Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 1: Tôi và các bạn
- Nhận biết được một số yếu tố của truyện đồng thoại (cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện, lời nhân vật) và người kể chuyện ngôi kể thứ nhất
- Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật.
- Nhận biết được từ đơn, từ phức (từ ghép và từ láy), hiểu được tác dụng của việc sử dụng từ láy trong văn bản.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 1: Tôi và các bạn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 1: TÔI VÀ CÁC BẠN A. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA BÀI HỌC VÀ THỜI LƯỢNG THỰC HIỆN. I. CÁC NỘI DUNG CẦN THỰC HIỆN: 1. Đọc: * Đọc hiểu các văn bản: -VB1: Bài học đường đời đầu tiên (trích Dế Mèn phiêu lưu kí, Tô Hoài). -VB2: Nếu cậu muốn có một người bạn (trích Hoàng tử bé, Ăng- toan- đơ Xanh-tơ Ê-xu-be-ri). -VB3: Bắt nạt (Nguyễn Thế Hoàng Linh). -VB thực hành đọc: Những người bạn (Trích Tôi là Bê-tô, Nguyễn Nhật Ánh) * Thực hành tiếng Việt. - Từ đơn, từ phức, nghĩa của từ, các biện pháp tu từ. 2. Viết: Kể lại một trải nghiệm của bản thân (hình thức một bài văn). 3. Nói và nghe. Kể lại một trải nghiệm của bản thân (hình thức một bài nói ). II. THỜI LƯỢNG THỰC HIỆN: 16 tiết – KHGD: Đọc và thực hành tiếng Việt: 9 tiết. Viết: 5 tiết. Nói và nghe: 2 tiết. B. MỤC TIÊU KHI XÂY DỰNG BÀI HỌC 1. Kiến thức - Nhận biết được một số yếu tố của truyện đồng thoại (cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện, lời nhân vật) và người kể chuyện ngôi kể thứ nhất - Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật. - Nhận biết được từ đơn, từ phức (từ ghép và từ láy), hiểu được tác dụng của việc sử dụng từ láy trong văn bản. - Biết cách viết một bài văn kể lại một trải nghệm của bản thân, biết viết văn bản đảm bảo các bước. - Biểt cách kể lại một trải nghệm đối với bản thân. 2. Bảng mô tả năng lực và phẩm chất cần hình thành cho học sinh. STT MỤC TIÊU MÃ HÓA NĂNG LỰC ĐẶC THÙ : Đọc – nói – nghe –viết 1 Biết cách tìm và chỉ ra những đặc điểm của nhân vật của nhân vật trong truyện đọc. Đ1 2 Chỉ ra được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong văn bản. Đ2 3 Nhận xét được những chi tiết tiêu biểu, quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản. Đ3 4 Nhận xét được ý nghĩa của hai văn bản Bài học đường đời đầu tiên và Nếu cậu muốn có một người bạn (giá trị nội dung của văn bản) và ý nghĩa bài thơ của Nguyễn Thế Hoàng Linh. Đ4 5 Chỉ ra được tác dụng của một số yếu tố nghệ thuật như cách kể chuyện sinh động, nhân hóa con vật như con người... Đ5 6 Biết cảm nhận, trình bày ý kiến của mình về các nhân vật, biết thể hiện thái độ và quan điểm cá nhân tại sao lại yêu hoặc ghét nhân vật trong văn bản. N1 7 Có khả năng tạo lập một văn bản tự sự : kể lại một truyện về một trải nghiệm đối với bản thân; trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về một nhân vật trong truyện V1 8 Có khả năng tạo lập một văn bản biểu cảm: cảm nhận của cá nhân về một nhân vật trong truyện . V2 NĂNG LỰC CHUNG: GIAO TIẾP VÀ HỢP TÁC, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 9 - Biết được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ nhóm được GV phân công. - Hợp tác khi trao đổi, thảo luận về vấn đề giáo viên đưa ra. GT-HT 10 Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và chỉ ra được một số giải pháp giải quyết vấn đề (ở cấp độ phù hợp với nhận thức và năng lực cá nhân). GQVĐ PHẨM CHẤT CHỦ YẾU: TRÁCH NHIỆM, TRUNG THỰC, NHÂN ÁI 11 - Có thái độ trân trọng, vun đắp, giữ gìn tình bạn, xây dựng tình bạn đẹp, vô tư, trong sáng, giúp đỡ những người bạn không may mắn.. - Biết lên án thói xấu trong xã hội. - Luôn có ý thức rèn luyện bản thân để có lối sống tích cực, hướng thiện. TN TT NA Giải thích các kí tự viết tắt cột MÃ HÓA: - Đ: Đọc (1,2,3,4,5: Mức độ). - N: Nghe – nói (1,2: mức độ) - V: Viết (1,2: mức độ) - GT-HT: Giao tiếp – hợp tác. - GQVĐ: Giải quyết vấn đề. - TN: trách nhiệm. - TT: Trung thực. - NA: Nhân ái C. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Phương tiện: SGK, SGV, tài liệu tham khảo - Định hướng HS phân tích, cắt nghĩa và khái quát bằng phương pháp đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm, câu hỏi nêu vấn đề. - Tổ chức HS tự bộc lộ, tự nhận thức bằng các hoạt động liên hệ. - Phiếu học tập: PHIẾU HỌC TẬP Văn bản Bài học đường đời đầu tiê PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Nhiệm vụ: Đọc phần (2) văn bản Bài học đường đời đầu tiên (từ Bên nhà hàng xóm tôi có cái hang của Dế Choắt đến Tôi về, không một chút bận tâm) và thực hiện các yêu cầu sau: 1. Hoàn thành bảng sau bằng cách điền từ, cụm từ phù hợp vào cột bên phải Cách xưng hô của Dế Mèn với Dế Choắt ............................................................... ............................................................... Lời Dế Mèn miêu tả ngoại hình Dế Choắt ............................................................... ............................................................... Lời Dế Mèn nhận xét về hang ở của Dế Choắt ............................................................... ............................................................... Lời từ chối của Dế Mèn khi Dế Choắt mong muốn được giúp đỡ ............................................................... ............................................................... 2. Nhận xét của em về thái độ của Dế Mèn với Dế Choắt ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... 3.Đánh giá của em vê Dế Mèn qua quan hệ với những người bạn hàng xóm của Dế Choắt. ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Nhiệm vụ: Đọc phần (1) văn bản Bài học đường đời đầu tiên (từ đầu đến có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi) và thực hiện các yêu cầu sau: 1. Hoàn thành sơ đồ sau bằng cách điền từ, cụm từ phù hợp vào chỗ trống: Dế Mèn tự miêu tả hình thức của mình Dế Mèn tự miêu tả hình thức của mình: -càng:....................................... -vuốt:....................................... -cánh:....................................... -răng:....................................... Hành động của Dế Mèn: ........................................................ .................................................. ...................................................... .. ........................................................ Dế Mèn tự đánh giá về bản thân: ........................................................ ........................................................ Quan hệ của Dế Mèn với bà con hàng xóm: ........................................................ ........................................................ 2. Từ đó, em rút ra đặc điểm của nhân vật Dế Mèn: ................................................................................................................ Chàng dế thanh niên cường tráng PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Nhiệm vụ: Đọc phần (1) văn bản Bài học đường đời đầu tiên (từ đầu đến có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi) và thực hiện các yêu cầu sau: 1. Hoàn thành sơ đồ sau bằng cách điền từ, cụm từ phù hợp vào chỗ trống: Dế Mèn tự miêu tả hình thức của mình -càng............................................... -vuốt................................................ -cánh............................................... -răng.............................................. Hành động của Dế Mèn ................................................ ................................................ ................................................ ................................................ ................................................ Dế mèn tự đánh giá về bản thân .......................................................... .......................................................... .......................................................... Quan hệ của Dế Mèn với bà con hàng xóm .................................................... ................................................... ................................................... 2. Từ đó, em rút ra đặc điểm của nhân vật Dế Mèn: ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... PHIẾU HỌC TẬP Văn bản Nếu cậu muốn có một người bạn PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Trình tự Lời thoại/ chi tiết Nhận xét Trước khi gặp cáo + Hoàng tử bé đến từ............ + Cậu phát hiện ra................. + Nằm.................................... Em có nhận xét gì về trạng thái và cảm xúc của hoàng tử bé trước khi gặp cáo?. Khi gặp cáo - Ban đầu:........................... - Cuộc đối thoại với cáo:...... - Cảm hóa cáo:........................... - Gặp lại vườn hồng:.................. Nhận xét về thái độ ban đầu của hoàng tử bé khi gặp cáo?...................................... Trong suốt cuộc đối thoại với cáo, hoàng tử bé thể hiện cậu là người như thế nào? ......................................................... Theo em tại sao hoàng tử bé đồng ý cảm hóa cáo?................................................... Khi gặp lại vườn hồng, thái độ cảu hoàng tử bé đã thay đổi ra sao? Em có nhận xét gì về sự thay đổi này?............................. Khi chia tay con cáo - Động viên cáo:........................ - Lặp lại lời cáo:......................... ................................................... Nhận xét về thái độ và lời nói của hoàng tử bé khi chia tay cáo?............................ .................................................................. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 Tìm hiểu và phân tích nhân vật cáo Cảm nhận khác nhau của cáo về tiếng bước chân và cánh đồng lúa mì ở hai thời điểm trước và sau khi được hoàng tử bé cảm hóa? Cảm nhận của cáo Trước khi hoàng tử bé được hoàng tử bé cảm hóa Sau khi được hoàng tử bé cảm hóa Khi nghe tiếng bước chân ............................................ ............................................ ............................................ ............................................ cánh đồng lúa mì ............................................ ............................................ ............................................ ............................................ Cuộc sống ............................................ ............................................ ............................................ 2. Học sinh. - Đọc văn bản theo hướng dẫn Chuẩn bị đọc trong sách giáo khoa. - Chuẩn bị bài theo câu hỏi trong SGK 3. Bảng tham chiếu các mức độ cần đạt Nội dung chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1. Bài học đường đời đầu tiên 2. Nếu cậu muốn có một người bạn. 3. Bắt nạt. 4. Những người bạn II. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT III. VIẾT Viết văn tự sự IV. NÓI VÀ NGHE - Xác định được ngôi kể thứ nhất, nhận biết được các chi tiết miêu tả hình dáng, cử chỉ, lời nói, suy nghĩ của các nhân vật Dế Mèn. - Nắm được những đặc điểm cơ bản làm nên sức hấp dẫn của truyện đồng thoại: nhân vật là con vật, đồ vật được nhân hóa, ngôn ngữ miêu tả sinh động. - Nắm được các chi tiết miêu tả lời nói, cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật hoàng tử bé và cáo - Nắm được đặ điểm của truyện đồng thoại còn ở ngôn ngữ đối thoại sinh động, giàu chất tưởng tượng. - Nhận biết được sự khác nhau về thể loại VB truyện và VB thơ. - Nhận biết được nội dung, chủ đề bài thơ - Liệt kê được cụm từ lặp đi lặp lại. - Nhận biết được ngôi kể, cách người kể chuyện trong truyện đồng thoại. Nhận biết nhân vật thông qua lời nói, cử chỉ hành động - Nhận biết được kiểu cấu tạo của từ Tiếng Việt: từ đơn, từ phức (từ ghép, từ láy) - Nhận biết được nghĩa của từ ngữ, từ Hán Việt - Nhận biết được phép tu từ so sánh, nhân hóa, - Nắm được yêu cầu cơ bản của việc viết một bài văn tự sự kể trải nghiệm. Nắm được yêu cầu cơ bản của việc nói, nghe một bài văn tự sự kể trải nghiệm Phân tích, đánh giá được những đặc điểm tiêu biểu của các nhân vật Dế Mèn. Phân tích một số đặc điểm tiêu biểu của nhân vật. Cảm nhận được nội dung đoạn trích - Thấy được hiệu quả của cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh diễn tả tình cảm, nhận thức của nhà thơ về hành vi bắt nạt. Cảm nhận được suy nghĩ của nhân vật tôi về hai người bạn. - Phân biệt được từ đơn- từ phức, từ ghép- từ láy. Hiệu quả của việc sử dụng từ láy. - Giải thích nghĩa được một số thành ngữ, từ Hán Việt, - Phân tích tác dụng của phép tu từ sơ sánh, nhân hóa - Biết cách viết bài văn kể về một trải nghiệm của bản thân - Cách trình bày một bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân. - Vận dụng hiểu biết về nội dung của hai truyện đồng thoại để phân tích, cảm nhận về ý nghĩa câu chuyện, ý nghĩa những chi tiết tiêu biểu... - Cảm nhận được ý nghĩa của tình bạn, có ý thức trách nhiệm với bạn bè... - Cảm nhận về những chi tiết, hình ảnh nổi bật trong bài thơ. - Cảm nhận về ý nghĩa của bài thơ. - Thông điệp về tình bạn mà em nhận được Viết đoạn văn ngắn có sử dụng từ loại phù hợp hiệu quả như láy, từ ghép có dung tích hợp với văn bản được học. - Viết được một bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân. - Trình bày một bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân. - So sánh các nhân vật trong truyện này với nhân vật trong truyện: Dế Mèn với Dế Choắt - Trình bày những kiến giải riêng, phát hiện sáng tạo về các chi tiết tiêu biểu trong văn bản. - Biết tự đọc và khám phá các giá trị của một câu chuyện mới cùng thể loại truyện đồng thoại. - Vận dụng kiến thức đã học để hình thành lối sống nhân ái, khoan dung, khiêm tốn, giản dị; rút ra bài học về cách về cách ứng xử của bản thân với bạn bè, cách đối diện với lỗi lầm của bản thân - Trình bày ý kiến , đánh giá về giá trị tư tưởng của bài thơ. - Vận dụng kiến thức đã học để hình thành lối sống tich cực xây dựng môi trương học đường lành mạnh, hạnh phúc. - Có ý thức tích cực, chủ động trong việc tìm chọn tác phẩm để đọc trong suốt quá trình. - Có sáng tạo trong cách sử dụng từ, các biện pháp tu từ trong nói và viết. - Viết được một bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân có sức hấp dẫn riêng. - Trình bày một bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân tạo được sức cuốn hút với người nghe. D. CÁC CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ TRONG BÀI HỌC. 1. Câu hỏi: Hiểu biết về truyện đồng thoại: nhân vật, chi tiết tưởng tượng... 2. Bài tập : Sơ đồ tư duy về bài học, vẽ tranh, đóng kịch . (kết hợp trong hoặc sau tiết học). 3. Rubric Mức độ Tiêu chí Mức 1 Mức 2 Mức 3 Thiết kế sơ đồ tư duy về các truyện đồng thoại và bài thơ của trong SGK. (3 điểm) Sơ đồ tư duy chưa đầy đủ nội dung (1 điểm) Sơ đồ tư duy đủ nội dung nhưng chưa hấp dẫn. (2 điểm) Sơ đồ tư duy đầy đủ nội dung và đẹp, khoa học, hấp dẫn. (3 điểm) Vẽ tranh về một nhân vật, một tình huống thực tiễn liên quan đến chủ đề ở VB vừa học (3 điểm) Các nét vẽ không đẹp và bức tranh còn đơn điệu về hình ảnh, màu sắc. (1 điểm) Các nét vẽ đẹp nhưng bức tranh chưa thật phong phú. (2 điểm) Bức tranh với nhiều đường nét đẹp, phong phú, hấp dẫn. (3 điểm) Thiết kế một kịch bản (sân khấu hóa) về một đoạn văn bản, một tình huống thực tiễn liên quan đến chủ đề ở VB vừa học vừa hoc. (4 điểm) Kịch bản đúng hướng nhưng chưa đầy đủ nội dung , diễn viên chưa nhập vai tốt. (2 điểm) Kịch bản đủ nội dung nhưng chưa hấp dẫn, các diễn viên diễn có ý thức diễn xuất nhưng chưa tạo được ấn tượng sâu . (3 điểm) Kịch bản đầy đủ nội dung và hấp dẫn, cuốn hút người đọc, diễn viên diễn xuất tốt, mang lại cảm xúc cho người xem. (4 điểm) E. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC Hoạt động học (Thời gian) Mục tiêu Nội dung dạy học trọng tâm PP/KTDH chủ đạo Phương án đánh giá HĐ 1: Khởi động Kết nối – tạo tâm thế tích cực. Huy động, kích hoạt kiến thức trải nghiệm nền của HS có liên quan đến chủ đề, nội dung truyện (thơ) được học - Nêu và giải quyết vấn đề - Đàm thoại, gợi mở - Đánh giá qua câu trả lời của cá nhân cảm nhận chung của bản thân; - Do GV đánh giá. HĐ 2: Khám phá kiến thức Đ1,Đ2,Đ3,Đ4,Đ5,N1,GT-HT,GQVĐ I. Tìm hiểu chung về truyện đồng thoại II. Đọc hiểu văn bản. 1. Bài học đường đời đầu tiên. 2. Nếu tôi muốn có một người bạn. 3. Bắt nạt. III. Thực hành Tiếng Việt. IV. Viết (Kể lại một trải nghiệm của bản thân) V. Nghe- nói: *Thực hành đọc: Những người bạn. Đàm thoại gợi mở; Dạy học hợp tác (Thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi); Thuyết trình; Trực quan; Đánh giá qua sản phẩm qua hỏi đáp; qua phiếu học tập, qua trình bày do GV và HS đánh giá - Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá HĐ 3: Luyện tập Đ3,Đ4, Đ5, GQVĐ Thực hành bài tập luyện kiến thức, kĩ năng Vấn đáp, dạy học nêu vấn đề, thực hành. Kỹ thuật: động não Đánh giá qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá -Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá HĐ 4: Vận dụng N1, V1, V2, GQVĐ Liên hệ thực tế đời sống để hiểu, làm rõ thêm thông điệp của văn bản. Đàm thoại gợi mở; Thuyết trình; Trực quan. Đánh giá qua sản phẩm của HS, qua trình bày do GV và HS đánh giá. - Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá. HĐ mở rộng (tự học) Mở rộng hiểu biết về chủ đề Tìm tòi, mở rộng để có vốn hiểu biết sâu hơn. Dạy học hợp tác, thuyết trình; - Đánh giá qua sản phẩm theo yêu cầu đã giao. - GV và HS đánh giá G. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Tiết 1: GIỚI THIỆU BÀI HỌC VÀ TRI THỨC NGỮ VĂN HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút sự chú ý của HS vào việc thực hiện nhiệm việc học tập. Khắc sâu tri thức chung cho bài học nhằm giới thiệu chủ đề và nêu thể loại của văn bản chính. b. Nội dung hoạt động: HS chia sẻ cách hiểu của mình c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS. d. Tổ chức thực hiện: *Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 1. Khi các em dời xa ngôi trường tiểu học, các em bước vào ngôi trường THCS, điều gì khiến em thú vị? Em đã làm quen và chơi với các bạn mới chưa? Em có gặp khó khăn gì không khi hòa mình với một môi trường mới. 2. Hãy chia sẻ với các bạn và cô. * Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ. * Bước 3: Nhận xét. * Bước 4: Cùng trải nghiệm, logic vấn đề với bài học mới: Các em ạ! Khi đặt chân vào ngôi trường THCS chắc các em có rất nhiều bỡ ngỡ, thầy cô mới, bạn bè mới,...Nhưng những trải nghiệm này sẽ giúp các em khám phá bao điều thú vị về cuộc sống. Trong đó, trải nghiệm về những người bạn luôn là một trải nghiệm thú vị nhất của tuổi học trò. Tình bạn có ý nghĩa như nào với cuộc sống? Nó là món quà thú vị mà cuộc sống ban tặng cho con người, nó sưởi ấm tâm hồn ta và làm cho thế giới quanh ta luôn tươi đẹp. Hi vọng những câu chuyện chúng ta được học trong chủ đề Tôi và các bạn sẽ giúp các em nhận thức được ý nghĩ của tình bạn, và học cách ứng xử với bạn bè các em nhé! HOẠT ĐỘNG 2: KHÁM PHÁ KIẾN THỨC. a. Mục tiêu: Đ1, Đ2, Đ3, Đ4, N1, GT-HT, GQVĐ (HS hiểu truyện đồng thoại, ý nghĩa của từng truyện đồng thoại trong SGK ) b. Nội dung hoạt động: HS làm việc cá nhân, hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. c. Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân, phiếu học tập đã hoàn thiện của nhóm. d. Tổ chức thực hiện hoạt động. Tìm hiểu truyện và truyện đồng thoại HĐ của GV và HS Dự kiến sản phẩm Làm việc cá nhân. Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: Em hãy kể tên một số truyện em đã đọc, chọn một chuyện yêu thích và chia sẻ kinh nghiệm khi đọc tác phẩm này, em chú ý đến những yếu tố nào? - Ai là người kể chuyện trong tác phẩm? Người kể chuyện xuất hiện ở ngôi thứ mấy? - Nếu muốn tóm tắt nội dung câu chuyện, em sẽ dựa vào những sự kiện nào? - Nhân vật chính của truyện là ai? Nêu một vài chi tiết giúp em hiểu được đặc điểm của nhân vật đó? - Thế nào là truyện đồng thoại? Đối tượng của truyện đồng thoại là ai? * Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ. Hs trao đổi nhóm, tìm, giới thiệu ngắn gọn một truyện đồng thoại. Chỉ ra những “dấu hiệu” nhận biết truyện đồng thoại. *Bước 3. Nhận xét sản phẩm, bổ sung. * Bước 4. Chuẩn kiến thức. GV nhấn mạnh: - Truyện đồng thoại viết cho thiếu nhi, các tác giả thường sử dụng “tiếng chim, lời thú” hồn nhiên, ngộ nghĩnh để nói chuyện con người nên rất phù hợp với tâm lí trẻ em. Đa phần trẻ em đều rất thích đọc truyện đồng thoại. - Truyện đồng thoại rất gần gũi với truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn và có giá trị giáo dục sâu sắc. - Trong truyện đồng thoại, sự kết hợp giữa hiện thực và tưởng tượng ngôn ngữ và hình ảnh sinh động tạo nên sức hấp dẫn kì diệu đối với trẻ em. 1. Truyện. Truyện là một loại tác phẩm văn học kể lại một câu chuyện, có cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian, hoàn cảnh diễn ra các sự việc. 2. Truyện đồng thoại. Là truyện viết cho trẻ em, có nhân vật thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân cách hóa. Các nhân vật này vừa mang những đặc tính vốn có của loài vật hoặc đồ vật vừa thể hiện đặc điểm của con người. - Cốt truyện: gồm các sự kiến chính được sắp xếp theo một trình tự nhất định: có mở đầu, diễn biến và kết thúc. - Nhân vật là đối tượng có hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, cảm xúc, suy nghĩ...Nhân vật thường là con người nhưng cũng có thể là thần tiên, ma quỷ, đồ vật, con vật... - Người kể chuyện: là nhân vật do nhà văn tạo ra để kể lại câu chuyện. Người kể chuyện có thể ở ngôi thứ nhất, hoặc ngôi thứ ba. - Lời của người kể chuyện và lời của nhân vật HOẠT ĐỘNG 3 : LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Giúp HS khắc sâu tri thức chung cho bài học. b. Nội dung hoạt động: HS chia sẻ cách hiểu của mình c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS. d. Tổ chức thực hiện: Em đã đọc các câu chuyện nào trong chủ đề Tôi và các bạn, hãy chỉ ra một số đặc điểm của truyện đồng thoại trong câu chuyện đó? Em ấn tượng với chi tiết miêu tả nào về nhân vật? GV nhận xét, đánh giá, bổ sung . HOẠT ĐỘNG 4 : VẬN DỤNG a. Mục tiêu: GQVĐ Giúp HS vận dụng kiến thức trong phần tri thức văn học để chuẩn bị cho các bài học trong chủ đề. b. Nội dung hoạt động: HS chia sẻ cách hiểu của mình c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS. d. Tổ chức thực hiện: Kể tên các VB cần chuẩn bị cho tiết học tiếp theo. Em cần chú ý điều gì khi đọc các VB truyện ấy. GV nhận xét, đánh giá, bổ sung : Chú ý đến nhân vật và các chi tiết miêu tả nhân vật, đối thoại của nhân vật. ĐỌC VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT KĨ NĂNG: ĐỌC Văn bản 1: Bài học đường đời đầu tiên (Trích Dế Mèn phiêu lưu kí, Tô Hoài). HOẠT ĐỘNG 1 : KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức mới. b. Nội dung hoạt động: HS trả lời cá nhân để giải quyết một tình huống có liên quan đến bài học mới. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, cảm nhận ban đầu về vấn đề đặt ra trong bài học. d. Tổ chức thực hiện hoạt động: Cách thứ nhất: 1. GV dùng máy chiếu chiếu trực tiếp một tình huống về trải nghiệm cuộc sống: Tình huống như sau: Mẹ nói với An: 30/4 tới đây, con được nghỉ học thì cả nhà mình về thăm ông bà ngoại vì mấy tháng rồi, dịch bệnh chưa về quê được. - An: Không. 30/4 chúng con có dự định đi chơi công viên rồi. Hôm ấy lại là ngày sinh nhật của bạn con. - Mẹ: Công viên lần này con chưa tới thì lần sau con tới, còn việc về thăm ông bà thì bố mẹ đã lên kế hoạch rồi - An: Con đã bảo con không về quê. Ông bà ngày nào chẳng gọi điện lên nhà mình ạ! - Mẹ: (Cúi mặt, khuôn mặt lộ rõ nỗi buồn). - An: *Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 1. Em có đồng ý với lời nói và suy nghĩ của An không? Trong tình huống này, em sẽ hành động như thế nào? 2. Hãy chia sẻ với bạn về một chuyện đáng nhớ mà em từng trải qua. Cách thứ 2: - GV cho HS xem video câu chuyện về chú mèo Hello Kitty Ở nước Nhật, có một câu chuyện cảm động về sự ra đời của chú mèo “Luôn biết lắng nghe” người khác. - GV đặt câu hỏi: Nguyên nhân nào dẫn đến cái chết của cô bé? + Em rút ra được bài học gì qua câu chuyện này? * Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ. * Bước 3: Nhận xét. * Bước 4: Cùng trải nghiệm, logic vấn đề với bài học mới: Cuộc sống của mỗi người là một chuỗi những trải nghiệm. Có trải nghiệm tạo ra niềm vui, hạnh phúc. Có trải nghiệm mang đến kinh nghiệm. Có trải nghiệm để lại sự nuối tiếc, day dứt. Tất cả đều là bài học quý giá trong hành trình khôn lớn, trưởng thành của chúng ta. Hôm nay, các em sẽ được trải nghiệm về những bài học đáng quý ấy qua một truyện đồng thoại, đó là “Bài học đường đời đầu tiên” của nhà văn Tô Hoài. HOẠT ĐỘNG 2: ĐỌC VĂN BẢN Chuẩn bị đọc: Dựa vào nhan đề và ấn tượng ban đầu của bản thân khi đọc lướt qua văn bản, em đoán xem “Bài học đường đời đầu tiên” được nhân vật kể lại sau đây là bài học gì? a. Mục tiêu: Đ1, GQVĐ. b. Nội dung hoạt động: Vận dụng kĩ năng đọc thu thập thông tin, trình bày một phút để tìm hiểu về tác giả, truyện Dế Mèn phiêu lưu kí, văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”: nhân vật, sự việc, đề tài, chủ đề ), - HS trả lời, hoạt động cá nhân c. Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân trình bày được một số nét cơ bản về tác giả, truyện Dế Mèn phiêu lưu kí và VB Bài học đường đời đầu tiên . d. Tổ chức thực hiện hoạt động. Trước khi Trải nghiệm cùng văn bản, GV và HS cùng tìm hiểu đôi nét về nhà văn Tố Hoài để việc đọc hiểu văn bản hiệu quả hơn. Tác giả: Tô Hoài HĐ của GV và HS Giới thiệu *Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Hãy đọc SGK trang 20 và cho biết những nét cơ bản về nhà văn Tô Hoài và sự nghiệp sáng tác của ông? - Em biết những tác phẩm nào của Tô Hoài? * Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ. *Bước 3. Nhận xét sản phẩm, bổ sung. * Bước 4. Chuẩn kiến thức. * Chiếu lên một số tác phẩm của Tô Hoài để HS quan sát: GV bổ sung: Bút danh Tô Hoài: Để kỉ niệm và ghi nhớ về quê hương của ông: sông Tô Lịch và huyện Hoài Đức - Sáng tác thiên về diễn tả những sự thật đời thường: “Viết văn là một quá trình đấu tranh để nói ra sự thật. Đã là sự thật thì không tầm thường, cho dù phải đập vỡ những thần tượng trong lòng người đọc”. - Có vốn hiểu biết sâu sắc, phong phú về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau. - Lối trần thuật rất hóm hỉnh, sinh động nhờ vốn từ vựng giàu có, phần lớn là bình dân và thông tục nhưng nhờ sử dụng đắc địa nên đầy ma lực và mang sức mạnh lay chuyển tâm tư. (1920- 2014) Tô Hoài: Tên khai sinh là Nguyễn Sen - Sinh năm 1920, mất năm 2014 - Quê : Hà Nội - Là nhà văn lớn, sáng tác nhiều thể loại (truyện ngắn, truyện dài, hồi kí, tự truyện). Số lượng tác phẩm đạt kỉ lục trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Trong đó có nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi Tác phẩm tiêu biểu viết cho thiếu nhi: Võ sĩ Bọ Ngựa, Dê và Lợn, Đôi ri đá, Chuyện nỏ thần, Dễ Mèn phiêu lưu kí.... I. Đọc, tìm hiểu chung HĐ của GV và HS Dự kiến sản phẩm Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: Qua phần chuẩn bị bài ở nhà, hãy cho biết Dế mèn phiêu lưu kí được Tô Hoài sáng tác năm nào? Thuộc loại truyện gì? * Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ. *Bước 3. Nhận xét sản phẩm, bổ sung. * Bước 4. Chuẩn kiến thức. - GV mở rộng: "Dế Mèn phiêu lưu kí" là một tác phẩm nổi tiếng đầu tay của nhà văn Tô Hoài được sáng tác khi ông 21 tuổi dựa vào những kỉ niệm tuổi thơ vùng Bưởi quê ông. Tác phẩm có 10 chương. Chương đầu kể về lai lịch và bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn. Hai chương tiếp theo kể chuyện Dế Mèn bị bọn trẻ con đem đi chọi nhau với các con dế khác. Dế Mèn trốn thoát. Trên đường về nhà gặp chị Nhà Trò bị sa vào lưới bọn Nhện độc ác. Dế Mèn đã đánh tan bọn Nhện cứu thoát chị Nhà Trò yếu ớt. Bẩy chương còn lại kể về cuộc phiêu lưu của Dế Mèn. GV hướng dẫn cách đọc văn bản: Đọc to, rõ ràng, giọng đầy kiêu hãnh khi miêu tả về vẻ đẹp của Dế Mèn. Đoạn trêu chị Cốc đọc với giọng hách dịch, khi kể về cái chết của chị Cốc đọc với giọng buồn, hối hận. * Chuyển giao nhiệm vụ: - Đọc phân vai: + 1HS đọc lời của Dế Mèn + 1 HS đọc lời Dế Choắt. + 1 HS đọc lời chị Cốc. - Em hãy nêu ấn tượng ban đầu của mình về văn bản? - Em hãy nêu vị trí của đoạn trích trong tác phẩm? - Kể tóm tắt. * Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ. *Bước 3. Nhận xét giọng đọc, bổ sung việc tóm tắt * Bước 4. Chuẩn kiến thức. * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Có thể chia văn bản làm mấy phần? * Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ. *Bước 3. Nhận xét sản phẩm, bổ sung. * Bước 4. Chuẩn kiến thức. 1. Giới thiệu tác phẩm. “Dế mèn phiêu lưu ký” (1941) là truyện đồng thoại dành cho lứa tuổi thiếu nhi, tác phẩm đã được dịch ra 40 thứ tiếng trên thế giới. Trong truyện, nhân vật chính là Dế Mèn, cậu đã trải qua muôn vạn cuộc phiêu lưu thử thách đầy mạo hiểm. Ở chặng đường ấy là những bài học giúp Dế Mèn trưởng thành và trở thành một chàng Dế cao thượng. Chúng ta có thể đúc kết kinh nghiệm từ chính nhân vật Dế Mèn, đó là đi một ngày đàng học một sàng khôn. 2. Đoạn trích: Bài học đường đời đầu tiên. a. Vị trí: Trích chương I của “ Dế Mèn phiêu lưu ký”. b. Đọc- kể tóm tắt (theo ngôi thứ nhất). Các sự việc chính: - Miêu tả Dế Mèn: Tả hình dáng, cử chỉ, hành động. - Kể về bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn. Dế Mèn coi thường Dế Choắt. Dế Mèn trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt. c. Bố cục: 2 phần - Phần 1: từ đầu đến “Tôi càng tưởng tôi là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi”: Miêu tả hình dáng, tính cách của Dế Mèn. - Phần 2: Đoạn còn lại: Diễn biến câu chuyện về bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn. HOẠT ĐỘNG 3: KHÁM PHÁ VĂN BẢN. (Sử dụng phiếu học tập số 1,2) a. Mục tiêu: Đ2, Đ3, Đ5, N1, GT-HT, GQVĐ, NN, TM, NA -Xác định được ngôi kể thứ nhất, nhận biết được các chi tiết miêu tả hình dáng, cử chỉ, lời nói, suy nghĩ, việc làm của các nhân vật Dế Mèn. - Đánh giá được những đặc điểm cơ bản của các nhân vật Dế, hiểu được nghệ thuật miêu tả loài vật tinh tế sinh động và cách sử dụng từ ngữ đặc sắc của Tô Hoài. b. Nội dung hoạt động: HS làm việc cá nhân, hoạt động nhóm để tìm hiểu nội dung và nghệ thuật tác phẩm. c. Sản phẩm: Câu trả lời, phiếu học tập đã hoàn thiện của cá nhân và nhóm. d. Tổ chức thực hiện hoạt động. HĐ của GV và HS Dự kiến sản phẩm TỔ CHỨC HĐ NHÓM: Mỗi bàn là một nhóm nhỏ để thảo luận *Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: Các nhóm hoàn thành phiếu HT số 1 về hình dáng và tính cách của Dế Mèn theo gợi ý sau: Gợi ý: Tìm những chi tiết thể hiện ngoại hình, hành động, ngôn ngữ và tâm trạng của nhân vật Dế Mèn. Trên cơ sở đó, nhận xét về tính c
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_6_bai_1_toi_va_cac_ban.doc