Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 1-37 - Năm học 2020-2021

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 1-37 - Năm học 2020-2021

A- Mục tiêu cần đạt

 1. Kiến thức

 - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết về đề tài giữ nước.

 - Những sự kiện và di tích phản ánh lịch sử đấu tranh giữ nước của cha ông ta được kể trong một tác phẩm truyền thuyết.

 2. Kỹ năng

 - Đọc- hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.

 - Thực hiện thao tác phân tích một vài chi tiết kì ảo trong văn bản

 - Nắm bắt TP thông qua hệ thống các sự việc được kể theo trình tự thời gian

 3. Thái độ. Yêu quý và biết ơn những người có công với đất nước.

4 Định hướng năng lực, phẩm chất. Từ kiến thức, kĩ năng và thái độ phẩm chất, bài học góp phần hình thành cho HS các năng lực: Cảm thụ, sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp, hợp tác,.

 B- Chuẩn bị

 1. Giáo viên: + Soạn bài

 + Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.

 2. Học sinh: + Soạn bài, trả lời các câu hỏi trong SGK

 C Tổ chức các hoạt động dạy- học

HĐ 1. Khởi động

- Cả lớp hát tập thể bài hát ca ngợi về nhà trường hoặc thầy cô, bạn bè.

- Ô ĐTC.

- KTSS.

- KT bài cũ.

 ? Tóm tắt truyện Thánh Gióng và trình bày cảm nhận của em về sự ra đời của Thánh Gióng? Tiếng nói đầu tiên của Gióng?

 

doc 86 trang Hà Thu 30/05/2022 1950
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 1-37 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Tiết 1
Soạn ngày: 5 / 9/2020
Dạy ngày: / / 2020
 THÁNH GIÓNG (Truyền thuyết)
A- Mục tiêu cần đạt	
 1. Kiến thức
 - Hiểu được về : nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết về đề tài giữ nước và những sự kiện, di tích phản ánh lịch sử đấu tranh giữ nước của cha ông ta được kể trong một tác phẩm truyền thuyết.
 2. Kỹ năng
 - Đọc- hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. Tóm tắt được văn bản.
 - Phân tích một số chi tiết kì ảo trong văn bản 
 3. Thái độ. Yêu quý và biết ơn những người có công với đất nước.
4 Định hướng năng lực, phẩm chất. 
- ĐHNL: Cảm thụ, sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp, hợp tác.
- ĐHPC: Tự lập, tự chủ, chăm chỉ, trách nhiệm.
 B- Chuẩn bị
 1. Giáo viên: + Soạn bài. Chuẩn bị tranh ảnh, vi deo và tư liệu liên quan đến truyền thuyết Thánh Gióng và hình ảnh Thánh Gióng ra trận.
 2. Học sinh: + Đọc một số tư liệu giới thiệu về truyền thuyết. Sưu tầm tranh ảnh về hình ảnh Thánh Gióng ra trận.
 + Soạn bài, trả lời các câu hỏi trong SGK
 C Tổ chức các hoạt động dạy- học 
 HĐ 1. Khởi động
- Ổn định tổ chức, KTSS.
- Quan sát tranh trong SGK
- Giáo viên giới thiệu vào bài học.
 Chủ đề đánh giặc cứu nước là chủ đề lớn, cơ bản, xuyên suốt LS văn học VN nói chung, văn học dân gian VN nói riêng. Thánh Gióng là truyện dân gian thể hiện rất tiêu biểu và độc đáo chủ đề này. Đây là một câu chuyện hay và hấp dẫn, lôi cuốn biết bao thế hệ người VN. Điều gì đã làm nên sức hấp dẫn, lôi cuốn của câu chuyện như vậy? Hi vọng rằng bài học hôm nay cô trò chúng ta sẽ giải đáp được thắc mắc đó. 
HĐ2. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của thầy và trò
Yêu cầu cần đạt
- Giáo viên hỏi HS về cách đọc sau đó điều chỉnh và hướng dẫn cách đọc cụ thể.
- Chú thích: cho HS đọc thầm các chú thích trong 1 phút.
? Kể tóm tắt truyện ?
? Nêu hiểu biết của em về truyền thuyết?
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi câu b phần 2: Sắp xếp các chi tiết theo đúng trình tự xuất hiện trong truyền thuyết.
 - Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận
 - GV chốt kiến thức về các sự việc chính trong truyện.
- KT : HS hiểu được Sự ra đời kỳ lạ của Thánh Gióng.
- PP, KT : nêu và QGVĐ, cá nhân, 
- NL, PC : Sử dụng ngôn ngữ, tự chủ, chăm chỉ.
 :? Phần mở đầu truyện ứng với sự việc nào?
? Thánh Gióng ra đời như thế nào?
? Khi ra đời, Gióng là người ntn ?
? Nhận xét về sự ra đời của Thánh Gióng? ( Giống như Sọ Dừa, Thạch Sanh)
? Thánh Gióng cất tiếng nói khi nào?
? Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của TG 
? Em hiểu thế nào về câu nói của TG? Ý nghĩa?
I. Đọc và tìm hiểu chung 
1. Đọc văn bản
2. Tìm hiểu chung về văn bản
* Thể loại: - Truyện dân gian truyền miệng kể về các nhân vật, sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
- Thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo.
- Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật LS. 
* Những sự việc chính:
- Sự ra đời của Thánh Gióng
- Thánh Gióng biết nói và nhận trách nhiệm đánh giặc
- Thánh Gióng lớn nhanh như thổi
- Thánh Gióng vươn vai thành tráng sĩ cưỡi ngựa sắt đi đánh giặc và giành chiến thắng.
- Vua phong TG là Phù Đổng Thiên Vương và những dấu tích còn lại của Thánh Gióng.
II. Phân tích :
 1. Sự ra đời của Thánh Gióng:
- Bà mẹ ướm chân vào vết chân lạ -> thụ thai 12 tháng mới sinh.
- Cậu bé lên 3 không nói, không cười, không biết đi;
à Xuất thân bình dị nhưng rất khác thường, kì l. Sự ra đời kì lạ, bí ẩn.
2. Sự trưởng thành của Thánh Gióng và khi Thành Gióng ra trận đánh giặc:
 * Khi nghe tiếng sứ giả kêu gọi người tài giỏi đánh giặc cứu nước " mẹ ra mời sứ giả vào cho con thưa chuyện"
- Lời nói rõ ràng, dứt khoát, cứng cỏi. 
-> Tiếng nói đầu tiên của Thánh Gióng là tiếng nói đòi đánh giặc, tiếng nói yêu nước => Khi có giặc ngoại xâm thì tất cả mọi người đều phải đáp ứng lời kêu gọi của tổ quốc.
 HĐ 3. Luyện tập:
Kể lại câu chuyện bằng lời văn của em.
Viết một đoạn văn có sử dụng yếu tổ miêu tả về cảnh thiên nhiên mùa thu.
HĐ 4. Vận dụng.
 Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về sự ra đời của Thành Gióng.
HĐ. Tìm tòi và mở rộng
 - Học bài, thuộc ghi nhớ.
 - Sưu tầm các tranh ảnh, tư liệu nói về Thánh Gióng.
 - Tiếp tục tìm hiểu câu chuyện.
Tuần 1 Tiết 2
Soạn ngày: 5/ 9 /2020
Dạy ngày: 8 / 9 / 2020
 THÁNH GIÓNG (Truyền thuyết)
A- Mục tiêu cần đạt	
 1. Kiến thức
 - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết về đề tài giữ nước.
 - Những sự kiện và di tích phản ánh lịch sử đấu tranh giữ nước của cha ông ta được kể trong một tác phẩm truyền thuyết.
 2. Kỹ năng
 - Đọc- hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
 - Thực hiện thao tác phân tích một vài chi tiết kì ảo trong văn bản
 - Nắm bắt TP thông qua hệ thống các sự việc được kể theo trình tự thời gian 
 3. Thái độ. Yêu quý và biết ơn những người có công với đất nước.
4 Định hướng năng lực, phẩm chất. Từ kiến thức, kĩ năng và thái độ phẩm chất, bài học góp phần hình thành cho HS các năng lực: Cảm thụ, sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp, hợp tác,...
 B- Chuẩn bị
 1. Giáo viên: + Soạn bài
 + Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
 2. Học sinh: + Soạn bài, trả lời các câu hỏi trong SGK
 C Tổ chức các hoạt động dạy- học 
HĐ 1. Khởi động
- Cả lớp hát tập thể bài hát ca ngợi về nhà trường hoặc thầy cô, bạn bè.
- Ô ĐTC.
- KTSS.
- KT bài cũ.
 ? Tóm tắt truyện Thánh Gióng và trình bày cảm nhận của em về sự ra đời của Thánh Gióng? Tiếng nói đầu tiên của Gióng?
 HĐ 2. HĐ2. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của thầy và trò
Yêu cầu cần đạt
- KT : HS hiểu được Sự trưởng thành đặc biệt của TG vàtinh thần chiến đấu dũng cảm quật cườngcủa TG.
- PP, KT : nêu và QGVĐ, cá nhân, nhóm.
- ĐH NL, PC : Sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, tự chủ, chăm chỉ.
Thảo luận 4 nhóm. Thời gian 7 phút
Tìm những chi tiết tái hiện hình ảnh Thánh Gióng khi ra trận?
Nhận xét về vũ khí đánh giặc của Thánh Gióng?
Thánh Gióng là nhân vật như thế nào?
- GV giao nhiệm vụ. HS thực hiện. Sau đó, gọi HS báo cáo sản phẩm và nhận xét, bổ sung.GV chốt kiến thức. Đánh giá sản phẩm của từng nhóm.
? Câu chuyện kết thúc bằng sự việc gì?
? Vì sao tan giặc Gióng không về triều để nhận tước lộc mà lại bay về trời?
 GV ; Đây là sự ra đi thật kì lạ mà cùng thật cao quí, chứng tỏ Gióng không màng danh lợi, đồng thời cho chúng ta thấy thái độ của nhân dân ta đối với người anh hùng đánh giặc cứu nước. ND yêu mến, trân trọng muốn giữ mãi hình ảnh của người anh hùng nên đã để Gióng về với cõi vô biên, bất tử. Bay lên trời Gióng là non nước, là đất trời, là biểu tượng của người dân Văn Lang.
? Hình tượng TG trong truyện có ý nghĩa gì?
 Mỗi câu truyện truyền thuyết đều liên quan đến sự thật lịch sử.
? Theo em, truyện TG liên quan đến sự thật LS nào?
GV ; Sự thật lịch sử đc phản ánh trong truyện TG là thời đại Hùng Vương. Nước ta thường xuyên phải tham gia các cuộc đấu tranh chống giặc xâm lược phương Bắc. Cùng với sự pt của ngành thủ công nghiệp, nhân dân ta đã chế tạo ra cỏc loại vũ khí để tự vệ 
? Em có nhận xét gì về NT của truyện?
? ND chính của truyện là gì?
II. Phân tích
2. Sự trưởng thành của Thánh Gióng và khi Thành Gióng ra trận đánh giặc:
* Sự trưởng thành của Thánh Gióng:
Chi tiết “ Gióng lớn nhanh như thổi, bà con góp gạo nuôi Gióng, vươn vai thành tráng sĩ ” thể hiện sức mạnh của tinh thần đoàn kết và sự trưởng thành vượt bậc về hùng khí của người anh hùng. Sự lớn mạnh của Gióng có được từ sức mạnh đoàn kết toàn dân.
* Thánh Gióng khi ra trận đánh giặc.
- Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa, phi thẳng đến nơi có giặc, đánh hết lớp này đến lớp khác 
- Gióng đánh giặc không những bằng vũ khí mà bằng cả cỏ cây của đất nước, bằng những gì có thể giết được giặc. Vũ khí rất thô sơ.
 - Tinh thần: Quyết chiến, quyết thắng, xông thẳng vào giặc mà đánh.
- Giặc nhanh chóng tan rã. Thánh Gióng có tinh thân thần chiến đấu quả cảm, quật cường, mưu trí đánh giặc bằng mọi vũ khí. có lòng yêu nước tha thiết, sâu nặng.
3. Thánh Gióng bay về trời:
 - Đây là hành động cao quý. Gióng đánh giặc vỡ lũng yêu nước, căm thù giặc mà không đũi hỏi bổng lộc hay danh lợi.
“Thắng giặc Gióng bay về trời” là sự ra đi phi thường, trở thành hình ảnh bất tử.
* ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng:
- Là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng diệt giặc cứu nước.
- Là người anh hùng mang trong mình sức mạnh cộng đồng trong buổi đầu dựng nước. Đồng thời p/a ước mơ chiến thắng giặc ngoại xâm của DT. Truyền thuyết Thánh Gióng liên quan đến lịch sử chống giặc ngoại xâm thời các vua Hùng
* Cơ sở lịch sử của truyện:
- Cuộc chiến tranh tự vệ ngày càng ác liệt đòi hỏi phải huy động sức mạnh của cả cộng đồng.
- Số lượng và kiểu loại vũ khí của người Việt cổ tăng lên từ giai đoạn Phùng Nguyên đến Đông Sơn.
III. Tổng kết
 1.Nghệ thuật: 
 - Cỏch kể hấp dẫn, sử dụng nhiều yếu tố tưởng tượng kỳ ảo 
 2 .Nội dung:
 - Kể chuyện TG đánh giặc cứu nước, qua đó p/a ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước của ông cha ta.
HĐ 3. Luyện tập:
1. Em thích chi tiết nào nhất trong câu chuyện ? Vì sao? 
2. Dựa vào định nghĩa trong SGK trang 10, em hãy nêu những đặc điểm tiêu biểu của truyện truyền thuyết.
3. Đóng vai một người ở làng Gióng vào thời Hùng Vương thứ sáu, kể lại truyện “Thánh Gióng.”
HĐ 4. Vận dụng.
 Viết một đoạn văn khoảng 10 dòng trình bày suy nghĩ của em về hình ảnh Thành Gióng bay về trời sau khi đánh giặc Ân xâm lược.
HĐ. Tìm tòi và mở rộng
 - Học lại bài học. Đọc thêm “Con Rồng cháu Tiên”
 - Sưu tầm các tranh ảnh, tư liệu nói về Thánh Gióng.
 - Chuẩn bị: Giao tiếp, văn bản và phương thức biếu đạt.
 Tuần 1 Tiết 3,4
Soạn ngày: 5/ 9 /2020
Dạy ngày: 12 / 9 /2020 
 GIAO TIẾP, VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
A. Mục tiêu.
 1. Kiến thức
 - Bước đầu biết về giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt
 - Nắm được mục đích giao tiếp, kiểu văn bản và phương thức biểu đạt.
 - Các kiểu văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận, thuyết minh và hành chính công vụ.
 2. Kỹ năng:
 - Bước đầu nhận biết về việc lựa chọn phương thức biểu đạt phù hợp với mục đích giao tiếp.
 - Nhận ra kiểu văn bản ở một văn bản cho trước căn cứ vào phương thức biểu đạt. 
 3. Thái độ, phẩm chất: Có ý thức giữ gìn và trân trọng vốn từ ngữ tiếng Việt của dân tộc và lựa chọn từ ngữ khi giao tiếp.
4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất.Từ kiến thức, kĩ năng , thái độ và phẩm chất, bài học góp phần hình thành cho HS các năng lực: Giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, hợp tác,...
 B- Chuẩn bị
 1. Giáo viên: + Soạn bài
 + Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
 2. Học sinh: + Soạn bài, trả lời các câu hỏi trong SGK
 C Tổ chức các hoạt động dạy- học 
 HĐ 1. Khởi động
- Ổn định tổ chức, KTSS.
- HS chơi trò chơi. ( Thi kể chuyện sáng tạo bằng các vai khác, kể lại truyện :Thành Gióng hoặc một truyện dân gian khác)
- GVGT bài học. 
 Các em đã được tiếp xúc với một số văn bản ở tiết 1 và 2. Vậy văn bản là gì? Được sử dụng với mục đích giao tiếp như thế nào? Tiết học này sẽ giúp các em giải đáp những thắc mắc đó.
HĐ2. Hình thành kiến thức mới
- KT : Hình thành khái niệm giao tiếp văn bản và phương thức biểu đạt 
- PP, KT : thảo luận nhóm, hoạt động cá nhân, nêu và QGVĐ,..
- NL : Giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, chia sẻ, 
- HS hoạt động tập thể để trả lời các câu hỏi trong SGK 
? Trong đời sống khi có một tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng .. cần biểu đạt cho mọi người biết em làm gì?
? Khi muốn biểu đạt một cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu em làm thế nào?
* GV: Các em nói và viết như vậy là các em đã dùng phương tiện ngôn từ để biểu đạt điều mình muốn nói. Nhờ phương tiện ngôn từ mà mọi người hiểu được điều em muốn nói -> giao tiếp.
- Quan sát câu ca dao trong SGK (c)
? Câu ca dao được sáng tác để làm gì?
? Có thể coi câu ca dao là một văn bản không ?VS?
? Cho biết lời phát biểu của thầy cô hiệu trưởng trong buổi lễ khai giảng năm học có phải là là văn bản không? Vì sao?
? Bức thư em viết cho bạn có phải là văn bản không? Vì sao?
? Trên cơ sở những điều vừa tìm hiểu, em hiểu thế nào là giao tiếp?
? Vậy em hiểu thế nào là văn bản?
HS hoạt động nhóm lớn (10 ph)
- GV treo bảng phụ
- GV giới thiệu 6 kiểu văn bản và phương thức biếu đạt.
- Lấy VD cho từng kiểu văn bản? 
I.Tìm hiểu chung về văn bản và phương thưc biểu đạt:
1. Văn bản là gì?
 a, Phải dựng ngôn từ để nói hoặc viết
b, Suy nghĩ kỹ, soạn thảo thành VB.
c-Câu ca dao khuyên chúng ta phải có lập trường kiên định trong công việc.
- Theo luật thơ lục bát: Gieo vần ên ở tiếng 6 câu sâu và tiếng 6 câu tám
- Rõ ràng, trọn vẹn.
 -> Bài ca dao là một văn bản: nó có chủ đề thống nhất, có liên kết mạch lạc và diễn đạt một ý trọn vẹn
d- Lời phát biểu của thầy cô hiệu trưởng-> - Đây là một văn bản vì đó là chuỗi lời nói có chủ đề, có sự liên kết về nội dung: báo cáo thành tích năm học trước, phương hướng năm học mới.
đ- Bức thư: Là một văn bản vì có chủ đề, có nội dung thống nhất tạo sự liên kết -> đó là dạng văn bản viết.
e- Tất cả đều là VB
VD: Thông báo, đề nghị...
* Giao tiếp: là một hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ
*Văn bản: là một chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp
2. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt:
TT
Kiểu VB , ptbđ
 Mục đích giao tiếp
 Ví dụ
1
Tự sự
Trình bày diễn biến sự việc
Truyện: Con ...tiên, bánh chưng...giày
2
Miêu tả
Tái hiện trạng thái sự vật, con người
Tả con đường làng
3
Biểu cảm
Bày tỏ tình cảm, cảm xúc.
T/c với quê hương
4
Nghị luận
Bàn luận: Nêu ý kiến đánh giá.
 Môi trường, dân số
5
Thuyết minh
Giới thiệu đặc điểm, tính chất, phương pháp.
 thuyết minh thí nghiệm, tà áo dài VN
6
Hành chính
công vụ
Trình bày ý mới quyết định thể hiện, quyền hạn trách nhiệm giữa người và người.
Đơn từ, báo cáo, thông báo, giấy mời.
- Chốt ý: 1- e, 2-d, 3-a, 4-b, 5-c, 6-g.
3.Chú ý.
 GV gọi HS đọc và khắc sâu lại các kiến thức chốt của tiết học.
HĐ 3. Luyện tập:
 HS hoạt động nhóm cặp đôi là bài tập c sgk trang 8.
HĐ 4. Vận dụng.
Các đoạn văn, thơ thuộc phương thức biểu đạt nào?
 a - Tự sự c - Nghị luận
 d - Biểu cảm
b - Miêu tả đ - Thuyết minh
HĐ. Tìm tòi và mở rộng
 - Học lại bài học. 
 - Chuẩn bị: Luyện tập Giao tiếp, văn bản và phương thức biếu đạt.
LUYỆN TẬP GIAO TIẾP, VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
A. Mục tiêu.
 1. Kiến thức
 - Bước đầu biết về giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt
 - Nắm được mục đích giao tiếp, kiểu văn bản và phương thức biểu đạt.
 - Các kiểu văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận, thuyết minh và hành chính công vụ.
 - Vận dụng lí thuyết để thực hành.
 2. Kỹ năng:
 - Bước đầu nhận biết về việc lựa chọn phương thức biểu đạt phù hợp với mục đích giao tiếp.
 - Nhận ra kiểu văn bản ở một văn bản cho trước căn cứ vào phương thức biểu đạt. 
 3. Thái độ, phẩm chất: Có ý thức giữ gìn và trân trọng vốn từ ngữ tiếng Việt của dân tộc và lựa chọn từ ngữ khi giao tiếp.
4. Định hướng PTNL,PC: Bài học góp phần hình thành cho HS các năng lực: Giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, chăm chỉ, trách nhiệm.
 B- Chuẩn bị
 1. Giáo viên: + Soạn bài
 + Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
 2. Học sinh: + Soạn bài, trả lời các câu hỏi trong SGK
 C Tổ chức các hoạt động dạy- học 
 HĐ 1. Khởi động
- Ổn định tổ chức, KTSS.
- HS chơi trò chơi. ( Thi kể chuyện sáng tạo bằng các vai khác, kể lại truyện :Thành Gióng hoặc một truyện dân gian khác)
- GVGT bài học. 
Tiết trước các em đã nắm được thế nào là giao tiếp, các kiểu văn bản, hôm nay cô cùng các em đi sâu vào thực hành lí thuyết đó.
HĐ2. Hình thành kiến thức mới
HĐ 3. Luyện tập
 Bài 1. GV cho HS đọc các đoạn trích trong SGK
YCHS hoạt động nhóm lớn (10 ph) để xác định phương thức biểu đạt của từng đoạn trích.
- Chốt ý: 
1: Hành chính-công vụ 2: Tự sự 3: Miêu tả 4: Thuyết minh 5: Biểu cảm
HĐ 4. Vận dụng.
1. Hội Gióng được tổ chức ở Sóc Sơn vào ngày 6.1 hàng năm và ở Phù đổng vào hai ngày 8-9. 4 âm lịch
Mục đích: tưởng niệm và ca ngợi chiến công của người anh hùng làng Gióng.
Giá trị nổi bật của hội Gióng : bảo lưu và trao truyền văn hóa phi vật thể qua nhiều thế hệ.
2. Truyền thuyết Chử đồng Tử- Tiên Dung.
HĐ 5. Tìm tòi và mở rộng
HS đọc phần đọc thêm trong SGK.
- Chuẩn bị bài 2. Tìm hiểu chung về văn tự sự.
 Duyệt giáo án tuần 1
Tuần 2 Tiết 5
Soạn ngày:12 / 9 /2020
Dạy ngày: 15 / 9 /2020 
	 TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ
 A. Mục tiêu cần đạt
 1. Kiến thức: Đặc điểm của văn bản tự sự
 2. Kỹ năng: - Nhận biết được văn bản tự sự.
 - Sử dụng được một số thuật ngữ: tự sự, kể truyện, sự việc, người kể.
 3. Thái độ, phẩm chất. Có ý thức tìm tòi về các văn bản tự sự.
4. Định hướng PTNL,PC: Bài học góp phần hình thành cho HS các năng lực: Giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, chăm chỉ, trách nhiệm.
B. Chuẩn bị
 1- Giáo viên
 + Soạn bài. Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
 + Bảng phụ viết các sự vịêc
 2- Học sinh: Soạn bài	
 C Tổ chức các hoạt động dạy- học 
 HĐ 1. Khởi động
- Ổn định tổ chức, KTSS.
Hoạt động chung cả lớp:
Câu hỏi 1 SGK.
- Người nghe muốn biết một câu chuyện, mong muốn được nghe kể chuyện.
- Người kể sẽ kể một câu chuyện.
Câu hỏi 2 SGK.
- Muốn biết Lan là người bạn tốt, người kể phải nói được từng việc cụ thể của Lan. Vì nếu không kể thì người nghe khó hình dung ra Lan tốt như thế nào.
Học sinh chơi trò chơi trong 5 phút.
Giáo viên giới thiệu vào bài học. Các em đã được nghe ông bà, cha, mẹ kể những câu chuyện mà các em quan tâm, yêu thích. Mỗi truyện đều có ý nghĩa nhất định qua các sự vịêc xảy ra trong truyện. Đó là một thể loại gọi là tự sự. Vậy tự sự có ý nghĩa gì? Phương thức tự sự là như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó.
HĐ2. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của thầy và trò
Yêu cầu cần đạt
MT: HS nắm được ý nghĩa, đặc điểm của VBTS.
PP,KT: Cá nhân, nhóm.
ĐHNL,PC: Sử dụng ngôn ngữ, hợp tác.
? Kể tên một số văn bản tự sự mà em biết? Tự sự để làm già? Khi nào cần phải tự sự?
? Từ đó, em hiểu thế nào là văn tự sự?
Hoạt động nhóm: 7 phút (4 nhóm)
1. Câu chuyện kể về ai?
2. Có những sự việc nào?
3. Câu chuyện đó được kể nhằm mục đích gì?
- GV gọi các nhóm báo cáo sản phẩm. - Cho học sinh phản biện chéo.
- GV tổng hợp chốt kiến thức.
- GV đánh giá tinh thần làm việc và kết quả của từng nhóm.
I. Ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự: 
 1. Khái niệm.
 Người nghe muốn tìm hiểu, muốn biết sự việc ( câu chuyện ).
- Người kể phải thông báo, giải thích, kể ...-> nhu cầu của người nghe.
-> Tự sự (kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa. Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê.
2. Thực hành.
Kể lại chuyện “Thánh Gióng” 
- Cậu bé làng Gióng; thời Hùng Vương thứ sáu; TG đấnh giặc cứu nước.
- Các sự việc:
 + Sự ra đời kì lạ của Gióng.
 + Lớn lên khác thường
 +Thánh Gióng đánh đuổi giặc Ân và giành chiến thắng.
 + Gióng về trời và những dấu tích còn lại của Thánh Gióng.
ý nghĩa: Ca ngợi lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết chống giặc ngoại xâm của DT.
HĐ 3. Luyện tập (5 phút)
 Bài 1. Kể lại các sự việc chính trong truyện “Con Rồng cháu Tiên” ?
 Ý nghĩa của câu chuyện? 
HĐ 4. Vận dụng.
Viết một đoạn văn ngắn, trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của chi tiết “cái bọc trăm trứng” trong truyện.
HĐ 5. Tìm tòi và mở rộng
Hoàn thiện bài tập viết đoạn văn. Ôn lại về kiểu bài tự sự.
- Chuẩn bị bài 2. Từ cấu tạo từ Tiếng việt
Tuần 2 Tiết 6
Soạn ngày:12 / 9 /2020
Dạy ngày: 16 / 9 /2020 
	 TỪ VÀ CẤU TỪ TIẾNG VIỆT
A. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức: Hs nhớ được định nghĩa về từ đơn, từ phức, các loại từ phức. Hs biết đươc đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt.
2. Kĩ năng:
- Hs nhận diện, phân biệt được: từ và tiếng; từ đơn và từ phức; từ ghép và từ láy.
- Hs phân tích cấu tạo của từ.
3. Thái độ: Hs thấy được sự phong phú của tiếng Việt.
4. Định hướng năng lực, phẩm chất : Từ kiến thức, kĩ năng , thái độ , bài học góp phần hình thành cho HS các năng lực: Giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, hợp tác.
Chăm chỉ, trách nhiệm.
B. CHUẨN BỊ:
1. GV: Soạn bài, các từ đơn, từ phức.
2. HS: Chuẩn bị các từ đơn, từ phức.
C . TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 Hoạt động 1. Khởi động
- Ổn định tổ chức: 
- HS chơi trò chơi : “Bắn tên” Tìm 3 từ đơn, 3 từ phức.
GV dẫn vào bài học. Ở tiểu học các em đã được làm quen với khái niệm từ Tiếng Việt. Lên lớp 6 KT ấy sẽ được mở rộng và nâng cao
 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới. 
Hoạt động của thầy và trò
Yêu cầu cần đạt
- KT: HS nắm được Từ và cấu tạo từ TV.
- PP,KT: Thảo luận nhóm, trò chơi, nêu và GQVĐ, 
- ĐHNL,PC: Sử dụng ngôn ngữ, hợp tác,chăm chỉ, trách nhiệm.
GV treo bảng phụ có ghi ví dụ.
HS thảo luận nhóm lớn (10 ph)
 Yêu cầu các nhóm Trả lời các câu hỏi a trang 14
 GV cho hs nhận xét và chốt kiến thức chuẩn
HS thảo luận nhóm bàn (5 ph) trả lời câu hỏi phần b sgk trang 14.
 HS nhận xét, GV chốt kiến thức.
I. Từ và cấu tạo từ tiếng Việt.
1. Từ, cấu tạo của từ
 - Dòng thứ 2 đặt dấu phân cách các tiếng, dòng thứ nhất đặt dấu phân cách các từ.
- Từ gồm 1 tiếng: thần, dạy, dân, cách, và.
2. Từ đơn, từ phức.
Điền từ- 1: tiếng, 2:từ, 3: từ đơn, 4: từ phức, 5: từ ghép, 6: từ láy. 
Hoạt động 3. Luyện tập.
HS hoạt động tập thể làm bài tập 1 SGK trang 17.
GV gọi HS nhận xét và chữa bài.
Hoạt động 4: Vận dụng.
 Viết một đoạn văn khoảng 5 đến 6 dòng miêu tả lại cảnh sân trường trước giờ vào học trong đó có sử dụng 3 từ phức.
Hoạt động 5. Tìm tòi, mở rộng.
Tiếp tục tìm hiểu về từ đơn, từ phức.
Đọc thêm về cách sử dụng từ mượn, mượn tiếng nước ngoài sgk trang 18.
Tuần 2 Tiết 7
Soạn ngày:12 / 9 /2020
Dạy ngày: 17 / 9/2020 
	 Bài 2: TỪ MƯỢN
A. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức: Hs nắm được từ mượn và từ thuần Việt là gì? Phân biệt được từ thuần Việt với từ mượn.
2. Kĩ năng:
- Biết cách sử dụng từ mượn.
3. Thái độ: Hs thấy được sự phong phú của tiếng Việt.
4. Định hướng năng lực, phẩm chất : Từ kiến thức, kĩ năng , thái độ, bài học góp phần hình thành cho HS các năng lực: Giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, hợp tác. Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
B. CHUẨN BỊ:
1. GV: Soạn bài, chuẩn bị các từ mượn
2. HS: Chuẩn bị các từ mượn của nước ngoài
C . TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 Hoạt động 1. Khởi động
- Ổn định tổ chức: 
- HS chơi trò chơi : “Bắn tên” Tìm 10 từ đơn, 10 từ phức.
 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới. 
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
-KT: HS nắm được từ mượn và từ thuần Việt. Nhận diện, phân biệt được từ mượn và từ thuần Việt.
- PP, KT: Nêu và GQVĐ, thảo luận, so sánh, đối chiếu, 
-NL: Sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, so sánh, 
HS đọc thông tin trong SGK.
? Thông tin trên nói về điều gì? 
HS HĐ nhóm bàn trong 5 phút.
HS thực hiên HĐ nhóm 5 phút
I. Từ mượn là gì ?
- Trong TV, ngoài từ thuần Việt (do nhâ dân ta tự sáng tạo ra), chúng ta còn vay mượn nhiều từ của nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm, mà tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu thị. Đó là từ mượn.
- Bộ phận quan trọng nhất trong tiếng việt là mượn tiếng Hán.
II.Bài tập
a. Nối: 1- d, 2- e, 3 – b, 4- a, 5 - c
b. Hai câu đầu mượn tiếng Hán, 3 câu sau mượn tiếng Ấn-Âu
c. Điền từ.
Hoạt động 3. Luyện tập
Câu a trang 17. Hoạt động cá nhân
Câu b. HS thực hiên HĐ nhóm trong 5 phút. 
 Hoạt động 4. Vận dụng
 Viết đoạn văn vài ba câu trong đó có sử dụng từ Hán Việt hoặc mượn từ ngôn ngữ Ấn Âu 
Hoạt động 5. Tìm tòi, mở rộng.
 - Học sinh làm bài tập ở vở BTTV. 
 - Chuẩn bị bài luyện tập
Tuần 2 Tiết 8
Soạn ngày:12 / 9 /2020
Dạy ngày: 19 / 9/2020 LUYỆN TẬP 
I. Văn tự sự.
Bài tập a. SGK trang 14.
GV cho HS thảo luận 10 phút thảo luận nhóm lớn . GV cho HS nhận xét và chốt kiến thức chuẩn.
1: Bé mây cùng mèo con nướng cá bẫy chuột nhắt.
2: Cả hai tin là chuột sẽ sa bẫy.
3: Đêm mơ, bé Mây thấy mình cùng xử án chuột.
4: Sáng, bé Mây thấy mèo con sập bẫy.
Bài tập b. 
HS đọc văn bản : Người Âu Lạc đánh tan quân Tần xâm lược.
Thảo luận nhóm bàn (5 ph)
GV chốt kiến thức : Văn bản giúp người đọc :
Hiểu được lịch sử, quá khứ của nhân dân ta bị nhà Tần xâm lược
Tinh thần đấu tranh dũng cảm, quật cường của dân tộc ta.
Hiểu được kế hoạch, cách tổ chức quân sự đánh giặc ngoại xâm.
II. Từ và cấu tạo từ.
Bài tập 1. Tổ chức trò chơi.
Thi tìm các từ láy tượng thanh, tượng hình.
Bài tập 2. Một số cách dùng từ mượn chưa đúng.
+ độc: đọc thính: nghe tác: tạo
+ yếu: quan trọng, cần gấp. điểm: vết đen, cái chấm nhân: người
GV chia lớp làm 4 nhóm thảo luận trong 5 phút. Mỗi nhóm 1 bài tập trong sgk trang 18 (Bài tập 1,2,3,4)
 Hoạt động 4. Vận dụng
Viết một đoạn văn trong đó có sử dụng 3 từ tượng thanh hoặc tượng hình.
 Hoạt động 5. Tìm tòi, mở rộng.
Hoàn thành các bài tập của Bài học số 2.
Chuẩn bị : Sơn Tinh, Thủy Tinh.
 Duyệt giáo án tuần 2.
Tuần 3 Tiết 9
Soạn ngày: 19/ 9 /2020
Dạy ngày: 23 / 9 /2020 SƠN TINH, THUỶ TINH
A- MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. Kiến thức: Hs hiểu cách giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở Đồng Bằng bắc Bộ và khát vọng của người Việt cổ trong việc chế ngự thiên tai lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của mình trong một số truyền thuyết. Hs nhớ được một số nét chính về nghệ thuật của truyện.
2. Kĩ năng: Hs nắm bắt được các sự kiện trong truyện, xác định được ý nghĩa của truyện. Hs kể lại được truyện.
3. Thái độ: Hs tự hào về truyền thống của cha anh, có ý thức bảo vệ TN.
4. Định hướng năng lực, phẩm chất. Sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp, hợp tác. Chia sẻ, trách nhiệm với đồng bào bị lũ lụt.
B- CHUẨN BỊ. - GV: SGK, giáo án, chuẩn kiến thức...
 - HS: Soạn bài ở nhà
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 HĐ 1. Khởi động
- Ổn định tổ chức, KTSS.
- Chơi trò chơi.
- Quan sát tranh trong SGK và trả lời các câu hỏi.
- Giáo viên giới thiệu vào bài học: 
 Sơn Tinh - Thuỷ Tinh là thần thoại cổ đã được lịch sử hoá trở thành một truyền thuyết tiêu biểu nổi tiếng trong chuỗi truyền thuyết về thời đại các vua Hùng. Hôm nay cô hướng dẫn các em tìm hiểu tiếp văn bản này
 HĐ 2. Hình thành kiến thức mới. 
 GTB: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh là thần thoại cổ đó được lịch sử hoá trở thành một truyền thuyết tiêu biểu trong chuỗi truyền thuyết về thời đại các vua Hùng. Đó là câu chuyện tưởng tượng hoang đường nhưng có cơ sở thực tế. Truyện rất giàu giá trị về nội dung và nghệ thuật. Một số nhà thơ đó lấy cảm hứng hình tượng từ tác phẩm để sáng tác thơ ca. 
 *MT: HS đọc- kể tóm tắt và nắm được những nét chung về tác phẩm.
*PP, KT: Cá nhân, nhóm
* Định hướng NL, PC: tự tin, hợp tác
- GV hướng dẫn hs đọc: gv đọc, hs đọc tiếp. 
Lưu ý h/s các chú thích 1, 3, 4.
? Em hãy cho biết từ cầu hôn là từ Hán Việt hay từ thuần Việt? Hãy giải thích nghĩa của từ này? 
? Tìm các nhân vật chính trong truyện? 
Thảo luận cặp đôi (2 phút)
? Vì sao ST,TT lại được coi là nhân vật chính?
- Nhân vật chính là Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. Hai vị thần này là biểu tượng của thiên nhiên, sông núi cả hai cùng đến kén rể, đều xuất hiện ở mọi sự việc và đi suốt diễn biến câu chuyện.
? Truyện được chia làm mấy phần? Nội dung chính từng phần? 
? Theo em, truyện được gắn với thời đại nào trong lịch sử Việt Nam?
 Hướng dẫn hs đọc- hiểu chi tiết văn bản.
? Chuyện xảy ra vào thời gian nào?
? Vua Hựng kén rể trong hoàn cảnh nào ? 
? Mục đích và ý định của vua Hùng là gì ? 
? Ý định của vua Hùng đó dẫn đến sự việc gì ?
 ? Sơn Tinh và Thuỷ Tinh là những người có tài năng gì ? 
? Theo em, tác giả dân gian đã dùng nghệ thuật gì để miêu tả tài năng của hai chàng ?
? VH nhận xét về tài năng của hai vị thần này ntn?
 ? Trước tài năng của hai vị thần, Vua Hùng đó chọn giải pháp nào đề kén được rể ?
? Có ý kiến cho rằng: Vua Hùng đã có ý chọn ST nhưng cũng không muốn mất lòng TT nên mới bày ra cuộc đua tài về nộp sính lễ. ý kiến của em như thế nào?
-> Thái độ của vua Hùng cũng chính là thái độ của nhân dân ta đối với nhân vật. Người Việt thời cổ cư trú ở vùng ven núi chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước. Núi và đất là nơi họ xây dựng bản làng và gieo trồng, là quê hương, là ích lợi, là bè bạn. Sông cho ruộng đồng chất phù sa cùng nước để cây lúa phát triển những nếu nhiều nước quá thì sông nhấn chìm hoa màu, ruộng đồng, làng xóm. Điều đó đã trở thành nỗi ám ảnh đối với tổ tiên người Việt.
? Cuối cùng ai là người được chọn làm rể vua?
I. Đọc - tìm hiểu chung:
1. Đọc, tìm hiểu chú thích
* Đọc, kể
* Chú thích
 2. Tìm hiểu chung
 * Thể loại: TT
 * Nhân vật : 
- Truyện có 4 nhân vật: VH, Mỵ Nương, ST, TT
- Nhân vật chính ST, TT.
 * Bố cục: 3 Phần
- Phần 1: Từ đầu mỗi thứ một đôi -> Vua Hựng kộn rể
- Phần 2: Thần nước đành rút quân -> ST,TT cầu hôn và cuộc giao tranh giữa hai thần
- Còn lại: Nỗi oỏn hận của Thuỷ Tinh 
-> Truyện bắt nguồn từ thần thoại cổ được lịch sử hóa,gắn với các thời đại vua Hùng, truyện đó gắn cụng cuộc trị thủy với thời đại mở nước, dựng nước đầu tiên của người Việt cổ.
II .Phân tích: 
 1. Vua Hựng kén rể:
- Thời Hựng Vương thứ 18
- Con gái là Mị Nương xinh đẹp, nết na đó đến tuổi lấy chồng.
- Vua muốn chọn cho Mị Nương người chồng xứng đáng.
 - ST- TT đến cầu hôn
 +Sơn Tinh: vẫy tay nổi cồn bói mọc núi đồi 
+ Thủy Tinh: gọi gió hô mưa 
- NT tưởng tượng kì ảoà hai vị thần đều có tài và phép thuật cao cường ,đều xứng đáng làm rể vua Hùng.
- Thách cưới bằng lễ vật khó kiếm và kì lạ: Voi chín ngà, gà chín cựa..-> Sản vật trên cạn nhưng hiếm , không có thực
- ST được chọn làm rể Vua
 HĐ 3: Luyện tập; (5 phút). Cá nhân.
Truyện được kể theo ngôi thứ mấy: Ra đời vào thời kì nào? Em thích nhất chi tiết nào trong truyện? Vì sao? 
 HĐ 4: Vận dụng: Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về lời phán của vua Hùng ? 	
 HĐ5: Tìm tòi, mở rộng.
Học bài. Trình bày cảm nhận của em về một chi tiết mà em thích nhất trong truyện ? Chuẩn bị bài phần còn lại.Đọc truyện: Lịch sử Hồ Gươm
Tuần 3 Soạn ngày: 19/ 9 /2020
 Tiết 10 Dạy ngày: 24 / 9 /2020 : 
SƠN TINH, THỦY TINH
 (Truyền thuyết).	
 A. Mục tiêu cần đạt
 1. Kiến thức
 - Nhân vật, sự kiện trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
 - Cách giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở châu thổ Bắc Bộ thuở các vua Hùng dựng nước và khát vọng của người Việt cổ trong việc chế ngự thiên tai lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của mình

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_1_37_nam_hoc_2020_2021.doc