Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Chủ đề: Câu trần thuật

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Chủ đề: Câu trần thuật

I. Mục tiêu

1. Kiến thức, kỹ năng và thái độ

a) Kiến thức:

- Nắm được khái niệm về câu trần thuật đơn.

- Vận dụng hiệu quả câu trần thuật đơn trong nói và viết.

- Đặc điểm ngữ pháp của câu trần thuật đơn.

- Tác dụng của câu trần thuật đơn.

- Nắm được khái niệm loại câu trần thuật đơn có từ là.

- Biết sử dụng hiệu quả câu trần thuật đơn có từ là trong nói và viết.

- Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là.

- Các kiểu câu trần thuật đơn có từ là.

- Nắm được khái niệm loại câu trần thuật đơn không có từ là. Biết sử dụng hiệu quả câu trần thuật đơn không có từ là trong nói và viết.

- Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là. Các kiểu câu trần thuật đơn không có từ là.

b) Kỹ năng:

- Nhận diện câu trần thuật đơn trong văn bản và xác định được chức năng của câu trần thuật đơn.

- Sử dụng câu trần thuật đơn trong nói và viết.

- Nhận biết được câu trần thuật đơn có từ là và xác định được các kiểu cấu tạo câu trần thuật đơn có từ là trong văn bản.

- Xác định được chủ ngữ và vị ngữ trong câu trần thuật đơn có từ là.

¬- Đặt được câu trần thuật đơn có từ là.

- Nhận diện và phân tích đúng cấu tạo của kiểu câu trần thuật đơn không có từ là.

¬- Đặt được câu trần thuật đơn không có từ là.

c) Thái độ:

- Sử dụng câu trần thuật đơn trong nói, viết đúng quy định.

- Giáo dục HS có ý thức sử dụng câu trần thuật đơn có từ là trong nói và viết.

- Giáo dục HS có ý thức sử dụng câu trần thuật đơn không có từ là trong nói và viết.

2. Định hướng phát triển năng lực

-Năng lực chung :Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

- Năng lực chuyên biệt: Tự nhận thức ,sử dụng câu trần thuật trong nói và viết hằng ngày.

3. Phương pháp/ kỹ thuật dạy học.

- Phương pháp giảng dạy: Nêu vấn đề, phân tích, đàm thoại, quy nạp.

- Kĩ thuật dạy học: Động não, trình bày.

 

docx 9 trang Hà Thu 30/05/2022 2450
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Chủ đề: Câu trần thuật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ :CÂU TRẦN THUẬT
Số tiết :3
(Tiết 1 : Tiết 111 theo PPCT ; Tiết 2 : Tiết 113 theo PPCT ; Tiết 3 : Tiết 121 theo PPCT )
Ngày soạn: 27 / 02 /2019
Ngày dạy
Tiết (theo TKB)
Lớp
Ghi chú (số học sinh vắng)
6
6
6
6
6
6
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kỹ năng và thái độ
a) Kiến thức:
- Nắm được khái niệm về câu trần thuật đơn.
- Vận dụng hiệu quả câu trần thuật đơn trong nói và viết.
- Đặc điểm ngữ pháp của câu trần thuật đơn.
- Tác dụng của câu trần thuật đơn.
- Nắm được khái niệm loại câu trần thuật đơn có từ là.
- Biết sử dụng hiệu quả câu trần thuật đơn có từ là trong nói và viết.
- Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là. 
- Các kiểu câu trần thuật đơn có từ là.
- Nắm được khái niệm loại câu trần thuật đơn không có từ là. Biết sử dụng hiệu quả câu trần thuật đơn không có từ là trong nói và viết.
- Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là. Các kiểu câu trần thuật đơn không có từ là.
b) Kỹ năng:
- Nhận diện câu trần thuật đơn trong văn bản và xác định được chức năng của câu trần thuật đơn.
- Sử dụng câu trần thuật đơn trong nói và viết. 
- Nhận biết được câu trần thuật đơn có từ là và xác định được các kiểu cấu tạo câu trần thuật đơn có từ là trong văn bản.
- Xác định được chủ ngữ và vị ngữ trong câu trần thuật đơn có từ là.
- Đặt được câu trần thuật đơn có từ là.
- Nhận diện và phân tích đúng cấu tạo của kiểu câu trần thuật đơn không có từ là.
- Đặt được câu trần thuật đơn không có từ là.
c) Thái độ:
- Sử dụng câu trần thuật đơn trong nói, viết đúng quy định.
- Giáo dục HS có ý thức sử dụng câu trần thuật đơn có từ là trong nói và viết.
- Giáo dục HS có ý thức sử dụng câu trần thuật đơn không có từ là trong nói và viết.
2. Định hướng phát triển năng lực
-Năng lực chung :Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống....
- Năng lực chuyên biệt: Tự nhận thức ,sử dụng câu trần thuật trong nói và viết hằng ngày.
3. Phương pháp/ kỹ thuật dạy học.
- Phương pháp giảng dạy: Nêu vấn đề, phân tích, đàm thoại, quy nạp.
- Kĩ thuật dạy học: Động não, trình bày.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh (cho cả chủ đề)
1. Chuẩn bị của giáo viên : Nghiên cứu, soạn bài, tài liệu liên quan.
2. Chuẩn bị của học sinh: Sgk, đọc, trả lời câu hỏi Sgk.. 
IV. Chuỗi các hoạt động học
A. Hoạt động khởi động :(thời gian 1 phút)
Tiết 1:
Trong quá trình viết văn các em đã từng tả cảnh, tả người, kể về những sự vật, sự việc... khi viết những bài văn này các em đã sử dụng những câu trần thuật đơn. Vậy để viết đúng các loại câu đó, chúng ta sẽ đi tìm hiểu trong giờ học hôm nay.
Gv ghi đầu bài lên bảng
Tiết 2:
Trong tiết học trước các em đã biết thế nào là câu trần thuật đơn. Câu trần thuật đơn có hai loại, câu trần thuật đơn có từ là và câu trần thuật đơn không có từ là. Vậy câu trần thuật đơn có từ là có đặc điểm và các kiểu đáng chú ý nào ?chúng tac cùng nhau vào tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay.
Gv ghi đầu bài lên bảng
Tiết 3:
Trong tiết học trước các em đã biết được khái niệm, đặc điểm kiểu câu trần thuật đơn có từ là. Vậy đặc điểm các kiểu câu trần thuật đơn không có từ là như thế nào ? có khác so với câu trần thuật đơn có từ là không ?chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Gv ghi đầu bài lên bảng
B. Hoạt động hình thành kiến thức 
Nội dung
Hoạt động của Giáo viên & học sinh
Hoạt động 1: (Câu trần thuật đơn- tiết 1)- thời gian 37 phút
A. Bài học: Câu trần thuật đơn
1. Ví dụ: SGK
2. Nhận xét:
- Nội dung: Dế Mèn tự kể lại thái độ của mình trước lời đề nghị của Dế Choắt.
- Phân loại câu theo mục đích nói:
+ Câu 1, 2, 6, 9: Kể, tả, nêu ý kiến 
+ Câu 4: Hỏi
+ Câu 3, 5, 8 : Bộc lộ cảm xúc.
+ Câu 7: Cầu khiến.
- Xác định thành phần chính:
+Tôi / đã hếch răng lên xì 1 hơi rõ dài.
 CN VN 
+ Tôi / mắng. 
 CN VN
+ Chú mày / hôi như cú mèo,
 CN VN
 ta / nào chịu được
CN VN
+ Tôi / về không 1 chút bận tâm.
 CN VN
- Cấu tạo:
+ Câu 1: 1 cụm C-V 
+ Câu 2: 1 cụm C-V 
+ Câu 6: 2 cụm C-V 
+ Câu 9: 1 cụm C-V 
=> câu 1, 2, 9 có cấu tạo một cụm C-V là câu trần thuật đơn, câu 6 có 2 cụm C-V là câu trần thuật ghép.
3. Ghi nhớ: Sgk- 101
B. Luyện tập 
Bài tập 1: Xác định câu trần thuật đơn và cho biết tác dụng của chúng 
a, Câu 1: Ngày thứ năm sáng sủa
-> Dùng để tả cảnh 
b, Câu 2: Từ khi có vịnh Bắc Bộ như vậy-> Dùng để nêu ý kiến nhận xét.
Bài tập 2: Xác định kiểu câu và nêu tác dụng của chúng:
- a, b, c là câu trần thuật đơn dùng để giới thiệu nhân vật. 
Bài tập 3: 
Cả 3 ví dụ đều :
- Giới thiệu nhân vật phụ trước
- Miêu tả việc làm, quan hệ các nhân vật phụ.
- Thông qua việc làm, quan hệ của các nhân vật phụ rồi mới giới thiệu nhân vật chính 
Bài tập 4: Nhận xét tác dụng của câu mở đầu 
- Giới thiệu nhân vật 
- Miêu tả hành động của các nhân vật.
GV treo bảng phụ, HS đọc VD. 
? Đoạn trích diễn tả nội dung gì?
? Đoạn văn trên có mấy câu?
- 9 câu.
? Dựa vào câu phân loại theo mục đích nói, hãy xác định tên các câu tìm được?
? Em hãy xác định chủ ngữ, vị ngữ của các câu dùng để kể, miêu tả, nêu lên ý kiến về sự vật (1, 2, 6 và 9)?
HS trả lời, GV xác định trên bảng phụ.
? Vậy các câu vừa xác định có cấu tạo thế nào?
GV chốt ý:
? Em hiểu thế nào về câu trần thuật đơn? Tác dụng của loại câu đó?
HS đọc ghi nhớ.
HS thảo luận giải bài tập sau đó cử đại diện trình bày đáp án các bài.
? Xác định câu trần thuật đơn và cho biết tác dụng của chúng? 
? Xác định kiểu câu và nêu tác dụng của chúng?
? Xác định nhân vật chính trong các câu chuyện?
? Cách giới thiệu nhân vật chính trong những truyện sau có gì khác với cách giới thiệu trong bài tập 2?
? Nhận xét tác dụng của câu mở đầu? 
Hoạt động 2: (Câu trần thuật đơn có từ là-tiết 2) - thời gian 37 phút
A. Bài học 
I. Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là
1) Ví dụ - sgk/ T114
2) Nhận xét
* VN của các câu trên do từ là và các cụm từ sau nó tạo thành.
- Là + cụm DT
+ VDa: Là người huyện Đông Triều.
+ VDb: Là loại truyện dân gian.
+ VDc: Là một ngày trong trẻo, sáng sủa.
- Là + cụm TT
+ VDd: Là dại
- Cấu tạo :CN + là + Cụm DT hoặc DT.
 + Cụm ĐT hoặ ĐT
 + TT hoặc cụm TT
- Điền cụm từ phủ định : Ko phải, chưa phải, chẳng phải vào VN -> biểu thị ý phủ định.
3) Ghi nhớ - sgkT104
II. Các kiểu câu trần thuật đơn có từ là
1) Ví dụ
2) Nhận xét
- Câu a: Là người ở đâu? -> câu giới thiệu.
- Câu b : Là loại truyện gì ? -> câu định nghĩa.
- Câu c : Là một ngày như thế nào ? -> câu miêu tả.
- Câu d : Là làm sao ? -> câu đánh giá.
3) Ghi nhớ 2 (sgk - T115)
B. Luyện tập 
BT1 : Xác định
- Câu TT đơn có từ là : a,c,d,e
- Không phải câu TT đơn có từ là: b
BT2:
a) Hoán dụ / là gọi tên ...
-> Câu định nghĩa
c) - Tre / là cánh tay -> câu đánh giá.
- Tre / còn là nguồn vui duy -> Câu đánh giá.
- Nhạc của trúc, nhạc của tre / là khúc nhạc đồng quê. -> câu đánh giá.
d) Bồ các / là bác chim ri -> câu giới thiệu.
Tu hú / là chú bồ các -> câu giới thiệu
e) Khóc / là nhục
 Van / hèn
 Rên / yếu đuối
 Dại khờ / là những lũ người câm
-> câu đánh giá.
GV: Treo bảng phụ -> HS đọc
H: Hãy xác định CN – VN trong các câu trên trên?
H: Xét bộ phận VN, ta thấy VN do những từ hoặc cụm từ nào tạo thành? (từ là + cụm DT).
GV: Xác định VN trong các câu sau và cho biết VN do cụm từ loại nào tạo thành?
- Tập thể dục / là bảo vệ sức khỏe.
 -> Là + cụm ĐT.
- Chăm học là rất tốt. 
-> Là + cụm TT.
H: Em hãy chọn những từ hoặc cụm từ thích hợp sau đây (chẳng phải, ko phải) vào trước VN của các câu? Em thấy ND của các câu ntn? Cấu trúc của câu ra sao?
- Bà đỡ Trần + chẳng phải + là người 
 + Không phải + là ...
- Dế Mèn trêu chị Cốc ko phải là ...
H: Nêu đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là?
GVKL
HS đọc ghi nhớ.
* Lưu ý: Ko phải bất kì câu nào có từ là nào cũng là câu TTĐ có từ là. Mà từ là phải là một bộ phận của VN.
VD: Người ta / gọi chàng là Sơn Tinh.
GV: Treo bảng phụ -> HS đọc VD
H: VN ở câu nào trình bày cách hiểu về sự vật, hiện tượng, khái niệm nói ở CN? (VD b)
H: VN ở câu nào có tác dụng giới thiệu sự vật, khái niệm nói ở CN? (VDa)
H: VN ở câu nào miêu tả đặc điểm, trạng thái của sự vật, hiện tượng, khái niệm nói ở CN? (VDc)
H: VN của câu nào thể hiện sự đánh giá đối với sự vật, hiện tượng, khái niệm nói ở CN? (VDd)
H: Có mấy kiểu câu TTĐ có từ là?
GVKL
HS đọc Y/c 
HS làm việc cá nhân, lên bảng.
H: Xác định CN, VN trong những câu TTĐ có từ là vừa tìm được?
Hoạt động 3: (Câu trần thuật đơn không có từ là- tiết 3) - thời gian 37 phút
A. Bài học 
I. Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là
1) Ví dụ - sgk T118, 119
2) Nhận xét
a) Phú ông / mừng lắm.
 CN VN (cụm DT)
b) Chúng tôi / tụ họp ở góc sân.
 CN VN (cụm ĐT)
- Khi VN biểu thị ý phủ định nó kết hợp với các từ: Không, chưa.
3) Ghi nhớ 1- sgk T119
II. Câu miêu tả và câu tồn tại
1) Ví dụ - sgk/ T119
2) Nhận xét
a) Đằng cuối bãi, hai cậu bé con / 
 TN CN
tiến lại.
 VN
-> Câu miêu tả.
b) Đằng cuối bãi, tiến lại / hai cậu bé con.
 TN VN CN
-> Câu tồn tại.
3) Ghi nhớ 2 – sgk T119
B. Luyện tập 
Bài tập 1. 
Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau:
a. Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.
CN: Bóng tre
VN: trùm lên thôn.
=> Câu miêu tả.
- , thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính.
VN: thấp thoáng.
CN: mái đình, mái chùa cổ kính.
=> Câu tồn tại.
- , ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời.
CN: ta
VN: gìn giữ một nền văn hóa lâu đời.
=> Câu miêu tả.
b. Có cái hang của Dế Choắt.
VN: Có
CN: cái hang của Dế Choắt.
=> Câu tồn tại.
c. tua tủa những mầm măng.
VN: tua tủa
CN: những mầm măng.
=> Câu tồn tại.
- Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy.
CN: Măng
VN: trồi lên trỗi dậy.
=> Câu miêu tả.
Bài tập 2: Viết đoạn văn tả cảnh trường em có sử dụng ít nhất là một câu tồn tại:
Gợi ý:
- Hôm nay, bầu trời trong xanh và gió thì mát quá.
- Nhìn từ xa, cổng trường được sơn bằng màu vàng và lát ngói đỏ ở phía trên.
- Đến gần, sân trường thật là nhộn nhịp
- Ở dưới gốc phượng, các bạn đang ngồi cùng nhau kể những câu chuyện cười, câu chuyện giúp mẹ việc nhà 
- Xa xa, thấp thoáng tiến lại thầy cô và các bạn nhỏ.
- Cảnh trường mới đẹp làm sao!
GV: Treo bảng phụ
H: Xác định CN, VN trong các VD trên?
H: VN của các câu đã cho do các từ ngữ nào tạo thành?
H: Chọn những từ hoặc cụm từ phủ định: Không phải, chưa phải, chưa, chưa phải vào trước VN của các câu trên, câu biểu thị ý gì?
- Phú ông không mừng lắm.
- Chúng tôi không tụ họp ở góc sân.
H: Lấy VD về câu trần thuật đơn không có từ là?
- HS lấy vd
Câu trần thuật đơn không có từ là có đặc điểm gì?
HS Trả lời 
GV: Treo bảng phụ.
H: Xác định CN, VN trong các VD?
H: Chọn trong hai câu đã dẫn một câu thích hợp để điền vào chỗ trống trong đoạn văn, giải thích?
- Chọn câu b: Vì lần đầu tiên “hai cậu bé con” xuất hiện trong đoạn trích. Nếu đưa “hai cậu bé con” lên đầu câu thì có nghĩa là những nhân vật đó đã được biết từ trước.
GV: 
- Câu a dùng để miêu tả hành động của sự vật nêu ở CN -> Câu miêu tả. Trong câu miêu tả, CN đứng trước VN.
- Câu b dùng để thông báo về sự xuất hiện của sự vật -> câu tồn tại. Trong câu tồn tại VN đứng trước CN.
H: Câu trần thuật đơn không có từ là có những kiểu cơ bản nào?
HS đọc ghi nhớ
GV: Đưa BT bổ sung
a) Um tùm cây cối.
b) Cây hoa lan nở hoa trắng xóa.
c) Từ mép trái của đầu nhà kho, nhô ra một bóng người.
d) Ngày nào, chúng tôi cũng học.
H: Xác định các câu trần thuật đơn không có từ là trong các VD trên?
Thảo luận nhóm:
chia lớp 3 nhóm thảo luận 3 phút .
-các nhóm lên bảng trình bày
- nhóm bạn nhận xét
- GV chốt 
Hướng dẫn học sinh viết bài tập theo gợi ý.
C. Hoạt động luyện tập – Vận dụng (thời gian 5 phút)
Tiết 1:
-Thế nào là câu trần thuật đơn ?
-Tách câu dưới đây thành các câu trần thuật đơn (có thể thay đổi từ ngữ trong câu cho phù hợp).
a) Mười mấy tên đầy tớ hung hăng xông vào chuồng ngựa, nhưng Mã Lương không còn ở đấy nữa. (Cây bút thần)
Gợi ý:
Mười mấy tên đầy tớ hung hăng
xông vào chuồng ngựa
Mã Lương
không còn ở đấy nữa 
C
V
C
V
Có thể tách câu trên thành hai câu trần thuật đơn như sau :
- Mười mấy tên đầy tớ hung hăng xông vào chuồng ngựa.
- Mã Lương không còn ở trong chuồng ngựa nữa.
Tiết 2:
H: Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là? Có mấy kiểu câu trần thuật đơn có từ là?
Tiết 3:
H : Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là ?
H : Các kiểu câu trần thuật đơn không có từ là ?
D. Hoạt động tìm tòi mở rộng- thời gian 2 phút
Tiết 1: 
?Tách câu dưới đây thành các câu trần thuật đơn (có thể thay đổi từ ngữ trong câu cho phù hợp).
a) Bọn thị vệ xô tới đẩy ông lão ra ngoài, bọn vệ binh cũng chạy đến tuốt gươm doạ chém. (Ông lão đánh cá và con cá vàng)
b) Tự bao giờ đến giờ, mèo cứ xơi chuột mãi nên chuột mới đẻ ra là đã sợ mèo rồi. (Đeo nhạc cho mèo)
- Học thuộc ghi nhớ
- Chuẩn bị bài : lòng yêu nước 
Tiết 2
? Đặt ba câu trần thuật đơn có từ là để giới thiệu nghề nghiệp của những người thân.
Mẫu : Bố em là giáo viên.
- Học ghi nhớ, làm BT3
- Ôn tập chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
Tiết 3:
Cho hai câu sau :
a) Trên tường treo một bức tranh lớn.
b) Một bức tranh lớn treo trên tường.
- Câu nào là câu tồn tại, câu nào là câu miêu tả ? Tại sao ?
- Hãy viết hai đoạn văn có sử dụng hai câu đó (có thể thay đổi từ ngữ cho phù hợp với đoạn văn). Cho biết sự khác nhau giữa chúng.
- Học hai ghi nhớ.
- chuẩn bị bài sau : cầu Long biên chứng nhân lịch sử.
IV. Rút kinh nghiệm của GV:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_6_chu_de_cau_tran_thuat.docx