Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 9: Truyện (Truyện ngắn)

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 9: Truyện (Truyện ngắn)

- Xác định được ngôi kể trong văn bản.

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (chi tiết, cốt truyện, nhân vật, yếu tố nghệ thuật,.), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, thái độ người kể,.) của truyện ngắn

- Sử dụng được trạng ngữ vào đọc, viết, nói và nghe.

- Viết được bài văn tả cảnh sinh hoạt.

- Góp phần phát triển các năng lực chung: tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, sáng tạo.

 

docx 25 trang Mạnh Quân 24/06/2023 1851
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 9: Truyện (Truyện ngắn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT TỈNH YÊN BÁI
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN YÊN BÌNH
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN NGỮ VĂN 6
BÀI 9: TRUYỆN (TRUYỆN NGẮN)
 Môn học: Ngữ văn - Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 12 tiết
I. Mục tiêu: 
1. Về kiến thức: 
- Củng cố kiến thức chung về thể loại truyện: cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện.
- Biết được đặc điểm và chức năng của trạng ngữ.
- Biết được cách thức làm bài văn tả cảnh sinh hoạt.
- Biết thảo luận nhóm về một vấn đề.
2. Về năng lực: 
- Xác định được ngôi kể trong văn bản. 
- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (chi tiết, cốt truyện, nhân vật, yếu tố nghệ thuật,..), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, thái độ người kể,...) của truyện ngắn
- Sử dụng được trạng ngữ vào đọc, viết, nói và nghe. 
- Viết được bài văn tả cảnh sinh hoạt.
- Góp phần phát triển các năng lực chung: tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, sáng tạo. 
 3. Về phẩm chất: Biết yêu thương, chia sẻ, cảm thông với mọi người, có suy nghĩ và việc làm nhân hậu, bao dung. 
II. Thiết bị dạy học và học liệu: 
1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm, Phiếu học tập, Bảng kiểm tra, đánh giá thái độ làm việc nhóm, rubic chấm đoạn văn, bài trình bày của HS.
 2. Học liệu: Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, ....
III. Tiến trình dạy học:
DẠY HỌC ĐỌC HIỂU 
Văn bản 1: BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI (Tạ Duy Anh)
(Tiết1,2)
1. TRƯỚC GIỜ HỌC: 
GV hướng dẫn HS: 
* Đọc phần 1. Chuẩn bị để nắm bắt các định hướng/cách thức đọc hiểu một văn bản truyện ngắn. 
* Tìm hiểu một số thông tin về tác giả Tạ Duy Anh. 
* Đọc lần 1 văn bản:
 Đọc tiêu đề và đoạn 1 rồi dừng lại dự đoán nội dung câu chuyện và kết thúc. Ghi dự đoán này ra vở. Đọc tiếp phần còn lại VB và kiểm tra phần dự đoán của mình.
* Đọc lần 2 văn bản:
- Đọc kĩ từng đoạn VB. Trước khi đọc từng đoạn, đọc phần hướng dẫn đọc bên phải để nắm được chỉ dẫn của sách. 
- Theo chỉ dẫn của SGK có thể dùng bút chì gạch chân những chi tiết cần lưu ý hoặc ghi ra vở những nội dung tiếp nhận được theo các chỉ dẫn đó. 
2. TRÊN LỚP 
 Hoạt động 1: Khởi động và xác định vấn đề học tập 
 1.1. Mục tiêu: Giúp học sinh huy động những hiểu biết về truyện ngắn kết nối vào bài học, tạo tâm thế hào hứng cho học sinh và nhu cầu tìm hiểu văn bản.
1.2. Nội dung: Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi “Ai nhanh hơn” và yêu cầu HS trả lời câu hỏi của GV. Những câu hỏi này nhằm khơi gợi cảm xúc, suy nghĩ của HS để xác định vấn đề cần giải quyết: tình cảm anh em, tình cảm gia đình....tạo không khí và chuẩn bị tâm thế phù hợp với văn bản.
 1.3. Cách thức:
HĐ của GV và HS
Sản phẩm cần đạt
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi: “Ai nhanh hơn” 
 Luật chơi: 
Tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về tình cảm anh em trong gia đình.
Thời gian chuẩn bị: 1 phút.
Thời gian trình bày: dưới 2 phút.
 Giáo viên gọi tinh thần xung phong để học sinh thể hiện sự tự tin của mình.
- Giáo viên: hướng dẫn học sinh trả lới câu hỏi, gợi ý nếu cần.
- Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
- Học sinh lần lượt trình bày các câu trả lời.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
GV nhận xét và giới thiệu bài học: Đã bao giờ em ăn năn, ân hận vì thái độ cư xử của mình với người thân trong gia đình chưa? Đã bao giờ em cảm thấy rằng mìh rất tồi tệ, xấu xa, không xứng đáng với anh chị em của mình chưa? Có những sự ân hận hối lỗi làm cho tam hồn ta trong trẻo hơn, lắng dịu hơn. Truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi viết về anh em Kiều Phương đã rất thành công trong việc thể hiện chủ đề tế nhị này. Đó cũng là nội dung mà bài học này sẽ đem đến cho các em!
Câu trả lời của học sinh
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. Mục tiêu: Học sinh nắm được những nét cơ bản về cuộc đời, sự nghiệp của Tạ Duy Anh cũng như hoàn cảnh ra đời, thể loại, cách đọc, bố cục văn bản.
2.2. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đọc và tìm hiểu những nét chung của văn bản qua các nguồn tài liệu và qua phần kiến thức ngữ văn trong SGK.
Cho HS từ tiết trước chuẩn bị ở nhà: 
Nhóm 1: Hiểu biết chung về tác giả 
Nhóm 2: Giới thiệu truyện ngắn, điều hành phần đọc, kể tóm tắt văn bản.
Nhóm 3: Tìm hiểu chung về tác phẩm
2.3. Tổ chức thực hiện:
HĐ của GV và HS
Sản phẩm cần đạt
I. Tìm hiểu chung
Nhóm 1: Hiểu biết chung về tác giả
- HS nghe hướng dẫn 
- HS chuẩn bị độc lập (khi ở nhà đọc văn bản, đọc kiến thức ngữ văn, tìm tư liệu).
- HS tương tác với các bạn trong lớp thảo luận, thống nhất và phân công cụ thể:
+ 1 nhóm trưởng điều hành chung.
+ 1 thư kí ghi chép.
+ Người thiết kế power point, người trình chiếu và cử báo cáo viên.
+ Xây dựng nội dung: những hiểu biết chung về truyền thuyết
+ Bàn bạc thống nhất hình thức, phương tiện báo cáo.
- HS gửi sản phẩm trước buổi học để GV kiểm tra chất lượng trước khi báo cáo. 
GV: Hướng theo dõi, quan sát HS, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).
- Học sinh lần lượt trình bày các câu trả lời.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.
Nhóm 1: Báo cáo hiểu biết về tác giả
* Thời gian: 2 phút 
* Hình thức báo cáo: Thuyết trình 
* Phương tiện: Bảng phụ Blog facbook
* Nội dung báo cáo: 
Về tác giả Tạ Duy Anh 
- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc nhóm của HS.
- Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
1. Tác giả
-Tạ Duy Anh tên khai sinh là Tạ Viết Đãng
- Sinh ngày 9 tháng 9 năm 1959. 
- Quê ông ở xã Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ, Hà Tây (nay là huyện Chương Mỹ, Hà Nội). 
- Ông từng làm cán bộ giám sát chất lượng bê tông ở nhà máy thủy điện Hòa Bình, trung sĩ bộ binh ở Lào Cai Hiện ông là biên tập viên tại Nhà xuất bản Hội Nhà văn. Tạ Duy Anh trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1993.
 - Là cây bút trẻ xuất hiện trong thời kỳ XH đổi mới.
- Giải truyện ngắn nông thôn báo Văn nghệ, báo Nông nghiệp và Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức, tạp chí Văn nghệ Quân đội. 
- GV giao nhiệm vụ cho HS: 
Nhóm 2: Giới thiệu khái niệm truyện ngắn, cách đọc và kể, tóm tắt văn bản.
- HS làm việc theo nhóm.
- HS tương tác với các bạn trong lớp thảo luận, thống nhất và phân công cụ thể:
+ Xây dựng nội dung: Những hiểu biết về cách đọc, sự việc chính, kể chuyện.
+ Bàn bạc thống nhất hình thức, phương tiện báo cáo.
- HS gửi sản phẩm trước buổi học để GV kiểm tra chất lượng trước khi báo cáo. 
GV: Hướng theo dõi, quan sát HS, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).
 Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.
- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc nhóm của HS.
- Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức. Đai diện nhóm trình bày.
2. Tác phẩm.
* Khái niệm truyện ngắn
* Đọc và tóm tắt văn bản
II. Đọc hiểu văn bản
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi và hoạt động dự án. 
* Nhóm 3: Tìm hiểu chung về văn bản 
(Gợi ý: thể loại, PTBĐ chính, ngôi kể, nhân vật, bố cục )
- HS nghe hướng dẫn 
- HS tương tác với các bạn trong lớp thảo luận, thống nhất và phân công cụ thể:
+ Xây dựng nội dung: Những hiểu biết chung về tác giả, tác phẩm.
+ Bàn bạc thống nhất hình thức, phương tiện báo cáo.
- HS gửi sản phẩm trước buổi học để GV kiểm tra chất lượng trước khi báo cáo. 
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.
(1) Từ nhan đề và hình minh họa, em thử đoán nội dung chính của truyện này nói về việc gì?
(2) Người kể câu chuyện ở ngôi nào? Kể về ai?
* Thời gian: 5 phút 
- Hs suy nghĩ trả lời
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.
- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc của HS.
- Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức: Tình cảm trong sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em gái đã giúp người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình.
1. Đọc hiểu chung: 
* Văn bản:
- Xuất xứ: In trong Con dế ma, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1999
- Là truyện ngắn đạt giải nhì cuộc thi viết (Tương lai vẫy gọi) của báo thiếu niên tiền phong.
- Thể loại: Truyện ngắn
- PTBĐ: Tự sự
- Ngôi kể: Ngôi thứ nhất.( người anh kể chuyện)
Nhân vật chính: Hai anh em (trong đó người anh là nhân vật trung tâm)
- Bố cục: 3 phần
+ Phần 1: "Từ đầu..tài năng": Kiều Phương được phát hiện có tài năng hội họa.
+ Phần 2: "Tiếp ...nhận giải" : Sự thay đổi thái độ của người anh đối với Kiều Phương.
+ Phần 3: "Còn lại": Người anh nhận ra sai lầm của mình và tình cảm của em gái. 
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi:
? Trong cuộc sống hàng ngày, người anh có thái độ ntn với em gái mình ? Tìm những chi tiết thể hiện thái độ ấy của người anh?
? Khi phát hiện ra em gái chế thuốc về từ nhọ nồi, người anh nghĩ gì ?
? Ý nghĩ ấy đã nói lên thái độ của người anh đối với em ntn? 
Gv cho học sinh suy nghĩ và thảo luận cặp đôi với câu hỏi (3).
Tại sao nhân vật “tôi” lại bí mật theo dõi em gái?
- Hs suy nghĩ và thảo luận
- GV gọi Hs nhận xét
- Gv nhận xét và chố kiến thức
Phần 2 giúp người đọc hiểu ra điều gì?
Hs trao đổi, thảo luận 2 phút
Hs lên nhận xét và Gv chốt kiến thức.
? Khi tài năng của em được phát hiện, thái độ của mọi người ntn ?
(5) Trong khi mọi người có thái độ như vậy, người anh có những tâm trạng hành động như thế nào ?
? Theo em tại sao người anh lại có cảm giác mình bị cả nhà lãng quên, từ đó nảy sinh sự gắt gỏng với em, không thể thân được với em ?
? Theo em, tại sao người anh lại nén một tiếng thở dài khi xem tranh của em
? Trong con mắt của người anh, những bức tranh ấy hiện lên ntn?
( 6) Sự việc nào trong phần 4 làm cho câu chuyện tiếp tục hấp dẫn? Hấp dẫn ở chỗ nào?
- Hs thảo luận nhóm
- Nhóm trưởng lên trình bày
- Hs nhận xét - Gv chốt kiến thức: Khi Kiều Phương được giải trong cuộc triển lãm tranh.
? Tại sao người anh lại có cử chỉ không thân thiện đó 
? Đằng sau cử chỉ và thái độ không bình thường ấy là tâm trạng gì của người anh ?
?Nếu cần có lời khuyên, em sẽ nói gì với người anh?
? Truyện không dừng lại đây mà kết thúc bằng sự việc nào? Nhận xét gì về sự việc này?
(7) Chú bé trong bức tranh được miêu tả như thế nào?
- Hs Suy nghĩ và trả lời cá nhân.
? Đứng trước bức tranh ấy, người anh có diễn biến tâm trạng ntn ?
? Theo em, tại sao người anh lại có diễn biến tâm trạng ấy ?
? Trong tâm trạng ấy người anh muốn nói với mẹ ntn ? Em hiểu thêm gì về người anh qua câu nói này?
? Đến đây, em hãy cho biết điều gì có sức cảm hoá người anh đến như thế ?
Em có nhận xét gì về sự thay đổi tâm trạng của nhân vật?
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
- HS hình thành kĩ năng khai thác văn bản.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần 
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi, phiếu bài tập.
? Trong truyện, cô bé Kiều Phương hiện lên với những đặc điểm nào về tính tình và tài năng? 
? Tài năng hay tấm lòng của cô bé đã cảm hoá được người anh? Vì sao? 
? Điều gì khiến em cảm mến nhất ở nhân vật? 
? Tại sao tác giả lại để cô em gái vẽ bức tranh người anh "hoàn thiện" đến thế.
* Phiếu bài tập:
- HS làm việc nhóm, cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
- HS hình thành kĩ năng khai thác văn bản
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
- Học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi 
1. Trong truyện, cô bé Kiều Phương hiện lên :
- Nhân vật Kiều Phương có hương sắc của một loài hoa
- Hồn nhiên từ việc bôi bẩn lên mặt mỗi ngày, 
- Hồn nhiên nhận cái tên một cách vui vẻ, thậm chí còn để xưng hô với bạn bè một cách vô tư, hồn nhiên lục lọi đồ vật vì một lý do "Mèo mà lại"
- Trong giao tiếp hàng ngày Mèo vừa làm vừa hát kể cả công việc bố mẹ giao
- Tâm hồn bé như một buổi sáng đẹp trời không hề gợn một bóng mây
- Sống thân ái với mọi người, vui vẻ với mình, như cuộc đời sinh ra vốn phải thế... 
2. Tài năng hay tấm lòng của cô bé đã cảm hoá được người anh:
- Một thế giới mới mở ra đầy ánh sáng và tương lai, bị bao vây bởi không khí hồ hởi tưng bừng với bao thay đổi diễn ra nhưng bé không hề kiêu căng, lên mặt và tâm hồn em thật là thánh thiện
- Sau khi tham gia trại vẽ trở về, người chờ đợi đón nó là bố mẹ chứ không phải là tôi, thế mà "nó lao vào ôm cổ tôi"như một nhu cầu cần chia sẻ, ngay cả khi bị từ chối... 
- Dành những gì đẹp nhất cho anh trai, tâm hồn bé thánh thiện đến nhường nào, sự trong trẻo hồn nhiên như tâm hồn trẻ thơ từ bao đời vẫn thế... 
3. Cô em gái vẽ bức tranh người anh "hoàn thiện":
- Bức tranh là tình cảm tốt đẹp của em dành cho anh. Em muốn anh mình thật tốt đẹp. 
- Cái gốc của nghệ thuật là ở tấm lòng-> Sứ mệnh của nghệ thuật là hoàn thiện con người. 
- Học sinh hoàn thành phiếu bài tập
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.
- Yêu cầu học sinh nhận xét câu trả lời.
- Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
2. Đọc hiểu chi tiết:
2.1. Nhân vật người anh. 
* Trước lúc tài năng của em được phát hiện
- Gọi em gái Kiều Phương là Mèo, bí mật theo dõi việc làm bí mật của em, chê bai em gái bẩn thỉu, nghịch ngợm, trẻ con 
- Coi thường em là trẻ con, không cần để ý đến những trò nghịch ngợm ấy và vẫn thương yêu, gần gũi em.
* Khi tài năng của em gái được phát hiện:
- Mọi người: xúc động, mừng rỡ, ngạc nhiên.
- Người anh: buồn rầu, muốn khóc, thất vọng hay gắt gỏng, bực bội với em.
- Miễn cưỡng trước thành công bất ngờ của em, miễn cưỡng cùng gia đình đi xem triễn lãm tranh được giải của Mèo.
=> Tự ái, mặc cảm, đố kị với tài năng của em gái. 
- Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật chân thực, tự nhiên.
* Khi đứng trước bức tranh được giải của em gái:
- Ngạc nhiên vì bé Phương lại vẽ mình, và sao bức tranh lại đẹp thế kia 
- Hãnh diện tự hào: em lại vẽ chính mình với một vẻ đẹp hoàn hảo
- Xấu hổ: vì mình đã xa lánh và ghen tị với em gái, tầm thường hơn em gái.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật đặc sắc.
2.2. Nhân vật em gái - cô bé Kiều Phương. 
- Tính tình: hồn nhiên, trong sáng, độ lượng, nhân hậu.
- Tài năng: Có năng khiếu hội hoạ, vẽ sự vật có hồn, vẽ những gì yêu quý nhất, vẽ đẹp những gì mình yêu mến nhất như con mèo, người anh.
- Bức tranh là tình cảm tốt đẹp của em dành cho anh. Em muốn anh mình thật tốt đẹp.
-> Tài năng, tấm lòng của Kiều Phương giúp người anh nhận ra hạn chế của mình.
III. Tổng kết
GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi:
? Nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản? 
? Em học tập được gì từ nghệ thuật kể chuyện và miêu tả của tác giả? 
? Em cảm nhận được những ý nghĩa nào từ truyện? 
 Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
- Học sinh trình bày cá nhân
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.
- Yêu cầu học sinh nhận xét câu trả lời.
- Giáo viên sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
1. Nội dung, ý nghĩa: 
- Tình cảm trong sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em gái đã giúp người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình.
2. Đặc sắc nghệ thuật:
- Kể chuyện ngôi thứ nhất tạo nên sự chân thật. 
- Miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật và cách kể chuyện tự nhiên. 
3. Cách đọc văn bản truyện ngắn: 
- Tìm hiểu xem nội dung chính được kể và đặc điểm nhân vật chính của truyện; 
- Tìm hiểu những nét riêng của nhân vật trong truyện thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ...và ý nghĩa yếu tố đó trong việc khắc hoạ đặc điểm nhân vật.
- Tìm hiểu nội dung vấn đề được đặt ra trong câu truyện và sự liên quan của nội dung ấy với cuộc sống hiện nay của bản thân em. 
Hoạt động 3: Luyện tập
3.1. Mục tiêu: Học sinh biết vận dụng kiến thức vừa học giải quyết bài tập cụ thể.
3.2. Nội dung: GV hướng dẫn cho HS làm bài tập, trò chơi ô chữ. 
3.3. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm cần đạt
*GV phát phiếu học tập cho học sinh
Câu 1: Nhà văn Tạ Duy Anh sáng tác văn bản nào?
Câu 2: Trong truyện "Bức tranh em giá tôi” ai là nhân vật chính?
Câu 3: Truyện "Bức tranh em giá tôi” tác giả sử dụng phương thức biểu đạt gì trong truyện?
Câu 4: Vì sao khi xem trộm tranh của em, người anh lén trút tiếng thở dài?
Câu 5: Truyện "Bức tranh của em gái tôi" được kể bằng lời kể của ai? 
Câu 6: Thái độ của người anh khi thoạt đầu thấy em gái thích vẽ và tự chế màu vẽ? 
* GV cho học sinh chơi trò chơi: Ô chữ bí mật
- Học sinh: Nắm được yêu cầu, thực hiện nhiệm vụ.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
- Học sinh phát biểu tuỳ theo cảm nhận của từng cá nhân. 
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.
- Học sinh nhận xét câu trả lời.
- Giáo viên sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
IV. Luyện tập
Câu trả lời của học sinh
Hoạt động 4: Vận dụng
4.1. Mục tiêu: HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một số vấn đề trong cuộc sống.
4.2. Nội dung: Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận theo tổ để thực hiện dự án, hoàn thành nhiệm vụ: làm bài tập viết đoạn văn cảm nhận, miêu tả, vẽ tranh, làm thơ...
4.3. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm cần đạt
* GV giao bài tập thảo luận nhóm theo tổ dự án để viết đoạn, vẽ tranh, làm thơ, hoạt cảnh,..:
- Viết một bức thư gửi cho bố/mẹ hoặc người thân trong gia đình về cảm giác khi bị/ được so sánh với người khác.
- Chọn hình ảnh đẹp nhất của người anh hoặc Kiều Phương để vẽ tranh, làm thơ, đóng hoạt cảnh....
- Học sinh trả lời câu hỏi
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Học sinh làm việc nhóm, cử đại diện trình bày.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
- Học sinh nhận xét câu trả lời
- Giáo viên sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
- Thư
- Tranh
- Bài thơ
- Hoạt cảnh
-....
 3. SAU GIỜ HỌC:
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu một số văn bản truyện ngắn khác sau bài học này.
 Văn bản 2 : ĐIỀU KHÔNG TÍNH TRƯỚC ( Nguyễn Nhật Ánh) 
 (Tiết 3-4)
1. TRƯỚC GIỜ HỌC: 
GV hướng dẫn HS: 
● Đọc phần 1. Chuẩn bị để nắm bắt các định hướng/cách thức đọc hiểu một văn bản truyện ngắn.
● Tìm hiểu một số thông tin về truyện ngắn, tác giả Nguyễn Nhật Ánh và ghi lại các thông tin giúp ích cho việc đọc hiểu văn bản. 
● Đọc lần 1 văn bản .
– Đọc tiêu đề và đoạn 1 rồi dừng lại dự đoán nội dung câu chuyện và kết thúc. Ghi dự đoán này ra vở.
– Đọc tiếp phần còn lại VB và kiểm tra phần dự đoán của mình.
GV lưu ý HS: trong quá trình đọc, tạm dừng ở các từ ngữ có kí hiệu chú thích và đọc nội dung chú thích cho các từ ngữ này ở phần chân trang để hiểu nghĩa của chúng trong văn bản.
● Đọc lần 2 văn bản
– Đọc kĩ từng đoạn VB. Trước khi đọc từng đoạn, đọc phần hướng dẫn đọc bên phải để nắm được chỉ dẫn của sách (hoặc cũng có thể đọc xong từng đoạn thì đọc phần chỉ dẫn tương ứng và thực hiện theo chỉ dẫn đó) để giúp việc đọc có trọng tâm, bước đầu giải mã văn bản và rèn luyện các thao tác, chiến thuật đọc. 
– Tùy theo chỉ dẫn của SGK có thể dùng bút chì gạch chân những chi tiết cần lưu ý hoặc ghi ra vở những nội dung tiếp nhận được theo các chỉ dẫn đó. 
2. TRÊN LỚP: 
Hoạt động 1: Khởi động và xác định vấn đề học tập
1.1. Mục tiêu: Thu hút sự chú ý, tạo hứng thú học tập, chuẩn bị tâm thế cho học sinh tiếp cận kiến thức về truyện ngắn Điều không tính trước.
1.2. Nội dung: Giáo viên cho học sinh câu hỏi nhằm khơi gợi cảm xúc, suy nghĩ của HS để tạo không khí và chuẩn bị tâm thế phù hợp với văn bản.
1.3. Cách thức:	
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm cần đạt
- GV tổ chức HS GV tổ chức cho học sinh hoạt động chung cả lớp bằng câu hỏi: Trong cuộc sống, em đã bao giờ ân hận vì hiểu nhầm lòng tốt của người khác chưa? Hãy kể vắn tắt câu chuyện ấy.
- Học sinh nắm được yêu cầu, thực hiện nhiệm vụ.
- Học sinh chia sẻ, trình bày, nhận xét
- GV nhận xét và giới thiệu bài học.
Câu trả lời của học sinh
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
2.1. Mục tiêu: Nhận biết được đặc điểm của truyện ngắn, bước đầu biết được cách thức đọc hiểu truyện ngắn.
2.2. Nội dung: Đọc văn bản; vận dụng các tri thức công cụ đã được cung cấp trong phần Kiến thức Ngữ văn và Chuẩn bị vào đọc hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật; trả lời các câu hỏi đọc hiểu sau văn bản. Hướng dẫn học sinh khám phá nội dung, nghệ thuật của văn bản bằng hệ thống câu hỏi.
2.3. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm cần đạt
I. Tìm hiểu chung
- GV tổ chức cho HS hoạt động chung cả lớp: tìm hiểu những thông tin chung về tác giả, tác phẩm. 
- HS nhận nhiệm vụ, thực hiện cá nhân.
- GV gọi HS trình bày, nhận xét.
- GV nhận xét và kết luận.
1. Tác giả:
- Nguyễn Nhật Ánh. Sinh 7/5/1955. Quê Quảng Nam. 
- Vị trí: Là nhà văn hiện đại, là cây bút trẻ của thời kì đổi mới. 
- Đề tài: Ông rất thành công trong việc tái hiện và đưa người đọc trở về những năm tháng tuổi thơ dữ dội cùng với bè bạn, cùng với những thứ cảm xúc mơ hồ tuổi mới lớn mà bất cứ ai cũng đã từng trải qua.
 - Có khối lượng tác phẩm đồ sộ: Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Mắt biếc, Cho tôi xin một vé về tuổi thơ, Cô gái đến từ hôm qua .
 2. Tác phẩm: 
- Xuất xứ: 1988, in trong tập Út Quyên và tôi.
- Thể loại: Truyện ngắn.
- GV gọi HS trình bày lại cách thức đọc hiểu truyện ngắn ở phần Chuẩn bị trong SGK. 
- HS hoạt động cá nhân.
- GV gọi HS trình bày, nhận xét.
- Nhận xét và chốt lại một số kiến thức. 
2. Những điểm cần lưu ý khi đọc:
- Nội dung câu chuyện, thời gian và địa điểm xảy ra câu chuỵện.
- Các nhân vật trong truyện.
- Ngôi kể và tác dụng của ngôi kể.
- Ý nghĩa của truyện,...
 II. Đọc hiểu văn bản
- GV tổ chức cho HS hoạt động chung cả lớp: gọi 1 số HS, mỗi HS đọc 01 đoạn đã được đánh số và tìm hiểu chú thích.
- GV mời HS chia sẻ những nội dung tiếp nhận được theo các gợi ý đọc gắn với từng đoạn mà các em đã tiến hành ở nhà. 
- HS hoạt động cá nhân.
- HS chia sẻ, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, động viên.
1. Đọc hiểu chung:
1.1. Đọc và tìm hiểu chú thích:
- GV yêu cầu từng HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi 1 để tìm hiểu về ngôi kể và lời kể trong truyện ngắn. 
(1) Câu chuyện được kể theo ngôi kể nào? Dẫn ra một ví dụ về lời người kể chuyện và lời nhân vật trong truyện Điều không tính trước? Nếu dẫn ra câu nói của nhân vật Tôi thì có được coi là lời của nhân vật không?
- HS nhận nhiệm vụ, thực hiện cá nhân.
- GV gọi HS trình bày, nhận xét.
- GV nhận xét và chốt kiến thức về ngôi kể và lời kể trong truyện ngắn.
1.2. Ngôi kể và lời kể: 
- Ngôi kể thứ nhất, người kể là một nhân vật trong truyện (xưng tôi)
 ( VD : “Nghi ngơ ngác:” à lời người kể chuyện
 - “Đánh nhau gì ?” à lời nhân vật)
- Lời người kể chuyện trong văn bản này vừa là lời của người dẫn chuyện vừa có thể là lời thoại trong văn bản.
- GV yêu cầu từng HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi 2: 
 (2) Điều không tính trước trong câu chuyện là điều gì? Qua đó em thấy nhân vật Nghi là người như thế nào? 
- HS nhận nhiệm vụ, thực hiện cá nhân.
- GV gọi HS trình bày, nhận xét.
- GV nhận xét và chốt kiến thức.
- GV tổ chức HS làm việc cặp đôi suy nghĩ và thảo luận câu hỏi 3:
(3) Hãy chỉ ra một số chi tiết (hình dáng, lời nói, suy nghĩ, hành động,...) mà nhà văn đã dùng để khắc hoạ đặc điểm của nhân vật “tôi”. Từ đó cho thấy nhân vật “tôi” trong truyện là người như thế nào?
- HS suy nghĩ và thảo luận cặp đôi trong 3 phút
 - HS trình bày, nhận xét. 
- GV nhận xét, chốt kiến thức.
- GV tổ chức HS làm việc cặp đôi suy nghĩ và thảo luận câu hỏi 4:
(4) Điều gì tạo nên sự hấp dẫn trong phần kết thúc của câu chuyện?(phần 4)
- HS suy nghĩ và thảo luận cặp đôi trong 3 phút.
- GV gọi HS nhận xét. 
- HS chia sẻ cảm nhận của mình.
- GV nhận xét, chốt kiến thức về kết thúc của truyện .
- GV tổ chức HS làm việc cặp đôi suy nghĩ và thảo luận câu hỏi 4:
(5)Theo em qua câu chuyện, tác giả muốn ca ngợi hay phê phán điều gì? Điều gì đối với em là thấm thía và sâu sắc nhất? Vì sao?
- HS suy nghĩ và thảo luận cặp đôi trong 3 phút nêu điều mình cảm thấy sâu sắc nhất qua câu chuyện đã đọc. 
- HS chia sẻ cảm nhận của mình.
- GV gọi HS nhận xét. 
- GV nhận xét, chốt kiến thức về chủ đề của truyện. 
2. Đọc hiểu chi tiết: 
2.1. Nhân vật Nghi:
- Nội dung: Nhân vật “tôi” đã hình dung ra một trận đánh nhau dữ dội và quyết liệt với đối thủ là nhân vật Nghi. Nhưng Nghi chẳng hề có suy nghĩ và hành động chuẩn bị gì cho việc đánh nhau như “tôi” mà còn cư xử rất tự nhiên, gần gũi, chân tình với bạn (Mang cuốn sách “luật bóng đá” và 3 vé xem phim cho nhân vật “tôi”)
à Nhân vật Nghi là người rât vô tư, cởi mở, nhân hậu.
2.2. Nhân vật “tôi”:
+ Hành động: tìm vũ khí, suy nghĩ phải trả thù Nghi như thế nào,...: nhưng lại sợ Phước bắn Nghi nên đã “hoảng hốt vội nhảy tới một bước” đứng chắn giữa Phước và Nghi.
+ Lời nói: bốc đồng (với Phước).
+ Thái độ: vui vẻ, thấy ngượng đỏ cả mặt khi bị Phước khích về “vũ khí hoá học”,...
à Nhân vật “tôi” là một người nóng nảy, hiếu thắng, bốc đồng,... nhưng cũng là người nhân hậu, vị tha. 
2.3. Kết thúc của truyện.
- Kết thúc truyện bất ngờ.
 + Nhân vật “tôi” bất ngờ, lúng túng vì không tính trước được tình huống ứng xử của nhân vật Nghi: Nghị không đánh nhau mà chỉ đưa sách và rủ “tôi” đi xem phim.
+ Người đọc bất ngờ vì đang chờ đợi một trận quyết chiến nhưng kết thúc lại khác hẳn, chỉ thấy một tình bạn chân thành và tuyệt đẹp.
2.4. Chủ đề của truyện: 
- Đề cao, ca ngợi tình cảm vô tư, trong sáng của tình bạn.
- Trước một vấn đề nảy sinh trong cuộc sống, mỗi người lại có những suy nghĩ và cách giải quyết khác nhau. Tuy nhiên, nếu như đoàn kết, giải quyết theo hướng tích cực thì mọi việc sẽ nhẹ nhàng hơn.
III.Tổng kết
- GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ tư duy 03 nhánh: nội dung, ý nghĩa; hình thức nghệ thuật của truyện và cách đọc văn bản truyện ngắn, yêu cầu HS rút ra những đánh giá khái quát theo các nhánh trên.
- HS hoạt động cá nhân trong 3 phút.
- GV gọi 2-3 HS trình bày.
- GV gọi HS nhận xét. 
- GV nhận xét và chốt kiến thức về nội dung, ý nghĩa; hình thức nghệ thuật của truyện và cách đọc văn bản truyện ngắn hiện đại. 
1. Nội dung, ý nghĩa: 
- Đề cao, ca ngợi tình cảm vô tư, trong sáng của tình bạn.
2. Đặc sắc nghệ thuật:
- Kể chuyện theo ngôi kể thứ nhất.
- Dẫn dắt, tạo tình huống căng thẳng, hấp dẫn.
- Bút pháp miêu tả nhân vật sinh động và kết thúc bất ngờ.
- Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại nội tâm vô cùng chân thực.
3. Cách đọc văn bản truyện ngắn: 
 Khi đọc truyện ngắn, phải tìm hiểu: 
- Nội dung chính được kể và đặc điểm nhân vật chính của truyện; lời người kể chuyện và lời nhân vật. 
- Những nét riêng của nhân vật trong truyện thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ...và ý nghĩa yếu tố đó trong việc khắc hoạ đặc điểm nhân vật.
- Nội dung vấn đề được đặt ra trong câu truyện và sự liên quan của nội dung ấy với cuộc sống hiện nay của bản thân em. 
Hoạt động 3: Luyện tập
 3.1. Mục tiêu: HS hiểu được kiến thức trong bài học để giải quyết bài tập giáo viên giao.
3.2. Nội dung: GV hướng dẫn cho HS làm bài tập thông qua trò chơi.
3.3. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm cần đạt
- GV tổ chức HS GV tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm bàn: Em hiểu như thế nào về kết thúc truyện: “Nắng chiều hắt bóng ba đứa xuống mặt đường thành một khối, giống như người khổng lồ trong truyện cổ [ ]
- Học sinh tiếp nhận: Nắm được yêu cầu, thực hiện nhiệm vụ thông qua nhóm. Học sinh phát biểu tuỳ theo cảm nhận của từng cá nhân, của nhóm.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện.
- Học sinh nhận xét câu trả lời.
- GV nhận xét, chốt kiến thức.
- Câu trả lời của học sinh.
 - Định hướng: Hình ảnh biểu tượng cho tinh thần đoàn kết và sưacs mạnh của nó. 
Hoạt động 4: Vận dụng
4.1. Mục đích: Học sinh được vận dụng các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các bài tập về nhà. 
4.2. Nội dung: Yêu cầu học sinh phát hiện vận dụng kiến thức mới học để giải quyết.
 4.3. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS 
Sản phẩm cần đạt
- GV tổ chức HS làm việc cá nhân suy nghĩ và thảo luận 02 câu hỏi sau trong thời gian 3 phút: 
(1) Đã bao giờ bạn bắt gặp hình ảnh nhân vật “tôi” trong cuộc sống chưa?
(2) Kể lại một lần nóng giận của em với bạn bè và cách em giải tỏa sự nóng giận của mình với bạn bè?
- HS hoạt động cá nhân.
- GV gọi 2 -3 HS trình bày, chia sẻ, nhận xét. 
- GV nhận xét và chốt kiến thức 
Câu trả lời của học sinh.
3. SAU GIỜ HỌC: 
	 GV hướng dẫn HS tìm đọc thêm một số tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh như Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh...
DẠY THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT 
(Tiết 5)
1.TRƯỚC GIỜ HỌC:
	GV hướng dẫn HS chuẩn bị:
- Nhớ lại kiến thức về trạng ngữ đã học ở bậc Tiểu học.
- Đọc và tìm hiểu đặc điểm, chức năng của trạng ngữ, vận dụng được những hiểu biết về trạng ngữ vào đọc, nói, viết và nghe.
- Viết một đoạn văn kể lại một đoạn truyện đã học hoặc đã đọc, trong đó có sử dụng một số trạng ngữ chỉ thời gian có chức năng liên kết các câu trong đoạn.
2. TRÊN LỚP:
 Hoạt động 1: Khởi động và xác định vấn đề học tập
2.1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. 
2.2. Nội dung: Xác định thành phần trạng ngữ có trong một đoạn của bài hát “Đi học„.
2.3. Cách thức:
Hoạt động của GV và HS 
Sản phẩm cần đạt
- GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân: Nghe bài hát “ Đi học" và xác định thành phần trạng ngữ có trong các câu của bài hát. Từ đó hướng dẫn HS nhắc lại các tri thức cơ bản về trạng ngữ (trong phần Kiến thức Ngữ văn)
- HS lắng nghe, suy nghĩ, chia sẻ.
- GV kết nối: Tập trung làm nổi bật đặc điểm của các trạng ngữ có trong bài hát trên.
- Trạng ngữ là thành phụ trong câu chỉ bối cảnh (thời gian, vị trí, nguyên nhân ) của sự việc nêu trong câu. 
- Trạng ngữ có thể được biểu hiện bằng từ, cụm từ và thường trả lời cho câu hỏi: Khi nào? Ở đâu? Vì sao? Để làm gì? Bằng gì? Như thế nào?
- Mặc dù không phải là thành phần bắt buộc trong câu nhưng có vai trò quan trọng về ý nghĩa và có chức năng liên kết các câu, các đoạn trong văn bản. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
2.1. Mục tiêu: Xác định và phân tích được trạng ngữ.
2.2. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
 	 2.3. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS 
Sản phẩm cần đạt
GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân 3 phút suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Dựa vào kiến thức đã học từ Tiểu học, hãy xác định cụm từ “ngày hôm na

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_6_bai_9_truyen_truyen_ngan.docx