Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Chương trình học kì 1 (Bản đẹp)

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Chương trình học kì 1 (Bản đẹp)

I. Mục tiêu cần đạt

 1. Kiến thức

 - Chức năng ngữ pháp của cụm danh từ.

 - Cấu tạo đầy đủ của cụm danh từ.

 2. Kỹ năng:

 - Đặt câu có sử dụng cụm danh từ.

 3. Thái độ.

 - Thấy được sự phong phú của TV, viết và nói đúng từ ngữ, giữ gìn sự trong sáng của TV

4. Định hướngnăng lực, phẩm chất:

- NL:Thu thập và xử lí thông tin, Sử dụng ngôn ngữ,.

- PC: tự tin, tự chủ, trách nhiệm.

 B. Chuẩn bị

 1. Giáo viên+ Soạn bài, phiếu học tập

 2. Học sinh: + Soạn bài

 C. Tổ chức hoạt động dạy- học

 Hoạt động1. Khởi động.

- Ổn định tổ chức

- Tổ chức trò chơi: GV nêu yêu cầu: Trong thời gian 3 phút, các em tự chọn các danh từ để với số từ hoặc lượng từ xem được bao nhiêu tổ hợp.

GV gọi HS báo cáo kết quả và dẫn vào bài học mới.( Khi DT hoạt động trong câu, để dảm nhiệm một chức vụ cú pháp nào đó, trước và sau DT còn có thêm một số từ ngữ phụ. Những từ ngữ này cùng với DT tạo thành một cụm, đó là cụm DT) .

 

doc 75 trang Hà Thu 30/05/2022 2220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Chương trình học kì 1 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11, tiết 41 
Ngày soạn: /10/2020
Ngày dạy: /10/2020
KIỂM TRA VĂN HỌC 45 phút
Mục tiêu cần đạt:
1. Về kiến thức: Qua giờ kiểm tra GV đánh giá được khả năng nhận thức của hs về nội dung văn bản từ đầu năm đến nay.
2. Về kĩ năng: Rèn kĩ năng trình bày và cảm nhận văn học của hs.
3. Về thái độ: Tạo thói quen độc lập sáng tạo trong khi làm bài. 
 Định hướng năng lực, phẩm chất
- Năng lực: giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ, cảm thụ văn học.
- Phẩm chất: Tự chủ, tự lập, trách nhiệm.
B. Chuẩn bị 
1. Thầy: Đề bài kiểm tra
2. Trò : Chuẩn bị bài theo hướng dẫn.
* MA TRẬN ĐỀ 
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Sơn Tinh, Thủy Tinh
Nhớ được tên văn bản, thể loại, khái niệm
Hiểu được ý nghĩa của văn bản
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
½
1,5
15%
½
1,5
15%
1
3
30 %
Em bé thông minh
Tóm tắt sự việc chính trong truyện
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
2
20%
Thạch Sanh
Hiểu nhân vật trong truyện “Thạch Sanh” theo hai tuyến thiện và ác
Cảm nghĩ về nhân vật Thạch Sanh
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
½
2
20%
½
3
30%
1
5
50%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
1
1,5
15%
1
3,5
35%
1
5
50%
3
10
100%
*ĐỀ BÀI
Câu 1 (3đ) 
Đọc kĩ đoạn văn sau:
 “Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết dịu dàng. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.”
a/ Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Văn bản thuộc thể loại gì? Hãy nêu khái niệm của thể loại đó?
b/ Nêu ý nghĩa của văn bản đó.
Câu 2 (5đ)
a/ Hãy liệt kê các nhân vật trong truyện Thạch Sanh theo hai tuyến nhân vật thiện và ác.
b/ Nêu cảm nhận của em về nhân vật Thạch Sanh bằng một đoạn văn.
Câu 3 (2đ)
Tóm tắt truyện cổ tích “Thánh Gióng” .
	* HƯỚNG DẪN CHẤM + BIỂU ĐIỂM	
Câu
Nội dung
Điểm
1
a/ Văn bản “Sơn Tinh, Thủy Tinh”
-Thể loại truyền thuyết
-Nêu khái niệm
0,5
0,5
0,5
b/ Ý nghĩa:
- Giải thích hiện tượng mưa, gió, bão lụt
- Phản ánh sức mạnh và mơ ước chiến thắng thiên tai, bão lụt của nhân dân
- Ca ngợi công lao trị thủy của cha ông
- Khẳng định một chân lí: cái thiện luôn chiến thắng cái ác.
1,5
2
a/ Nhân vật thiện: Thạch Sanh, công chúa, Ngọc Hoàng, vua Thủy Tề, Thái Tử, bố mẹ Thạch Sanh.
Nhân vật ác: mẹ con Lí Thông, chằn tinh, đại bàng, thái tử 18 nước chư hầu.
b/ Yêu cầu viết thành đoạn văn;
- Là người thiện sinh ra có yếu tố thần kì
- Có phẩm chất thật thà, dũng cảm, tài năng, có lòng nhân ái, yêu hòa bình (dẫn chứng trong truyện)
0,5
0,5
4,0
3
HS tóm tắt được văn bản
2
C. Tiến trình tổ chức các các hoạt động trên lớp
*Hoạt động khởi động: Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số
*Hoạt động kiểm tra.
*Hoạt động thu bài, nhận xét giờ làm bài.
*Hoạt động tìm tòi, mở rộng
- Ôn lại những văn bản đã học từ đầu năm, nắm chắc nội dung, ý nghĩa của từng văn bản, biết cách phân tích văn bản.
 CỤM DANH TỪ
Tuần 11, tiết 42,43
Ngày soạn: /10/2020
Ngày dạy: /10/2020
I. Mục tiêu cần đạt
 1. Kiến thức
 - Chức năng ngữ pháp của cụm danh từ.
 - Cấu tạo đầy đủ của cụm danh từ.
 2. Kỹ năng:
 - Đặt câu có sử dụng cụm danh từ.
 3. Thái độ.
 - Thấy được sự phong phú của TV, viết và nói đúng từ ngữ, giữ gìn sự trong sáng của TV
4. Định hướngnăng lực, phẩm chất: 
- NL:Thu thập và xử lí thông tin, Sử dụng ngôn ngữ,....
- PC: tự tin, tự chủ, trách nhiệm.
 B. Chuẩn bị
 1. Giáo viên+ Soạn bài, phiếu học tập
 2. Học sinh: + Soạn bài
 C. Tổ chức hoạt động dạy- học
 Hoạt động1. Khởi động.
Ổn định tổ chức
Tổ chức trò chơi: GV nêu yêu cầu: Trong thời gian 3 phút, các em tự chọn các danh từ để với số từ hoặc lượng từ xem được bao nhiêu tổ hợp. 
GV gọi HS báo cáo kết quả và dẫn vào bài học mới.( Khi DT hoạt động trong câu, để dảm nhiệm một chức vụ cú pháp nào đó, trước và sau DT còn có thêm một số từ ngữ phụ. Những từ ngữ này cùng với DT tạo thành một cụm, đó là cụm DT) . 
 Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới.
HĐ của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
 - MT: HS nắm được khái niệm cụm DT và chức năng ngữ pháp của cụm danh từ. 
 - PP, KTDH: Nêu và giải quyết vấn đề, phân tích, tổng hợp, thảo luận nhóm, 
- NLHT: Thu thập, xử lí thông tin, sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, chia sẻ, ...
* HS đọc VD trên bảng phụ
 ? Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho những từ ngữ nào?
? Các từ ngày, vợ chồng, túp lều thuộc từ loại gì?
? Các từ xưa, hai, ông lão đánh cá, nát trên bờ biển, một là loại từ gì?
? Tổ hợp từ: ngày xưa, có hai, vợ chồng ông lão bao gồm những từ loại nào?
- DT và các từ ngữ bổ sung ý nghĩa cho DT. Đó là cụm DT.
? Vậy thế nào là cụm DT?
 So sánh các cách nói sau:
? Nếu nói: túp lều với một túp lều, cách nói nào đầy đủ hơn?
- GV cho HS tiếp tục so sánh các cụm từ còn lại
HS thảo luận nhóm đôi 2 phút.
? Em hãy rút ra nhận xét về nghĩa của cụm DT so với nghĩa của một DT?
- Nghĩa của cụm DT đầy đủ hơn nghĩa của một DT. Cụm DT càng phức tạp (số lượng phụ ngữ càng nhiều) thì nghĩa của cụm DT càng dầy đủ.
 Bài tập nhanh :
Cho danh từ: thước kẻ, em hãy tạo thành một cụm danh từ. Sau đó đặt câu với cụm từ đó.
? Nhận xét về vai trò ngữ pháp của cụm danh từ ?
? Thế nào là cụm DT, đặc điểm và vai trò của cụm danh từ trong câu?
 Tiết 2
 - MT: HS nắm được Cấu tạo đầy đủ của cụm danh từ.
 - PP, KTDH: Nêu và giải quyết vấn đề, phân tích, tổng hợp, thảo luận nhóm, 
- NLHT: Thu thập, xử lí thông tin, sử dụng ngôn ngữ,hợp tác, chia sẻ, ...
- HS thảo luận nhóm theo bàn để tìm các cụm DT trong câu trên và điền vào bảng mô hình.Chỉ rõ các phụ ngữ đứng trước và sau DT?
- Các nhóm báo cáo kết quả, GV gọi bổ sung.
? Hãy phân loại những phụ ngữ đứng trước và những phụ ngữ đứng sau . Cho biết chúng mang ý nghĩa gì?
 HS thảo luận nhóm theo bàn để điền cấu tạo của các cụm DT vừa tìm đc vào bảng mô hình : 
? Nhận xét cụm DT gồm mấy phần? Ý nghĩa từng phần?
- Mô hình cụm danh từ ( đầy đủ)
Phần trước
(PN trước)
Phần trung tâm
 Phần sau
 (PNsau)
t2 t1
 T1 T2
s1 s2
 Lưu ý: Đôi khi CDT không có cấu tạo đầy đủ như trên
 Phần trước
Phần trung tâm
- VD: Cả hai gia đình, tất cả mọi người
Phần trung tâm
Phần sau
-VD: tỉnh này, em học sinh chăm ngoan ấy
I. Cụm danh từ là gì?
1. Khái niệm : 
 Từ được bổ 
sung ý nghĩa 
Từ bổ sung ý nghĩa
- Ngày
- vợ chồng 
DT
- túp lều
- xưa phụ 
- hai từ,
ông lão đánh cá phụ
- nát trên bờ biển ngữ
- một
-> Cụm DT là tổ hợp từ gồm DT và các từ bổ sung ý nghĩa cho DT đó. 
2. Đặc điểm:
 - túp lều / một túp lều
 DT cụm DT
 - một túp lều / một túp lều nát
 cụm DT cụm DT phức tạp
- một túp lều nát / một túp lều nát trên bờ biển cụm DT phức tạp hơn
-> Cụm DT có ý nghĩa đầy đủ, cấu tạo phức tạp hơn DT
* Đặt câu
- Cụm DT: Cái thước kẻ này.
- Câu: Cái thước kẻ này làm bằng nhựa
-> Cụm DT hoạt động trong câu giống như một danh từ
 Ghi nhớ 1: sgk- T/117
II. Cấu tạo của cụm Danh Từ: 
1. Tìm hiểu VD 
* Các cụm danh từ trong câu:
- Làng ấy.
- Ba thúng gạo nếp.
- Ba con trâu đực.
- Ba con trâu ấy. 
- Chín con
- Năm sau
- Cả làng.
* Các phụ ngữ:
- PN đứng trước: 
+ cả: chỉ số lượng ước chừng
+ ba: chỉ số lượng chính xác
- PN đứng sau: 
+ ấy: chỉ vị trí để phân biệt
+ đực, nếp: chỉ đặc điểm 
GV: Phần trung tâm của cụm DT là một từ ghép sẽ tạo thành TT1 và TT2. TT1 chỉ đơn vị tính toán, chỉ chủng loại khái quát, TT2 chỉ đối tượng cụ thể. VD : thúng gạo
 (TT1) (TT2)
* Mô hình cụm danh từ
 Phần 
trước
 Phần
 tâm 
trung
 Phần 
sau
t2
t1
TT1
TT2
s1
s2
 làng
ấy
 ba
thúng
gạo
nếp
 ba
con
trâu
đực
 ba
 con
trâu
ấy
 chớn
 con
năm 
sau
 cả 
 làng
 * Nhận xét:
- Cụm DT gồm ba phần:
 + Phần TT: DT đảm nhiệm
 + Phần phụ trước: phụ ngữ bổ nghĩa cho DT về số lượng
 + Phụ sau: nêu đặc điểm của DT hoặc xác định vị trí của DT ấy trong không gian và thời gian
* Ghi nhớ: SGK - Tr 118 
Hoạt động 3. Luyện tập ( Tiết 1)
 GV cho hs làm việc theo nhóm
Gọi HS lên bảng làm bài
Bài 1: Đọc và tìm các cụm DT
 a. Một người chồng b. Một lưỡi búa c. Một con yêu tinh ở trên núi
Bài 2: Điền vào mô hình
 Luyện tập (Tiết 2).
Bài 3: Tìm phụ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống
 Lần lượt thêm: rỉ. ấy, đó hoặc: ấy, lúc nãy, ấy
 Bài 4. Cho HS tìm các cụm danh từ trong truyện “ Ếch ngồi đáy giếng” 
Hoạt động 4.Vận dụng. Viết đoạn văn nói về ước mơ của em trong đó có 3 cụm danh từ ( gạch chân các cụm danh từ) 
Hoạt động5. Tìm tòi, mở rộng.
 - Học bài, thuộc ghi nhớ. Hoàn thiện bài tập.
 - Chuẩn bị bài Chân, tay, tai ,mắt ,miệng
- Sưu tầm từ các câu tục ngữ, ca dao có chứa cụm danh từ.
Tuần 11, tiết 44
Ngày soạn: /10/2020
Ngày dạy: /10/2020
 TRẢ BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Về kiến thức: Hs nhận rõ ưu nhược điểm trong bài làm của mình; sửa lỗi rút kinh nghiệm cho bài làm tiếp theo .
2. Về kĩ năng: Rèn cho HS kĩ năng nhận ra nhược điểm , ưu điểm của mình qua phần nhận xét chung của GV về bài làm của mình và của bạn bè xung quanh
3. Thái độ: Có ý thức tự trau dồi kiến thức để thúc đẩy bài làm sau được tốt hơn. 
 Định hướng năng lực, phẩm chất:	
- Năng lực: Tự học, giao tiếp, hợp tác, GQVĐ, sử dụng ngôn ngữ. 
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm. 	
B. Chuẩn bị	
1. Thầy : Phân loại bài kiểm tra.
2. Trò: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn.
C. Tiến trình tổ chức các các hoạt động trên lớp
*Hoạt động khởi động 
1. Ổn định tổ chức (1’): Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp học, nền nếp, sách vở ..
2. Khởi động vào bài mới (4’)	
-Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ, chuẩn bị bài mới của HS; Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS.
-PP, KT: Trò chơi hát truyền thông điệp.
-Hình thức tổ chức: cả lớp/cá nhân.	
-Định hướng NL, PC: GQVĐ và thu thập thông tin, tự lập, tự giác.
 +GV cho HS đứng tại chỗ vừa hát vừa vỗ tay bài hát “Một con vịt xòe ra hai cái cánh” và truyền thông điệp.
+Luật chơi: bài hát kết thúc ở hs nào, hs đó thực hiện nhiệm vụ trả lời câu hỏi:
?Thế nào là số từ, lượng từ? Phân biệt số từ với lượng từ?
HS lên bảng trình bày, HS khác phản hồi, GV nhận xét.
*Hoạt động trả bài .
HĐ của GV, HS
Nội dung cần đạt
Y/c HS nhắc lại đề bài
Công bố đáp án
GV trả bài và nhận xét chung, riêng tứng HS
Y/c HS sửa lỗi
GV đọc 1-3 bài hay	
I. Đề bài.
II. Trả bài.
III. Nhận xét:
1. Ưu điểm:
Câu 1: hầu hết HS đều làm tốt.
Câu 3 đặt câu và câu 4 viết đoạn văn phần lớn các em đều đảm bảo đặt câu đúng ngữ pháp, ngắn gọn dễ hiểu, viết đoạn bước đầu đã chọn được chủ đề phù hợp và hình thành đoạn văn khá mạch lạc, nội dung khá tốt.
- Biết xác định từ ghép – láy.
2. Nhược điểm: 
Câu 2: nhiều bạn nhầm lẫn từ cây cỏ là từ láy.
Câu 3: một số bạn đặt câu sai ngữ pháp 
Câu 4: 
- Đoạn văn quá dài so với yêu cầu (6 – 8 dòng). 
- Không gạch chân các DT trong đoạn. - Tạo dựng đoạn văn có nội dung chưa hay, chỉ chú trọng vào đưa các danh từ vào đoạn.
- Mắc lỗi chính tả (ch –tr, n – l, d – gi,...) và lỗi viết tắt, viết số trong bài kiểm tra.
- Cẩu thả, gạch xóa nhiều.
IV. Sửa lỗi
V. Đọc bài hay
*Hoạt động vận dụng
 HS tự làm lại những câu sai trong bài kiểm tra.
 Tham khảo những bài điểm cao.
*Hoạt động tìm tòi & mở rộng
- Nắm chắc kiến thức về tiếng Việt và tóm tắt chúng theo sơ đồ vào sổ ghi nhớ.
- Tiếp tục ôn tập, tìm thêm kiến thức nâng về từ nhiều nghĩa, cách phân biệt từ láy và từ ghép (Sách Ngữ văn 6 nâng cao)
- Chuẩn bị văn bản : Chân, tay, tai, mắt, miêng
 Duyệt giáo án tuần 11
Tuần 12, tiết 45
Ngày soạn: 22 /11/2020
Ngày dạy: 23 /11/2020
HDĐT: CHÂN, TAY, TAI, MẮT, MIỆNG
( Truyện ngụ ngôn )
A. Mục tiêu cần đạt 
1. Về kiến thức: HS trình bày được 
- Đặc điểm thể loại ngụ ngôn trong văn bản “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”.
- Nét đặc sắc của truyện: cách kể ý vị với ngụ ý sâu sắc khi đúc kết bài học về sự đoàn kết .
2. Về kĩ năng
- Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản ngụ ngôn theo đặc trưng thể loại .
- Phân tích, hiểu ngụ ý của truyện. Kể lại được truyện.
3. Về thái độ
- Cần phải biết đóng góp sức mình vào công việc chung của tập thể, cộng đồng.
- Hành động ứng xử phải mang tính nhân văn mình vì mọi người. Khoan dung, chí công vô tư.
 Định hướng năng lực, phẩm chất
- Năng lực: Đọc diễn cảm, đọc – hiểu, cảm thụ văn học, thẩm mĩ, hợp tác. 
- Phẩm chất: Sống nhân ái, trách nhiệm.
B. Chuẩn bị 
1. Thầy: KHBH, video truyện “Bó đũa”.
2. Trò : Chuẩn bị bài theo hướng dẫn.
C. Tiến trình tổ chức các các hoạt động trên lớp
*Hoạt động 1. Khởi động 	
1. Ổn định tổ chức (1’): Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp học, nền nếp, sách vở ..
2. Khởi động vào bài mới (4’)	
-Mục tiêu: Gợi động cơ gây hứng thú cho h/s; tạo tình huống có vấn đề.
-PP- KT : PP trực quan, nêu vấn đề, kĩ thuật đặt câu hỏi.	
- Hình thức tổ chức: cả lớp
- NL, PC hướng tới: Quan sát, cảm thụ; đoàn kết, trách nhiệm
? Em đã từng nghe truyện “Bó đũa” chưa? Hãy kể lại cho cô và các bạn nghe.
- HS kể. (HS không kể được, GV chiếu video truyện)
? Truyện cho em hiểu ra điều gì?
- HS trả lời, GV kiểm chứng sự đồng thuận của cả lớp rồi dẫn vào bài.
 *Hoạt động hình thành kiến thức mới 
I. Đọc và tìm hiểu chung
 -Mục tiêu: Giúp h/s hiểu những nét chung về sự việc, nhân vật, PTBĐ của văn bản.
-PP, KT: Nêu vấn đề; Đặt câu hỏi, trình bày.
-Hình thức tổ chức: nhóm.
-Định hướng NL, PC: Đọc – hiểu, hợp tác; Trách nhiệm, chăm chỉ.
-Dự kiến thời gian (5’)	
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
-Yêu cầu HS đọc phân vai
-GV kiểm tra việc sản phẩm của 3 nhóm (thể loại, ptbd, nhân vật, bố cục)
-Gọi đại diện 1 nhóm lên trình bày.
-Nhóm khác đối chiếu, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt.
-HS đọc phân vai.
-Đại diện nhóm lên trình bày.
-Nhóm khác đối chiếu, nhận xét, bổ sung.
1. Đọc, kể tóm tắt
*Đọc.
* Chú thích (sgk)
2. Tìm hiểu chung
- Thể loại: Truyện ngụ ngôn
- PTBĐ: Tự sự + miêu tả
- Bố cục: 3 phần: 
 + Từ đầu đến kéo nhau về Þ Chân Tay, Tai, Mắt so bì, tị nạnh với Miệng.
+ Còn lại Þ Kết cục của sự so bì ấy và cách khắc phục hậu quả
- Nhân vật: Các nhân vật đều là những bộ phận cơ thể người được nhân hoá.
-> mượn chuyện các bộ phận cơ thể người để nói về chuyện con người.
II. Phân tích
 -Mục tiêu: Giúp h/s hiểu được tác hại của sự so bì của Chan Tay Tai Mắt với lão Miệng.
-PP, KT: Nêu và GQVĐ, gợi mở, thảo luận nhóm; Đặt câu hỏi, động não, lắng nghe và phản hồi tích cực.
-Hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm.
-Định hướng NL, PC: Đọc – hiểu, hợp tác; Trách nhiệm, chăm chỉ, yêu nước.
-Dự kiến thời gian (25’)	
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
? Tác giả giới thiệu ntn về quan hệ của 5 nhân vật?
? Đang sống hòa thuận, bỗng xảy ra chuyện gì 
-Yêu cầu HS thảo luận theo 4 nhóm (cá nhân 3’, thảo luận nhóm 5’). GV phát phiếu học tập: 
 (1) Tìm chi tiết miêu tả cử chỉ, hành động, lời nói của các nhân vật trong cuộc so bì giữa CTTM và lão Miệng?
(2) NT được sử dụng trong đoạn này?
(3) Qua cuộc so bì của các nv, em nhận ra tính cách nào của các nhân vật ấy?
-Quan sát HS làm việc, tháo gỡ khó khăn cho HS.
-Hướng dẫn các nhóm báo cáo, nhận xét chéo.
-GV chuẩn hóa kiến thức 
? Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến sự so bì, ghen tị của Chân, Tay, Tai, Mắt?
? Lòng ghen tị ấy của họ có hợp lí không? Vì sao?
? Hành động và thái độ vội vã, chủ quan của CTTM, đã dẫn đến hậu quả gì ? Tìm những chi tiết thể hiện điều đó ? 
? NT miêu tả và BPTT nào được sử dụng? 
 Tác dụng?
? Ai là người đầu tiên phát hiện ra sai lầm? Tìm chi tiết ? 
? Lời nói của bác Tai có ý nghĩa gì ?
GV : bác Tai chính là người nhận ra đầu tiên sai lầm, nóng vội của 4 người (vì bác chuyên lắng nghe) . 
? Từ thái độ ăn năn họ đã đi đến quyết định gì và hành động gì? Hãy tìm chi tiết?
? Nhận xét về cách sửa sai của CTTMM ?
? Cách sửa sai này đã chứng tỏ sự thay đổi nào trong tư duy của các nhân vật CTTM?
?Em nhận ra NT gì được sử dụng trong toàn truyện để thể hiện ngụ ý của dân gian?
GV: ẩn dụ là 1 BPNT mà người viết đã ẩn đi ý nghĩa sâu xa của sự việc dưới lớp vỏ bọc bên ngoài. 
* HS thảo luận nhóm đôi (2’)
? Nhờ nghệ thuật ẩn dụ, em hiểu ra được những bài học gì từ câu chuyện?
 (VD: không nên ganh tị; nhìn nhận vấn đề toàn diện; hợp tác và tôn trọng lẫn nhau; đoàn kết; có tinh thần tập thể, )
HS trả lời
-Tạo nhóm theo yêu cầu, cử nhóm trưởng, thư kí. 
-Cá nhân làm việc, ghi kết quả vào phiếu học tập.
-Chia sẻ trong nhóm, thống nhất ý kiến và ghi vào bảng lớn.	
-Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét.
HS nêu suy nghĩ, HS khác nhận xét
-HS tìm chi tiết
-HS xác định
-HS phát hiện
-Nêu cảm nhận
-Tìm chi tiết
-Nêu cảm nhận
-HS phát hiện
- HS thảo luận, trả lời ra giấy bằng những cụm từ ngắn gọn – HS dán giấy lên bảng.
1. Sự so bì của Chân, Tay, Tai, Mắt với lão Miệng
- Từ xưa vẫn sống thân thiết.
- Chân, Tay, Tai, Mắt bất bình so bì, tị nạnh với lão Miệng
Chân, Tay, Tai, Mắt
Lão Miệng
Cử chỉ, hành động, lời nói
- Cô Mắt: than thở (lão chẳng làm gì cả, chỉ ngồi ăn không chúng ta đừng làm gì nữa)
- Cậu Chân, cậu Tay, bác Tai đồng tình, hưởng ứng
- Hăm hở đến nhà lão Miệng
- Nói thẳng với lão: “Từ nay chúng tôi không làm để nuôi ông nữa”
-> Quyết định đình công đòi bình đẳng
-Ngạc nhiên
-“Có chuyện gì muốn bàn với nhau thì hãy vào nhà đã, làm gì mà nóng thế?
-> muốn được giải thích
NT: nhân hóa, đối lập, chi tiết kể sinh động
Thái độ
Thẳng thắn, nóng vội, chủ quan
Bình tĩnh, ôn hòa.
- Nguyên nhân: Do Chân, Tay, Tai, Mắt cho rằng họ phải làm việc quanh năm còn lão Miệng thì không phải làm gì lại được ăn, được nói.
-> Lòng ghen tị xuất phát từ cái nhìn bề ngoài mà chưa nhìn ra sự thống nhất chặt chẽ bên trong.
2. Hậu quả của ghen tị và cách khắc phục
* Hậu quả:
- “cả bọn thấy mệt mỏi, rã rời”
- Cậu Chân, Tay: “không muốn cất mình chạy nhảy”
- Cô Mắt: “ lờ đờ’, “nặng trĩu”
- Bác Tai: lúc nào cũng ù ù như xay lúa
- Lão Miệng: nhợt nhạt cả hai môi, hai hàm khô rang không muốn nhếch mép
+ NT: tưởng tượng, miêu tả hấp dẫn, so sánh, từ láy gợi hình
à Cả bọn đều mệt mỏi, không còn sức sống -> hậu quả tất yếu, thích đáng.
* Cách khắc phục sai lầm:
- Bác Tai: “Lão Miệng có ăn chúng ta mới khỏe khoắn được”
-> Ăn năn, hiểu vấn đề, khẳng định sự thống nhất chặt chẽ giữa các bộ phận khác nhau trong cơ thể con người.
-Cách sửa sai: “vực lão Miệng dậy”, “đi tìm thức ăn”; “thân mật sống với nhau, không ai tị ai cả”
+ NT: kết cấu đầu cuối tương ứng
-> Sửa sai kịp thời, thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó
à Sửa chữa sai lầm nhờ vào việc hiểu ra bản chất bên trong của sự việc, hiện tượng.
* Bài học:
+ NT: ẩn dụ
- Không nên so bì, ganh tị.
- Trong một tập thể, mỗi cá nhân không thể sống tách biệt mà phải nương tựa, gắn bó, hợp tác và tôn trọng lẫn nhau để cùng tồn tại và phát triển.
- Cần có cái nhìn toàn diện, đánh giá đúng mình, đúng người
III. Tổng kết
 -Mục tiêu: HS khái quát kiến thức về nội dung, nghệ thuật
 -PP và KT: Nêu và giải quyết vấn đề, đặt câu hỏi, động não.	
-Hình thức tổ chức: cá nhân.
-Định hướng NL, PC: Cảm thụ; Trách nhiệm, chăm chỉ.
-Dự kiến thời gian (5’)	
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
? Truyện đã sử dụng đặc sắc nghệ thuật gì ?
? Nêu nội dung, ý nghĩa của văn bản ?
Gv kết luận
HS trả lời hoặc phản hồi
1. Nghệ thuật
- Xây dựng nhân vật độc đáo bằng biện pháp nhân hóa, ẩn dụ.
- Tưởng tượng, hư cấu khéo léo.
- Lời văn kể, tả hấp dẫn, sinh động.
- Kết cấu đầu cuối tương ứng.
2. Nội dung
Trong một tập thể, mỗi cá nhân không thể sống tách biệt mà phải nương tựa, gắn bó với nhau để cùng tồn tại; do đó phải biết hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau.
*Hoạt động 3. Luyện tập
 -Mục tiêu: Giúp HS củng cố, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng bài học.
-PP- KT : Luyện tập, trò chơi AI NHANH HƠN.	
-Hình thức tổ chức: cá nhân
 -NL, PC hướng tới: GQVĐ, tự tin, trách nhiệm.
-Dự kiến thời gian: 5’	
GV nêu yêu cầu, 3 đội (dãy) tích cực tham gia, mỗi câu trả lời đúng ghi được 10 điểm cho đội.
? Tìm những câu tục ngữ, thành ngữ dân gian có nội dung nói về tinh thần đoàn kết.
- Chia rẽ thì chết, đoàn kết thì sống.
- Một cây làm chẳng .
- Trâu có đàn, bò có lũ; Bầu ơi .; Nhiễu điều .
 GV công bố kết quả và khen ngợi đội thắng.
*Hoạt động vận dụng (về nhà)
- Hãy kể một số tình huống trong cuộc sống có nội dung như câu chuyện giữa “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”?
- Theo em, lối suy nghĩ đó sẽ dẫn tới hậu quả sai lầm như thế nào trong cuộc sống?
- Nếu bạn em là người có tính ganh tị mù quáng như các nhân vật trong truyện, em sẽ làm gì để khuyên nhủ bạn?
*Hoạt động tìm tòi & mở rộng 
- HS tìm đọc thêm các câu chuyện ngụ ngôn mượn chuyện con vật, đồ vật, để khuyên răn con người về tinh thần đoàn kết.
- Chuẩn bị : Treo biển 
***********************************
Tuần 12, tiết 46
Ngày soạn: 22 /11/2020
Ngày dạy: 24 /11/2020
 TREO BIỂN
 (Truyện cười)
A. Mục tiêu cần đạt :
1. Về kiến thức : HS hiểu và trình bày được
- Khái niệm truyện cười.
- Đặc điểm truyện cười với nhân vật, sự kiện, cốt truyện.
- Cách kể hài hước về người hành động không suy xét, không có chủ kiến trước những ý kiến của người khác.
- Chế giễu, phê phán những người có tính hay khoe khoang, hợm hĩnh chỉ làm trò cười cho thiên hạ.
- Những chi tiết miêu tả điệu bộ, hành động, ngôn ngữ của nhân vật lố bịch, trái tự nhiên.
2. Về kĩ năng
- Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản truyện cười.
- Phân tích chi tiết gây cười và ngụ ý của truyện. Kể lại câu chuyện.
3. Về thái độ
 Tự xây dựng lối sống cho mình: Biết lắng nghe người khác và biết chắt lọc ý kiến, cần óc chủ kiến của mình; không khoe khoang một cách lố bịch, biết tự trọng.
 Định hướng năng lực, phẩm chất: 
-Năng lực: Đọc diễn cảm, đọc – hiểu, cảm thụ văn học, thẩm mĩ, hợp tác. 
-Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ, khiêm tốn, trung thực 
 B. Chuẩn bị:
- Thầy : KHBH, bảng nhóm...
- Trò : Vở ghi, sgk, chuẩn bị bài.
C. Tiến trình tổ chức các các hoạt động trên lớp
*Hoạt động khởi động 	
1. Ổn định tổ chức (1’): Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp học, nền nếp, sách vở ..
2. Khởi động vào bài mới (4’)	
-Mục tiêu: Gợi động cơ gây hứng thú cho h/s; tạo tình huống có vấn đề.	
-PP- KT : Trò chơi hát truyền thông điệp, bài hát “Bụi phấn”	
- Hình thức tổ chức: cả lớp/cá nhân.	
- NL, PC hướng tới: Quan sát, cảm thụ; sống nhân ái, trách nhiệm	
+GV yêu cầu HS hát tập thể bài ”Bụi phấn” và truyền thông điệp.
+Bài hát kết thúc ở HS nào, hs đó thực hiện nhiệm vụ:
?Hãy kể lại 1 câu chuyện cười mà em biết?
HS trình bày, GV nhận xét và kết nối vào bài mới
*Hoạt động hình thành kiến thức mới
A. VĂN BẢN: TREO BIỂN (25’) 
I. Đọc và tìm hiểu chung
-Mục tiêu: Giúp h/s hiểu những nét chính về truyện cười.
-PP, KT: Nêu và GQVĐ, thảo luận nhóm; Đặt câu hỏi, sơ đồ tư duy.
-Hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm.
-Định hướng NL, PC: Đọc – hiểu, hợp tác; Trách nhiệm, chăm chỉ.
-Dự kiến thời gian (3’)
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
- HD HS đọc: Giọng vui vẻ, hài hước
- Đọc mẫu - Gọi HS đọc văn bản.
*Kiểm tra sản phẩm sđtd về tác phẩm (Thể loại, xuất xứ, thể loại, PTBĐ, bố cục).
-Gọi 1 nhóm báo cáo sản phẩm, các nhóm khác nhận xét
-GV nhận xét và chốt kiến thức	
HS đọc, HS khác nhận xét
-Treo sản phẩm.
-Báo cáo sản phẩm	
-Nhận xét, bổ sung, hoàn thiện sản phẩm
 1. Đọc, tóm tắt, tìm hiểu chú thích.
* Đọc.
* Chú thích : (sgk)
2. Tìm hiểu chung
*Thể loại : Truyện cười
- Kể về hiện tượng đáng cười trong cuộc sống.
- Tạo ra tiếng cười mua vui hay phê phán những thói hư tật xấu trong XH.
*PTBĐ: TS + MT.
*Ngôi kể: Ngôi thứ ba.
* Thứ tự: thời gian.
*Bố cục: Chia làm 3 phần.
- Phần 1: Đầu .... cá tươi: Treo biển bán hàng
- Phần 2: Tiếp .... làm gì nữa ? : Chữa biển
- Phần 3: Còn lại : Cất biển
II. Phân tích
 -Mục tiêu: Giúp h/s hiểu được cái đáng cười của người không tự chủ, thiếu suy nghĩ.
-PP, KT: Nêu vấn đề, hoạt động nhóm; Đặt câu hỏi, động não, trình bày.
-Hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm.
-Định hướng NL, PC: Đọc – hiểu, hợp tác; trung thực, trách nhiệm.
-Dự kiến thời gian (20’)	
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
? Nhà hàng treo tấm biển có nội dung gì? Mục đích?
? Tấm biển này thông báo những nội dung nào?
? Nhận xét về nội dung thông báo của tấm biển này? 
-Yêu cầu HS thảo luận theo 4 nhóm (cá nhân 2’, thảo luận nhóm 3’), KT khăn phủ bàn.
? Nêu những ý kiến tham gia góp ý cho nhà hàng? 
? Tác giả sử dụng nghệ thuật nào? Thái độ, cách thức những người góp ý ra sao?
?Nhận xét về cách góp ý của họ?
-Quan sát HS làm việc 
-Hướng dẫn các nhóm báo cáo, nhận xét chéo.
-GV chuẩn kiến thức.	
 ? Trước những lời khuyên đó nhà hàng đã làm gì?
? Em có nhận xét gì về ông chủ cửa hàng?
? Sau các lần góp ý tấm biển có gì đặc biệt?
? Tiếng cười bật ra từ đâu ? Vì sao ?
- GV: Câu chuyện đẩy lên 1 bước, tiếng cười bật ra khi người đọc thấy tấm biển chỉ còn chữ cá tối nghĩa .
? Trước ý kiến cuối cùng, chủ cửa hàng đã làm gì ?
? Cảm nhận của em về người chủ cửa hàng ở đây ?
? Việc nào là đáng cười nhất? Vì sao?
? Truyện phê phán điều gì?
? Bài học nào em rút ra được từ câu chuyện này ?
-HS trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung
-Nêu cảm nhận
-Tạo nhóm theo yêu cầu. 
-Cá nhân làm việc, ghi kết quả vào phiếu học tập.
-Chia sẻ trong nhóm và ghi vào bảng nhóm.	
-Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét.
-HS trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung
-HS nêu ý kiến
-Nêu câu trả lời hoặc nhận xét
Nêu suy nghĩ
-Nêu cảm nghĩ
1. Treo biển (Tấm biển của nhà hàng).
- Nội dung tấm biển: Ở đây có bán cá tươi.
- Mục đích : Quảng cáo, giới thiệu sản phẩm để bán
- Có 4 nội dung : 
+ Ở đây: Trạng ngữ chỉ địa điểm (nơi bán hàng )
+ Có bán: Chỉ công việc của nhà hàng
+ Cá: Danh từ chung chỉ thứ hàng được bán
+ Tươi : Chỉ chất lượng sản phẩm
 -> Tấm biển đầy đủ nội dung, trọn vẹn ý nghĩa, đáp ứng đầy đủ thông tin cần thiết cho người mua nên không thể thêm bớt bất cứ một từ nào.
2. Chữa biển.
a, Lời góp ý:
* Có 4 ý kiến đóng góp cho nhà hàng:
- Ý kiến 1: Nhà này quen bán cá ươn hay sao mà phải đề biển là cá “ tươi”.
- Ý kiến 2: Người ta chẳng nhẽ ra hàng hoa mua cá hay sao mà phải đề là “ ở đây”.
- Ý kiến 3: ở đây chẳng bán cá thì bày cá ra để khoe hay sao mà phải đề “ có bán”.
- Ý kiến 4: Chưa đi đến đầu phố đã ngửi thấy mùi tanh ai chẳng biết là bán cá còn đề biển làm gì ?
+ NT: liệt kê.
- Thái độ góp ý: Cười bảo 
-> Góp ý đùa cợt không đứng đắn.
b, Nhà hàng chữa biển.
- Nhà hàng vội vã làm theo, lần lượt bỏ các chữ trên tấm biển.
-> Người không có chính kiến, lập trường không vững vàng.
-> Tấm biển chỉ còn một chữ “cá” tối nghĩa, không đủ lượng thông tin cần thiết cho khách hàng.
- Từ lời góp ý cuối cùng: bỏ nốt từ “ cá”
 -> hạ biển cất đi.
- Vì các ý kiến của người khách tưởng có lí nhưng thực ra lại phi lí.
3. Cất biển
- Trước ý kiến cuối cùng của người khách nhà hàng đã cất tấm biển 
-> Là người thiếu chủ kiến và không suy xét kĩ lưỡng trước một việc làm nào đó.
(Việc cất biển là đáng buồn cười nhất vì điều đó là một việc làm ngớ ngẩn, biến việc treo biển trở thành vô nghĩa , thủ tiêu nhà hàng và khách hàng.)
=> Phê phán người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét kĩ khi nghe ý kiến của người khác.
- Cần suy nghĩ kĩ trước khi làm bất cứ việc gì và phải có chính kiến riêng của mình.
III. Tổng kết
 -Mục tiêu: HS khái quát kiến thức về nội dung, nghệ thuật
 -PP và KT: Nêu và giải quyết vấn đề, đặt câu hỏi, động não.	
-Hình thức tổ chức: cá nhân.
-Định hướng NL, PC: Cảm thụ; Trách nhiệm, chăm chỉ.
-Dự kiến thời gian (2’)	
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
?Khái quát NT đặc sắc và nội dung chính?
-HS trình bày, nhận xét
1. Nghệ thuật 
- Kể hóm hỉnh, hài hước tạo tiếng cười vui vẻ.
- Ngắn gọn, dễ hiểu, ý nghĩa sâu sắc.
- Nghệ thuật kể chuyện tài tình với biện pháp lặp đi lặp lại các tình huống khiến tiếng cười bật ra ở tình huống cao nhất
2. Nội dung
 Truyện tạo nên tiếng cười vui vẻ, có ý kiến phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét kĩ khi nghe những ý kiến khác 
*Hoạt động 3. Luyện tập	
 -Mục tiêu: Giúp HS củng cố, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng bài học.
-PP- KT : Luyện tập, đặt câu hỏi, động não, trình bày.	
-Hình thức tổ chức: cá nhân
 -NL, PC hướng tới: GQVĐ, thu thập thông tin, tự lập, tự chủ.
-Dự kiến thời gian: 3’	
? Em thích chi tiết nào trong 2 câu chuyện trên? Vì sao?
 Gọi HS trình bày, HS khác nhận xét. GV nhận xét, chốt lại.
*Hoạt động vận dụng: 
? Nếu em là anh chủ cửa hàng bán cá trong câu chuyện, em hãy nêu cách sửa lại cái biển theo ý của mình và giải thích vì sao em sửa như vậy?
? Nếu em có quần áo mới, giày dép mới, xe mới... em sẽ làm gì khi gặp người quen, bạn bè?
*Hoạt động tìm tòi & mở rộng
- Đọc câu chuyện “ Đẽo cày giữa đường”
- Nắm chắc khái niệm truyện cười; nội dung và nghệ thuật 2 truyện cười vừa học.
- Chuẩn bị: Ôn tập truyện dân gian.	
+GV chia lớp làm 4 nhóm và giao nhiệm vụ. Hoàn thành bảng hệ thống các tác phẩm VHGD theo mẫu:
Thể loại	
Cốt truyện
Tên tác phẩm
Nhân vật
Yếu tố kì ảo
Nội dung ý nghĩa
+Tiết học Văn sau, 4 nhóm báo cáo sản phẩm.
Tuần 12, tiết 47
Ngày soạn: 22 /11/2020
Ngày dạy: 25 /11/2020
SỐ TỪ VÀ LƯỢNG TỪ
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 1.Kiến thức: Giúp HS nhận biết, nắm được ý nghĩa, công dụng của số từ và lượng từ.
 2.Kĩ năng: Biết cách dùng số từ, lượng từ trong nói và viết.
 3.Thái độ:Sử dụng đúng Số từ và lượng từ. giữu gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
4. Định hướng năng lực, phẩm chất.
- NL: GQVĐ, hợp tác, thu thập, xử lí thông tin, chia sẻ, 
- PC: Chăm chỉ, trách nhiệm, tự chủ.
B.CHUẨN BỊ
GV: nghiên cứu bài, soạn bài, đọc tài liệu tham khảo, chuẩn bị ĐDDH và bài tập 
HS: học bài cũ ở nhà, đọc trước nội dung bài học.
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Hoạt động 1. Khởi động.
 - Ổn định tổ chức: Lớp trưởng bắt nhịp cho các bạn trong lớp đọc lại 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, học sinh.
GV Viết lời khen cả lớp lên bảng: 
 Tất cả lớp hãy thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
GV GT Bài: Các từ: một, hai, ba, mà các em vừa đọc trong 5 điều Bác Hồ dạy và các từ “ tất cả” trong câu văn cô viết gọi là Số từ và Lượng từ. Để hiểu hơn về hai từ loại này, hôm nay cô cùng các em sẽ tìm hiểu kiến thức mới. Số từ, lượng từ.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
-MT: Nắm được đực điểm của số từ
- PP,KT: Cá nhân, nhóm
- ĐHNL,PC: hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, chăm chỉ.
Thảo luận nhóm. 
1.Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho từ hoặc tổ hợp từ nào trong câu? 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_chuong_trinh_hoc_ki_1_ban_dep.doc