Giáo án Ngữ văn Lớp 6 (Bộ sách cánh diều) - Tiết 21-43 - Năm học 2021-2022

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 (Bộ sách cánh diều) - Tiết 21-43 - Năm học 2021-2022

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- Bước đầu biết làm thơ lục bát.

- Nắm được các yêu cầu về thể thơ, nhịp thơ, gieo vần trong thơ lục bát.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài.

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận.

- Năng lực viết, tạo lập văn bản.

3. Phẩm chất:

- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏ.

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

 

doc 62 trang Hà Thu 30/05/2022 2622
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 (Bộ sách cánh diều) - Tiết 21-43 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 7.9.2021
Tiết 21
THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU
CA DAO VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- HS xác định được chủ đề của các bài ca dao.
- HS nhận biết được những đặc điểm cơ bản của ca dao: hình thức thơ, phương diện nội dung.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến các bài ca dao.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về các bài ca dao.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của VB với các VB có cùng chủ đề
3. Phẩm chất: 
- Yêu quý, tự hào về giá trị văn hoá dân gian dân tộc và cảm nhận được tình cảm gia đình thấm đượm qua cac
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Giáo án 
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Tranh ảnh về tình cảm gia đình
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp 
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b) Nội dung: HS chia sẻ 
c) Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
GV đặt câu hỏi: Em có biết bài ca dao dân ca nào về tình cảm gia đình không? Hãy đọc và trao đổi cùng các bạn trong nhóm.
HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS nghe và trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV dẫn dắt: Trong kho tàng văn hoá dân tộc Việt Nam, ca dao dân ca là những lời tâm tình của nhân dân trong lao động, trong cuộc sống gia đình, tình yêu đôi lứa . Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những bài ca dao được viết theo thể lục bát.
- HS nêu một số bài ca dao quen thuộc.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động 1: Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại, giải nghĩa từ khó trong văn bản. 
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV hướng dẫn cách đọc: Gv hướng dẫn HS đọc bài ca dao chú ý cần, nhịp thơ và giọng đọc tha thiết, nhẹ nhàng thể hiện tình cảm sâu lắng.
- GV yêu cầu HS giải nghĩa những từ khó trong từng bài ca dao.
- GV yêu cầu HS: Dựa vào những tìm hiểu ở nhà, em hãy trình bày đặc điểm thể loại?
 - HS lắng nghe.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
I. Tìm hiểu chung
1. Đọc- chú thích
2. Thể thơ
- Cùng chủ đề về tình cảm gia đình.
- Bài thơ ngắn
- Thể thơ: lục bát.
- Nội dung phản ánh: tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước, cuộc sống lao động sản xuất 
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật từng bài ca dao.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1: 
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi: 
+ Bài ca dao là lời của ai nói với ai? Nói về việc gì?
+ Công lao trời biển của cha mẹ được diễn tả qua những hình ảnh, chi tiết nào?
+ Em hiểu gì về hình ảnh “núi ngất trời" và "nước ở ngoài biển Đông”? 
+ Như vậy, để diễn tả công lao trời biển của cha mẹ tác giả dân gian đã sử dụng nghệ thuật gì? 
+ Em có nhận xét gì về cách dùng hình ảnh so sánh ở đây? 
+So sánh như vậy nhằm khẳng định điều gì về công lao của cha mẹ?
+ Em hiểu “cù lao 9 chữ” như thế nào?
+ Cảm nhận của em về ngôn ngữ, giọng điệu ở câu cuối bài ca dao? Ẩn chứa trong đó là lời nhắn nhủ nào tới những người làm con?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Dự kiến sản phẩm:
+ Lời mẹ nói với con qua điệu hát ru. 
+ Nói với con về: công lao của cha mẹ và bổn phận của con trước công lao ấy.
+ Công cha - núi ngất trời
+ Nghĩa mẹ - nước ngoài biển Đông.
-> Hình ảnh so sánh cụ thể, phù hợp: lấy cái to lớn mênh mông, vô tận để so sánh với công lao cha mẹ.
+ Cù lao chín chữ: Là những công lao to lớn khó nhọc của cha mẹ đối với con cái như sinh đẻ, nuôi nấng, dậy bảo 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
GV bổ sung:
bài ca dùng lối ví quen thuộc của ca dao để biểu hiện công cha, nghĩa mẹ, lấy cái to lớn mênh mông, vĩnh hằng của tự nhiên làm hình ảnh so sánh. Những hình ảnh ấy lại được miêu tả bổ sung bằng những định ngữ chỉ mức độ (núi ngất trời, núi cao, biển rộng ). Chỉ những hình ảnh to lớn, cao rộng không cùng, vĩnh hằng ấy mới diễn tả với công ơn, sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ. Núi ngất trời, biển rộng không thể nào đo đếm được cũng như công cha, nghĩa mẹ đối với con cái. 
Cuối bài ca dao là một lời nhắn nhủ: “Núi cao...cù lao chín chữ ghi lòng con ơi !”. Công cha, nghĩa mẹ vô cùng to lớn, mãi mãi không cùng. Làm con phải thấm thía sâu sắc công ơn trời biển ấy và sống sao cho tròn đạo hiếu. Lời khuyên ẩn chứa trong bài ca dao ấy nhẹ nhàng, giản dị nhưng cũng thật thấm thía, sâu sắc.
NV2
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV đặt câu hỏi bổ sung: Hãy tìm một số câu ca dao cùng chủ đề nói về tình cảm của cha mẹ
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Dự kiến sản phẩm:
- Nuôi con mẹ héo vóc hình
Cạn bầu sữa ngọt mà tình không vơi.
- Lên non mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẫu từ.
- Ngày nào em bé cỏn con
Bây giờ em đã lớn khôn thế này.
Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
Gv bổ sung: Qua những bài ca dao về tình cảm cha mẹ đã khẳng định truyền thống hiếu thảo của dân tộc Việt Nam. Mỗi lời thơ là một lời nhắc nhở về tình cảm, công lao của cha mẹ đã sinh thành nuôi dưỡng chúng ta nên người.
NV3: 
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS thảo luận câu hỏi:
+ Theo em, lời trong bài ca dao là lời của ai nói với ai? Về điều gì?
+ Tình cảm anh em trong một gia đình được diễn tả qua những chi tiết, hình ảnh nào?
+ Bài ca dao nói đến tình cảm nào trong gia đình?
+ Bài ca dao sử dụng biện pháp tu từ nào? Tác dụng của phép tu từ?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Dự kiến sản phẩm: 
+ Lời của người trên nói với con cháu.
+ Tình cảm với cội nguồn
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
GV chuẩn kiến thức: Mỗi chúng ta đều có nguồn cội - chính là thế hệ cha ông đi trước, đã xây dựng và phát triển gia đình, dòng tộc ngày một phồn vinh, hạnh phúc, Vì vậy, câu ca dao thể hiện đạo lí của dân tộc “uống nước nhớ nguồn”
NV4: 
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV đặt câu hỏi : 
+ Theo em, lời trong bài ca dao là lời của ai nói với ai? Về điều gì?
+ Tình cảm anh em trong một gia đình được diễn tả qua những chi tiết, hình ảnh nào?
+ Em hiểu như thế nào về những từ ngữ: người xa, bác mẹ, cùng thân?
+ Từ đó em đánh giá như thế nào về tình cảm anh em?
+ Hình ảnh so sánh “như thể tay chân” diễn tả điều gì?
+ Tình anh em gắn bó còn có ý nghĩa như thế nào trong lời ca “Anh em.... vầy”?
+ Bài ca còn nhắc nhở ta điều gì qua câu cuối?
+ Hãy tìm những câu ca dao khác cùng chủ đề?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Dự kiến sản phẩm: 
Có thể hiểu: 
 + Lời người trên nói với con cháu.
 + Lời của anh em nói với nhau.
Người xa: người xa lạ; bác mẹ: bố mẹ; cùng thân: ruột thịt
-> từ ngữ chỉ sự gắn kết thống nhất.
->Anh em không phải người xa lạ. Anh em là hai nhưng lại là một: cùng một cha mẹ sinh ra, cùng chung sống, sướng khổ có nhau trong một nhà.
cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
GV bổ sung: bài ca đề cao tình anh em, đề cao truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam. Tình cảm ấy sẽ đem lại niềm vui, hạnh phúc cho cha mẹ, gia đình. Từ tình cảm ấy chúng ta mới có thể hướng tới những tình cảm rộng lớn, cao đẹp hơn như tình yêu quê hương, đất nước, đồng chí, đồng bào, lòng nhân ái, vị tha.
NV5
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV đặt câu hỏi: 
+ Em cảm nhận được vẻ đẹp cao quý nào trong đời sống tinh thần của dân tộc ta qua ba bài ca dao?
+ Khái quát những nét đặc sắc nghệ thuật trong văn bản (thể thơ, âm điệu, từ ngữ hình ảnh, biện pháp tu từ)
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
GV chuẩn kiến thức: 
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Bài ca dao 1
- Lời mẹ ru con, nói với con về công lao cha mẹ và bổn phận của người làm con.
+ Công cha - núi ngất trời
+ Nghĩa mẹ - nước ngoài biển Đông.
-> Hình ảnh so sánh cụ thể
=>khẳng định công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái.
- "Cù lao 9 chữ ghi lòng con ơi !"
-> Giọng điệu tôn kính, nhắn nhủ, tâm tình. 
=> Lời khuyên thấm thía, sâu sắc về bổn phận trách nhiệm của con cái.
2. Bài ca dao số 2
- Sử dụng biện pháp so sánh.
- Nhấn mạnh mỗi con người đều có cội nguồn, phải biết ơn và trân trọng.
3. Bài ca dao số 3
- Tiếng hát về tình cảm gắn bó của anh em trong gia đình.
+ Nào phải người xa.
+ Cùng chung bác mẹ
+ Một nhà cùng thân 
->từ ngữ chỉ sự gắn kết thống nhất.
=>Anh em là hai nhưng lại là một: cùng một cha mẹ sinh ra, cùng chung sống, sướng khổ có nhau trong một nhà.
- Như thể tay chân 
->Hình ảnh so sánh diễn tả tình cảm gắn bó thiêng liêng, không thể tách rời của tình anh em.
- Anh em hai thân vui vầy.
-> Nhắn nhủ anh em phải biết đoàn kết, thương yêu, nhường nhịn, giúp đỡ nhau.
III. Tổng kết
1. Nội dung – Ý nghĩa:
Tình cảm đối với ông bà, cha mẹ, anh em và tình cảm của ông bà, cha mẹ đối với con cháu luôn là những tình cảm sâu nặng thiêng liêng nhất trong đời sống mỗi con người.
b. Nghệ thuật
- Thể thơ lục bát 
- Âm điệu tha thiết
- Phép so sánh, đối xứng.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS: Em thích bài ca dao nào nhất? Vì sao?
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Hãy tưởng tượng và vẽ minh hoạ cho bài ca dao thứ nhất và miêu tả nội dung bức tranh bằng lời.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi chú
- Hình thức hỏi – đáp 
- Thuyết trình sản phẩm.
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung
- Hấp dẫn, sinh động
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận
Rút kinh nghiêm: ....................................................................................................
........................................................................................................................................
Ngày 9.9.2021
Tiết 22,23,24
VIẾT:
TẬP LÀM THƠ LỤC BÁT
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Bước đầu biết làm thơ lục bát.
- Nắm được các yêu cầu về thể thơ, nhịp thơ, gieo vần trong thơ lục bát.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận.
- Năng lực viết, tạo lập văn bản.
3. Phẩm chất: 
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Giáo án 
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏ.
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp 
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tiết 22
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b) Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- Gv gợi mở vấn đề: Chúng ta đã được tìm hiểu một số văn bản thơ sáng tác theo thể thơ lục bát. Vậy để làm một bài thơ theo thể lục bát, theo em cần chú ý những điều gì?
HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS nghe và trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận, thuật lại ngắn gọn
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá
GV dẫn dắt vài bài: Bài học hôm nay sẽ giúp các em có được những kĩ năng để làm thơ lục bát.
- HS nhận thức được những yêu cầu với thể thơ lục bát: số tiếng trong câu, cách gieo vần, nhịp thơ 
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động 1: Tìm hiểu các yêu cầu đối với thể thơ lục bát 
a. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu đối với thể thơ lục bát.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS: đọc ý a và thực hiện theo yêu cầu
- GV đặt tiếp câu hỏi: Từ ví dụ trên, em rút ra đặc điểm gì về vần điệu trong thơ lục bát.
- HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.
Dự kiến sản phẩm: Điền từ thích hợp:
(1) lần đầu
(2) chồi xanh
Giải thích: Ở vị trí số (1) điền lần đầu vì từ đầu sẽ tạo vần với từ đâu phía câu trên để phù hợp với cách gieo vần thơ lục bát.
Ở vị trí số (2) điền từ chổi xanh vì từ xanh sẽ tạo vần với từ cành phía trên để phù hợp với cách gieo vần thơ lục bát.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
NV2
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS: theo dõi ý b để nắm được cách sắp xếp thanh điệu trong các dòng thơ lục bát.
- HS chép lại các dòng thơ vào vở và điền kí hiệu dấu bằng (B) và dấu trắc (T)
- HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS đọc và nắm được yêu cầu.
Dự kiến sản phẩm:
Con về thăm mẹ chiều đông
B B B T B B
Bếp chưa lên khói, mẹ không có nhà
T B B T, T B T B
Mình con thơ thẩn vào ra
B B B T B B
Trời đang yên vậy bỗng òa mưa rơi.
B B B T T B B B
(Đinh Nam Khương)
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
Tiết 23:
NV3
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS: kẻ bẳng và điền kí hiệu B, T. BV vào mô hình các tiếng ở vị trí 2,4,6,8.
- GV đặt tiếp câu hỏi: Em có nhận xét gì về việc sắp xếp thanh điệu trong thơ lục bát
- HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS đọc và nắm được yêu cầu.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
I. Tìm hiểu chung
1. Vần điệu trong thơ lục bát
Sáng ra trời rộng đến đâu
Trời xanh như mới lần đầu biết xanh
Tiếng chim lay động lá cành
Tiếng chim đánh thức chồi xanh dậy cùng.
à Nhận xét: Tiếng thứ 6 của câu lục vần với tiếng thứ 6 của câu bát. Tiếng thứ 8 của câu bát vần với tiếng thứ 6 của câu lục tiếp theo.
2. Thanh điệu trong thơ lục bát
- Việc sắp xếp các tiếng có thanh bằng và thanh trắc phải theo quy tắc.
+ Thanh bằng: tiếng không dấu và dấu huyền
+ Thanh trắc: tiếng có dấu hỏi, ngã, sắc, nặng.
Tiếng
1
2
3
4
5
6
7
8
Dòng lục
B
T
BV
Dòng bát
B
T
BV
B
- Trong thơ lục bát, các tiếng ở vị trí 2, 4, 6, 8 phải theo luật; các tiếng ở vị trí 1, 3, 5, 7 không bứắ buộc phải tuân theo luật bằng trắc.
Hoạt động 2: Thực hành
a. Mục tiêu: Nắm được cách làm một bài thơ lục bát
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1: 
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS chia thành 4 nhóm
làm ý a. Mỗi nhóm sáng tác thêm dòng bát cho các câu lục đã được tạo lập
 Ghi vào vở dòng bát cho phù hợp nội dung, vần, nhịp và luật bằng trắc.
GV lưu ý: tuân thủ quy định về thanh của các tiếng 2 - 4 - 6 - 8 tương ứng B - T - B - B bên cạnh quy định về vần.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Dự kiến sản phẩm: 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng.
- Gv hướng dẫn, làm mẫu các câu cho HS tham khảo
NV2: 
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS chia thành 4 nhóm
làm ý a. Mỗi nhóm sáng tác một bài thưo (ngắn dài tuỳ ý)
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Dự kiến sản phẩm: 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng.
GV nhận xét, chấm điểm và động viên các nhóm.
a.
(1) Con đường rợp bóng cây xanh
Gợi ý: Tiếng chim ríu rít trên cành cây cao
(2) Tre xanh tự những thuở nào
Gợi ý: Dựng làng giữ nước chặn bao quân thù.
(3) Phượng đang thắp lửa sân trường
 Hè sang nắng đỏ nhớ thương học trò
(4) Bàn tay mẹ dịu dàng sao
Đưa nôi con ngủ biết bao giấc nồng.
b. Viết bài thơ lục bát về cha mẹ, ông bà hoặc thầy cô
Tiết24:
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS: HS thực hành, tự sáng tác bài thơ lục bát ngắn chủ đề về mái trường hoặc bạn bè.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: HS đọc, tham khảo bài thơ lục bát trong sách báo để có thêm kinh nghiệm, kĩ năng làm thơ.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi chú
- Hình thức hỏi – đáp 
- Hình thức viết bài kiểm tra tại lớp
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung.
- Hấp dẫn, sinh động
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận
Rút kinh nghiệm: ....................................................................................................
....................................................................................................................................
Ngày 10.9.2021
Tiết 25,26
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: ẨN DỤ
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- HS nhận biết được từ láy và phân tích tác dụng của từ láy.
- Nhận biết được biện pháp tu từ ẩn dụ và phân tích tác dụng.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực nhận diện nghĩa của từ ngữ, biện pháp tu từ trong VB và chỉ ra được các từ loại trong văn bản.
3. Phẩm chất: 
Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Giáo án 
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp 
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tiết 25:
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b) Nội dung: GV trình bày vấn đề
c) Sản phẩm: câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
GV chia lớp thành 4 tổ tham gia trò chơi: Ai nhanh hơn?
Em hãy tìm những từ láy miêu tả hình dáng, tính cách của con người. Tổ nào tìm được nhiều nhất sẽ chiến thắng.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS nghe và trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Gv dẫn dắt: Những từ láy sẽ góp phần gợi hình, gợi cảm hơn cho sự diễn đạt. Bài học hôm nay sẽ cùng tìm hiểu và phân tích về tác dụng của từ láy, phép tu từ ẩn dụ trong khi tạo lập văn bản.
- HS tìm ra một số từ láy: mũm mĩm, tròn trịa, gầy gò, nhanh nhẹn, dịu dàng, ..
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động 1: Tìm hiểu về từ láy, biện pháp tu từ ẩn dụ
a. Mục tiêu: Nắm được cách xác định từ láy, biện pháp tu từ ấn dụ và tác dụng của chúng trong câu.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1 :
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS: 
+ Dựa vào kiến thức đã học và những từ láy vừa tìm trên, hãy nêu lại định nghĩa về từ láy. 
- HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thực hiện nhiệm vụ 
+ Dự kiến sản phẩm: 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng.
- GV củng cố kiến thức: 
Trừ trường hợp lặp lại nguyên vẹn một tiếng có nghĩa như xanh xanh, ngời ngời,... trong các tiếng tạo thành từ láy, chỉ một tiếng có nghĩa hoặc tất cả các tiếng đều không nghĩa. Đây là điểm phân biệt từ láy với những từ ghép ngẫu nhiên có sự trùng I ngử âm giữa các tiếng tạo thành như: hoa hống, học hành, lí lẽ, gom góp,...
NV2 :
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS: Dựa vào văn bản Về thăm mẹ đã học, hãy chỉ ra phép tu từ ẩn dụ có trong câu:
Áo tơi qua buổi cày bừa
Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm
Từ đó, hãy nhắc lại khái niệm về biện pháp tu từ ẩn dụ?
- HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thực hiện nhiệm vụ 
+ Dự kiến sản phẩm: 
- Phép tu từ ẩn dụ: áo tơi – hình ảnh của người mẹ tần tảo, lam lũ, vất vả
à Ẩn dụ là biện pháp tu từ , sự vât, hiện tượng này được gọi tên bằng sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng.
- GV củng cố kiến thức: Biện pháp tu từ ẩn dụ nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
+ Ẩn dụ hình thức: người nói hoặc viết giấu đi một phần ý nghĩa.
+ Ẩn dụ cách thức: thể hiện một vấn đề bằng nhiều cách, việc ẩn dụ này giúp người diễn đạt đưa hàm ý vào câu nói.
+ Ẩn dụ phẩm chất: có thể thay thế phẩm chất của sự vật hoặc hiện tượng này bằng phẩm chất của sự vật, hiện tượng khác cả hai phải có nét tương đồng.
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: phép tu từ miêu tả tính chất, đặc điểm của sự vật được nhận biết bằng giác quan này nhưng lại được miêu tả 
bằng từ ngữ sử dụng cho giác quan khác .
I.Lí thuyết
1. Từ láy
- Từ láy là từ phức do hai hay nhiều tiếng có âm đầu hoặc vần (hoặc cả âm đàu và ván) giống nhau tạo thành, ví dụ: chăm chỉ, thật thà, lim dim, lủi thủi, từ từ,... 
2. Ẩn dụ
- Ẩn dụ là biện pháp tu từ , sự vât, hiện tượng này được gọi tên bằng sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Tiết 26:
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1: Bài tập 1
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS: làm bài tập 1
GV hướng dẫn HS cách xác định từ láy và chỉ ra ý nghĩa, tác dụng của nó trong câu.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Dự kiến sản phẩm: 
a, từ láy: chắt chiu, dãi dầu
b, từ láy: nghẹn ngào
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
Gv kết luận: như vậy từ láy có tác dụng mô tả, nhấn mạnh cảm xúc, tâm trạng của con người.
NV2: 
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS làm bài tập 2, xếp các từ ghép thuộc cùng nhóm về chất liệu, cách chế biến, tính chất, hình dáng của món ăn.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Dự kiến sản phẩm: 
HS chỉ ra được hình ảnh ẩn dụ: cái trăng vàng/ cái trăng tròn/ cái trăng còn nằm nôi/ cái Mặt Trời bé con, để chỉ người con.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
GV chuẩn kiến thức: 
NV3: 
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS đọc bài tập 3. Chia lớp thành 6 nhóm. 
Nhóm 1-3: làm ý a
Nhóm 2-5: làm ý 
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
GV chuẩn kiến thức: 
Bài tập 1/ trang 24
a, từ láy: chắt chiu, dãi dầu
à tác dụng: tăng sức gợi hình cho hình ảnh thơ, thể hiện sự vất vả, dành dụm, chăm chút của mẹ dành cho con.
b, từ láy: nghẹn ngào
à tác dụng: thể hiện tình cảm yêu thương dâng trào của người con với mẹ của mình.
Bài 2/Trang 41
- Ẩn dụ: cái trăng vàng/ cái trăng tròn/ cái trăng còn nằm nôi/ cái Mặt Trời bé con → chỉ người con.
- Tác dụng:
+ Tăng sức gợi cảm cho sự diễn đạt.
+ Thể hiện tình cảm yêu thương vô bờ của người mẹ với con: với mẹ con là trăng, là Mặt Trời, dù ngày hay đêm, con vẫn mãi là điều quan trọng nhất.
Bài 3/ trang 42
a) cái khuyết tròn đầy tương đồng với đứa con còn nhỏ, chưa phát triển toàn diện.
b)
+ Ăn quả tương đồng với sự hưởng thụ thành quả lao động.
+ Kẻ trồng cây tương đồng phẩm chất với những người lao động tạo ra thành quả.
c) 
+ mực - đen tương đồng với cái tối tăm, cái xấu (tương đồng về phẩm chất); 
+ đèn - rạng tương đồng với cá

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_bo_sach_canh_dieu_tiet_21_43_nam_hoc_2.doc