Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 11: Nghĩa của từ - Năm học 2019-2020 - Bùi Thị Huệ

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 11: Nghĩa của từ - Năm học 2019-2020 - Bùi Thị Huệ

A. Mục tiêu cần đạt:

 - Kiến thức: Giúp HS:

 Nắm được thế nào là nghĩa của từ. Một số cách giải nghĩa của từ

 Sử dụng từ ngữ thành thạo, giải thích được nghĩa của từ

 - Kĩ năng:

 Rèn KN giải nghĩa từ, dùng từ chính xác.

- Thái độ:

 Giáo dục cho HS ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

B. Trọng tâm: Khái niệm + phần luyện tập.

C. Chuẩn bị:

 - GV: Giáo án, tư liệu tham khảo, bài tập cùng gợi ý.

 - HS: Học bài cũ, làm BT; Ch.bị bài mới theo yêu cầu.

D. Hoạt động dạy - học:

1. Kiểm tra bài cũ( 4’) : Thế nào là từ mượn? Cho VD

Đọc câu văn sau và tìm các từ mượn cho biết các tù mượn , của tiếng nước nào?

 “Chú bé vùng dậy vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt ”

2. Giới thiệu bài( 1’): Các em đã biết, từ là đơn vị dùng để đặt câu mà câu bao giờ cũng diễn đạt một ý trọn vẹn thì bản thân từ phải có nghĩa. Vậy, nghĩa của từ là gì? Cách giải thích như thế nào?.

 

docx 3 trang tuelam477 3960
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 11: Nghĩa của từ - Năm học 2019-2020 - Bùi Thị Huệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 12/9/2019
Người soạn: Bùi Thị Huệ
Tiết 11: NGHĨA CỦA TỪ
A. Mục tiêu cần đạt:
 - Kiến thức: Giúp HS:
	Nắm được thế nào là nghĩa của từ. Một số cách giải nghĩa của từ
	Sử dụng từ ngữ thành thạo, giải thích được nghĩa của từ
 - Kĩ năng:
	Rèn KN giải nghĩa từ, dùng từ chính xác.
- Thái độ:
	Giáo dục cho HS ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
B. Trọng tâm: Khái niệm + phần luyện tập.
C. Chuẩn bị:
	- GV: Giáo án, tư liệu tham khảo, bài tập cùng gợi ý.
	- HS: Học bài cũ, làm BT; Ch.bị bài mới theo yêu cầu.
D. Hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ( 4’) : Thế nào là từ mượn? Cho VD
Đọc câu văn sau và tìm các từ mượn cho biết các tù mượn , của tiếng nước nào?
 “Chú bé vùng dậy vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt ”
2. Giới thiệu bài( 1’): Các em đã biết, từ là đơn vị dùng để đặt câu mà câu bao giờ cũng diễn đạt một ý trọn vẹn thì bản thân từ phải có nghĩa. Vậy, nghĩa của từ là gì? Cách giải thích như thế nào?....
3. Bài mới( 35’):	
Hoạt động của GV-HS
 Tg
Nội dung 
+ PP phân tích ngôn ngữ, thuyết trình.
Hoạt động 1
Gv chiếu vd gọi hs đọc to ví dụ.
? Các chú thích trên ở văn bản nào?
? Mỗi chú thích gồm mấy bộ phận nếu lấy dấu (: ) làm chuẩn ?
? Bộ phận nào trong chú thích mang nghĩa của từ?
( Đứng sau dấu hai chấm)
?Em hiểu nghĩa của từ “đi” “chaỵ” là gì?
?Các từ: ông, bà, chú, mẹ nghĩa là gì?
? Nghĩa của từ ứng với phần nào trong mô hình dưới đây?
? Vậy như thế nào là nghĩa của từ ?
Hs : Ghi nhớ ( SGK)
Bài tập nhanh: Em hãy điền các từ “ đề bạt, đề cử, đề xuất” vào chỗ trống?
 trình bày ý kiến hoặc nguyện vọng lên cấp trên 
 cử sai đó giữ chức vụ cao hơn mình 
 giới thiệu ra để lựa chọn hoặc bầu cử 
 đưa ra vấn đề xem xét giải quyết.
Hoạt động 2
HS đọc các chú thích đã dẫn phần I 
? Trong 2 câu sau đây: 2 từ “tập quán” và “thói quen” có thể thay thế được cho nhau không? Vì sao
Người Việt có tập quán ăn trầu
Bạn Nam có thói quen ăn quà vặt
? Nghĩa của từ “tập quán” được giải thích bằng cách nào?
?Trong 3 câu sau, 3 từ : lẫm liệt, hùng dũng, oai nghiêm thay thế được cho nhau không? Vì sao
Tư thế lẫm liệt của người anh hùng
Tư thế hùng dũng của người anh hùng
Tư thế oai nghiêm của người anh hùng
? Em có nhận xét gì về các từ “hùng dũng, oai nghiêm, lẫm liệt”
( có thể thay thế được cho nhau)
? Vậy có mấy cách giải nghĩa của từ? 
Gọi hs đọc ghi nhớ (SGK)
Hoạt động 3.
Hs đọc lại các chú thích của văn bản “Sơn tinh, thuỷ tinh”. 
? Cho biết các chú thích được giải nghĩa theo cách nào ?
Hs hoạt động theo nhóm
Cho các em đối chiếu phần nghĩa và phần từ để chọn từ thích hợp . Điền vào ô trống
Sau 3’ gv gọi 1-2 nhóm lên bảng làm, các nhóm khác nhận xét , đánh giá
Hs đọc yêu cầu bài tập
GV hướng dẫn làm. HS làm và nhận xét.
Nêu yêu cầu bài tập 3
Hs : làm vào vở, gọi 1 em lên bảng chữa
GV và cả lớp theo dõi, nhận xét
? Giải thích từ theo cách đã biết :
Giếng, rung rinh 
Hs : lên bảng làm
10’
10’
15’
I/ Nghĩa của từ là gì?
1. Ví dụ : Sgk
2. Nhận xét
=> Gồm hai bộ phận:từ và nghĩa của từ
- Nghĩa của từ ứng với phần nội dung
3. Kết luận 
ghi nhớ 1- sgk
II/ Cách giải thích nghĩa của từ
1/ Ví dụ 1
2/ Nhận xét:
-“Tập quán” được giải thích bằng cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị
- “Lẫm liệt”, “nao núng” được giải thích bằng cách đưa ra các từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa
3/ Kết luận
- Đưa ra từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa
- Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
* Ghi nhớ : SGK
III/ Luyện tập
Bài tập 1 Có 2 cách giải thích
- Đưa ra khái niệm : Sơn tinh, Thuỷ tinh, cầu hôn, lạc hầu, sính lễ, hồng hào
- Dùng từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa : Phán , cầu hôn
Bài tập 2
- Học tập: Học và luyện tập để có hiểu biết, có kĩ năng
- Học lỏm: Nghe hoặc thấy người ta làm rồi bắt chước làm theo chứ không được dạy trực tiếp
- Học hỏi : Tìm tòi hỏi han để học tập
- Học hành : Học có văn hoá, có thầy cô có chương trình, có hướng dẫn
Bài tập 3
- Trung bình
- Trung gian
- Trung niên
Bài tập 4
- Giếng: hố đào thẳng đứng, sâu vào lòng đất để lấy nước: Khái niệm từ biểu thị
- Rung rinh : chuyển động qua lại nhẹ nhàng : Khái niệm mà từ biểu thị
- Hèn nhát >< dũng cảm, gan dạ :Trái nghĩa.
4. Củng cố- Luyện tập( 3’):
	- Đọc lại ghi nhớ
 - Gv hệ thống toàn bài
5. Hướng dẫn tự học ở nhà( 2’):- Học ghi nhớ-Làm bài tập 5,6 ở SGK
- Chuẩn bị : Sự việc và nhân vật trong văn tự sự.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_11_nghia_cua_tu_nam_hoc_2019_2020.docx