Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 4: Văn bản nghị luận (Nghị Luận văn học)
- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (ý kiến, lí lẽ, bằng chứng.trong văn bản), chỉ ra được mối liên hệ của chúng. Tóm tắt được các nội dung quan trọng của một văn bản nghị luận.
+ Văn bản nghị luận là văn bản nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một vấn đề nào đó. Để thuyết phục, người viết, người nói phải nêu lên được ý kiến (quan điểm) của mình, sau đó dùng lí lẽ và các bằng chứng cụ thể làm sáng tỏ ý kiến ấy.
+ Ý kiến thường là một nhận xét mang tính khẳng định hoặc phủ định. Ý kiến của văn bản nghị luận thường nêu ở nhan đề hoặc mở đầu bài viết.
+ Lí lẽ thường tập trung nêu nguyên nhân, trả lời cho các câu hỏi: Vì sao? Do đâu?.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 4: Văn bản nghị luận (Nghị Luận văn học)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN NGỮ VĂN 6 BÀI 4: VĂN BẢN NGHỊ LUẬN ( NGHỊ LUẬN VĂN HỌC) Môn học: Ngữ văn - Lớp: 6 Thời gian thực hiện: 12 tiết I. Mục tiêu 1. Về kiến thức - Nhận biết được một số yếu tố hình thức (ý kiến, lí lẽ, bằng chứng...trong văn bản), chỉ ra được mối liên hệ của chúng. Tóm tắt được các nội dung quan trọng của một văn bản nghị luận. + Văn bản nghị luận là văn bản nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một vấn đề nào đó. Để thuyết phục, người viết, người nói phải nêu lên được ý kiến (quan điểm) của mình, sau đó dùng lí lẽ và các bằng chứng cụ thể làm sáng tỏ ý kiến ấy. + Ý kiến thường là một nhận xét mang tính khẳng định hoặc phủ định. Ý kiến của văn bản nghị luận thường nêu ở nhan đề hoặc mở đầu bài viết. + Lí lẽ thường tập trung nêu nguyên nhân, trả lời cho các câu hỏi: Vì sao? Do đâu?... + Bằng chứng (dẫn chứng) thường là các hiện tượng, số liệu cụ thể nhằm minh họa, làm sáng tỏ cho lí lẽ. + Thành ngữ là những cụm từ cố định quen dùng, thường ngắn gọn, có hình ảnh. Việc sử dụng thành ngữ giúp cho lời ăn tiếng nói sinh động, có tính biểu cảm cao. + Dấu chấm phẩy có nhiều công dụng: Trong bài học tập trung làm rõ việc dùng dấu chấm phẩy để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp. - Viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc khi đọc một bài thơ lục bát và biết trình bày ý kiến về một vấn đề. - Vận dụng được các hiểu biết về lí lẽ, bằng chứng trong văn bản nghị luận, nghĩa của một số thành ngữ thông dụng và dấu chấm phẩy vào đọc hiểu, viết, nói và nghe hiệu quả. 2. Về năng lực - Nhận biết được những nội dung nhân văn sâu sắc từ một số bài nghị luận văn học về các tác giả, tác phẩm đã học như về lòng thương người của Nguyên Hồng, vẻ đẹp của cô gái và cánh đồng lúa mênh mông, bát ngát (bài ca dao) và tinh thần yêu nước, chống xâm lăng của Thánh Gióng. - Biết cách lí giải, thuyết phục người đọc, người nghe bằng các lí lẽ và bằng chứng. - Góp phần phát triển các năng lực chung: tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, sáng tạo. 3. Về phẩm chất - Có lòng yêu thương, cảm thông với người khác; tự hào về vẻ đẹp của quê hương, đất nước, con người và truyền thống yêu nước, đánh giặc ngoại xâm của cha ông ta trong quá khứ - Ham tìm hiểu và yêu thích văn học. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, Giấy Ao hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm, Phiếu học tập, Bảng kiểm tra, đánh giá thái độ làm việc nhóm, rubic chấm đoạn văn, bài trình bày của HS... 2. Học liệu: SGK Ngữ văn 6, tập 1; sách bài tập; sách tham khảo về đọc hiểu mở rộng văn bản Ngữ văn 6. III. Tiến trình dạy học DẠY HỌC ĐỌC HIỂU Văn bản 1 : Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ (Nguyễn Đăng Mạnh) (2 tiết) 1. TRƯỚC GIỜ HỌC: GV hướng dẫn HS: ● Đọc phần 1. Chuẩn bị để nắm bắt các định hướng/cách thức đọc hiểu một văn bản nghị luận văn học. ● Đọc đoạn trích Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ; tìm hiểu thông tin về nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh. ● Đọc lần 1 văn bản - Đọc tiêu đề và đoạn 1 rồi dừng lại xem câu mở đầu và các câu sau nói về vấn đề gì. - Đọc tiếp 2 phần còn lại của văn bản để thấy được các phần đó đã làm rõ ý kiến của nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh về nhà văn Nguyên Hồng được nêu lên trong phần 1 của bài. (GV lưu ý HS: trong quá trình đọc, tạm dừng ở các từ ngữ có kí hiệu chú thích và đọc nội dung chú thích cho các từ ngữ này ở phần chân trang để hiểu nghĩa của chúng trong văn bản). ● Đọc lần 2 văn bản - Đọc kĩ từng đoạn văn bản. Trước khi đọc từng đoạn, đọc phần hướng dẫn đọc bên phải để nắm được chỉ dẫn của sách (hoặc cũng có thể đọc xong từng đoạn thì đọc phần chỉ dẫn tương ứng và thực hiện theo chỉ dẫn đó) để giúp việc đọc có trọng tâm, bước đầu giải mã văn bản và rèn luyện các thao tác, chiến thuật đọc. - Tùy theo chỉ dẫn của SGK có thể dùng bút chì gạch chân những chi tiết cần lưu ý hoặc ghi ra vở những nội dung tiếp nhận được theo các chỉ dẫn đó. 2. TRÊN LỚP: Hoạt động 1: Khởi động và xác định vấn đề học tập 1.1. Mục tiêu: Thu hút sự chú ý, tạo hứng thú học tập, huy động những kiến thức đã có của học sinh về nhà văn Nguyên Hồng (đã được học qua văn bản Trong lòng mẹ) để kết nối với bài học. 1.2. Nội dung: Học sinh phát biểu những hiểu biết đã có về nhà văn Nguyên Hồng. 1.3. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV - HS Sản phẩm cần đạt - GV đặt câu hỏi gợi mở vấn đề: Qua văn bản Trong lòng mẹ em thấy Nguyên Hồng là người thế nào? Em có ấn tượng gì sâu đậm nhất về con người nhà văn Nguyên Hồng? Hãy ghi ra giấy nháp cảm nhận của em và chia sẻ cho cả lớp. - HS ghi ra giấy những cảm nhận và ấn tượng về nhà văn Nguyên Hồng. - Những cảm nhận, chia sẻ của HS về Nguyên Hồng và ấn tượng sâu đậm nhất về nhà văn. - Học sinh trình bày - GV nhận xét và đánh giá kết quả làm việc của học sinh. - GV dẫn dắt vào bài học. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới 2.1. Mục tiêu: - Nhận biết được một số yếu tố hình thức (ý kiến, lí lẽ, bằng chứng...trong văn bản), chỉ ra được mối liên hệ của chúng. Tóm tắt được các nội dung quan trọng của văn bản Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ. 2.2. Nội dung: Đọc văn bản; vận dụng các tri thức công cụ đã được cung cấp trong phần Kiến thức Ngữ văn và Chuẩn bị vào đọc hiểu một văn bản nghị luận văn học; trả lời các câu hỏi đọc hiểu sau văn bản. 2.3. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV - HS Sản phẩm cần đạt I. Tìm hiểu chung - Gọi một số HS trình bày phần Kiến thức Ngữ văn có liên quan bài đọc hiểu (văn bản nghị luận, ý kiến, lí lẽ, bằng chứng). - HS trình bày hiểu biết dựa theo Kiến thức Ngữ văn. - GV nhận xét, khắc sâu kiến thức. 1. Kiến thức Ngữ Văn a. Văn bản nghị luận - Văn bản nghị luận: là văn bản nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một vấn đề nào đó. Để thuyết phục, người viết, người nói phải nêu lên được ý kiến (quan điểm) của mình, sau đó dùng lí lẽ và các bằng chứng cụ thể làm sáng tỏ ý kiến ấy. - Nghị luận văn học: là văn bản nghị luận bàn về các vấn đề văn học. b. Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng - Ý kiến: thường là một nhận xét mang tính khẳng định hoặc phủ định. Ý kiến của văn bản nghị luận thường nêu ở nhan đề hoặc mở đầu bài viết. - Lí lẽ thường tập trung nêu nguyên nhân, trả lời cho các câu hỏi: Vì sao? Do đâu?... - Bằng chứng (dẫn chứng) thường là các hiện tượng, số liệu cụ thể nhằm minh họa, làm sáng tỏ cho lí lẽ. c. Cách thức đọc hiểu văn bản nghị luận + Văn bản viết về vấn đề gì? + Người viết định thuyêt phục điều gì? Để thuyết phục, người viết đã đưa ra những lí lẽ và bằng chứng nào? - GV gọi một số HS chia sẻ những thông tin cá nhân tìm hiểu được về nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh và văn bản Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ - Nhận xét và chốt lại một số kiến thức. 2. Văn bản Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ - Tác giả: Nguyễn Đăng Mạnh (1930 - 2018), là một nhà giáo, nhà nghiên cứu phê bình văn học... - Xuất xứ: Văn bản trích trong Tuyển tập Nguyễn Đăng Mạnh, tập 1, NXB Giáo dục, 2005. - Thể loại: nghị luận văn học. II. Đọc hiểu văn bản - Gọi 1 số HS, mỗi HS đọc 1 đoạn đã được đánh số trong SGK. - Trình bày. - Sản phẩm cần đạt: đọc to, rõ ràng, diễn cảm. - Mời HS chia sẻ những nội dung tiếp nhận được theo các gợi ý đọc gắn với từng đoạn mà các em đã tiến hành ở nhà. - Nhận xét, động viên. Chia sẻ theo các câu hỏi/câu chỉ dẫn. - Gv tổ chức cho HS thảo luận theo bàn, suy nghĩ và thảo luận câu hỏi (1) (1) Văn bản viết về vấn đề gì? Nội dung của bài viết có liên quan như thế nào với nhan đề Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ? Nếu được đặt nhan đề khác cho văn bản em sẽ đặt là gì? - HS trao đổi thảo luận. - HS trình bày nội dung đã trao đổi thảo luận. - GV nhận xét, động viên (khuyến khích HS đặt nhan đề cho bài viết bằng cách diễn đạt khác nhau nhưng vẫn đảm bảo ý chính). (Ví dụ: Nguyên Hồng là nhà văn có tấm lòng yêu thương với những người nghèo khổ trong xã hội...). => GV nhận xét, chốt kiến thức về mối quan hệ giữa nội dung với nhan đề của văn bản nghị luận. - Gv tổ chức cho HS làm việc theo cá nhân suy nghĩ và trả lời câu hỏi (2): Để thuyết phục người đọc rằng: Nguyên Hồng “rất dễ xúc động, rất dễ khóc”, tác giả đã nêu lên những bằng chứng nào? (ví dụ: “khóc khi nhìn thấy bạn bè, đồng chí từng chia ngọt xẻ bùi; ...)? - HS đọc kĩ phần 1 và suy nghĩ câu trả lời. - HS phát biểu, trình bày. - GV nhận xét kết quả làm việc của HS. => GV chốt kiến thức về ý kiến, dẫn chứng trong bài văn nghị luận văn học. 1. Nguyên Hồng là nhà văn của những người lao động cùng khổ. - Nội dung của văn bản viết về vấn đề: Nguyên Hồng thực sự là nhà văn của những người lao động cùng khổ. - Vấn đề của văn bản được nêu ngay ở nhan đề bài viết. 2. Nguyên Hồng rất dễ xúc động, rất dễ khóc. - “Nguyên Hồng rất dễ xúc động, rất dễ khóc” (ý kiến được nêu trong câu mở đầu của đoạn 1) - Dẫn chứng: “Khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí từng chia bùi xẻ ngọt; khóc khi nghĩ đến đời sống cơ cực của nhân dân mình ngày trước; khóc khi nói đến công ơn của Tổ quốc, quê hương đã sinh ra mình...Khóc cả khi kể lại nỗi đau oan trái của những nhân vật là những đứa con tinh thần do chính mình “hư cấu” nên... - GV tổ chức cho HS làm việc theo bàn (bàn 2 hoặc 4 học sinh) để suy nghĩ và trả lời câu hỏi (3): Ý chính của phần (1) trong văn bản là: Nguyên Hồng “rất dễ xúc động, rất dễ khóc”. Theo em, ý kiến của phần (2), phần (3) là gì? - HS trao đổi, thảo luận theo bàn. - HS trình bày, phát biểu. - GV nhận xét, động viên, khuyến khích kết quả làm việc của HS. (HS có thể diễn đạt ý chính bằng nhiều cách khác nhau, miễn là đúng với trọng tâm của phần (2) và (3)). => GV nhận xét khắc sâu kiến thức cho HS về văn bản nghị luận, ý kiến, lí lẽ, dẫn chứng. 3. Hoàn cảnh sống lam lũ tạo nên chất dân nghèo, chất lao động của Nguyên Hồng. - Nội dung chính của phần (2): Giải thích tại sao Nguyên Hồng có tính nhạy cảm (hay khóc). - Nội dung chính của phần (3): Hoàn cảnh sống lam lũ của Nguyên Hồng tạo nên “chất dân nghèo, chất lao động” của riêng ông. 3.Tổng kết - GV yêu HS làm việc cá nhân nêu khái quát về nội dung và nghệ thuật của văn bản từ đó nêu cách đọc/ chiến thuật đọc văn bản nghị luận văn học. - HS suy nghĩ, phát biểu. - GV nhận xét, khái quát, tổng hợp. ( Khuyến khích HS sử dụng sơ đồ tư duy - gồm 03 nhánh: nội dung; nghệ thuật; cách đọc văn bản nghị luận văn học để thể hiện khắc sâu hơn những kiến thức trên). a. Nội dung: làm rõ được con người nhà văn Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ và tình cảm của người viết đối với nhà văn Nguyên Hồng. b. Nghệ thuật: Thể hiện rõ đặc điểm của văn bản nghị luận văn học (nội dung văn bản được thể hiện ngay ở nhan đề; lí lẽ và dẫn chứng nêu ra tiêu biểu, thuyết phục; các phần được trình bày rõ ràng, mạch lạc; lời văn rõ ràng, dễ hiểu...) c. Cách đọc văn bản nghị luận văn học: + Trước hết khi đọc văn bản nghị luận văn học phải xác định vấn đề nghị luận (ý kiến) được nêu ra trong bài văn là gì? Ý kiến đó được nêu ra ở nhan đề hay câu văn nào của bài viết? + Tiếp theo, tóm tắt được ý chính của từng phần trong bài văn nghị luận văn học và mối quan hệ của chúng với nhan đề của văn bản. + Cuối cùng, để làm rõ ý kiến đó tác giả đã thuyết phục người đọc bằng những lí lẽ, dẫn chứng (bằng chứng) nào trong từng phần. Hoạt động 3: Luyện tập 3.1. Mục tiêu: HS biết liên hệ giữa các kiến thức vừa học ở bài học này với bài học trước về Nguyên Hồng và đoạn trích Trong lòng mẹ. 3.2. Nội dung: Trả lời câu hỏi (4) trong SGK. 3.3. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV - HS Sản phẩm cần đạt - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm (mỗi nhóm 3 - 5 HS) để suy nghĩ, trả lời câu hỏi (4) trong SGK: Văn bản trên cho em hiểu thêm gì về nội dung đoạn trích Trong lòng mẹ đã học ở Bài 3. - HS trao đổi, thảo luận - HS phát biểu, trình bày. - GV nhận xét kết quả làm việc của HS (Khuyến khích những cách diễn đạt khác nhau nhưng vẫn đảm bảo đúng nội dung bài học). Gợi ý: Những hiểu biết thêm về Nguyên Hồng: + Một con người rất dễ xúc động, dễ khóc, trái tim nhạy cảm với nỗi khổ đau bất hạnh của người khác... + Ông thiếu tình thương của gia đình từ nhỏ và luôn khao khát tình yêu thương, vì thế mà Nguyên Hồng dễ cảm thông với người khác... + Sống cùng những người cùng khổ nhất trong xã hội, bươn trải bằng nhiều nghề để kiếm sống, ông gần gũi với những người lao động nghèo...Những gì ông viết về cảnh ngộ của nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ chính là những gì mà Nguyên Hồng đã phải trải qua... Hoạt động 4: Vận dụng 3.1. Mục đích: Học sinh được vận dụng các kiến thức đã học để ghi lại cảm nghĩ của mình về nhà văn Nguyên Hồng, trong đó có sử dụng 1 hoặc 2 thành ngữ đã cho. 3.2. Nội dung: Viết một đoạn văn thể hiện cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng, trong đó có sử dụng một trong các thành ngữ sau: chân lấm tay bùn, khố rách áo ôm, đầu đường xó chợ, tình sâu nghĩa nặng. 3.3. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV - HS Sản phẩm cần đạt - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân để viết đoạn văn (từ 5 đến 7 câu) để ghi lại cảm nghĩ của mình về nhà văn Nguyên Hồng, trong đó có sử dụng 1 đến 2 thành ngữ: chân lấm tay bùn, khố rách áo ôm, đầu đường xó chợ, tình sâu nghĩa nặng. - HS làm việc cá nhân. - GV gọi 2 đến 3 HS lên trình bày đoạn văn đã viết. Các HS khác lắng nghe và trao đổi, thảo luận về đoạn văn của bạn. - GV nhận xét về kết quả viết đoạn văn của HS, kết luận, khắc sâu kiến thức. - Gợi ý: Đoạn văn đảm bảo yêu cầu: + Hình thức: Độ dài từ 5 đến 7 câu; có sử dụng 1 đến 2 thành ngữ đã cho + Nội dung: nêu được cảm nghĩ của bản thân về nhà văn Nguyên Hồng. Các thành ngữ phù hợp với việc miêu tả cảnh sống khốn khổ của Nguyên Hồng thời thơ ấu và những người lao động khốn khổ 3. SAU GIỜ HỌC GV hướng dẫn HS đọc một số văn bản nghị luận văn học: - Vẻ đẹp của một bài ca dao - Hoàng Tiến Tựu. - Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước - Bùi Mạnh Nhị. - Tìm một số văn bản nghị luận văn học khác. Văn bản 2: VẺ ĐẸP CỦA MỘT BÀI CA DAO (Hoàng Tiến Tựu) ( Tiết 3, 4) I. Mục tiêu 1. Về kiến thức - Tri thức về văn bản nghị luận (nghị luận văn học): ý kiến, lí lẽ, bằng chứng và mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố này. - Mối quan hệ giữa nhan đề với nội dung của văn bản. - Tư tưởng, tình cảm của tác giả Hoàng Tiến Tựu thể hiện qua văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao. 2. Về năng lực - Nhận biết được đặc điểm nổi bật của kiểu văn bản nghị luận; các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản; chỉ ra được mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng. - Tóm tắt được các nội dung chính trong một văn bản nghị luận có nhiều đoạn; nhận ra được ý nghĩa của vấn đề đặt ra trong văn bản đối với bản thân. 3. Về phẩm chất - Tự hào về vẻ đẹp và sự phong phú của nền văn học dân gian của dân tộc (ca dao); có thức, trách nhiệm gìn giữ và phát huy vẻ đẹp của ca dao Việt Nam. - Tự giác, chăm chỉ trong học tập và lao động, ham tìm hiểu và yêu thích văn học II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Thiết bị - Máy chiếu, máy tính, bảng phụ để HS làm việc nhóm, phiếu học tập 2. Học liệu - SGK, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, ... III. Tiến trình dạy học 1. TRƯỚC GIỜ HỌC: GV hướng dẫn HS thực hiện phần chuẩn bị bài học, cụ thể: Vẻ đẹp bài ca dao - Đọc phần Chuẩn bị để nắm được cách đọc hiểu văn bản - Tìm hiểu thông tin từ các nguồn khác nhau về tác giả Hoàng Tiến Tựu và ghi lại thông tin cần chú ý về tác giả này. - Đọc văn bản, thực hiện các chỉ dẫn trong khi đọc (ô bên phải tương ứng với các đoạn). 2. TRÊN LỚP Hoạt động 1: Khởi động và xác định vấn đề học tập 1.1. Mục tiêu: Thu hút sự chú ý, tạo hứng thú học tập; kết nối những bài học trước đó; huy động tri thức nền và trải nghiệm của HS. 1.2. Nội dung: Thi giữa các nhóm về các kiến thức văn bản nghị luận, lí lẽ, bằng chứng và văn bản nghị luận “Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ” (Nguyễn Đăng Mạnh). 1.3. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV - HS Sản phẩm cần đạt Tổ chức các nhóm HS thi trả lời nhanh về yêu cầu khi đọc văn bản nghị luận HS nêu ý kiến Nêu ý nghĩa của việc đọc, hiểu văn nghị luận bàn về Vẻ đẹp bài một bài ca dao. HS nêu ý kiến Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới 2.1. Mục tiêu: Thông tin khái quát về tác giả Hoàng Tiến Tựu. Đọc văn bản và nhận biết nội dung nghệ thuật khái quát của văn bản. Nhận biết những yếu tố để thấy được đây là một văn bản nghị luận văn học. Cảm nhận được tình cảm của tác giả đối với bài ca dao 2.2. Nội dung: Đọc văn bản; vận dụng các tri thức công cụ đã được cung cấp trong phần Kiến thức Ngữ văn và Chuẩn bị vào đọc hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật; trả lời các câu hỏi đọc hiểu sau văn bản. 2.3. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV - HS Sản phẩm cần đạt I. Tìm hiểu chung - GV gọi một số HS chia sẻ những thông tin cá nhân tìm hiểu được về nhà nghiên cứu Hoàng Tiến Tựu - Nhận xét và chốt lại một số kiến thức. ? Nêu hiểu biết về văn bản: Kiểu văn bản? Vấn đề nghị luận? 1. Tác giả - Hoàng Tiến Tựu (1933 - 1998) - Quê quán: Thanh Hóa - Là nhà nghiên cứu hàng đầu về chuyên ngành Văn học dân gian. 2. Văn bản - Kiểu văn bản: Nghị luận văn học - Vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp của một bài ca dao. II. Đọc hiểu văn bản - Gọi 1 số HS, mỗi HS đọc 1 đoạn đã được đánh số trong SGK. - HS đọc, chú ý từ địa phương - Trình bày. - Sản phẩm cần đạt: đọc to, rõ ràng, diễn cảm. - Mời HS chia sẻ những nội dung tiếp nhận được theo các gợi ý đọc gắn với từng đoạn mà các em đã tiến hành ở nhà. - Nhận xét, động viên. Chia sẻ theo các câu hỏi/câu chỉ dẫn. - Gv tổ chức cho HS trao đổi nhóm nhỏ, suy nghĩ và thảo luận câu hỏi (1) (1) Nội dung chính của văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao là gì? Nhan đề đã khái quát được nội dung chính của văn bản hay chưa? - HS trao đổi thảo luận nhóm nhỏ. - HS trình bày nội dung đã trao đổi thảo luận. - GV nhận xét, động viên (khuyến khích HS đặt nhan đề cho bài viết bằng cách diễn đạt khác nhau nhưng vẫn đảm bảo ý chính). (2) Theo tác giả, bài ca dao có những vẻ đẹp gì? Vẻ đẹp ấy được tác giả khái quát ở phần nào văn bản? Vẻ đẹp nào được chú ý ở phần phân tích nhiều hơn? HS làm việc theo cá nhân suy nghĩ và trả lời câu hỏi (2): - HS phát biểu, trình bày. - GV nhận xét kết quả làm việc của HS. => GV chốt kiến thức. (3) Để là rõ vẻ đẹp bài ca dao, tác giả đã dựa vào những từ ngữ, hình ảnh nào? Hãy chỉ ra một số ví dụ cụ thể trong văn bản? GV tổ chức cho HS làm việc theo bàn (bàn 2 hoặc 4 học sinh) để suy nghĩ và trả lời câu hỏi (3): - HS trao đổi, thảo luận theo bàn. - HS trình bày, phát biểu. - GV nhận xét, động viên, khuyến khích kết quả làm việc của HS. (4) Hãy tóm tắt nội dung chính của phần 2,3,4 trong văn bản theo mẫu. - HS trao đổi thảo luận nhóm nhỏ. - HS trình bày nội dung đã trao đổi thảo luận. - GV nhận xét, động viên (khuyến khích HS đặt nhan đề cho bài viết bằng cách diễn đạt khác nhau nhưng vẫn đảm bảo ý chính). (5) So với những gì em biết về ca dao ở bài 2, văn bản của tác giả Hoàng Tiến Tựu cho em hiểu thêm những gì về nội dung và hình thức của ca dao? Em thích nhất câu, đoạn nào trong văn bản nghị luận này? - HS làm việc cá nhân - HS suy nghĩ, phát biểu. - GV nhận xét, khái quát, tổng hợp. - Tác giả lần lượt trình bày ý kiến của mình về hai câu đầu và hai câu cuối của bài ca dao như thế nào? - HS trao đổi nhóm nhỏ - HS suy nghĩ, phát biểu. - GV nhận xét, khái quát, tổng hợp. - GV nêu một số từ ngữ, cụm từ có tác dụng làm tăng tính thuyết phục cho ý kiến tác giả nêu ra. - HS trao đổi nhóm nhỏ - HS suy nghĩ, phát biểu. - GV nhận xét, khái quát, tổng hợp. => Từ việc đọc hiểu văn bản, em hãy rút ra kinh nghiệm, phương pháp khi đọc hiểu bài văn nghị luận văn học bài ca dao? - HS hoạt động cá nhân - HS phát biểu, trình bày. - GV nhận xét, khái quát, tổng hợp. 1. Vẻ đẹp của bài ca dao - Văn bản viết về vẻ đẹp nội dung và hình thức của bài ca dao Đứng bên ni đồng ngát. - Nhan đề đã khái quát được nội dung chính của văn bản - Bài ca dao có hai vẻ đẹp: cánh đồng và cô gái thăm đồng. Tác giả tập trung phân tích nhiều hơn về vẻ đẹp của cô gái đi thăm đồng (cả phần 2,3,4 đều nói về vẻ đẹp cô gái) - Từ ngữ, hình ảnh: mênh mông bát ngát, bát ngát mênh mông, chẽn lúa, ngọn nắng hồng ban mai. Cái hay: độc đáo, riêng biệt không thấy ở những bài ca dao khác. => Khẳng định bài ca dao mang vẻ đẹp và cái hay riêng. - Luận điểm, lập luận, dẫn chứng. Ví dụ: ngọn nắng hồng ban mai. Gốc nắng phải chăng là mặt trời. 2. Cảm nhận, đánh giá bài ca dao a. Hai câu đầu - Không có chủ ngữ. => Người nghe cảm thấy như đang được đi thăm cánh đồng mênh mông, rộng lớn cùng cô gái. b. Hai câu cuối - Dẫn dắt bằng kiểu kết cấu “ nếu như hai câu đầu thì ở hai câu cuối ”=>rất tự nhiên , thuyết phục - Tập trung ngắm nhìn , đặc tả "chẽn lúa đòng đòng" đang phất phơ dưới "ngọn nắng hồng ban mai". - Tả "chẽn lúa đòng đòng" trong mối liên hệ so sánh với bản thân. => Cô gái đến tuổi dậy thì, căng đầy sức sống. III. Tổng kết - HS: Khái quát về nội dung và nghệ thuật của văn bản (Sơ đồ tư duy) - HS hoạt động cá nhân - HS phát biểu. - GV nhận xét, khái quát, tổng hợp. GV yêu HS nêu: ? Cách đọc/ chiến thuật đọc văn bản nghị luận văn học. Trình bày ngắn gọn ý kiến của em về một bài ca dao đã được học, đọc. 1. Nghệ thuật - Ý kiến nêu ra rõ ràng, chân thực, trình bày có hệ thống - Lí lẽ ngắn gọn, thuyết phục, giàu cảm xúc 2. Nội dung - Tác giả đã nêu lên ý kiến của mình về vẻ đẹp cũng như cách khai thác nội dung của một bài ca dao cụ thể. Từ đó khơi gợi được sự đồng cảm và tình yêu đối với ca dao ở bạn đọc. Bộc lộ tình cảm yêu mến, trân trọng của tác giả với bài ca dao. Hoạt động 3: Luyện tập 3.1. Mục tiêu: Học sinh biết vận dụng kiến thức vừa học giải quyết bài tập cụ thể. 3.2. Nội dung: Khắc sâu kiến thức văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao 3.3. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV $ HS Sản phẩm cần đạt - GV phát phiếu học tập cho học sinh - HS thảo luận theo nhóm (mỗi nhóm 3 - 5 HS) để suy nghĩ, trả lời câu hỏi trong SGK: Vẻ đẹp một bài cao dao được khai thác ở phương diện nào? HS lấy dẫn chứng minh họa? - HS trao đổi, thảo luận - HS phát biểu, trình bày. - GV nhận xét kết quả làm việc của HS (Khuyến khích những cách diễn đạt khác nhau nhưng vẫn đảm bảo đúng nội dung bài học). Nội dung Hình thức Đặc điểm của ca dao - HS hoạt động cá nhân - HS phát biểu. - GV nhận xét, khái quát, tổng hợp. IV. Luyện tập 1.Vẻ đẹp của một bài ca dao Hình thức Nội dung Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng Chủ đề: Hoạt động 4: Vận dụng 4.1. Mục tiêu: Giúp HS củng cố và biết vận dụng kiến thức về văn bản nghị luận -Nghị luận văn học. 4.2. Nội dung: Thực hiện bài tập thực hành và vận dụng kiến thức lí thuyết theo hướng dẫn của câu hỏi đọc hiểu 5. 4.3. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV - HS Sản phẩm cần đạt - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân để viết đoạn văn (từ 5 đến 7 câu) Trình bày ngắn gọn ý kiến của em về một bài ca dao đã được học, đọc. - HS làm việc cá nhân. - GV gọi 2 đến 3 HS lên trình bày đoạn văn đã viết. Các HS khác lắng nghe và trao đổi, thảo luận về đoạn văn của bạn. - GV nhận xét về kết quả viết đoạn văn của HS, kết luận, khắc sâu kiến thức. - Gợi ý: Đoạn văn đảm bảo yêu cầu: + Hình thức: Độ dài từ 5 đến 7 câu; + Nội dung: ý kiến của em về một bài ca dao đã được học, đọc. 3. SAU GIỜ HỌC: GV hướng dẫn HS đọc một số văn bản nghị luận văn học: - Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước - Bùi Mạnh Nhị. - Tìm một số văn bản nghị luận văn học khác. - Chuẩn bị trước bài “Thực hành Tiếng Việt thành ngữ, dấu chấm phẩy. B. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: THÀNH NGỮ, DẤU CHẤM PHẨY ( 1 tiết) I. TRƯỚC GIỜ HỌC - Tìm hiểu kiến thức tiếng Việt về thành ngữ, dấu chấm phẩy. Nghĩa của thành ngữ, công dụng của dấu chấm phẩy trong phần Kiến thức Ngữ văn. II. TRÊN LỚP Hoạt động 1: Khởi động và xác định vấn đề học tập 1.1 Mục tiêu: HS kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học. 1.2 Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Nhìn hình đoán chữ 1.3 Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV - HS Sản phẩm cân đạt - GV cho HS tham gia trò chơi: “Nhìn hình đoán chữ”. Luật chơi: HS quan sát các hình ảnh minh họa trên máy chiếu và trả lời các câu hỏi: + Đoán các từ trái nghĩa + Tìm các cụm từ thông dụng được tạo lên từ các cặp từ trái nghĩa vừa tìm mà em thường gặp trong cuộc sống? - HS quan sát, suy nghĩ câu trả lời. - HS trả lời các bức tranh. - GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt vào bài học. Nhắm - Mở Khóc - Cười Mắt nhắm, mắt mở Kẻ khóc, người cười. Đầu - Đuôi Nhanh - Chậm Đầu voi, đuôi chuột Nhanh như sóc Chậm như rùa Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 2.1 Mục tiêu - Hiểu được thế nào là thành ngữ. - Giải thích được nghĩa của một số thành ngữ thông dụng; tìm thành ngữ. - Hiểu được công dụng của dấu chấm dấu phẩy trong bài học. 2.2. Nội dung - Thực hiện bài tập thực hành 1,2,3,5 kết hợp với kiến thức về thành ngữ, dấu chấm phẩy trong phần Kiến thức Ngữ văn. - HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm. HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). 2.3. Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV - HS Sản phẩm cần đạt - HS đọc bài tập 1 (SGK - 78) và làm việc cá nhân để giải thích nghĩa của các thành ngữ (từ in đậm) trong các câu đã cho. (Có thể sử dụng từ điển Tiếng Việt để tra cứu). - HS, suy nghĩ, làm việc cá nhân. - HS phát biểu, trình bày. - GV nhận xét kết quả làm bài của HS, kết luận. (so sánh các thành ngữ này với các câu đã giải thích) để rút ra: khái niệm về thành ngữ: là những cụm từ cố định quen dùng, thường ngắn gọn, có hình ảnh. - GV yêu cầu HS đọc bài tập 1, bài tập 2 (SGK - 78, 79) và thảo luận theo cặp để tìm thêm một số thành ngữ được cấu tạo theo kiểu gồm có hai yếu tố so sánh với nhau (được cấu tạo bởi từ như chỉ sự so sánh). - HS thảo luận, trao đổi - HS trình bày, phát biểu - GV nhận xét, đánh giá việc làm của HS => rút ra nhận xét: - Về cấu tạo của thành ngữ: thành ngữ có quan hệ so sánh giữa 2 yếu tố; thành ngữ có hai vế tương ứng nhau. - Tác dụng của sử dụng thành ngữ: Việc sử dụng thành ngữ giúp cho lời ăn tiếng nói sinh động, có tính biểu cảm cao. (HS đối chiếu với thành ngữ trong phần Kiến thức Ngữ văn để khắc sâu kiến thức) 1. Thành ngữ Bài tập 1 (SGK - trang 78) a. Lớn nhanh như thổi: Lớn quá nhanh, ngoài mức thường thấy. b. Hôi như cú mèo: rất hôi hám, có mùi hôi ví như mùi ở chim cú mèo. c. Cá chậu chim lồng: Ở hoàn cảnh tù túng, bị o ép, giam hãm, mất tự do. d. Bể cạn non mòn: tạo vật, cuộc đời biến động, thay đổi lớn lao. e. Buôn thúng bán bưng: buôn bán vặt ở đầu đường, góc chợ. Bài tập 2: ( SGK- Tr79) Thành ngữ có quan hệ so sánh giữa 2 yếu tố: + Êm như ru: Nhẹ nhàng êm ái,đem lại cảm giác dễ chịu. + Nhanh như chớp: Rất nhanh giống như tia chớp trên bầu trời lóe lên rồi vụt tắt. + Đẹp như tiên: rất đẹp, ví như các nàng tiên theo tria tưởng tượng của dân gian. Bài tập 3: (Tr 79) Thành ngữ có hai vế tương ứng nhau: + Nói trước quên sau: Vừa nói xong đã quên rồi + Có mới nới cũ: Phụ bạc không chung thủy, có cái mới thường coi thường rẻ rúng cái cũ, người cũ + Trước lạ sau quen: Lần đầu gặp mặt một người cảm giác rất lạ nhưng dần khi biết nhau rồi thì sẽ trở nên quen thuộc. + Chín người mười ý: không thóng nhất, có nhiều ý kiến khác nhau. + Cây nhà lá vườn: những thứ tự làm ra được, không phải đem từ ngoài vào. - Yêu cầu HS làm việc cá nhân để đọc câu chuyện Chuyện vui về dấu câu và trả lời câu hỏi: Chuyện vui về dấu câu Có một người chẳng may đánh mất dấu phẩy. Anh ta trở nên sợ những câu phức tạp Sau đó, không may, anh lại làm mất dấu chấm than. Anh bắt đầu nói khe khẽ, đều đều, không ngữ điệu. Anh không cảm thán không suýt xoa Kế đó, anh ta đánh mất dấu chấm hỏi và chẳng bao giờ hỏi ai điều gì nữa. Mọi sự kiện xảy ra ở đâu, dù trong vũ trụ hay trên mặt đất hay ngay trong nhà mình mà anh ta không biết, anh ta đánh mất khả năng học hỏi Một vài tháng sau anh ta đánh mất dấu hai chấm. Từ đó anh ta không liệt kê được, không giải thích được hành vi của mình Cứ mất dần các dấu cuối cùng anh ta chỉ còn dấu ngoặc kép mà thôi. Anh ta không phát biểu được một ý kiến nào của riêng mình nữa, lúc nào cũng chỉ trích dẫn lời của người khác Cứ như vậy anh ta đi đến dấu chấm hết (Lược trích trên báo Hoa học trò) Câu hỏi: Câu chuyện nhắc đến các dấu câu nào em đã được học. Theo em dấu câu có quan trọng không? - HS suy nghĩ, làm việc cá nhân - HS chia sẻ những suy nghĩ của bản thân về sự quan trọng của việc sử dụng dấu câu. - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp để trao đổi thảo luận tìm các dấu chấm phẩy trong các ví dụ (a), (b) và chỉ ra tác dụng của chúng trong câu. - HS trao đổi, thảo luận - HS phát biểu, trình bày. - GV nhận xét kết quả làm việc của HS. => Rút ra nhận xét về công dụng của dấu chấm phẩy. (HS đối chiếu với phần Kiến thức Ngữ văn để khắc sâu kiến thức về phần dấu chấm phẩy). 2. Dấu chấm phẩy - HS chia sẻ những suy nghĩ của bản thân. Bài tập 5 (SGK - Tr 79) a. + Sử dụng 2 dấu chấm phẩy ở câu 2. + Tác dụng: Đánh dấu ranh giới các bộ phận trong phép liệt kê phức tạp. b. + Sử dụng 1 dấu chấm phẩy. + Tác dụng: Đánh dấu ranh giới các bộ phận trong phép liệt kê phức tạp. - Công dụng: Dấu chấm phẩy dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp. Ví dụ:“Những bí quyết để sống lâu: từ: nhân đức, phúc hậu; kiệm: chừng mực; hòa: vui vẻ, khoan dung; tĩnh: điềm đạm, không nóng nảy”(Ngạn ngữ phương Đông). 3. Hoạt động 3: Luyện tập 3.1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể. 3.2. Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân, hoạt động nhóm làm bài tập 4,6 Tr 79. 3.3. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm cần đạt - Giáo viên giao bài tập cho HS - HS làm việc nhóm, nối đáp án đúng và tìm biện pháp tu từ được sử dụng. - Hs làm việc độc lập, tập viết đoạn văn có sử dụng phép so sánh có từ “ là” (như ví dụ trong SGK) (Khuyến khích sử dụng thành ngữ hoặc dấu chấm phẩy) GV hướng dẫn HS: đúng hình thức, đúng chủ đề + Một đoạn văn, không xuống dòng, tách đoạn, có liên kết câu chặt chẽ. + Đú
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_6_bai_4_van_ban_nghi_luan_nghi_luan_van.docx