Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 3: Từ và cấu tạo từ tiếng Việt
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
-Nắm chắc định nghĩa về từ, cấu tạo của từ.
- Biết phân biệt các kiểu cấu tạo từ.
- Định về từ, từ đơn, từ phức, các loại từ phức.
- Đơn vị cấu tạo từ Tiếng Việt.
2. Kĩ năng
-Nhận diện, phân biệt được :
+ Từ và tiếng.
+ Từ đơn và từ phức.
+ Từ ghép và từ láy.
- Phân tích cấu tạo của từ.
3. Thái độ
- Tự xác định và có thái độ đúng khi sử dụng từ Tiếng Việt.
II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU, THIẾT BỊ DẠY HỌC :
1.Giáo viên : giáo án, sách giáo viên, sách giáo khoa, sách tham khảo
2.Học sinh : sách giáo khoa, nháp, vở ghi,
III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức :
Kiểm tra sĩ số :
2. Kiểm tra:
- Ở cấp I đã được học về từ tiếng Việt, em có hiểu biết như thế nào về từ tiếng Việt?
3. Bài mới: Ở Tiểu học các em đã từng được học về từ và cấu tạo từ Tiếng Việt. Hôm nay chúng ta lại tiếp tục tìm hiểu về vấn đề này nhưng ở một mức độ cao hơn.
Ngày soạn: Ngày dạy: TIẾT 3: TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIỆT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức -Nắm chắc định nghĩa về từ, cấu tạo của từ. - Biết phân biệt các kiểu cấu tạo từ. - Định về từ, từ đơn, từ phức, các loại từ phức. - Đơn vị cấu tạo từ Tiếng Việt. 2. Kĩ năng -Nhận diện, phân biệt được : + Từ và tiếng. + Từ đơn và từ phức. + Từ ghép và từ láy. - Phân tích cấu tạo của từ. 3. Thái độ - Tự xác định và có thái độ đúng khi sử dụng từ Tiếng Việt. II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU, THIẾT BỊ DẠY HỌC : 1.Giáo viên : giáo án, sách giáo viên, sách giáo khoa, sách tham khảo 2.Học sinh : sách giáo khoa, nháp, vở ghi, III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: 1.Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số : 2. Kiểm tra: - Ở cấp I đã được học về từ tiếng Việt, em có hiểu biết như thế nào về từ tiếng Việt? 3. Bài mới: Ở Tiểu học các em đã từng được học về từ và cấu tạo từ Tiếng Việt. Hôm nay chúng ta lại tiếp tục tìm hiểu về vấn đề này nhưng ở một mức độ cao hơn. Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cần đạt Hoạt động 1 : HDHS tìm hiểu từ là gì ? GV cho HS đọc bài tập SGK t13 - Câu văn này lấy ở văn bản nào? - Mỗi từ đã được phân cách bằng dấu gạch chéo, em hãy lập danh sách các từ và các tiếng ở câu trên? - Em có nhận xét gì về cấu tạo của các từ trong câu văn trên? - Vậy tiếng dùng để làm gì? - 9 từ trong VD trên khi kết hợp với nhau có tác dụng gì? (tạo ra câu có ý nghĩa) - Từ dùng để làm gì? - Khi nào một tiếng có thể coi là một từ? - Từ nhận xét trên em hãy rút ra khái niệm từ là gì? - GV nhấn mạnh khái niệm. Hoạt động 2 : HDHS tìm hiểu từ đơn và từ phức. GV cho HS đọc bài tập II.t13 - Ở Tiểu học các em đã được học về từ đơn, từ phức, em hãy nhắc lại khái niệm về các từ trên? - Điền các từ vào bảng phân loại? - Qua việc lập bảng, hãy phân biệt từ ghép, từ láy có gì khác nhau? - Hai từ phức trồng trọt, chăn nuôi có gì giống và khác nhau? + Giống: đều là từ phức (gồm hai tiếng) + Khác: . Chăn nuôi gồm hai tiếng có quan hệ về nghĩa. . Trồng trọt gồm hai tiếng có quan hệ láy âm- Bài học hôm nay cần ghi nhớ điều gì? - GV nhấn mạnh khái niệm. - Qua bài học ta có thể dụng thành sơ đồ sau: Hoạt động 3 : HDHS luyện tập. - Đọc và thực hiện yêu cầu bài tập 1 - Sắp xếp theo giới tính nam/ nữ - Sắp xếp theo bậc trên/ dưới GV đọc yêu cầu bài tập 3 Hướng dẫn học sinh làm bài HS trả lời- Lớp nhận xét- GV sửa. I. Từ là gì ? 1 .Bài tập (sgkt-13) Thần /dạy/ dân/ cách/ trồng trọt/, chăn nuôi/và/ cách/ ăn ở/. 2. Nhận xét: - VD trên có 9 từ, 12 tiếng. - Có từ chỉ có một tiếng, có từ 2 tiếng. - Tiếng dùng để tạo từ - Từ dùng để tạo câu. - Khi một tiếng có thể tạo câu, tiếng ấy trở thành một từ. 3. Kết luận : * Ghi nhớ (sgk- 13) Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để tạo câu. II. Từ đơn và từ phức 1 .Bài tập (sgkt-13) Từ /đấy /nước/ ta/ chăm/ nghề/ trồng trọt/, chăn nuôi /và /có/ tục/ ngày/ tết/ làm /bánh chưng/, bánh giầy/. 2. Nhận xét : * Điền vào bảng phân loại : + Cột từ đơn : từ đấy, nước .ta . + Cột từ ghép : chăn nuôi +Cột từ láy : trồng trọt. + Từ đơn là từ chỉ gồm có một tiếng. *Nhận xét : - Từ ghép : ghép các tiếng có quan hệ với nhau về mặt nghĩa. - Từ láy : Từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng. 3. Kết luận : * Ghi nhớ (sgk- 14) III- Luyện tập Bài 1(14) : a. Từ nguồn gốc, con cháu thuộc kiểu từ ghép. b. Từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc : Cội nguồn, gốc gác c. Từ ghép chỉ qua hệ thân thuộc : cậu mợ, cô dì, chú cháu, anh em. Bài 2 (14) : Các khả năng sắp xếp : - Ông bà, cha mẹ, anh chị, cậu mợ - Bác cháu, chị em, dì cháu, cha anh Bài 3 (14) : - Nêu cách chế biến bánh : bánh rán, bánh nướng, bánh hấp, bánh nhúng - Nêu tên chất liệu làm bánh : bánh nếp, bánh tẻ, bánh gai, bánh khoai, bánh ngô, bánh sắn, bánh đậu xanh - Tính chất của bánh : bánh dẻo, bánh phồng, bánh xốp - Hình dáng của bánh : bánh gối, bánh khúc, bánh quấn thừng Bài 4 (15) : - Miêu tả tiếng khóc của người - Những từ có tác dụng miêu ta đó : nức nở, sụt súi, rưng rức Bài 5 (15) : - Tả tiếng cười : khúc khích, sằng sặc, hô hố, ha hả, hềnh hệch - Tả tiếng nói : khàn khàn, lè nhè, thỏ thẻ, léo nhéo, lầu bầu, sang sảng - Tả dáng điệu : Lừ đừ, lả lướt, nghênh ngang, ngông nghênh, thướt tha 4.Củng cố, luyện tập - Từ do đâu tạo nên ? Dùng để làm gì ? - Thế nào là từ đơn ? Từ phức ? từ ghép ? Từ láy ? 5. HDHS học tập ở nhà : - Học bài, làm bài tập (SBT) - Soạn bài : Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_ngu_van_6_tiet_3_tu_va_cau_tao_tu_tieng_viet.docx