Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 123: Văn bản "Cầu Long Biên. Nhân chứng lịch sử"

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 123: Văn bản "Cầu Long Biên. Nhân chứng lịch sử"

A. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức

- Khái niệm văn bản nhật dụng.

- Cầu Long Biên là “chứng nhân lịch sử” của thủ đô, chứng kiến cuộc sống đau thương mà anh dũng của dân tộc ta.

- Tác dụng của những biện pháp nghệ thuật trong bài.

2. Kỹ năng:

- Biết đọc diễn cảm một văn bản nhật dụng có yếu tố thuyết minh kết hợp với biểu cảm theo dòng hồi tưởng.

- Bước đầu làm quen với kỹ năng đọc – hiểu văn bản nhật dụng có hình thức là một bài ký mang nhiều yếu tố hồi ký.

- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm, lòng tự hào của bản thân về lịch sử hào hùng, bi tráng của đất nước.

* Giáo dục kĩ năng sống:

- Kĩ năng tự nhận thức: xác định cách sống tôn trọng và bảo vệ các giá trị văn hóa.

- Kĩ năng giao tiếp: phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ.

3.Thái độ:

- Nâng cao, làm phong phú thêm tâm hồn, tình cảm đối với quê hương, đất nước, đối với các di tích lịch sử.

B.Phương pháp dạy học.

- Ph¬ương pháp: giảng bình, phát vấn, phân tích, tổng hợp,thảo luận, viết sáng tạo.

C. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

- Gv: nghiên cứu bài, máy chiếu

- Hs chuẩn bị bài trước ở nhà.

 

docx 6 trang Hà Thu 30/05/2022 2480
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 123: Văn bản "Cầu Long Biên. Nhân chứng lịch sử"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: .
Ngày giảng:. ..
Tiết: 123- Bài 29
Văn bản :CẦU LONG BIÊN - NHÂN CHỨNG LỊCH SỬ
(Đọc thêm -Theo Thuý Lan)
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức
- Khái niệm văn bản nhật dụng.
- Cầu Long Biên là “chứng nhân lịch sử” của thủ đô, chứng kiến cuộc sống đau thương mà anh dũng của dân tộc ta.
- Tác dụng của những biện pháp nghệ thuật trong bài.
2. Kỹ năng:
- Biết đọc diễn cảm một văn bản nhật dụng có yếu tố thuyết minh kết hợp với biểu cảm theo dòng hồi tưởng.
- Bước đầu làm quen với kỹ năng đọc – hiểu văn bản nhật dụng có hình thức là một bài ký mang nhiều yếu tố hồi ký.
- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm, lòng tự hào của bản thân về lịch sử hào hùng, bi tráng của đất nước.
* Giáo dục kĩ năng sống:
- Kĩ năng tự nhận thức: xác định cách sống tôn trọng và bảo vệ các giá trị văn hóa.
- Kĩ năng giao tiếp: phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ.
3.Thái độ:
- Nâng cao, làm phong phú thêm tâm hồn, tình cảm đối với quê hương, đất nước, đối với các di tích lịch sử.
B.Phương pháp dạy học.
- Phương pháp: giảng bình, phát vấn, phân tích, tổng hợp,thảo luận, viết sáng tạo..
C. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- Gv: nghiên cứu bài, máy chiếu
- Hs chuẩn bị bài trước ở nhà.
D. Tiến trình giờ dạy 
1. Ổn định lớp 
2. KiÓm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của Hs
3. Bµi míi : 
 * Hoạt động 1:Giới thiệu bài. - 2p
 Gv giới thiệu về Quận Long Biên:Long Biên là một quận nằm ở phía Đông thành phố Hà Nội. Đây là quận duy nhất nằm ở tả ngạn sông Hồng, đồng thời là quận có diện tích lớn nhất của thủ đô Hà Nội. Và Cho hs quan sát hình ảnh cầu Long Biên.
Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử của Thuý Lan từng được đăng tải trên báo "Người Hà Nội" và nó đã hiện diện trên trang sách Ngữ Văn lớp 6 của chúng ta. Bài văn sẽ đưa chúng ta ngược thời gian một thế kỉ, để sống với cây cầu, một chứng nhân lịch sử
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY- TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
* Hoạt động 2: 10p
- Gv giơi thiệu ngắn gọn về tác giả
? Nghiên cứu phần cuối văn bản và cho biết Vb có xuất xứ ntn?
GV: Hướng dẫn đọc -> GV đọc -> 2 học sinh đọc ->GV nhận xét
-Gv chiếu nhấn mạnh 1 số chú thích
?Văn bản thuộc thể loại gì?
Gv chiếu
? Kiểu văn bản?
- Em hiểu thế nào văn bản nhật dung?
-GV chiếu và giảng thêm: 
+ Nội dung: có nội dung gần gũi, bức thiết với cuộc sống của con người
và cộng đồng xã hội hiện đại như: thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma tuý...
+ Về hình thức: Thường là những bài báo, thường được viết theo thể bút kí trong đó có sự kết hợp giữa các phương thức kể, tảc, biểu cảm...
+ Tác dụng: Văn bản nhật dụng có giá trị thông tin tuyên truyền, phổ biến, cập nhật một vấn đề văn hoá, xã hội nào đó là chủ yếu.
- Lớp 6 gồm có 3 văn bản nhật dụng: 
+ Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử
+ Bức thư của thủ lĩnh da đỏ 
+ Động Phong Nha 
- Em thấy bài kí này có nét đặc sắc gì về phương thức?
- Tác giả chọn sự kết hợp giữa các phương thức tự sự, miêu tả với phương thức trữ tình.
? Có thể chia văn bản thành mấy đoạn? nghĩa chính của mỗi đoạn?
-Gv khái quát máy chiếu -> chuyển ý
* Hoạt động 3: 8p
- Cầu Long Biên được giới thiệu khái quát như thế nào?
- Vị trí của cây cầu ?
- Quá trình xây dựng ?
- người thiết kế ?
- đặc điểm ?
- Giá trị?
- ý nghĩa?(Lời nhận xét đánh giá khái quát ? )
? Trong đoạn 1, tác giả đã sử dụng những hình ảnh nghệ thuật nào để giới thiệu về cây cầu ? 
Gv chiếu hình ảnh khái quát
Yêu cầu HS theo dõi phần 2:12p
? Tên gọi đầu tiên của cây Cầu Long Biên là gì? Điều đó có ý nghĩa gì?
- Cây cầu Đu me (là tên viên toàn quyền Pháp ở đông dương)
GV: Giới thiệu thêm về Đu-me: viên quan toàn quyền Pháp. 
-> Biểu thị quyền lực thống trị của thực dân Pháp ở Việt Nam. 
- Mục đích xd cầu ?
- Qua tên gọi của cây cầu và quá trình xây dựng , giúp ta hiểu thêm được điều gì về cuộc sống của người dân thời bấy giờ ? 
- là thành tựu ... hiện đại 
- xây bằng mồ hôi xương máu của nhân dân 
- Hình ảnh cây cầu còn được tác giả diễn tả như thế nào ?
- cây cầu như dải lụa ...nặng 17.000 tấn ...
- Gv chiếu hình
? Bpnt nào được sd ?
-> so sánh thú vị, gợi sự bất ngờ
- Hình ảnh đó gợi cho ta có những suy nghĩ gì ?
=> Là chứng nhân của thời thực dân nô lệ áp bức và bất công.
GV: Yêu cầu HS theo dõi tiếp văn bản. 
- Cầu Đu-me được đổi tên vào năm nào ? Đổi tên là gì? 
- 1945 đổi tên là cầu Long Biên
- Việc đổi tên đó giúp ta hiểu thêm được điều gì ?.
=> Khẳng định chủ quyền của đất nước ...
- Từ đó trở đi, cầu Long Biên gắn liền với những sự kiện lịch sử cơ bản nào ?..
GV: Gợi ý phân tích, kết hợp chiếu hình
- Những ngày hoà bình? 
- Trong kháng chiến chống Pháp thì như thế nào ?
- Trong chống Mỹ thì sao ?
- Những ngày lũ lụt?
GV: Yêu cầu HS tìm dẫn chứng để minh hoạ. 
- Trong từng thời điểm đó, tác giả sử dụng những nghệ thuật nào để diễn tả ?
GV: Bình chi tiết : nước mắt ứa ra ... 
- Qua đó, ta thấy cầu Long Biên trở thành chứng nhân cho những gì ? 
=> Khẳng định cầu Long Biên là chứng nhân của độc lập hoà bình , của chiến tranh đau thương và anh dũng, của công cuộc trị thuỷ lâu dài.
GV: Những dòng thơ tả cảnh đông vui, nhộn nhịp trên Cầu Long Biên, những ấn tượng về màu xanh nơi bờ bãi sông Hồng gợi yên tĩnh trong tâm hồn
? Trong sự nghiệp đổi mới chúng ta có thêm những cây cầu mới nào bắc qua sông Hồng?
 Cầu Long Biên lúc này mang ý nghĩa chứng nhân gì?
- Gv: cầu rút vào vị trí khiêm nhường
? Câu văn cuối cùng gợi cho em suy nghĩ gì về nội dung và nghệ thuật?
- “Còn tôi cố gắng truyền tình yêu cầy cầu của mình vào trái tim họ.... đất nước Việt Nam”.
-> Cầu Long Biên là nhân chứng cho tình yêu của mọi người đối với Việt Nam, là nhịp cầu của Hoà Bình là tình yêu bền vững
HS: đọc ghi nhớ
-Gv chiếu khái quát bằng sơ đồ (1p)
? Tìm hiểu ở địa phương em, những di tích nào có thể gọi là nhân chứng lịch sử của địa phương hoặc tỉnh em?
VD: Bia Lê Lợi.
- Chiếc xe tăng do anh hùng Cù Chính Lan diệt ( kháng chiến chống Pháp)
? Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về cầu Long Biên?
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả
- Thúy Lan là một nhà báo sinh ra ở Hà Nội
2.Tác phẩm: Đây là bài báo đăng trên báo "Người Hà Nội". 
3. Đọc – Giải thích từ khó
* Thể loại: Bút kí mang yếu tố hồi kí
* Khái niệm văn bản nhật dụng:
- là những bài viết có nội dung gần gũi bức thiết đối với cuộc sống con người và cộng đồng xã hội hiện đại như : thiên nhiên, môi trường 
4. Bố cục: 3 đoạn:
 - Đoạn 1: Từ đầu -> thủ đô HN: Giới thiệu chung về cây cầu.
- Đoạn 2: Tiếp-> vững chắc: Biểu hiện chứng nhân lịch sử của cầu Long Biên.
- Đoạn cuối: Cầu Long Biên - Chứng nhân của tình yêu đất nước
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Giới thiệu chung về cầu Long Biên
-> Nghệ thuật nhân hoá, so sánh.
=> như một chứng nhân lịch sử trong thời Pháp thuộc.
2. Cầu Long Biên- chứng nhân của lịch sử:
a) Trong thời Pháp thuộc 
- Là nhân chứng cho cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam
b) Cầu Long Biên từ 1945-> nay
- Là chứng nhân cho cuộc sống độc lập hòa bình ở thủ đô Hà Nội sau năm 1954
 - Là chứng nhân cho cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ
- Chứng nhân cho sức mạnh, tinh thần chống thiên tai của nhân dân Hà Nội
-> Hình ảnh so sánh, nhân hoá; sự thay đổi ngôi kể (từ ngôi thứ 3-> ngôi 1) kết hợp yếu tố biểu cảm 
3. Cầu Long Biên hôm nay và mai sau:8p
- Chứng nhân cho sự phát triễn lớn mạnh của đất nước.
- Là nhịp cầu hòa bình và hữu nghị.
* Ghi nhớ : SGK (128)
* Luyện tập: 3 p
4.Củng cố- dặn dò :1p
- Giáo viên khái quát nội dung bµi d¹y. 
- H nắm nội dung bài ,học bài,tìm đọc thêm tài liệu
- Chuẩn bị bài: Viết đơn 
E.Rút kinh nghiệm:
------------------˜™&˜™-----------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_123_van_ban_cau_long_bien_nhan_ch.docx