Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 109: Văn bản "Cây tre Việt Nam"

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 109: Văn bản "Cây tre Việt Nam"

A.Mục tiêu cần đạt

-Hiểu và cảm nhận được giá trị và vẻ đẹp của cây tre – một biểu tượng về đất nước và dân tộc Việt Nam

-Hiểu được những đặc sắc nghệ thuật của bài kí.

B.Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ.

1.Kiến thức

-Hình ảnh cây tre trong đời sống và tinh thần của người Việt Nam.

-Những đặc điểm nổi bật về giọng điệu, ngôn ngữ của bài kí.

2.Kỹ năng

-Đọc diễn cảm và sáng tạo bài văn xuôi giàu chất thơ bằng sự dịch giọng đọc phù hợp.

-Đọc – hiểu văn bản kí hiện đại có yếu tố miêu tả, biểu cảm.

-Nhận ra phương thức biểu đạt chính: miêu tả kết hợp với biểu cảm, thuyết minh, bình luận.

-Nhận biết và phân tích được tác dụng của các phép so sánh, nhân hóa, ẩn dụ.

3.Thái độ

-Từ hình tượng cây tre, hiểu, cảm nhận con người, đất nước Việt Nam, tự tin, tự hào,.

-Giáo dục cho Hs rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp của một con người Việt Nam thông qua biểu tượng cây tre Việt Nam.

 

docx 8 trang Hà Thu 30/05/2022 3250
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 109: Văn bản "Cây tre Việt Nam"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: Ngô Thị Thùy Dương	HK II: Lớp 6
Tuần:28
PPCT: 109
Ngày soạn:
Ngày dạy:
 CÂY TRE VIỆT NAM
	Thép Mới
A.Mục tiêu cần đạt
-Hiểu và cảm nhận được giá trị và vẻ đẹp của cây tre – một biểu tượng về đất nước và dân tộc Việt Nam
-Hiểu được những đặc sắc nghệ thuật của bài kí.
B.Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ. 
1.Kiến thức 
-Hình ảnh cây tre trong đời sống và tinh thần của người Việt Nam.
-Những đặc điểm nổi bật về giọng điệu, ngôn ngữ của bài kí.
2.Kỹ năng
-Đọc diễn cảm và sáng tạo bài văn xuôi giàu chất thơ bằng sự dịch giọng đọc phù hợp.
-Đọc – hiểu văn bản kí hiện đại có yếu tố miêu tả, biểu cảm.
-Nhận ra phương thức biểu đạt chính: miêu tả kết hợp với biểu cảm, thuyết minh, bình luận.
-Nhận biết và phân tích được tác dụng của các phép so sánh, nhân hóa, ẩn dụ.
3.Thái độ
-Từ hình tượng cây tre, hiểu, cảm nhận con người, đất nước Việt Nam, tự tin, tự hào,..
-Giáo dục cho Hs rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp của một con người Việt Nam thông qua biểu tượng cây tre Việt Nam.
C.Phương pháp
-Phân tích, bình giảng, phát vấn, gợi mở
-Thuyết trình
-Thảo luận nhóm
-Công nghệ thông tin
-Kĩ thuật trình bày 1 phút
D.Tiến trình lên lớp
1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số
2.Bài cũ:
Câu 1: Trình bày ý nghĩa văn bản bài “Cô Tô” của tác giả Nguyễn Tuân?
Câu 2: Thể loại văn bản “ Cô Tô” là gì?
	A.Kí
	B.Phóng sự
	C.Hồi kí
	D.Tự sự
Câu 3: Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn.
Hai câu văn trên đã sử dụng biện pháp gì?
	A.Nhân hóa
	B.So sánh
	C.Ẩn dụ
	D.Hoán dụ 
Đáp án:
Câu 1: Ý nghĩa văn bản “ Cô Tô” của Nguyễn Tuân.
 Bài văn cho thấy vẻ đẹp độc đáo của thiên nhiên trên biển đảo Cô Tô, vẻ đẹp của người lao động trên vùng đảo này. Qua đó thấy được tình cảm yêu quý của tác giả đối với mảnh đất quê hương.
Câu 2: đáp án A : Kí 
Câu 3: đáp án B : So sánh 
3.Bài mới:
Tre là người bạn đồng hành của dân tộc Việt Nam.Tre đã đi vào các tác phẩm thơ ca, tục ngữ ca dao. Ở tục ngữ: “Tre già măng mọc”, trong thơ Trần Đăng Khoa:“Bụi tre tần ngần gỡ tóc”, trong thơ Tế Hanh: “Nước gương trong soi tóc những hàng tre” , và hình ảnh tre lại một lần nữa được đi vào tác phẩm của Thép Mới với những phẩm chất cao quý – là biểu tượng cho con người và dân tộc Việt Nam qua bài “Cây tre Việt Nam” đây cũng chính là lời bình cho bộ phim “ Cây tre Việt Nam” của nhà điện ảnh Ba Lan. Hôm nay cô cùng các con tìm hiểu bài học này.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1:Hướng dẫn tìm hiểu chung.
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả Thép Mới? 
-(GV chiếu chân dung tác giả Thép Mới)
-Gv bổ sung: ngoài bút danh Thép Mới ông còn có bút danh Phượng Kim, Hồng Châu, là nhà văn giàu tâm huyết, nhà báo, dịch giả,....viết nhiều bút ký, nhiều thuyết minh phim,...Thuở nhỏ ông học đến Trung học ở Nam Định, sau đó ông chuyển lên Hà Nội học Đại học Luật khoa.
-Trước năm 1945, Thép Mới giác ngộ cách mạng tham gia viết tờ Tự Trị của phong trào sinh viên yêu nước chống Nhật, sau cách mạng tháng tám, ông công tác ở các tờ báo của Đảng như Cờ giải phóng (1945-1946), Sự thật (1946-1951) và nhân dân (1951) cho đến khi xuôi tay.
-Ông trải qua nhiều vị trí công tác: Phó Tổng Biên tập báo Nhân Dân, Tổng Biên tập báo Giải phóng ( miền Nam), Ủy viên Ban Chấp hành Hội nhà văn Việt Nam các khóa 2 và 3. Huân chương Độc lập hạng nhì, Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng.
? Nêu xuất xứ của văn bản Cây tre Việt Nam?
-GV cung cấp thêm: Năm 1955, một đoàn điện ảnh của Ba Lan đến nước ta để làm một cuốn phim tư liệu về cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ và hào hứng của nhân dân Việt Nam. Trọng tâm của cuộn phim đấy là tìm hiểu, giới thiệu hình ảnh Việt Nam, một đất nước tươi đẹp với những con người ngoan cường tới bạn bè thế giới.Nhà văn Thép Mới đã phối hợp với đạo diễn Ba Lan trong đợt phim này. Ông trực tiếp viết lời bình cho bộ phim này và cây tre bình dị, gần gũi đã được chọn làm biểu tượng cho sức sống của dân tộc Việt Nam, cây tre Việt Nam đã ra đời cho hoàn cảnh ấy, vừa là thuyết minh cho bộ phim cùng tên, vừa là tùy bút tiêu biểu cho văn phong bình luận của Thép Mới, đồng thời ghi dấu một trong những tác phẩm thành công sớm của văn học cách mạng.
?Văn bản viết theo thể loại nào? (chiếu sơ qua thể loại kí )
Kí là ghi chép các sự kiện, con người, việc làm có thật, sự sáng tạo của nhà văn không làm phương hại đến tính chân thật của nội dung phản ánh. Bút kí: là một thể của kí, nằm trung gian giữa kí sự và tùy bút. Bút kí thiên về ghi lại một cảnh vật mà nhà văn mắt thấy tai nghe, thường trong các chuyến đi. Bút kí tái hiện con người và sự việc một cách phong phú, sinh động, qua đó biểu hiện trực tiếp khuynh hướng cảm nghĩ của tác giả, có màu sắc trữ tình. Kết hợp linh hoạt các phương thức nghị luận, tự sự,.
(UDTT: khác nhau giữa truyện và kí)
-Kí: Thường ghi lại những điều chân thực, có thực.
-Truyện: Thường có yếu tố kì ảo, hư cấu không có thật.
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu văn bản.
Gv hướng dẫn Hs đọc: Giọng đọc rõ ràng, mạch lạc, nhấn giọng ở những chi tiết, gợi hình, gợi cảm.
-Gv đọc mẫu, gọi Hs đọc tiếp
-Nhận xét các em đọc
?Bài được chia làm mấy phần?Nêu nội dung từng phần? (Chiếu bố cục)
-Bài Cây tre Việt Nam chia làm 3phần:
-Phần 1: Từ đầu đến như người: Giới thiệu chung về cây tre.
-Phần 2: Tiếp cho đến chiến đấu: Tre gắn bó với con người Việt Nam.
-Phần 3: Còn lại: Tre vẫn là bạn đồng hành của dân tộc ta trong hiện tại và tương lai.
?Những phương thức biểu đạt trong văn bản là gì?
-Để cảm nhận giá trị nhiều mặt của tre, phẩm chất của tre như thế nào.Chúng ta cùng phân tích. Trước hết, ta hãy xem nhà văn Thép Mới giới thiệu cây tre Việt Nam như thế nào..-> dẫn vào phần 1
HS đọc lại đoạn 1
?Mở đầu văn bản, cây tre Việt Nam được tác giả Thép Mới giới thiệu như thế nào?
?Tre có mặt ở những nơi nào? (Gv chiếu hình ảnh cây tre ở các nơi khác nhau)
?Vì sao cây tre lại là người bạn thân thiết của người nông dân?
Tre bao trùm xóm làng, tre bao trùm thôn quê,ở đâu đâu cũng có tre,ở đâu cũng sống, cũng xanh tốt. Tre thân thuộc với các gia đình như đồ dùng trong nhà rổ, rá, dần, tăm, bàn ghế, giường,v.v.... 
? Tại sao tác giả lại nói“ tre là bạn thân của nông dân,bạn thân của nhân dân”?
-Dù vẫn biết Việt Nam là đất nước bốn mùa cây trái, loài cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý nhưng suốt từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau trải dài đất hình chữ S thân thuộc đến tận các hải đảo xa xôi, “ đâu đâu ta cũng thấy nứa tre làm bạn”. Liệu có loại cây nào trên đất nước Việt Nam ta có sức sống mạnh mẽ và bất diệt hơn cây tre.Liệu có loại cây nào đã được hiện diện oai hùng trong huyền thoại ngay từ những ngày lập nước như cây tre của Thánh Gióng. Liệu có loài cây nào được hiện diện gần gũi trong các câu chuyện cổ tích suốt chiều dài dựng nước như cây gậy trúc của ông bụt hiền từ. Cây tre vì thế,gắn bó ruột rà với người dân Việt Nam.
?Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để giới thiệu cây tre trong lời văn mở đầu này? -> biện pháp nhân hóa, điệp từ. Cây tre – người bạn thân.
?Tác giả gọi cây tre là người bạn thân. Em có suy nghĩ gì về cách gọi này?
-Hs:Đây là cách gọi rất đúng vì cây tre gần gũi, gắn bó, thân thuộc với nhân dân Việt Nam.
Gv: Điệp từ, nhân hóa “ bạn thân” nhằm xác lập mối quan hệ giữa tre với người đã gắn bó lâu đời và khẳng định mối liên hệ bền chặt đó ở câu mở đầu.Không chỉ nhà văn Thép Mới mà nhà thơ Nguyễn Duy cũng đã từng nói:
 Tre xanh, xanh tự bao giờ
 Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh.
 Hay tre đã xuất hiện trong những câu tục ngữ như “Tre già măng mọc” hay trong những câu ca dao “Làng tôi có lũy tre xanh,có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng. Bên bờ vải, nhãn, hai hàng, dưới sông cá lội từng đàn tung tăng.”Có lẽ, cả hai tác giả này đều là người được giao sứ mệnh cất lên tiếng nói của cây tre như một hồn cốt của dân tộc Việt, con người Việt, một trong văn xuôi, một trong thơ.
? Vậy biện pháp nghệ thuật này tác giả muốn khẳng định điều gì?
Thảo luận nhóm: (2 phút)
?Tác giả đã miêu tả cây tre Việt với vẻ đẹp gì? (Chiếu hình ảnh về từng ý).
?Qua vẻ đẹp đấy ta thấy được phẩm chất gì của cây tre?
?Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ và nghệ thuật của tác giả?Tác dụng của việc sử dụng từ ngữ và nghệ thuật đó? 
?Qua hình ảnh cây tre tác giả muốn ca ngợi phẩm chất của ai? -> Ca ngợi phẩm chất của con người Việt Nam.
-Tác giả Thép Mới đã cho ta thấy cây tre có sự tương hợp kỳ lạ giữa phẩm chất của tre với cốt cách của con người Việt Nam. Tre mộc mạc, nhũn nhặn; nhưng lại nhẫn nại vô cùng, không chê đất cằn, không sợ sương gió, lúc nào cũng ngay thẳng, cam đảm, không chịu đứng khuất trong bóng râm, giàu lòng vị tha, bao dung, đùm bọc, vừa thanh cao vừa giản dị và bất khuất.Giống như Nguyễn Duy đã nói “Thân gầy guộc lá mong manh, mà sao nên lũy nên thành tre ơi.Ở đâu tre cũng xanh tươi, cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu.” Hay là câu “ Rễ siêng không sợ đất nghèo tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”. Những đặc tính của tre tương hợp với chí khí con người luôn đoàn kết, thủy chung, thanh cao, bất khuất. Người Việt Nam có đức tính kiên cường và khả năng thích ứng dẻo dai trước mọi thiên tai, không những thế ở môi trường nào người Việt Nam vẫn sống trường tồn.Qua bao nhiêu cuộc chiến tranh con người Việt Nam vẫn luôn kiên cường, dũng cảm đấu tranh để dựng nước và giữ nước. Giống như tre đứng trước cuồng phong vẫn nhẫn nại chịu oằn mình, ngả rạp, để khi gió yên trời lặng lại vươn mình đứng thẳng thành lũy, thành rừng; tre già măng mọc, tiếp tục sinh sôi.
-Thảo luận nhóm: (2 phút)
-Thực hiện kĩ thuật trình bày 1 phút:
Em hãy nêu những câu ca dao, tục ngữ, truyện nói về cây tre? (Gv chiếu thêm về ca dao, tục ngữ, truyện).
I.Giới thiệu chung:
1.Tác giả:
-Thép Mới (1925-1991) tên khai sinh là Hà Văn Lộc, quê ở Hà Nội.
-Ngoài báo chí, Thép Mới còn viết nhiều bút kí, thuyết minh phim.
2.Tác phẩm:
-Xuất xứ:Viết năm 1955, là lời bình cho bộ phim cùng tên của các nhà điện ảnh Ba Lan.
-Thể loại: Bút kí
II.Đọc – hiểu văn bản
1.Đọc, tìm hiểu từ khó
2.Tìm hiểu văn bản
-Bố cục:3 phần
-Phương thức biểu đạt:Miêu tả + biểu cảm + thuyết minh + bình luận.
* Phân tích:
a.Giới thiệu chung về cây tre
-Cây tre:
+ bạn thân của nhân dân Việt Nam
+bạn thân của nông dân Việt Nam
+Tre có mặt ở khắp mọi nơi, mọi miền đất nước.
->Điệp từ, nhân hóa
=>Khẳng định sự gần gũi, gắn bó mật thiết, lâu đời giữa cây tre với dân tộc Việt Nam.
*Vẻ đẹp:
-mầm non măng mọc thẳng
-dáng tre vươn mộc mạc
-màu tre tươi nhũn nhặn
*Phẩm chất:
-Đâu tre cũng sống,cũng xanh tốt,
-Cứng cáp, dẻo dai, vững chắc
-Thanh cao, giản dị,chí khí như người.
->Tính từ,liệt kê, so sánh, nhân hóa.
=> Gợi tả vẻ đẹp giản dị, phẩm chất cao quý của cây tre.
4.Hướng dẫn tự học
-Bài cũ: + ôn lại tác giả, tác phẩm
 + Vẻ đẹp và phẩm chất tốt đẹp của cây tre Việt Nam.
-Bài mới: Chuẩn bị tiếp bài Cây tre Việt Nam để học tiếp vào tiết sau.
E.Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_109_van_ban_cay_tre_viet_nam.docx