Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 10 - Năm học 2020-2021 - Trương Văn Mỹ

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 10 - Năm học 2020-2021 - Trương Văn Mỹ

A. Mục tiêu :

1. Kiến thức

- Chủ đề, dàn bài, đoạn văn, lời kể và ngôi kể trong văn tự sự.

- Yêu cầu của việc kể một câu chuyện của bản thân.

2. Năng lực :

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức, tư duy logic

- Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng ngôn ngữ.

3. Phẩm chất :

- Tự tin, sáng tạo

B. Chuẩn bị :

1.GV: - Bài soạn, sgk.

2. HS: Ôn lại các văn bản truyền thuyết và cổ tích đã học:

C. Tiến trình tổ chức dạy - học:

1. Ổn định :

2. Kiểm tra bài cũ: - Không kiểm tra.

 

doc 6 trang tuelam477 2850
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 10 - Năm học 2020-2021 - Trương Văn Mỹ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PPCT TIẾT 37, 38: KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
Ngày soạn: 11/11/2020 - Ngày giảng: ....,..../11/2020
PPCT TIẾT: 39 – BÀI: ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG
(Truyện ngụ ngôn)
A. Mục tiêu:	
1. Kiến thức
- Đặc điểm của nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn
- Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn.
- Nghệ thuật đặc sắc của truyện: mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người, ẩn bài học triết lí; tình huống bất ngờ, hài hước, độc đáo.
2. Năng lực :
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức, tư duy logic
- Năng lực chuyên biệt : năng lực sử dụng ngôn ngữ, sử dụng Tiếng Việt, đọc hiểu văn bản, cảm thụ văn học, cảm thụ thẩm mĩ.
3. Phẩm chất: Sống khiêm tốn, chịu khó học hỏi không kiêu ngạo, huênh hoang.
B. Chuẩn bị:
1. GV: - Đọc và nghiên cứu bài. 
2.HS: - Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK.
C. Tiến trình tổ chức dạy - học.
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ .
3. Bài mới : 
*Hoạt động khởi động 
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung, yêu cầu cần đạt
GV: Nghe bài hát “Chú ếch con”
GV dẫn dắt tạo hứng thú cho HS 
*Hoạt động hình thành kiến thức: 
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung, yêu cầu cần đạt
Hoạt động1: Tìm hiểu khái niệm truyện ngụ ngôn.
-HS đọc chú thích *
Thế nào là truyện ngụ ngôn?
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung.
- GV đọc mẫu, HS đọc
Chú thích 2 ,3 giải nghĩa theo cách nào?
Cách dùng từ đồng nghĩa.
- Truyện kể về ai ? ( Một chú Ếch )
- Có mấy sự việc xoay quanh nhân vật chú ếch này ? 
- Hai sự việc: Kể chuyện ếch khi ở trong giếng; ếch khi ra khỏi giếng.
Hoạt động 3:Tìm hiểu văn bản 
 Môi trường sống của Ếch lúc đầu ở đâu? 
Giếng là một không gian như thế nào?
-Nhận xét gì về môi trường sống củaẾch? 
- Hàng xóm của Ếch gồm có những ai ? 
Nhận xét về những con vật xung quanh Ếch?
Trong môi trường ấy Ếch có tầm nhìn và hiểu biết như thế nào ? 
Nghệ thuật gì để diễn tả nhận thức của Ếch ?
Tác dụng của biện pháp nghệ thuật này ? 
 Nói về tầm nhìn và hiểu biết của Ếch, tác giả dân gian ám chỉ ai ?
- Theo em với cách nhìn nhận về thế giới xung quanh của Ếch thì điều tất yếu nào sẽ sảy ra ?
Việc Ếch ra khỏi giếng do ý muốn chủ quan hay khách quan ?
Em có nhận xét gì về môi trường sống của Ếch lúc này ? 
Ếch có nhận ra sự thay đổi đó không ? 
 Ếch có thái độ và hành động nào? 
sao Ếch lại có thái độ " nhâng nháo" và " chẳng thèm để ý" như thế ?
Chuyện gì đã sảy ra với Ếch ? 
 Nguyên nhân dẫn đến cái chết ? 
Thảo luận nhóm theo bàn.
- GV giao nhiệm vụ: Truyện "Ếch ngồi đáy giếng" ngụ ý phê phán điều gì, khuyên răn điều gì ?
- Qua nội dung bài học em rút ra được điều gì cho bản thân ?
GV bình: Trong cuộc sống, ta luôn phải thường xuyên học tập, mở mang hiểu biết, khiêm tốn.
Thành ngữ :" Ếch ngồi đáy giếng"có nghĩa gì? được vận dụng vào trường hợp nào ?
Nghệ thuật:
- HS đọc ghi nhớ SGK.
I. Khái niệm truyện ngụ ngôn.
- Là truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió kín đáo chuyện con người nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
II. Tìm hiểu chung :
1. Đọc : 
2. chú thích : 2,3
 III. Tìm hiểu văn bản :
1. Con ếch khi ở trong giếng.
* Hoàn cảnh sống:
- Sống lâu ngày trong một cái giếng.
- Xung quanh là những con vật nhỏ bé.
à môi trường sống của Ếch nhỏ hẹp. 
- Ếch: tưởng trời bé bằng chiếc vung, còn mình thì oai như một vị chúa tể 
à Nghệ thuật so sánh: làm nổi bật hiểu biết nông cạn nhưng lại huênh hoang của Ếch.
2. Ếch khi ra khỏi giếng:
- Môi trường sống thay đổi : hẹp à rộng . 
- Ếch: nghênh ngang , nhâng nháo, chủ quan, kiêu ngạo. 
-> Ếch bị trâu giẫm chết. 
àTác giả sử dụng từ láy, nghệ thuật nhân hóa: khắc họa rõ tính cách kiêu ngạo không coi ai ra gì . 
IV. Tổng kết:
1. Nghệ thuật: 
- Xây dựng hình tượng gần gũi trong đời sống.
- Cách kể bất ngờ , hài hước .
- So sánh, từ láy, nhân hóa
2. Ýnghĩa: Phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà huênh hoang, đòng thời khuyên ta 
mở rộng kiến thức, hiểu biết không được chủ quan kiêu ngạo. 
 * Ghi nhớ : sgk .
*Hoạt động luyện tập: 
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung, yêu cầu cần đạt
IV. Luyện tập 
Bài tập 1 :
- " Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể"
- " Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, trả thèm ..giẫm bẹp "
*Hoạt động vận dụng 
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung, yêu cầu cần đạt
Nêu ý kiến của em về thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng”
*Hoạt động tìm tòi mở rộng
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung, yêu cầu cần đạt
Tìm thêm một số thành ngữ có ý nghĩa như thành ngữ Êch ngồi đáy giếng
4.Củng cố :- Nhắc lại khái niệm truyện ngụ ngôn.
5. Dặn dò: 
- Tìm 2 câu trong văn bản mà em cho là quan trọng nhất trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa của truyện.
- Đọc và soạn bài: Luyện nói kể chuyện
Rút kinh nghiệm:...............................................................................................................
.........................................................................................................................................
...............................................................................................................
 Ngày soạn: 11/11/2020 Ngày giảng: ....,..../11/2020
PPCT TIẾT: 40 BÀI: LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN
A. Mục tiêu : 
1. Kiến thức
- Chủ đề, dàn bài, đoạn văn, lời kể và ngôi kể trong văn tự sự.
- Yêu cầu của việc kể một câu chuyện của bản thân.
2. Năng lực :
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức, tư duy logic
- Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng ngôn ngữ.
3. Phẩm chất :
- Tự tin, sáng tạo 
B. Chuẩn bị : 
1.GV: - Bài soạn, sgk.
2. HS: Ôn lại các văn bản truyền thuyết và cổ tích đã học:
C. Tiến trình tổ chức dạy - học: 
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ: - Không kiểm tra.
3. Bài mới :
*Hoạt động khởi động 
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung, yêu cầu cần đạt
GV:Hướng dẫn HS kĩ năng nói trước lớp
GV dẫn dắt tạo hứng thú cho HS 
*Hoạt động hình thành kiến thức: 
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung, yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài nói
- GV yêu cầu học sinh tự kiểm tra việc chuẩn bị bài ( theo cặp )
- GV kiểm tra việc chuẩn bị dàn bài ở nhà của học sinh cho đề 2 SGK và yêu cầu HS chuẩn bị kĩ cho đề bài này để luyện nói.
Đề bài 2 SGK nêu yêu cầu gì ?
Phần mở bài cần nêu những vấn đề gì? 
Phần thân bài cần nêu những vấn đề gì ? 
Cuộc thăm hỏi diễn ra như thế nào ? ( lời nói việc làm , quà tặng 
Phần kết bài cần nêu những vấn đề gì?
- Học sinh trình bày dàn bài của mình.
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét, kết luận ( bằng bảng phụ dàn bài mẫu)
- HS đối chiếu phần chuẩn bị bài ở nhà với dàn bài mẫu và tự chỉnh sửa.
Hoạt động 2 : HS luyện nói trước nhóm
- GV chia lớp thành 4 nhóm
- HS: Nhóm trưởng cử một số thành viên trong nhóm trình bày bài nói.
- GV theo rõi, sửa chữa lỗi cho học sinh.
Hoạt động 3: Học sinh kể trước lớp
- Gv gọi 2 em trình bày bài nói của mình - HS khác nhận xét, bổ sung
- GV theo rõi, uốn nắn, lưu ý các em nhận xét về các mặt sau:
 + Cách phát âm 
 + Cách diễn đạt 
 + Nội dung của từng phần . 
 + Biểu dương bài nói tốt . 
 + Uốn nắn những bài chưa đạt yêu cầu 
I. Chuẩn bị :
* Đề bài:
Kể về một cuộc thăm hỏi gia đình liệt sỹ neo đơn .
* Dàn bài :
1. Mở bài : 
 Giới thiệu lí do đến thăm gia đình liệt sĩ, địa chỉ đến, thành phần cùng tham gia 
2. Thân bài :
- Tâm trạng của mọi người trên đường đi (chuyện trò ríu rít )
- Khi đến gia đình niềm nở đón tiếp 
- Những lời thăm hỏi, việc làm của các thành viên trong đoàn đến thăm.
3. Kết bài : 
- Ấn tượng của em về cuộc thăm hỏi 
- Ra về em nghĩ phải cố gắng học giỏi để đền đáp công lao của các anh hùng liệt sỹ . 
II. Luyện nói trước nhóm
III. Luyện nói trước lớp:
*Hoạt động luyện tập: 
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung, yêu cầu cần đạt
Hoạt động 4 : Đọc bài tham khảo
 HS đọc truyện
 Em hãy nhận xét về ngôi kể, thứ tự kể cũng như tình cảm của người kể và nội dung biểu đạt ?
IV. Đọc bài tham khảo:
- Ngôi kể: ngôi thứ nhất.
- Thứ tự kể: thời gian. Tình cảm, cảm xúc chân thành.
- Miêu tả về quê hương có những mong muốn cho quê hương ngày càng giàu, đẹp hơn.
*Hoạt động tìm tòi mở rộng
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung, yêu cầu cần đạt
Tập kể các đề trong SGK
4. Củng cố: 
- Giáo viên nhận xét giờ luyện nói.
- Nhấn mạnh yêu cầu :
 + Luyện nói phải có sự chuẩn bị tốt.
 + Nói trước tập thể phải bình tĩnh, tự tin.
5. Dặn dò:
- Dựa vào các bài tham khảo để điều chỉnh bài nói của mình.
- Đọc và nghiên cứu bài Thầy bói xem voi(Văn bản)
Rút kinh nghiệm:...............................................................................................................
.........................................................................................................................................
...............................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tuan_10_nam_hoc_2020_2021_truong_van_m.doc