Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 3: Kí (Hồi kí và du kí)

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 3: Kí (Hồi kí và du kí)

- Củng cố kiến thức chung về thể loại truyện: cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện (chú ý: người kể chuyện ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba).

+ Kí là một thể loại văn xuôi thường ghi lại sự việc và con người một cách xác thực.

+ Hồi kí là một thể của kí dùng để ghi chép lại những sự việc, những quan sát, nhận xét và tâm trạng có thực mà tác giả đã trải qua.

+ Du kí là một thể của kí dùng để ghi lại những điều đã chứng kiến trong một chuyến đi diễn ra chưa lâu của bản thân tới một miền đất khác.

 

docx 35 trang Mạnh Quân 24/06/2023 7532
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 3: Kí (Hồi kí và du kí)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHÓM LỤC YÊN
BÀI 3: KÍ 
(Hồi kí và Du kí)
Thời gian thực hiện: 12 tiết
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức: 
- Củng cố kiến thức chung về thể loại truyện: cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện (chú ý: người kể chuyện ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba). 
+ Kí là một thể loại văn xuôi thường ghi lại sự việc và con người một cách xác thực.
+ Hồi kí là một thể của kí dùng để ghi chép lại những sự việc, những quan sát, nhận xét và tâm trạng có thực mà tác giả đã trải qua. 
+ Du kí là một thể của kí dùng để ghi lại những điều đã chứng kiến trong một chuyến đi diễn ra chưa lâu của bản thân tới một miền đất khác.
+ Tính chất xác thực của sự việc mà kí ghi chép được thể hiện qua một hoặc nhiều yếu tố cụ thể như thời gian (ngày, tháng, năm,...); địa điểm diễn ra sự việc; sự có mặt của người khác như người thân trong gia đình, bạn bè cùng tham gia vào một sự việc. Người kể trong kí thường kể theo ngồi thứ nhất.
- Nhận biết và vận dụng được từ đa nghĩa, từ đồng âm, từ mượn trong đọc, viết, nói và nghe.
+ Từ đa nghĩa là từ có hai nghĩa trở lên.
 + Từ đồng âm là những từ có cách phát âm và viết chữ giống nhau nhưng có nghĩa khác nhau. 
+ Từ mượn là những từ mượn tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật hiện tượng đặc điểm mà tiếng việt chưa có thích hợp để biểu thị.
- Viết và kể về một kỉ niệm của bản thân.(viết bài văn và cách kể miệng).
2. Về năng lực:
- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (ngôi kể thứ nhất, tính xác thực, cách kể sự việc, hình thức ghi chép,...), nội dung (đề tài, chủ đề, tình cảm, cảm xúc người viết,...) của văn bản hồi kí hoặc du kí.
- Nhận biết và vận dụng được từ đa nghĩa, từ đồng âm, từ mượn trong đọc, viết, nói và nghe.
- Viết và kể về một kỉ niệm của bản thân.
- Góp phần phát triển các năng lực chung: tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, sáng tạo. 
3. Về phẩm chất:
 Trân trọng tình mẫu tử và những kỉ niệm thời thơ ấu; yêu thiên nhiên, thích khám phá...
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, Giấy Ao hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm, Phiếu học tập, Bảng kiểm tra, đánh giá thái độ làm việc nhóm, rubic chấm đoạn văn, bài trình bày của HS...
2. Học liệu: SGK Ngữ văn 6, tập 1; sách bài tập; sách tham khảo về đọc hiểu mở rộng văn bản Ngữ văn 6.
III. Tiến trình dạy học
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
DẠY HỌC ĐỌC HIỂU 
Văn bản 1 : TRONG LÒNG MẸ 
( Trích trong “ Những ngày thơ ấu”) - Nguyên Hồng
(Tiết 1-2)
I. TRƯỚC GIỜ HỌC
GV hướng dẫn HS: 
- Đọc phần 1, chuẩn bị để nắm bắt các định hướng cách thức đọc hiểu một văn bản hồi kí. 
- Tìm hiểu một số thông tin về tác giả và ghi lại các thông tin giúp ích cho việc đọc hiểu văn bản Trong lòng mẹ trích trong Những ngày thơ ấu của tác giả Nguyên Hồng.
- HS nhớ và ghi lại những tháng ngày cơ cực của chú bé Hồng khi phải xa mẹ và sống với sự ghẻ lạnh của bà cô. Đây là bước HS huy động những trải nghiệm trước lúc đọc và chuẩn bị những tri thức nền cần thiết cho việc đọc. 
- Đọc lần 1 văn bản 
+ Đọc tiêu đề và đoạn 1 rồi dừng lại dự đoán nội dung câu chuyện và kết thúc. Ghi dự đoán này ra vở.
+ Đọc tiếp phần còn lại VB và kiểm tra phần dự đoán của mình.
GV cũng cần lưu ý HS: trong quá trình đọc, tạm dừng ở các từ ngữ có kí hiệu chú thích và đọc nội dung chú thích cho các từ ngữ này ở phần chân trang để hiểu nghĩa của chúng trong văn bản, tránh tình trạng HS không đọc chú thích hoặc đọc hết văn bản rồi đọc lần lượt từng chú thích thì hiệu quả đọc hiểu không cao. 
- Đọc lần 2 văn bản
+ Đọc kĩ từng đoạn VB. Trước khi đọc từng đoạn, đọc phần hướng dẫn đọc bên phải để nắm được chỉ dẫn của sách (hoặc cũng có thể đọc xong từng đoạn thì đọc phần chỉ dẫn tương ứng và thực hiện theo chỉ dẫn đó) để giúp việc đọc có trọng tâm, bước đầu giải mã văn bản và rèn luyện các thao tác, chiến thuật đọc. 
+ Tùy theo chỉ dẫn của SGK có thể dùng bút chì gạch chân những chi tiết cần lưu ý hoặc ghi ra vở những nội dung tiếp nhận được theo các chỉ dẫn đó. 
II. TRÊN LỚP
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu: Thu hút sự chú ý, tạo hứng thú học tập; kết nối những bài học trước đó; huy động tri thức nền và trải nghiệm của HS. 
2. Nội dung: GV cho HS nghe bài hát “ Nhât kí của mẹ” và đặt câu hỏi gợi mở vấn đề: Em hãy nêu những suy nghĩ về tình mẫu tử thiêng liêng? Chia sẻ với các bạn về một kỉ niệm về mẹ.
3. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm cần đạt
HS nêu những suy nghĩ về tình mẫu tử thiêng liêng và chia sẻ với các bạn trong lớp về một kỉ niệm về mẹ.
Suy nghĩ, cảm nhận, kể chuyện.
Gọi HS trình bày
GV nhận xét và đánh giá kết quả học sinh, biểu dương, khen thưởng.
Nêu vấn đề: làm thế nào để đọc hiểu truyện đồng thoại trong đó nhân vật chính là các con vật ?
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Mục tiêu: Nhận biết được đặc điểm của hồi kí, bước đầu biết được cách thức đọc hiểu hồi kí.
2. Nội dung: Đọc văn bản; vận dụng các tri thức công cụ đã được cung cấp trong phần Kiến thức Ngữ văn và chuẩn bị vào đọc hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật; trả lời các câu hỏi đọc hiểu sau văn bản 
3. Tổ chức thực hiện: 
I. TÌM HIỂU CHUNG
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm cần đạt
- Gọi một số HS trình bày phần kiến thức ngữ văn có liên quan thể loại và nêu những câu hỏi, băn khoăn. 
- Nhận xét. 
- Hồi kí là một thể văn ghi chép, kể lại những biến cố đã xảy ra trong quá khứ mà tác giả đồng thời là người kể người tham gia hoặc chứng kiến. 
- Ngôi kể: ngôi thứ nhất
- Mời một số HS chia sẻ những thông tin tìm hiểu được về nhà văn và tác phẩm.
- Hs trình bày
- Nhận xét và chốt lại một số kiến thức. 
Sản phẩm: 
+ Thông tin thu thập đươc về nhà văn: Nguyên Hồng (1918 - 1982), quê ởNam Định. Nhà văn thường hướng ngòi bút của mình về những người cùng khổ.
với một văn phong : giàu chất trữ tình, cảm xúc dạt dào thiết tha, rất mực chân thành. Các tác phẩm chính: “Bỉ vỏ” (1938), “Những ngày thơ ấu” (1938), “Cửa biển”, 
- Thông tin thu thập về văn bản "Trong lòng Mẹ" là chương thứ IV trong IX của tập hồi kí“Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng được đăng báo 1938 in thành sách năm 1940.
- Gọi HS chia sẻ kí ức tuổi thơ nhà văn Nguyên Hồng khi 
Hôn nhân của bố mẹ Nguyên Hồng là hôn nhân không có tình yêu. Bất chấp mọi định kiến của xã hội và gia đình về mẹ, cậu bé Hồng sớm hiểu và cảm thông với nỗi đau khổ của mẹ, hai mẹ con luôn giữ tình mẫu tử sâu sắc.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm cần đạt
- Gọi 1 số HS, mỗi HS đọc 01 đoạn đã được đánh số. 
Đọc to, rõ ràng, diễn cảm.
- Mời HS chia sẻ những nội dung tiếp nhận được theo các gợi ý đọc gắn với từng đoạn mà các em đã tiến hành ở nhà. 
- Nhận xét, động viên. 
Chia sẻ theo các câu hỏi/câu chỉ dẫn. 
- Yêu cầu từng HS suy nghĩ và trả lời 02 câu hỏi đầu tiên:
(1) Cho biết hoàn cảnh của nhân vật tôi như thế nào?
(2) Phản ứng của nhân vật tôi trước lời kể của người cô như thế nào?
 Phần trả lời của HS về ngôi kể và sự việc chính:
(1) Chú bé Hồng có môt hoàn cảnh rất đáng thương: Cha vừa mất, mẹ bỏ nhà đi tha phương cầu thực, Hồng phải sống nhờ bà cô ruột. Điều đó, khiến Hồng có một cuộc sống đau khổ luôn khát khao tình yêu thương của mọi người.
(2)Trước lời kể của người cô, em khóc vì thương mẹnỗi căm tức ấy được diễn tả bằng chi tiết: Cúi đầu không đáp, cười và từ chối dứt khoát, đau đớn tủi nhục trước những lời xúc xiểm về mẹ, căm ghét những cổ tục đã đày đoạ làm khổ mẹ...Qua diễn biến tâm trạng cảm xúc của bé Hồng trước bà cô, nhà văn đã cho người đọc thấy được nỗi bất hạnh của phụ nữ và trẻ em trong xã hội cũ. Đồng thời thấy được bản lĩnh cứng cỏi, một tấm lòng thiết tha của đứa con rất mực thương yêu và tin mẹ của bé Hồng.
- Tổ chức HS làm việc cặp đôi suy nghĩ và thảo luận câu hỏi 3,4,5 tiếp theo:
- Suy nghĩ và thảo luận cặp đôi.
(3) Tìm các từ ngữ, hành động, cảm xúc của nhân vât tôi khi gặp mẹ 
(4) Mẹ hiện lên trong cái nhìn của nhân vật tôi như thế nào? 
(5) Tranh minh hoạ gợi cho em suy nghĩ gì về tình mẫu tử? 
(6) Tình mẫu tử được thể hiện như thế nào qua cử chỉ, hành động, cảm xúc của nhân vật tôi? 
( 7) Vì sao câu nói ấy bị chìm ngay?
- Nhận xét và chốt kiến thức về nhân vật và ý nghĩa. 
(3) Tình cảm, cảm xúc của nhân vật tôi khi gặp được ghi lại bằng những câu văn chân thật, xúc động: Thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, khi trèo lên xe chân ríu lại, được mẹ xoa đầu thì oà khóc nức nở.
(4) Mẹ hiện lên trong cái nhìn của nhân vật tôi thật đẹp và hiền hậu:gương mặt mẹ vẫn tươi sáng, đôi mắt trong, nước da mịn, những cảm giác ấm áp mơn man khắp da thịt,hơi quần áo và cả hơi thở thơm tho lạ thường, Hồng nghĩ và khát khao được bé lại để được mẹ vuốt ve, gãi rôm ở sống lưng cho. Đây là một bức tranh tràn ngập ánh sáng, đường nét với những sắc màu tươi tắn thoang thoảng hương thơm. Đó cũng là một thế giới dịu dàng kỉ niệm, ăm ắp tình người và cứ thế bé Hồng bồng bềnh trong cảm giác sung sướng rạo rực của tình mẹ. Cái cảm giác mình đang bé lại hay niềm khao khát được bé lại để được làm nũng được mẹ vuốt ve chiều chuộng. 
(5) Tranh minh hoạcho em thấy sự xúc động và niềm vui sướng của chú bé Hồng khi gặp mẹ.
(6) Từ hình ảnh minh họa ta nhận thấy tình cảm mẫu tử thật thiêng liêng không gì có thể sánh được. Tình yêu thương con của những người mẹ là rộng lớn mênh mông vô cùng. Yêu thương con, mẹ có thể làm tất cả vì con, hy sinh để dành những điều tốt nhất cho con. Và đáp lại là tình thương yêu của con dành cho mẹ mãi mãi không đổi dời
- Qua hành động và cảm xúc của nhân vật tôi ta nhận ra được tình mẫu tử thiêng liêng, tình yêu dành cho mẹ vẫn dạt dào, mãnh liệt. Chính tình yêu thương mẹ khiến cậu có những suy nghĩ mạnh mẽ, dứt khoát, muốn hết lòng bảo vệ mẹ. Tình thương mẹ của bé Hồng như viên kim cương lấp lánh trong tác phẩm và trong lòng người đọc.
( 7) Câu nói cay nghiệt " câu nói ấy bị chìm ngay đi" là do lúc này Hồng đã được gặp mẹ, được ở trong lòng mẹ, được cảm nhận hơi ấm của mẹ, chính vì thế lúc này đây những câu nói độc ác ấy chìm ngay đi, em chẳng để tâm tới nó nữa.
III.TỔNG KẾT
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm cần đạt
-Làm việc nhóm 2’ (trao đổi, chia sẻ và đi đến thống nhất để hoàn thành phiếu học tập)
-Trình bày.
- Nhận xét và chốt kiến thức về nội dung, ý nghĩa; hình thức nghệ thuật của truyện và cách đọc văn bản truyện 
- Nội dung: Nỗi cay đắng tủi cực và tình yêu thương cháy bỏng của bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh.
- Ý nghĩa: Tình mẫu tử là mạch tình cảm không bao giờ vơi trong tâm hồn con người
- Hình thức: 
- Thể loại: hồi kí, bộc lộ được những cảm xúc, tâm trạng chân thực của tác giả.
+ Mạch truyện, mạch cảm xúc tự nhiên chân thực.
+ Kết hợp tự sự với miêu tả, biểu cảm tạo nên những rung động trong lòng người đọc.
+ Khắc hoạ tâm lí nhân vật sâu sắc.
- Cách đọc văn bản truyện : Khi đọc truyện , việc đầu tiên là phải thấy được những sự việc được kể, nhất là những sự việc chính; kế đó, cần phải chỉ ra được những nhân vật, trong số đó, nhân vật nổi bật nhất, xuất hiện xuyên suốt câu chuyện sẽ là nhân vật chính; tiếp theo cần đi vào diễn biến tâm lý của nhân vật, từ đó học sinh thất được phẩm chất, tính cách của nhân vât; cuối cùng, cần liên hệ bài học ấy với cuộc sống của bản thân em. 
HOẠT ĐỘNG 3: LUYÊN TẬP, VẬN DỤNG
1. Mục tiêu: Giúp HS vận dụng kiến thức làm bài tập 
2. Nội dung: Thực hiện bài tập thực hành và vận dụng kiến thức lí thuyết theo hướng dẫn của câu hỏi đọc hiểu 6. 
3. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm cần đạt
- Tổ chức HS làm việc căp đôi, suy nghĩ và thảo luận 
Viết một đoạn văn khoảng 4, 5 dòng ghi lại tình cảm và suy nghĩ của em sau khi đọc đoạn trích “ trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng. 
Đoạn trích “Trong lòng mẹ” đã khắc họa cho người đọc thấy được tình mẫu tử thiêng liêng, sâu nặng. Sau khi bố mất, mẹ đi làm ăn xa tận Thanh Hóa, Hồng phải sống cùng người cô độc ác. Bà cô muốn gieo rắc vào đầu cậu những hoài nghi để rồi “ruồng rẫy, căm ghét mẹ” nhưng điều đó vẫn không khiến cho tình yêu thương cũng như lòng kính trọng mẹ của Hồng mất đi. Đến khi gặp lại mẹ, Hồng đã vô cùng ngạc nhiên và xúc động. Cậu chạy đến, ngồi trong lòng mẹ để cảm nhận hơi ấm của tình yêu thương. Nguyên Hồng đã sử dụng những hình ảnh chân thực, lời văn nhẹ nhàng khiến cho người đọc cảm động khi đọc tác phẩm
III. SAU GIỜ HỌC
GV hướng dẫn HS đọc thê
- Hồi kí “ Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng.
- Đọc thêm các tác phẩm có cùng chủ đề về mẹ như: Tôi đi học (Thanh Tịnh). 
- Soạn bài “ Đồng Tháp Mười mùa nước nổi” của Văn Công Hùng.
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Văn bản 2: ĐỒNG THÁP MƯỜI MÙA NƯỚC NỔI
( Văn Công Hùng)
 (Tiết 3-4)
I. TRƯỚC GIỜ HỌC
GV hướng dẫn HS thực hiện phần chuẩn bị bài học, cụ thể: 
- Đọc phần chuẩn bị để nắm được cách đọc hiểu văn bản truyện
- Tìm hiểu thông tin từ các nguồn khác nhau về nhà văn Văn Công Hùng và ghi lại thông tin cần chú ý về tác giả này.
- Đọc văn bản, thực hiện các chỉ dẫn trong khi đọc (ô bên phải tương ứng với các đoạn).
II. TRÊN LỚP
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu: Thu hút sự chú ý, tạo hứng thú học tập; kết nối những bài học trước đó; huy động tri thức nền và trải nghiệm của HS. 
2. Nội dung: GV đặt câu hỏi
3. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm cần đạt
GV đặt câu hỏi cho HS suy nghĩ: Em đã từng thực hiện một chuyến đi tham quan để khám phá, tìm hiểu về cảnh sắc và con người nơi nào trên đất nước ta? Đi bằng phương tiện gì? Cảm nhận của em về địa điểm tham quan đó?
HS bày tỏ suy nghĩ
Chia sẻ chân thực của học sinh.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Mục tiêu: Củng cố kiến thức về đặc điểm của thể loại du kí, bước đầu biết được cách thức đọc hiểu du kí viết lại của nhà văn trên.
2. Nội dung: Đọc văn bản; vận dụng các tri thức công cụ đã được cung cấp trong phần Kiến thức Ngữ văn và Chuẩn bị vào đọc hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật; trả lời các câu hỏi đọc hiểu sau văn bản.
3. Tổ chức thực hiện: 
I. TÌM HIỂU CHUNG
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm cần đạt
- Mời một số HS chia sẻ thông tin về nhà văn Văn Công Hùng
Tìm hiểu về tác giả:Văn Công Hùng sinh năm 1958 tại thành phố Thanh Hóa, hiện sống ở thành phố Pleiku, Gia Lai và Tp HCM. Ông viết văn, viết báo và làm thơ từ 1981 và là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. 
- Gọi HS trình bày lại những điểm cần lưu ý khi đọc truyện Đồng Tháp Mười mùa nước nổi.
- GV chia 4 nhóm, các nhóm thảo luận và điền đúng mảnh ghép tương ứng với kiến thức trên bảng ( thơi gian 5 phút).
- HS điền mảnh ghép vào phần để trống
+ Xuất xứ
+ Thể loại
+ Ngôi kể
+ Bố cục
- Nhận xét và chốt kiến thức.
- Văn bản “ Đồng Tháp Mười mùa nước nổi” dẫn theo Báo Văn nghệ, số 49, tháng 12/2011.
- Thể loại: Du kí.
+ Du kí là một thể của kí, dùng để ghi lại những điều chứng kiến trong một chuyến đi diễn ra chưa lâu của bản thân tới một miền đất khác
 +Ngôi kể ngôi thứ nhất trong truyện hoặc ký thường xưng "tôi", trực tiếp kể lại những gì đã chứng kiến, trải qua; trực tiếp thể hiện suy nghĩ, cảm xúc, tình cảm của mình,...
- Bố cục:6 phần
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm cần đạt
- Tổ chức HS đọc lại văn bản rồi gọi 01 số HS chia sẻ các kết quả đọc theo các chỉ dẫn bên phải văn bản. 
- Hs đọc và chia sẻ 
- Tổ chức HS làm việc nhóm tìm hiểu sâu văn bản thông qua việc thảo luận, trả lời các câu hỏi đọc hiểu trong SGK
(1) Lũ quan trọng như thế nào đối với Đồng Tháp?
2) Kênh rạch được đào nhằm mục đích gì?
(3)Thế nào là" tràm chim"?
(4) Món ăn nào là đặc sản của Đồng Tháp Mười?
(5) Sen ở Đồng Tháp Mười có gì đặc biệt
(6) Khu di tích Gò Tháp có những gì đặc sắc?
(7) Tác giả có cảm nhận gì về Đồng Tháp Mười qua thành phố Cao Lãnh?
(8) Tình cảm của tác giả thể hiện như thế nào khi viết về Đồng Tháp Mười? Hãy chỉ ra một số câu văn thể hiện rõ tình cảm ấy.
- Nhận xét và chốt kiến thức. 
(1) Lũ quan trọng đối với Đồng Tháp bởi: Nó không chỉ mang phù sa mùa màng, mag tôm cá về, làm nên một nền băn hóa mùa màng mà còn cung cấp nước ngọt cho người dân sinh hoạt.
(2) Kênh rạch được đào để thông thương, lấy nước, lấy đất đắp đường. Hệ thống kênh rạch chằng chịt, kê huyết mạch nối những cù lao, giống,...thành một đồng bằng rộng lớn và đầy màu sắc
(3) Tràm chim: được hiểu đơn giảm là tràm và chim. Tràm là gồm những cây tràm kết thành rừng và chim thì dày đặc thành vườn.
(4) Đặc sản của Đồng Tháp Mười: điên điển xào tôm, cá linh kho ngót.
(5) Sen ở đây bạt ngạt chen giữa rừng tràm, sen tinh khiết bung nở giữa bùn, ngạo nghễ khoe giữa năn lác.
(6) Khu di tích Gò Tháp đặc sắc ở: rộng khoảng 5000 mét buông, cao hơn khoảng 5 mét, nằm giữa rốn Đồng Tháp Mười sàn sạt, lênh loang nước nên nó trở thành của hiếm, gắn liền với lịch sử chống Mĩ cứu nước. Hơn thế nơi đây còn khai quạt được di tích nền gạch cổ niên đại 1500 năm trước.
(7) Tác giả cảm nhận được con người nơi đây hòa đồng, vui vẻ, hiền lành, năng động, cuộc sống nơi đây bình dị nhưng cũng rất năng động, hiện đại. Tất cả không khỏi khiến tác tác giả xao xuyến.
(8) Tình cảm của tác giả khi viết về Đông Tháp Mười là thứ tình cảm yêu mến, trân trọng và khát khao muốn khám phá. 
III.TỔNG KẾT
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm cần đạt
- Gợi ý tổng kết với 3 nội dung trên sơ đồ tư duy. Cách đọc du kí.
- Nhận xét và chốt kiến thức. 
- Nội dung: Tác giả đã kể về trải nghiệm của bản thân khi được đến vùng đất Đồng Tháp Mười. Đó là một chuyến thú vị, tác giả đã được tìm hiểu nhiều hơn về cảnh vật, thiên nhiên, di tích, ẩm thực và cả con người nơi đây.
- Ý nghĩa: Thể hiện sự yêu mến, tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên và con người vùng ĐTM.
- Nghệ thuật: Thể loại du kí ghi lại trải nghiệm về vùng đất mới.
- Khi đọc du kí, các em cần chú ý: Văn bản viết về địa danh nào? Cảnh sắc và con người ở đó như thế nào? Tác giả ghi lại bằng cách gì ? Bài du kí mang lại cho em hiểu biếtvà tình cảm gì?
HOẠT ĐỘNG 3: LUYÊN TẬP, VẬN DỤNG
1. Mục tiêu: Giúp HS củng cố và biết vận dụng kiến thức về du kí.
2. Nội dung: Thực hiện bài tập thực hành và vận dụng kiến thức lí thuyết theo hướng dẫn của câu hỏi đọc hiểu cuối bài 
3. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm cần đạt
- HS làm việc cá nhân.
Nếu được đi thăm Đồng Tháp Mười, em sẽ đến nơi nào nêu trong bài du kí? Vì sao?
Bài du kí cho em hiểu biết về vùng đất Tháp Mười, về khung cảnh thiên nhiên, con người, nét đẹp văn hóa, di tích lịch sử lâu đời và văn hóa ẩm thực nơi đây. Từ đó khơi gợi cho em niềm yêu thích muốn khám phá mảnh đất này. Nếu một lần đến với Đồng Tháp, em mong sẽ có cơ hội chèo thuyền giữa hồ sen vì em muốn được một lần đắm mình trong hương thơm dịu nhẹ tinh khiết của những bông sen nở, để có thể " bâng khuâng, ngơ ngác giữa thế giới sen".
III. SAU GIỜ HỌC
- Sau khi học bài “ Đồng Tháp Mười mùa nước nổi” của tác giả Văn Công Hùng, em hãy vẽ một bức tranh về vẻ đẹp Đồng Tháp Mười.
- Soạn bài “ Thực hành tiếng Việt” 
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
B. DẠY THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
(Tiết 5)
I. TRƯỚC GIỜ HỌC
GV hướng dẫn HS chuẩn bị:
- Học sinh đọc xem trước đặc điểm về nguồn gốc và nghĩa của từ Tiếng Việt: đa nghĩa, từ đồng âm, từ mượn.
- Xác định các từ đa nghĩa, từ đồng âm, từ mượn và tác dụng của nó trong văn bản. 
II. TRÊN LỚP. 
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.	
2. Nội dung: Giáo viên tổ chức trò chơi Ai nhanh hơn để hình thành những kiến thức về từ đa nghĩa
3. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và học sinh
Sản phẩm cần đạt
GV chia lớp thành 4 tổ tham gia trò chơi: Ai nhanh hơn?
Em hãy tìm những từ được ghép với từ mắt, mũi và phải có nghĩa. Tổ nào tìm được nhiều nhất sẽ chiến thắng.
+ HS tìm 
+ GV: quan sát, nhắc nhở, hỗ trợ
+ HS trình bày sản phẩm 
+ GV nghe, quan sát học sinh, trình bày tổng kết
+ Học sinh: tự đánh giá, nhận xét đánh giá lẫn nhau
+ GV: nhận xét, đánh giá và giới thiệu
Nêu vấn đề học tập: Tiếng Việt vô cùng phong phú và đa dạng, người viết có thể sử dụng cách nói đa nghĩa để biểu thị được suy nghĩ, tình cảm của mình. Bên cạnh những ngôn ngữ vốn có của dân tộc, cha ông ta còn sử dụng ngôn ngữ mượn từ nước ngoài, Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨ MỚI
1. Mục tiêu: Giúp HS nắm được cách xác định từ đa nghĩa, từ đồng âm, từ mượn.
2. Nội dung: Học sinh sử dụng sách giáo khoa, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời hoàn thành phiếu học tập.
3. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm cần đạt
* GV yêu cầu HS: 
? Dựa vào hiểu biết thực tế, hãy xác định nghĩa của từ ăn? Tìm các từ ghép với từ ăn và giải thích nghĩa?
? Từ “ăn” là từ đa nghĩa, vậy em hiểu thế nào là từ đa nghĩa?
* HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thực hiện nhiệm vụ, bầu nhóm trưởng, thư kí, phân công công việc. 
+ Tiến hành tạo sản phẩm, luyện tập trình bày. 
Ăn: là một hành động đưa thức ăn vào cơ thể qua miệng.
Các từ ghép với từ ăn: ăn tết, ăn cưới, ăn ảnh, ăn chơi... 
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ Học sinh tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau.
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
 => Ghi lên bảng.
- GV củng cố kiến thức: Từ “ăn” có hơn 10 nghĩa, như vậy các từ cùng có từ ăn như ăn cơm, ăn tết, tàu ăn than được gọi là từ đa nghĩa. 
*GV yêu cầu HS quan sát ví dụ và hoàn thành Phiếu 1
Hãy xác định nghĩa của từ đường trong hai câu văn sau:
(1) Túi đường này đẹp thật.
(2) Đường ra trận mùa này đẹp lắm.
* HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ 
- Tiến hành tạo sản phẩm, luyện tập trình bày. 
+ Đường với nghĩa chất kết tinh có vị ngọt (ngọt như đường) chỉ đường để ăn.
+ Đường (2) với nghĩa là lối đi, đường đi được tạo ra để nối các nơi (đường đến trường, đường ra trận .) chỉ con đường để đi lại. 
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ Học sinh tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau.
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
 => Ghi lên bảng.
- GV củng cố kiến thức: Từ “đường” là từ đồng âm vì phát âm giống nhau, chữ viết cũng giống nhau nhưng nghĩa lại khác nhau.
* GV giới thiệu: bên cạnh từ thuần Việt, trong vốn ngôn ngữ của chúng ta còn có từ mượn. Chúng ta cùng tìm hiểu qua ví dụ sau:
- GV yêu cầu HS quan sát ngữ liệu:
Bằng nỗi khát khao và trân trọng của minh, tôi đã miệt mài ăn hai món quốc hồn quốc tuý ấy.
+ Dựa vào chú thích văn bản ĐTM mùa nước nổi trang 57, giải thích từ “quốc hồn quốc tuý” 
+ Có những loại từ mượn nào?
- HS thực hiện nhiệm vụ.
* HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thực hiện nhiệm vụ 
+ Dự kiến sản phẩm: 
Quốc hồn quốc tuý: là những tinh hoa trong nền văn hoá của một dân tộc, một quốc gia.
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng.
- GV củng cố kiến thức: Các từ đã được Việt hóa thì viết như tiếng Việt. Còn thuật ngữ khoa học thì cần viết theo nguyên trạng để dễ tra cứu khi cần thiết, ví dụ: acid, oxygen, hydro,... 
Mượn từ là một cách làm giàu cho ngôn ngữ dân tộc. Tuy nhiên để bảo vệ sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc chỉ nên mượn từ khi thật sự cần thiết và đã mượn thì phải tìm hiểu kĩ để sử dụng cho đúng.
I. Lí thuyết
1. Từ đa nghĩa
- Từ đa nghĩa là từ có hai nghĩa trở lên.
2. Từ đồng âm
- Từ đồng âm là những
 từ có cách phát âm và viết chữ giống nhau nhưng có nghĩa khác nhau.
3. Từ mượn
- Từ mượn là những từ mượn tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm,... mà tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu thị.
- Phân loại:
+ Từ mượn tiếng Hán
+ từ mượn tiếng Pháp
+ Từ mượn tiếng Anh
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu: Giúp HS củng cố và biết vận dụng kiến thức về từ đa nghĩa, từ đồng âm, từ mượn.
2. Nội dung: Sử dụng sách giáo khoa, kiến thức đã học để hoàn hành các bài tập.
3. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm cần đạt
Làm cá nhân, nhóm và chia sẻ sản phẩm: 
Bài tập 1
* GV yêu cầu HS: làm bài tập 1 phát phiếu số 2
GV hướng dẫn HS cách xác định ý nghĩa của các từ chân, chạy trong từng trường hợp.
GV hướng dẫn: Để hiểu đúng nghĩa của từ trong câu, cần dựa vào các từ ngữ xung quanh nó. 
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
* HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Dự kiến sản phẩm: 
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
* GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và tham gia trò chơi Ai nhanh hơn 
Mỗi nhóm tìm 3 từ chỉ bộ phận cơ thể người và kể ra một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của chúng (sang nghĩa chỉ bộ phận của vật).
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
* HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Dự kiến sản phẩm: 
HS chỉ ra được các từ chỉ bộ phận cơ thể người và kể ra một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của chúng.
Mặt, mũi, chân, tay, miệng, cổ
* Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
Bài tập 3
- GV yêu cầu HS quan sát ví dụ và hoàn thành Phiếu 3
Phiếu 3
Tìm từ đa nghĩa, từ đồng âm trong những câu dưới đây? 
Chín: 
 Quýt nhà ai chín đỏ cây
Hỡi em đi học hây hây má tròn.(Tố Hữu)
Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.(Tục ngữ) 
Cắt 
Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm rồi lặn xuống nước.(Sự tích Hồ Gươm)
 Việc làm khắp chốn cùng nơi
Giục đi cắt cỏ vai tôi đã mòn.(Ca dao)
Bài viết bị cắt một đoạn.(Dẫn theo Hoàng Phê)
Chúng cắt lượt nhau suốt ngày vào cà khịa làm cho Trũi không chịu được.(Tô Hoài)
- HS thực hiện nhiệm vụ
* HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thực hiện nhiệm vụ 
+ Dự kiến sản phẩm: 
a) 
- chín (đỏ cây): chỉ trạng thái đã sẵn sàng thu hoạch của quýt.
- chín (một nghề thì chín): chỉ sự thành thạo, chuyên nghiệp, lành nghề. 
- chín (nghề): chỉ số đếm.
b)
- cắt (nhanh như cắt): chỉ loài chim
- cắt (giục đi cắt) chỉ một hành động dùng kéo/ liềm/... để dọn sạch cỏ.
- cắt (mất một đoạn) chỉ hành động lược bỏ ngôn từ cho ngắn gọn.
- cắt (lượt) chỉ sự phân công, phân chia, thay phiên.
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng.
- GV củng cố kiến thức: Từ “cắt” trong hai câu trên là từ đồng âm, là những từ có cách phát âm và viết chữ giống nhau nhưng có nghĩa khác nhau.
Trong câu mỗi từ thường chỉ được dùng với một nghĩa. Để hiểu đúng nghĩa của từ trong câu, cần dựa vào các từ ngữ xung quanh nó. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người nói, người viết có thể cố ý dùng một từ theo hai nghĩa như một cách chơi chữ.
Bài tập 4,5: 
* GV yêu cầu HS đọc bài tập 4,5. Yêu cầu HS xác định từ mượn có trong các câu và sử dụng từ điển tra các tiếng đó nguyên dạng trong tiếng Pháp, tiếng Anh.
- GV đặt tiếp câu hỏi: Theo em, có thể thay thế các từ mượn ở bài 4 bằng các từ gốc Việt không? Vì sao?
- HS hoạt động theo bàn
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
* HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
Ghi lên bảng
Bài tập 1: 
- Ý nghĩa của từ chân
a. Chỉ bộ phận cơ thể người.
b. Từ chân chỉ bộ phận đồ vật.
c. Từ chân chỉ bộ phận của núi nối núi với đất liền.
- Ý nghĩa của từ chạy
a. Chỉ sự di chuyển của chân người.
b. Chỉ sự di chuyển của xe.
c. Chỉ tìm kiếm, lo liệu có được tiền.
d. Chỉ độ dài của bãi cát.
Bài 2: 
- Mặt: mặt bàn, mặt ghế, mặt sàn,...
- Chân: chân ghế, chân bàn, chân tủ,...
- Miệng: miệng chén, miệng bát, miệng chum,...
Bài 3:
-Từ đa nghĩa: Chín
- Từ đồng âm: cắt
Bài 4+ 5 :
a. ô tô àTiếng Pháp: auto.
b. xu àTiếng Anh: cent.
c. tuốc nơ vít àTiếng Pháp: tournevis.
d. ti vi àTiếng Anh: TV - television.
e. các tông àTiếng Anh: carton.
- Không thể thay thế các từ mượn ở bài 4 bằng các từ gốc Việt. Vì từ gốc Việt chưa có các từ phù hợp để diễn tả.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
2. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
3 Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Đọc văn bản Về từ “ngọt” và viết một đoạn văn ngắn (khoảng 4 - 5 dòng) cho biết: Theo tác giả, khái niệm “ngọt” trong tiếng Việt đã được nhận thức qua giác quan nào?
- GV hướng dẫn HS: 
+ Về nội dung: đọc văn bản và tìm ý, chỉ ra từ ngọt được cảm nhận qua những giác quan nào
+ Về hình thức: Trình bày đoạn văn cần đảm bảo đủ dung lượng câu, đảm bảo hình thức của 1 đoạn văn.
III. SAU GIỜ HỌC
	GV hướng dẫn HS tự học lại lý thuyết, thực hành lại các bài tập đã làm và bài tập còn lại, bài tập trong Sách Bài tập Ngữ văn 6, tập 2. 
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
C . DẠY THỰC HÀNH ĐỌC - HIỂU 
Văn bản 3: THỜI THƠ ẤU CỦA HON - ĐA 
(Hon-đa Sô-i-chi-ô)
( Tiết 6+7)
I. TRƯỚC GIỜ HỌC
	GV hướng dẫn HS: 
 Đọc phần 1. 
 Chuẩn bị để nắm bắt các định hướng/cách thức đọc hiểu một văn bản hồi kí 
 Tìm hiểu một số thông tin về tác giả Hon-đa Sô-i-chi-rô và ghi lại các thông tin giúp ích cho việc đọc hiểu văn bản Thời thơ ấu của Hon-đa. 
 HS nhớ và ghi lại những kỉ niệm và những trải nghiệm thời thơ ấu thích khám phá, xây dựng ước mơ cao đẹp và nỗ lực vượt qua khó khăn.Đây là bước HS huy động những trải nghiệm trước lúc đọc và chuẩn bị những tri thức nền cần thiết cho việc đọc. 
 Đọc lần 1 văn bản 
- Đọc tiêu đề và đoạn 1,2 rồi dừng lại dự đoán nội dung tiếp và kết thúc. 
Ghi dự đoán này ra vở.
- Đọc tiếp phần còn lại VB và kiểm tra phần dự đoán của mình.GV cũng cần lưu ý HS: trong quá trình đọc, tạm dừng ở các từ ngữ có kí hiệu chú thích và đọc nội dung chú thích cho các từ ngữ này ở phần chân trang để hiểu nghĩa của chúng trong văn bản, tránh tình trạng HS không đọc chú thích hoặc đọc hết văn bản rồi đọc lần lượt từng chú thích thì hiệu quả đọc hiểu không cao. 
 Đọc lần 2 văn bản
- Đọc kĩ từng đoạn V

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_6_bai_3_ki_hoi_ki_va_du_ki.docx