Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 104: Văn bản "Cô Tô" - Năm học 2018-2019

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 104: Văn bản "Cô Tô" - Năm học 2018-2019

I. Mục tiêu bài học

 1. Kiến thức

 - Vẻ đẹp đất nước ở một vùng biển đảo;

 - Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản.

 2. Kĩ năng

 - Đọc diễn cảm văn bản: giọng đọc vui tươi, hồ hởi;

 - Đọc hiểu văn bản kí có yếu tố miêu tả;

 - Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về vùng đảo Cô Tô sau khi học xong văn bản.

- Kĩ năng sống:

+ Tự nhận thức vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc sống lao động trên đảo Cô Tô;

+ Suy nghĩ sáng tạo: phân tích, bình luận, vẻ đẹp thiên nhiên và con người trên đảo Cô Tô;

+ Kĩ năng quản lí thời gian;

+ Kĩ năng giao tiếp;

+ Kĩ năng ra quyết định.

 3. Thái độ

 - Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương, đất nước một cách cụ thể qua sự nhạy cảm và trân trọng những vẻ đẹp của thiên nhiên Tổ quốc;

 - Biết yêu mến những con người lao động bình thường ở mọi miền của Tổ quốc.

4. Phát triển năng lực: hợp tác, tư duy logic, giải quyết vấn đề, tiếp nhận cảm thụ văn bản “Cô Tô”.

 

docx 11 trang Hà Thu 30/05/2022 2290
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 104: Văn bản "Cô Tô" - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Ngữ văn 6 – Tuần 26
Lớp dạy: 6/2
Ngày soạn: 07/03/2019	Tiết theo PPCT: 104
Sinh viên thực tập: Nguyễn Phan Phương Thúy 
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Lệ Hằng
TIẾT 104: VĂN BẢN CÔ TÔ (TT)
- Nguyễn Tuân –
A. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
I. Mục tiêu bài học
 1. Kiến thức
 - Vẻ đẹp đất nước ở một vùng biển đảo;
 - Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản.
 2. Kĩ năng
 - Đọc diễn cảm văn bản: giọng đọc vui tươi, hồ hởi;
 - Đọc hiểu văn bản kí có yếu tố miêu tả;
 - Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về vùng đảo Cô Tô sau khi học xong văn bản.
- Kĩ năng sống: 
+ Tự nhận thức vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc sống lao động trên đảo Cô Tô;
+ Suy nghĩ sáng tạo: phân tích, bình luận, vẻ đẹp thiên nhiên và con người trên đảo Cô Tô;
+ Kĩ năng quản lí thời gian;
+ Kĩ năng giao tiếp;
+ Kĩ năng ra quyết định.
 3. Thái độ 
 - Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương, đất nước một cách cụ thể qua sự nhạy cảm và trân trọng những vẻ đẹp của thiên nhiên Tổ quốc;
 - Biết yêu mến những con người lao động bình thường ở mọi miền của Tổ quốc.
4. Phát triển năng lực: hợp tác, tư duy logic, giải quyết vấn đề, tiếp nhận cảm thụ văn bản “Cô Tô”.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, sách chuẩn kiến thức – kĩ năng, slide trình chiếu.
2. Học sinh: SGK, vở học, vở soạn.
III. Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, thuyết giảng, nêu vấn đề, bình giảng, thảo luận nhóm.
IV. Tiến trình các hoạt động dạy học 
1. Ổn định (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn của học sinh (1’)
3. Tổ chức các hoạt động dạy học (40’)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GHI BẢNG
HĐ1: Khởi động 
(Năng lực: tư duy logic, hợp tác )
Cho HS nhìn hình các địa điểm và đoán ra tên địa điểm đó.
1. Hồ Gươm
2. Vịnh Hạ Long
3. Hội An
4. Đồng bằng Sông Cửu Long
GV chuyển ý: Nước ta có rất nhiều cảnh đẹp hùng vĩ và tráng lệ, trải dài theo hình chữ S. Và tiết vừa rồi chúng ta đã được tìm hiểu tác giả, bố cục bài kí và phần 1 – toàn cảnh Cô Tô sau trận bão, và ngày hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu sự tài hoa của tác giả Nguyễn Tuân qua 2 phần còn lại của bài kí.
HĐ2: Hình thành kiến thức
(Năng lực: tư duy logic, giải quyết vấn đề, tiếp nhận cảm thụ văn bản “Cô Tô”) 
Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đoạn 2 - cảnh mặt trời mọc trên biển.
GV mời một HS đọc lại đoạn 2 rõ ràng và diễn cảm
GV đặt câu hỏi: 
1. Tác giả miêu tả cảnh mặt trời mọc vào thời gian nào và chọn điểm nhìn ở đâu?
à Ngày thứ 6 trên đảo Thanh Luân. Từ trên những hòn đá đầu sư, sát mép nước
2. Cách đón mặt trời mọc của tác giả diễn ra như thế nào? Có gì đặc biệt trong cách đón nhận này?
à Dậy từ canh tư, ra tận đầu mũi đảo ngồi rình mặt trời lên theo dõi kĩ lưỡng chăm chú, say mê hình ảnh mặt trời lên chầm chậm, từ từ từng ít một thể hiện sự công phu trân trọng thiên nhiên của tác giả. 
3. Vì sao nhà văn có cách đón nhận mặt trời mọc công phu trân trọng như vậy?
à Nhà văn là người yêu mến thiên nhiên say đắm và khát vọng khám phá cái đẹp.
4. Tại sao tác giả lại dùng từ “rình” mà không dùng các từ như “ngắm, trông, đợi”?
à Thể hiện sự độc đáo trong cách sử dụng từ ngữ tiếng Việt của tác giả.
GV bình giảng: “Ngắm, trông, đợi” đều là nhìn cả. Nhưng nếu dùng các từ đó thì lại không có gì độc đáo, không phải phong cách của Nguyễn Tuân. “Rình” nghĩa là theo dõi kỹ lưỡng theo từng động tác của mặt trời bằng tất cả sự thích thú tò mò, nóng lòng chờ đợi cảnh mặt trời lên.“Rình” cho ta cảm giác nếu lộ liễu quá mặt trời sẽ không mọc. Đúng là chỉ Nguyễn Tuân mới thế!
Và sự công phu chờ đợi của tác giả cũng đã được đền đáp khi mặt trời lên.
GV trình chiếu phiếu học tập cho 4 nhóm học tập, sau thời gian 2 phút, các nhóm trình bày sản phẩm của mình.
5. Cảnh mặt trời mọc trên biển được quan sát và miêu tả qua những chi tiết nào và được miêu tả ra sao? (phiếu học tập 1)
à 
- Trước khi mặt trời mọc: chân trời ngấn bể sạch như tấm kính.
- Lúc mặt trời mọc: 
+ “tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn thọ”
 + “vài chiếc nhạn chao đi chao lại là là nhịp cánh”
6 . Tại sao tác giả lại dùng từ “chiếc nhạn” mà lại không dùng “cánh nhạn”?
à Tác giả dùng như thế mới mục đích tả cảnh con chim nhạn bay nhẹ nhàng chao liệng như chiếc lá, càng làm cho khung cảnh bình yên. “Chiếc nhạn” và “hải âu” chao lượn trên bầu trời tạo nên một khung cảnh sinh động và hài hòa về màu sắc. Và đó cũng là điểm khác giữa tác giả và những nhà văn khác. Cách dùng từ của tác giả thật tinh tế.
7. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong đoạn văn này? Tác dụng của các biện pháp nghệ thuât đó?
à
- Hình ảnh so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, từ láy độc đáo mới lạ.
+ Hình ảnh so sánh, ẩn dụ đặc sắc. “tròn trĩnh phúc hậu đầy đặn”
+ Hình ảnh ẩn dụ đẹp hùng vĩ, lộng lẫy, tinh khôi “quả trứng hồng hào ửng hồng”.
+ Hình ảnh so sánh “y như một mâm lễ biển Đông”.
+ Hai nét “chiếc nhạn” và “hải âu” chấm phá về cảnh đã hoàn thành bức tranh biển tráng lệ, rực rỡ và thơ mộng.
8. Để có thể có những quan sát công phu, miêu tả và tỉ mỉ như vậy thì nhà văn cần có năng lực nào?
à Năng lực quan sát, tưởng tượng, so sánh, liên tưởng, nhận xét.
GV bình: Vậy thì chúng ta cũng chú ý trong văn tả cảnh, cần phát huy những năng lực trên để bài văn thêm phần tốt hơn.
9. Em học tập được gì qua ngòi bút của Nguyễn Tuân?
à Nguyễn Tuân là một người yêu thiên nhiên vậy nên ông cảm nhận được cái đẹp của thiên nhiên và năng lực sáng tạo cái đẹp để cống hiến cho đời. 
GV bình giảng: Bằng sự so sánh ẩn dụ, màu sắc thật thích hợp, giọng văn thật trang trọng và say mê, nhà văn chuyên viết tuỳ bút rất tài hoa và tinh tế đã tái hiện lại môt cách xứng đáng cảnh mặt trời mọc đẹp rực rỡ, huy hoàng, tráng lệ không giống bất cứ cảnh bình minh nào trên núi, ở đồng bằng hay cao nguyên.
GV chuyển: Cảnh vật nơi đây thật rực rỡ tráng lệ và bình yên. Vậy sau những ngày bão tố thì cuộc sống nơi đảo Thanh Luân này có thay đổi gì không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu đoạn 3. 
Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đoạn 3 - cảnh sinh hoạt buổi sáng trên đảo Cô Tô
GV mời HS đọc đoạn 3 
GV đặt câu hỏi: 
1. Để miêu tả cảnh sinh hoạt trên đảo nhà văn đã chọn địa điểm nào? Tại sao tác giả lại chọn cái giếng nước ngọt để miêu tả?
à Cái giếng nước ngọt là linh hồn của đảo. Nó cũng giống như bao cái giếng khác trong đất liền. Đó là nơi mọi người gặp gỡ, sinh hoạt chung. Gắn bó mật thiết với mọi người dân.Chính Hữu có câu: “giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”, thậm chí có biết bao đôi trai gái nên duyên nhờ chiếc giếng làng : “Cây đa giếng nước sân đình/ Thành nơi hò hẹn chúng mình yêu nhau”. Giếng nước ngọt ngoài đảo có cái mát của bến, cái vui của chợ. Nơi ấm áp, rộn ràng. Nơi gặp gỡ của những buồn vui cuộc sống. Đó là vẻ độc đáo mà chỉ riêng ở đảo mới có.
2. Cảnh sinh hoạt trên đảo diễn ra như thế nào?
à
- Rất đông người đang tắm hoặc gánh nước ngọt tích trữ cho các chuyến đi xa tạo nên nhịp sống nơi đây.
- Cảnh chị vợ anh hùng Châu Hoà Mãn địu con chồng quẩy nước 
GV nói thêm: Hình ảnh người ta mang nước ngọt từ Cô Tô đi biển là hình ảnh tả thực nhưng có ý nghĩa đặc biệt. Tại vì thời gian đi biển rất dài ngày, họ phải cần nguồn nước ngọt để nuôi sống họ đồng thời chút nước ngọt quê hương làm người ta nhớ về hòn đảo, ngầm tiếp sức mạnh cho con người.
GV trình chiếu phiếu học tập cho 4 nhóm học tập, sau thời gian 2 phút, các nhóm trình bày sản phẩm của mình.
3. Trong bức tranh sinh hoạt ấy tác giả khắc họa hình ảnh anh Châu Hòa Mãn có dụng ý gì? (phiếu học tập số 2)
à Hình ảnh tiêu biểu cho vẻ đẹp lấp lánh của người dân chài khỏe khoắn, yêu lao động.
Tiêu biểu cho con người lao động trong xã hội mới.
4. Hình ảnh chị Châu Hòa Mãn địu con gợi cho em suy nghĩ gì? (phiếu học tập số 2)
à Đó là hình ảnh mộc mạc, khỏe khoắn, gợi sự bình yên, giản dị mà ý nghĩa.
5. Nghệ thuật tiêu biểu của đoạn 3 là gì?
GV chốt: Qua những hình ảnh trên đảo gợi cho em suy nghĩ gì về cuộc sống của con người nơi đảo Cô Tô?
à Con người nơi đảo này thật mộc mạc và khỏe khoắn
GV nói thêm: Lại được ví như hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành ta thấy biển trong cảm nhận của nhà văn thật bao dung, biển cho người dân chài thêm nặng lưới, biển như người mẹ hiền từ ôm những đứa con chài lưới. Đó là cử chỉ dịu dàng, hiền hậu. 
 Như Huy Cận có câu:
 “Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta từ thuở nào”
Giáo dục KNS: Trong chương trình lớp 6 tập 2, các em đã được học nhiều văn bản miêu tả cảnh thiên nhiên như “Sông nước Cà Mau” (Đoàn Giỏi), “Vượt thác” (Võ Quảng) và “Cô Tô”, vậy em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của quê hương Việt Nam ta?
Từ đó, chúng ta cần có thái độ gì đối với những cảnh đẹp của quê hương mình?
à Yêu quê hương, đất nước Việt Nam tươi đẹp, trân trọng, tự hào những giá trị đó.
GV chuyển ý: Mỗi nơi đều có những cảnh đẹp riêng, mỗi người đến những nơi ấy đều có những cảm nhận riêng của mình, cũng như nhà văn Nguyễn Tuân đã có những rung động và cảm nhận riêng về đảo Cô Tô. Và để khái quát lên nội dung và nghệ thuật của bài kí, chúng ta cùng sang phần III. Tổng kết.
Thao tác 3: Hướng dẫn tổng kết nội dung, nghệ thuật
(Năng lực: hợp tác )
GV đặt câu hỏi:
1. Nét nổi bật về nghệ thuật trong văn bản Cô Tô là gì? 
à Miêu tả tinh tế, ngôn ngữ điêu luyện, cách so sánh bất ngờ giàu trí tưởng tượng.
2. Em hãy khái quát lên nội dung của bài kí? 
à Cảnh thiên nhiên, sinh hoạt, con người trên đảo Cô Tô trong sáng, tươi đẹp
3. Văn bản cho em cảm nhận gì về vùng đảo Cô Tô và về tác giả?
à Nguyễn Tuân là người tài hoa, uyên bác. Ông có khả năng phát hiện và sáng tạo cái đẹp. Đặc biệt ông có tình yêu quê hương đất nước sâu nặng.
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Đọc 
2. Tìm hiểu văn bản 
a. Cảnh Cô Tô sau cơn bão
b. Cảnh mặt trời mọc trên biển
-Tác giả: dậy tư canh tư, ra đầu mũi đảo, “rình” mặt trời.
à Công phu ,trân trọng.
- Trước khi mặt trời mọc: chân trời ngấn bể sạch như tấm kính.
- Lúc mặt trời mọc: 
+ “tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn biển Đông”
+ “vài chiếc nhạn chao đi chao lại là là nhịp cánh”
- Nghệ thuật: So sánh, ẩn dụ, từ láy
à Bức tranh tráng lệ, rực rỡ, thơ mộng.
è Tác giả yêu thiên nhiên, say đắm và khám phá thiên nhiên.
3. Cảnh sinh hoạt trên đảo Cô Tô
- Địa điểm: Cái giếng nước ngọt – linh hồn của đảo.
- Hoạt động:
+ Người gánh nước ngọt
+ Tắm
+ Múc nước vào ang, sạp
+ Anh Châu Hòa Mãn quẩy nước
+ Chị Châu Hòa Mãn địu con
- Nghệ thuật:
+ Chọn lọc chi tiết tiêu biểu.
+So sánh.
à Cảnh sinh hoạt khẩn trương, tấp nập, thanh bình.
è Tình cảm chân thành và thân thiện với con người và cuộc sống nơi đây.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Khắc họa hình ảnh chinh xác, tinh tế và độc đáo 
- Sử dụng các phép so sánh mới lạ và từ ngữ giàu tính sáng tạo.
2. Ý nghĩa
Bài văn cho thấy vẻ đẹp độc đáo của cảnh thiên nhiên tiêu biểu trên biển đảo Cô Tô và vẻ đẹp của người lao động trên vùng đảo này. Qua đó thấy được tình cảm yêu quý của tác giả đối với mảnh đất quê hương.
HĐ3: Luyện tập thực hành tại lớp
(Năng lực: giải quyết vấn đề, hợp tác, tư duy sáng tạo )
GV trình chiếu câu hỏi:
1. Huyện Diên Khánh của chúng ta cũng gần với biển Nha Trang, chắc hẳn các em đều đã được ba mẹ cho đi dạo biển chơi rồi đúng không? Vậy em hãy miêu tả lại cảnh biển Nha Trang bằng 3 – 5 câu. Thời gian: 3 phút. 
2. Khi miêu tả cần chọn vị trí quan sát, theo em nên quan sát biển Nha Trang ở những điểm nhìn nào? Chọn những hình ảnh nào?
àĐiểm nhìn: trên bờ biển, trên các đồi núi cao, trên các tòa nhà cao tầng dọc biển, 
Hình ảnh: cát, nước biển, cảnh vật trên biển, 
GV gọi HS lên bảng trình bày. Cho HS nhận xét. 
3. Qua đoạn văn vừa tìm hiểu, em học tập được điều gì từ nhà văn Nguyễn Tuân trong cách miêu tả thiên nhiên? 
à Biết chọn vị trí quan sát (điểm nhìn).
 Chọn lọc từ ngữ đặc sắc, gợi hình
 Vốn sống, vốn từ ngữ phong phú
 Lời văn giàu cảm xúc
IV. Luyện tập
BT1: 
BT2: 
BT3:
HĐ4: Vận dụng và mở rộng
(Năng lực: tư duy sáng tạo, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, )
Nắm vững những nội dung chính về văn bản và về cảnh đảo Cô Tô một ngày sau cơn bão đi qua và nghệ thuật miêu tả cảnh của tác giả qua một sơ đồ tư duy mẫu. Yêu cầu học sinh khái quát lại bằng sơ đồ tư duy vào vở bài tập.
à Sơ đồ tư duy 
4. Hướng dẫn về nhà (3’)
- Bài cũ: học nội dung bài học; tổng kết nghệ thuật, ý nghĩa; xem lại các BT đã làm trong phần luyện tập; làm lại sơ đồ tư duy vào vở bài tập.
- Bài mới:
+Soạn “Các thành phần chính của câu”.
+ Đọc kĩ các ví dụ trong SGK.
+ Xác định thành phần chính, thành phần phụ.
+ Đặc điểm của chủ ngữ, vị ngữ.
+ Xem trước các bài tập SGK.
5. Rút kinh nghiệm
	TT. Diên Khánh, ngày 7 tháng 3 năm 2019	 
	 DUYỆT	NGƯỜI SOẠN
	GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 	
	Nguyễn Thị Lệ Hằng 	Nguyễn Phan Phương Thúy

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_104_van_ban_co_to_nam_hoc_2018_20.docx