Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 14: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự - Năm học 2019-2020

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 14: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự - Năm học 2019-2020

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được:

- Hiểu được chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự (qua những từ ngữ được diễn đạt trong đề).

- Tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề, lập dàn ý khi làm bài văn tự sự.

- Những căn cứ để lập ý và lập dàn ý.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, đọc kĩ đề, nhận ra những yêu cầu của đề và cách làm một bài văn tự sự.

3. Thái độ:

- Nâng cao ý thức giữ gìn và yêu tiếng Việt.

4. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh

- Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức

B. CHUẨN BỊ

 1. GV: SGK,SGV,CKTKN, tài liệu tham khảo, bảng phụ, dàn ý của bài văn.

2. HS: Đọc và trả lời câu hỏi trong SGK, vở, bài soạn.

C. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Rèn kĩ năng trao đổi, tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp, phát hiện

D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp: 6A.6B.6C.

2. Kiểm tra bài cũ (5 phút):

 - Cách trình bày sự việc, nhân vật trong văn bản tự sự ?

3. Bài mới:

Hoạt động: Khởi động (1 phút)

 GV : Trong bài văn bao giờ người viết cũng hướng tới một chủ đề. Dàn bài văn bao giờ cũng có bố cục 3 phần. Vậy chủ đề là gì và bố cục 3 phần của bài văn. Đó là những phần nào. Cô mời cả lớp cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

 

doc 4 trang tuelam477 4670
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 14: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày xây dựng kế hoạch: 5/9/2019
Ngày thực hiện:
6A:..............
6B:...............
6C..............:
Tiết 14. Tập làm văn:
CHỦ ĐỀ VÀ DÀN BÀI CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được:
- Hiểu được chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự (qua những từ ngữ được diễn đạt trong đề). 
- Tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề, lập dàn ý khi làm bài văn tự sự. 
- Những căn cứ để lập ý và lập dàn ý.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, đọc kĩ đề, nhận ra những yêu cầu của đề và cách làm một bài văn tự sự.
3. Thái độ:
- Nâng cao ý thức giữ gìn và yêu tiếng Việt.
4. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh
- Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức
B. CHUẨN BỊ 
 	1. GV: SGK,SGV,CKTKN, tài liệu tham khảo, bảng phụ, dàn ý của bài văn.
2. HS: Đọc và trả lời câu hỏi trong SGK, vở, bài soạn.
C. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Rèn kĩ năng trao đổi, tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp, phát hiện
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: 6A..............................6B...........................6C..........................
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút): 
 	- Cách trình bày sự việc, nhân vật trong văn bản tự sự ?
3. Bài mới:
Hoạt động: Khởi động (1 phút)
 	GV : Trong bài văn bao giờ người viết cũng hướng tới một chủ đề. Dàn bài văn bao giờ cũng có bố cục 3 phần. Vậy chủ đề là gì và bố cục 3 phần của bài văn. Đó là những phần nào. Cô mời cả lớp cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động 1. Tìm hiểu chủ đề của bài văn tự sự (33 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
GV chuyển giao nhiệm vụ- Hs hoạt động cá nhân
- HS đọc bài văn
H: Phần thân bài có mấy sự việc chính? Đó là những sự việc nào?
H: Vì sao Tuệ Tĩnh lại từ chối chữa bệnh cho ông quý tộc mà lại chữa cho chú bé trước?
- Vì bệnh của chú bé nguy hiểm hơn
H: Theo em, việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa bệnh cho con người nông dân và từ chối chữa bệnh cho quý tộc thái độ của Tuệ Tĩnh ntn ?
- Không tham tiền bạc
- Thương người bệnh
H: Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị cho chú bé con nhà nông dân trước, nói lên phẩm chất gì của người thầy thuốc?
- Lương y như từ mẫu
H: Câu chuyện này nhằm ca ngợi ai? Vì sao lại ca ngợi người đó?
GV: Như vậy, toàn bộ văn bản vừa đọc nhằm tập trung biểu dương một tấm gương hết lòng vị người bệnh của Tuệ Tĩnh. Đó là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra. Đó chính là chủ đề (ý chính hoặc ý nghĩa) của văn bản
H: Vậy chủ đề của bài văn tự sự là gì?
- HS đọc ghi nhớ 1 (SGK/45)
* Hoạt động thảo luận nhóm :
H: Theo em những câu văn nào thể hiện tấm lòng của Tuệ Tình với người bệnh?
+ Ông chẳng những mở mang ngành y được dân tộc mà còn là ngườihết lòng thương yêu cứu giúp người bệnh.
+ Ta phải chữa gấp cho chú bé này, để chậm tất có hại.
+ Con người ta cứu giúp nhau lúc hoạn nạn, sao ông bà lại nói chuyện ân huệ.
* GV giảng: Những việc làm và lời nói của Tuệ Tĩnh đã cho thấy tấm lòng thương người và y đức cao đẹp của ông. Đó cũng là nội dung tư tưởng của truyện còn gọi là chủ đề của truyện
H: Vậy em hiểu thế nào là chủ đề của truyện?
- Chủ đề là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản.
H: Vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đề cập trong văn bản này là gì?
- Ca ngợi, đề cao phẩm chất của người thầy thuốc có đạo đức tốt.
- GV nêu vấn đề: Cho các nhan đề:
1.Tuệ Tĩnh và hai người bệnh
2.Tấm lòng thương người của thầy Tuệ Tĩnh
3. Y đức của Tuệ Tĩnh.
H: Trong ba nhan đề trên, em thấy nhan đề nào thích hợp với nội dung văn bản? Vì sao?
- Các nhan đề đều thích hợp nhưng sắc thái khác nhau. 
H: Em có thể đặt tên khác cho bài văn được không?
+ Một lòng vì người bệnh
+ Ai có bệnh nguy hiểm hơn thì chữa trước cho người đó.
+ Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng.
H: Qua bài tập c, em thấy chủ đề của văn bản thường được thể hiện ở đâu?
- Nhan đề của văn bản.
- Gọi 2 HS đọc ghi nhớ.
I. Tìm hiểu chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự
1. Chủ đề của bài văn tự sự
* Bài tập: SGK/44
- Có 2 sự việc:
+ Tuệ Tĩnh từ chối việc chữa bệnh cho nhà quý tộc trước vì bệnh ông ta nhẹ.
+ Chữa ngay cho con người nông dân vì bệnh của chú bé nguy hiểm hơn.
- Ca ngợi lòng yêu thương con người, hết lòng vì người bệnh của Tuệ Tĩnh
* Câu văn nào thể hiện tấm lòng của Tuệ Tình với người bệnh
 Chủ đề của truyện
* Nhan đề văn bản.
2. Ghi nhớ : SGK/ 45
Hoạt động 2. Luyện tập (15 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
- GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS hoạt động cá nhân
- Gọi 2 HS đọc bài tập.
H: Truyện kể về những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính?
Người nông dân, Viên quan trong triều, Nhà vua
H: Chủ đề của câu chuyện này muốn biểu dương ai? Biểu dương điều gì?
- Muốn chế giễu ai? Chế giễu điều gì?
H: Sự việc nào thể hiện tập trung cho chủ đề? 
H: Em hãy nêu câu văn thể hiện sự việc đó?
- Xin bệ hạ hãy thưởng cho hạ thần năm mươi roi, hạ thần không muốn gì hơn cả. Chỉ có điều là hạ thần đã đồng ý chia cho viên quan đã đưa hạ thần vào đây một nửa phần thưởng của bệ hạ. Vậy xin bệ hạ hãy thưởng cho mỗi người hai mươi nhăm roi.
 Nhà vua bất cười, đuổi tên cận thần ra và thưởng cho người nông dân một nghìn rúp
II. Luyện tập
1. Bài tập 1: SGK(45):
Truyện “Phần thưởng”
a. Chủ đề của truyện
- Ca ngợi sự thật thà, thông minh của người nông dân.
- Chế giễu sự tham lam của tên quan trong triều.
- Sự việc thể hiện tập trung chủ đề: Lời cầu xin phần thưởng lạ lùng và kết thúc bất ngờ ngoài dự kiến của tên quan và người đọc.
4. Củng cố
- Chủ đề của bài văn tự sự là gì?
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Học ghi nhớ. Hoàn thiện bài tập vào vở
- Soạn tiếp phần còn lại.
E. RÚT KINH NGHIỆM - ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG
	Ngày......tháng 9 năm 2019
	 Duyệt kế hoạch dạy học
	 Tổ trưởng
	 Trình Thị Hậu Hiệp

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_14_chu_de_va_dan_bai_cua_bai_van.doc