Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 8: Văn bản nghị luận - Hoàng Trung Hậu

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 8: Văn bản nghị luận - Hoàng Trung Hậu

2.1. Mục tiêu: Củng cố kiến thức về hình thức và nội dung của văn bản nghị luận, bước đầu biết được cách thức đọc hiểu văn bản nghị luận xã hội.

2.2. Nội dung: Đọc văn bản; vận dụng các tri thức công cụ đã được cung cấp trong phần Kiến thức Ngữ văn và Chuẩn bị vào đọc hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật; trả lời các câu hỏi đọc hiểu sau văn bản.

 

docx 3 trang Mạnh Quân 24/06/2023 1991
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 8: Văn bản nghị luận - Hoàng Trung Hậu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Trường: THCS Lê Hồng Phong-TPYB
Tổ: Văn - Sử
Họ và tên giáo viên:
Hoàng Trung Hậu
Hoàng Thị Hạnh
BÀI 8: 
VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
DẠY THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU
TẠI SAO NÊN CÓ VẬT NUÔI TRONG NHÀ
(Tiết 6,7)
1.TRƯỚC GIỜ HỌC
	GV hướng dẫn HS thực hiện theo các chỉ dẫn trong phần Chuẩn bị.
2. TRÊN LỚP
Hoạt động 1: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
2.1. Mục tiêu: Củng cố kiến thức về hình thức và nội dung của văn bản nghị luận, bước đầu biết được cách thức đọc hiểu văn bản nghị luận xã hội.
2.2. Nội dung: Đọc văn bản; vận dụng các tri thức công cụ đã được cung cấp trong phần Kiến thức Ngữ văn và Chuẩn bị vào đọc hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật; trả lời các câu hỏi đọc hiểu sau văn bản.
2.3. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS và sản phẩm cần đạt
1. Tìm hiểu chung
- Gọi Hs trình bày lại những điểm cần lưu ý khi đọc văn bản nghị luận (Sgk- 48).
- Nhận xét, bổ sung và chốt. 
Trình bày 
2. Đọc hiểu văn bản
- Tổ chức HS đọc văn bản rồi gọi 01 số HS chia sẻ các kết quả đọc theo các chỉ dẫn bên phải văn bản. 
- Nhận xét, động viên, chỉnh sửa (nếu có). 
Đọc và chia sẻ 
- Chia lớp thành 04 nhóm, mỗi nhóm thảo luận các câu hỏi đọc hiểu 1-4. 
- GV gọi ngẫu nhiên HS đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung, đặt câu hỏi.
- GV đánh giá. 
Làm việc nhóm tìm hiểu sâu văn bản thông qua việc thảo luận, trả lời các câu hỏi đọc hiểu 1-5. 
Câu 1: Cách trình bày văn bản có gì đáng chú ý?
Câu 1. Đặc điểm hình thức trình bày của văn bản:
- Có các tiểu mục (in đậm)
- Mỗi tiểu mục là một lí do cần có vật nuôi trong nhà.
-> Giúp người đọc dễ nắm bắt nội dung chính.
Câu 2: Dựa vào cách trình bày văn bản để nêu khái quát lợi ích của vật nuôi?
Câu 2. Khái quát lợi ích của vật nuôi:
- Phát triển ý thức.
- Bồi dưỡng sự tự tin.
- Vui chơi và luyện tập.
- Bình tĩnh.
- Giảm stress.
- Cải thiện kĩ năng đọc.
- Tìm hiểu về hậu quả.
- Học cách cam kết.
- Kỉ luật.
Câu 3: Qua văn bản em thấy tác giả đồng tình hay phản đối việc nuôi động vật trong nhà? Em nhận ra điều ấy dựa vào những bằng chứng nào trong văn bản?
Câu 3. Thái độ của người viết:
- Ngay từ phần mở đầu, có thể thấy tác giả đồng tình với việc nên có vật nuôi trong nhà qua câu: “Dưới đây là những lí do đáng để bạn đồng ý cho trẻ nuôi một con vật nuôi trong nhà” Sau đó tác giả nêu hàng loạt lí do và bằng chứng để thuyết phục người đọc.
- Ví dụ: “Cùng với sự phát triển tinh thần trách nhiệm, việc nuôi một con vật nào đó sẽ giúp trẻ có sự tự tin. Khi trẻ thành công trong việc chăm sóc một con thú cưng, chúng sẽ tự cảm thấy bản thân mình tốt hơn. Do đó lòng tự trọng của trẻ cũng được vun đắp và trẻ sẽ cảm thấy rất tự hào về thành tích của chúng.
Câu 4: Các lí lẽ và bằng chứng đã nêu lên trong văn bản có phù hợp với mục đích của tác giả không? Vì sao?
(Hs có thể nêu lên các lí do khác về sự cần thiết có vật nuôi trong nhà)
Câu 4. Mục đích của bài viết:
- Thuyết phục mọi người nên có vật nuôi trong nhà.
- Với mục đích ấy các lí lẽ và bằng chứng nêu lên trong bài là phù hợp.
3. Tổng kết
- Gv gợi ý tổng kết- yêu cầu HS đánh giá.
- Nhận xét và chốt. 
Suy nghĩ, đưa ra đánh giá về các nội dung trên. Sản phẩm: 1. Nội dung: Bài nghị luận đã thuyết phục mọi người nên có vật nuôi trong nhà sẽ mang lại nhiều lợi ích. 
2. Hình thức: 
- Thể hiện rõ đặc điểm hình thức và nội dung của bài nghị luận xã hội: lí lẽ, dẫn chứng cụ thể thuyết phục người đọc.
3. Cách đọc văn bản theo thể loại.
Hoạt động 3: Luyện tập, vận dụng
3.1. Mục tiêu: Giúp HS củng cố và biết vận dụng kiến thức về văn nghị luận xã hội. 
3.2. Nội dung: Thực hiện bài tập thực hành và vận dụng kiến thức lí thuyết theo hướng dẫn của câu hỏi 5. 
3.3. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS và sản phẩm cần đạt
- Tổ chức Hs làm việc cặp đôi, suy nghĩ và thảo luận câu hỏi:
Câu 5: Nội dung hai văn bản Tại sao nên có vật nuôi trong nhà? và Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật? có điểm gì giống nhau? Điểm giống nhau ấy có ý nghĩa gì đối với em?
Suy nghĩ và thảo luận.
Câu 5. So sánh hai VB nghị luận:
- Đều viết về loài vật, vật nuôi, nêu lợi ích của chúng và đều thể hiện thái độ yêu quý vật nuôi.
- Ý nghĩa: Hs phát biểu suy nghĩa của riêng mình.
3. SAU GIỜ HỌC
	GV hướng dẫn HS tìm đọc 1-2 văn bản viết về vai trò của vật nuôi trong gia đình. 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_6_bai_8_van_ban_nghi_luan_hoang_trung_ha.docx