chan_troi_sang_tao.docx