Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 1 đến 4 - Năm học 2022-2023

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 1 đến 4 - Năm học 2022-2023

1. Về kiến thức:

- Những nội dung chính của sách Ngữ văn 6

- Cấu trúc của sách và các bài học trong sách

- Một số phương pháp và cách để học tốt môn Ngữ văn 6.

2. Về năng lực:

- Nhận biết được một số yếu tố cơ bản trong sgk Ngữ văn 6.

- Phân tích được cấu trúc sgk Ngữ văn.

- Năng lực tự đọc và tự học.

 

docx 10 trang Mạnh Quân 26/06/2023 1410
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 1 đến 4 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01 / 9/ 2022
Ngày dạy:07/ 9 /2022
Lớp: 6/1, 6/2
Tiết 1,2,3,4
BÀI MỞ ĐẦU ( Quý thầy cô hoàn thiện thêm )
( 4 tiết )
I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ hiểu được)
1. Về kiến thức: 
- Những nội dung chính của sách Ngữ văn 6
- Cấu trúc của sách và các bài học trong sách
- Một số phương pháp và cách để học tốt môn Ngữ văn 6.
2. Về năng lực: 
- Nhận biết được một số yếu tố cơ bản trong sgk Ngữ văn 6.
- Phân tích được cấu trúc sgk Ngữ văn.
- Năng lực tự đọc và tự học.
3. Về phẩm chất: 
- Chăm học, chăm làm: HS có ý thức vận dụng các bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân. 
- Trách nhiệm: hành động có trách nhiệm với chính mình, có trách nhiệm với đất nước, chủ động rèn kĩ năng đọc hiểu sgk.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Bảng phụ để HS làm việc nhóm, Phiếu học tập, Bảng kiểm tra, đánh giá thái độ làm việc nhóm, bài trình bày của HS.
2. Học liệu: Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, ....
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC	
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề 
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh, các em sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập.
b. Nội dung: Gv đặt cho học sinh những câu hỏi gợi mở vấn đề.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS: 
+ Em đã đọc và nhận ra những nội dung cơ bản của SGK Ngữ văn 6 chưa? 
+ Nêu ý kiến của em về SGK Ngữ văn 6.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Giáo viên: hướng dẫn học sinh trả lới câu hỏi, gợi ý nếu cần.
- Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh lần lượt trình bày các câu trả lời.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
- GV nhận xét và giới thiệu bài học
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
a. Mục tiêu: Học sinh nắm được các vấn đề cơ bản của sgk Ngữ văn 6. Cách để học tốt môn Ngữ văn 6. 
b. Nội dung: Gv đặt cho học sinh những câu hỏi gợi mở vấn đề.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
NỘI DUNG SÁCH NGỮ VĂN 6
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
1. Câu hỏi trang 8 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Sách Ngữ văn 6 hướng dẫn em đọc hiểu những thể loại văn học nào? Chỉ ra nội dung chính của các văn bản mà em được học trong mỗi thể loại.
Trả lời: 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Giáo viên: hướng dẫn học sinh trả lới câu hỏi, gợi ý nếu cần.
- Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh lần lượt trình bày các câu trả lời.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.
Dự kiến trả lời: 
- Sách Ngữ văn 6 hướng dẫn em đọc hiểu những thể loại văn học truyện, thơ, kí.
- Nội dung chính của các văn bản mà em được học trong mỗi thể loại:
a. Văn bản truyện:
Ÿ Thánh Gióng: Người anh hùng làng Gióng đánh giặc cứu nước.
Ÿ Sự tích Hồ Gươm: Sự tích vua Lê trả lại gươm thần.
Ÿ Thạch Sanh: Chàng trai mồ côi, nghèo khó mà dũng cảm, bao dung.
Ÿ Cô bé bán diêm: Câu chuyện đầy cảm động về em bé tội nghiệp.
Ÿ Ông lão đánh cá và con cá vàng: Truyện về ông lão khốn khổ có người vợ tham lam, độc ác và bội bạc.
Ÿ Bức tranh của em gái tôi: Kể về người em gái có tấm lòng và tình cảm trong sáng, vô tư.
Ÿ Điều không tính trước: Kể về ba người bạn nhỏ, ban đầu xích mích vì hiểu lầm, cuối cùng lại kết thành một khối yêu thương.
Ÿ Chích bông ơi!: Câu chuyện cảm động của hai cha con Dế Vần
Ÿ Dế Mèn phiêu lưu kí: Kể về chú Dế Mèn kiêu căng, hống hách nhưng biết ân hận trước những việc làm không đúng.
b. Văn bản thơ:
Ÿ À ơi tay mẹ: Ghi lại những xúc động, bâng khuâng khi nghĩ về bàn tay của mẹ.
Ÿ Về thăm mẹ: Đầy ắp những cảm xúc nghẹn ngào.
Ÿ Những bài ca dao nói về công cha, nghĩa mẹ, 
Ÿ Đêm nay Bác không ngủ: Những chi tiết, hình ảnh chân thật và tình cảm da diết, cảm động về Bác.
Ÿ Lượm: Câu chuyện đầy cảm động về em bé tội nghiệp.
Ÿ Gấu con chân vòng kiềng: Kể chuyện về chú gấu con hồn nhiên, vui nhộn, hài hước.
c. Văn bản kí:
Ÿ Trong lòng mẹ: Ghi lại tình mẫu tử sâu nặng.
Ÿ Đồng Tháp Mười mùa nước nổi: Ghi chép về cảnh sắc thiên nhiên, con người vùng đất phương Nam.
Ÿ Thời thơ ấu của Hon-đa: Những dòng hồi ức về tuổi thiếu niên với những kỉ niệm đầy thú vị của tác giả Hon-đa Sô-i-chi-rô.
2. Câu hỏi trang 9 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Nội dung chính của mỗi văn bản trong các phần Đọc hiểu văn bản nghị luận và Đọc hiểu văn bản thông tin là gì?
Trả lời: 
Nội dung chính của mỗi văn bản trong các phần:
- Đọc hiểu văn bản nghị luận:
+ Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ: Giải thích vì sao Nguyên Hồng lại viết rất hay về tầng lớp dân nghèo.
+ Vẻ đẹp của một bài ca dao: Chỉ ra sự cảm nhận tinh tế của tác giả dân gian trước vẻ đẹp của cô gái và cánh đồng lúa mênh mông, bát ngát.
+ Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước: Phân tích ý nghĩa của truyện Thánh Gióng – một trong những tác phẩm hay nhất thể hiện chủ đề đánh giặc cứu nước.
+ Tại sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật?: Sự cần thiết của việc bảo vệ và đối xử nhân đạo với động vật.
+ Khan hiếm nước ngọt: Vấn đề nguồn nước đang dần cạn kiệt.
+ Tại sao nên có vật nuôi trong nhà?: Lợi ích của vật nuôi.
- Đọc hiểu văn bản thông tin:
+ Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập”: Sự kiện lịch sử ngày Quốc khánh 2-9-1945.
+ Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ: Sự kiện lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ.
+ Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng: Ghi lại quá trình ra đời của bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng.
+ Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng?: Nêu lên những nguyên nhân dẫn đến chiến thắng của đội tuyển bóng đá Việt Nam.
+ Những phát minh “tình cờ và bất ngờ”: Sự kiện khoa học thú vị.
+ Giờ Trái Đất: Sự cần thiết của việc tiết kiệm năng lượng và chống biến đổi khí hậu.
3. Câu hỏi trang 10 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Đọc mục Rèn luyện tiếng Việt và trả lời câu hỏi:
a) Sách Ngữ văn 6 có những loại bài tập tiếng Việt nào?
b) Bài tập vận dụng kiến thức tiếng Việt nhằm mục đích gì và phục vụ các hoạt động nào?
Trả lời: 
a) Sách Ngữ văn 6 có những loại bài tập tiếng Việt:
- Nhận biết các hiện tượng và đơn vị ngôn ngữ.
- Vận dụng kiến thức tiếng Việt rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe.
b) Bài tập vận dụng kiến thức tiếng Việt nhằm:
- Phục vụ hoạt động tiếp nhận văn bản (kĩ năng đọc hiểu văn bản)
- Phục vụ hoạt động tạo lập văn bản (thuyết trình, thảo luận, viết văn bản).
I.HỌC DỌC
- Sách Ngữ văn 6 hướng dẫn em đọc hiểu những thể loại văn học truyện, thơ, kí.
- Nội dung chính của các văn bản mà em được học trong mỗi thể loại:
- Sách Ngữ văn 6 có những loại bài tập tiếng Việt:
+ Nhận biết các hiện tượng và đơn vị ngôn ngữ.
+ Vận dụng kiến thức tiếng Việt rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe.
- Bài tập vận dụng kiến thức tiếng Việt nhằm:
+ Phục vụ hoạt động tiếp nhận văn bản (kĩ năng đọc hiểu văn bản)
+ Phục vụ hoạt động tạo lập văn bản (thuyết trình, thảo luận, viết văn bản).
- Sách Ngữ văn 6 có những loại bài tập tiếng Việt:
+ Nhận biết các hiện tượng và đơn vị ngôn ngữ.
+ Vận dụng kiến thức tiếng Việt rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe.
- Bài tập vận dụng kiến thức tiếng Việt nhằm:
+ Phục vụ hoạt động tiếp nhận văn bản (kĩ năng đọc hiểu văn bản)
+ Phục vụ hoạt động tạo lập văn bản (thuyết trình, thảo luận, viết văn bản).
II. HỌC VIẾT
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Câu hỏi trang 11 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Đọc phần Học viết và trả lời các câu hỏi sau:
a) Sách Ngữ văn 6 rèn luyện cho các em viết các kiểu văn bản nào? Kiểu văn bản nào chưa được học ở cấp Tiểu học?
b) Các yêu cầu chính cần đạt của mỗi kiểu văn bản là gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Giáo viên: hướng dẫn học sinh trả lới câu hỏi, gợi ý nếu cần.
- Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh lần lượt trình bày các câu trả lời.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.
Dự kiến trả lời: 
a) Sách Ngữ văn 6 rèn luyện cho các em viết các kiểu văn bản: 
- Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, nhật dụng.
- Kiểu văn bản chưa được học ở cấp Tiểu học: Thuyết minh, nghị luận, nhật dụng
b) Các yêu cầu chính cần đạt của mỗi kiểu văn bản:
- Tự sự: 
+ Viết được bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích.
+ Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm, kỉ niệm của bản thân; dùng ngôi kể thứ nhất.
- Miêu tả: Viết được bài văn tả cảnh sinh hoạt.
- Biểu cảm: 
+ Bước đầu biết làm thơ lục bát.
+ Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ lục bát.
- Thuyết minh: Bước đầu biết viết văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện.
- Nghị luận: Bước đầu biết viết bài văn trình bày ý kiến về một vấn đề mà mình quan tâm.
- Nhật dụng:
+ Viết được biên bản về một vụ việc hay một cuộc họp, cuộc thảo luận.
+ Tóm tắt được nội dung chính của một số văn bản đơn giản đã học bằng sơ đồ.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
- GV nhận xét và giới thiệu sang phần học tiếp theo
II. HỌC VIẾT
- Sách Ngữ văn 6 rèn luyện cho các em viết các kiểu văn bản: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, nhật dụng.
- Kiểu văn bản chưa được học ở cấp Tiểu học: Thuyết minh, nghị luận, nhật dụng.
* Các yêu cầu chính cần đạt của mỗi kiểu văn bản:
- Tự sự: 
+ Viết được bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích.
+ Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm, kỉ niệm của bản thân; dùng ngôi kể thứ nhất.
- Miêu tả: Viết được bài văn tả cảnh sinh hoạt.
- Biểu cảm: 
+ Bước đầu biết làm thơ lục bát.
+ Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ lục bát.
- Thuyết minh: Bước đầu biết viết văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện.
- Nghị luận: Bước đầu biết viết bài văn trình bày ý kiến về một vấn đề mà mình quan tâm.
- Nhật dụng:
+ Viết được biên bản về một vụ việc hay một cuộc họp, cuộc thảo luận.
+ Tóm tắt được nội dung chính của một số văn bản đơn giản đã học bằng sơ đồ.
III. HỌC NÓI VÀ NGHE
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Câu hỏi trang 12 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Đọc phần Học nói và nghe và trả lời các câu hỏi sau:
a) Yêu cầu chính cần đạt được ở lớp 6 về kĩ năng nói, nghe và nói nghe tương tác là gì?
b) Liên hệ với bản thân để tự nhận ra kĩ năng nói – nghe của em còn mắc lỗi gì.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Giáo viên: hướng dẫn học sinh trả lới câu hỏi, gợi ý nếu cần.
- Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh lần lượt trình bày các câu trả lời.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.
Dự kiến trả lời: 
a) Yêu cầu chính cần đạt được ở lớp 6 về kĩ năng:
- Nói: 
+ Kể được một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích, một trải nghiệm, kỉ niệm đáng nhớ.
+ Trình bày được ý kiến về một vấn đề đáng quan tâm (một sự kiện lịch sử hay một vấn đề trong cuộc sống).
+ Có thái độ và kĩ năng nói phù hợp.
- Nghe:
+ Nắm được nội dung trình bày của người khác.
+ Có thái độ và kĩ năng nghe phù hợp.
- Nói nghe tương tác:
+ Biết tham gia thảo luận về một vấn đề.
+ Có thái độ và kĩ năng trao đổi phù hợp.
b) Tự liên hệ với bản thân để tự nhận ra kĩ năng nói – nghe của em còn mắc lỗi gì.
..............................
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
III. HỌC NÓI VÀ NGHE
 1.Yêu cầu chính cần đạt được ở lớp 6 về kĩ năng:
- Nói: 
+ Kể được một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích, một trải nghiệm, kỉ niệm đáng nhớ.
+ Trình bày được ý kiến về một vấn đề đáng quan tâm (một sự kiện lịch sử hay một vấn đề trong cuộc sống).
+ Có thái độ và kĩ năng nói phù hợp.
- Nghe:
+ Nắm được nội dung trình bày của người khác.
+ Có thái độ và kĩ năng nghe phù hợp.
- Nói nghe tương tác:
+ Biết tham gia thảo luận về một vấn đề.
+ Có thái độ và kĩ năng trao đổi phù hợp.
2. Tự liên hệ với bản thân để tự nhận ra kĩ năng nói – nghe của em còn mắc lỗi gì.
..............................
IV. CẤU TRÚC CỦA SÁCH NGỮ VĂN 6
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
HS đọc câu hỏi trang 13 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Đọc phần Cấu trúc của sách và trả lời các câu hỏi sau:
a) Mỗi bài học trong sách Ngữ văn 6 có những phần chính nào? Những nhiệm vụ mà các em cần làm ở lớp và ở nhà là gì?
b) Theo em, tại sao cần biết cấu trúc sách trước khi học?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Giáo viên: hướng dẫn học sinh trả lới câu hỏi, gợi ý nếu cần.
- Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh lần lượt trình bày các câu trả lời.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.
Trả lời: 
a) Mỗi bài học trong sách Ngữ văn 6 có 7 phần chính: Yêu cầu cần đạt, kiến thức Ngữ văn, đọc, viết, nói và nghe, tự đánh giá, hướng dẫn học.
- Những nhiệm vụ mà các em cần làm ở lớp:
+ Vận dụng các kiến thức ngữ văn trong quá trình thực hành.
+ Trả lời câu hỏi đọc hiểu.
+ Làm bài tập thực hành tiếng Việt.
+ Làm bài tập thực hành viết.
+ Làm bài tập thực hành nói và nghe.
 - Những nhiệm vụ mà các em cần làm ở nhà:
+ Đọc yêu cầu cần đạt trước và sau khi học.
+ Đọc kiến thức ngữ văn để có căn cứ thực hành.
+ Tìm hiểu thông tin về thể loại, kiểu văn bản, tác giả, tác phẩm, 
+ Đọc trực tiếp văn bản, các câu gợi ý ở bên phải và chú thích ở chân trang.
+ Đọc định hướng viết.
+ Đọc định hướng nói và nghe.
+ Tự đánh giá kết quả đọc hiểu và viết thông qua các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận ở cuối mỗi bài.
+ Đọc mở rộng theo gợi ý và thu thập tư liệu liên quan đến bài học.
b) Theo em, cần biết cấu trúc sách trước khi học để nắm rõ mình đang học những kiến thức, gồm những phần gì, nhiệm vụ và yêu cầu của mỗi phần. Từ đó, em sẽ chủ động chuẩn bị trước ở nhà để lên lớp thực hành một cách tốt hơn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
IV. CẤU TRÚC CỦA SÁCH NGỮ VĂN 6
- Mỗi bài học trong sách Ngữ văn 6 có 7 phần chính: 
+ Yêu cầu cần đạt, 
+ Kiến thức Ngữ văn, 
+ Đọc, 
+ Viết, 
+ Nói và nghe, 
+ Tự đánh giá, 
+ Hướng dẫn học.
- Những nhiệm vụ mà các em cần làm ở lớp:
+ Vận dụng các kiến thức ngữ văn trong quá trình thực hành.
+ Trả lời câu hỏi đọc hiểu.
+ Làm bài tập thực hành tiếng Việt.
+ Làm bài tập thực hành viết.
+ Làm bài tập thực hành nói và nghe.
 - Những nhiệm vụ mà các em cần làm ở nhà:
+ Đọc yêu cầu cần đạt trước và sau khi học.
+ Đọc kiến thức ngữ văn để có căn cứ thực hành.
+ Tìm hiểu thông tin về thể loại, kiểu văn bản, tác giả, tác phẩm, 
+ Đọc trực tiếp văn bản, các câu gợi ý ở bên phải và chú thích ở chân trang.
+ Đọc định hướng viết.
+ Đọc định hướng nói và nghe.
+ Tự đánh giá kết quả đọc hiểu và viết thông qua các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận ở cuối mỗi bài.
+ Đọc mở rộng theo gợi ý và thu thập tư liệu liên quan đến bài học.
- Cần biết cấu trúc sách trước khi học để nắm rõ mình đang học những kiến thức, gồm những phần gì, nhiệm vụ và yêu cầu của mỗi phần. Từ đó, em sẽ chủ động chuẩn bị trước ở nhà để lên lớp thực hành một cách tốt hơn.
IV. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC TẬP:
a. Mục tiêu: Giúp học sinh biết cách soạn bài, chuẩn bị bài, ghi bài, tự đánh giá, tự học
b. Nội dung: Gv đặt cho học sinh những câu hỏi gợi mở vấn đề.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Giáo viên: hướng dẫn học sinh trả lới câu hỏi, gợi ý nếu cần.
- Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh lần lượt trình bày các câu trả lời.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.
Dự kiến trả lời: 5 cách học môn Ngữ Văn lớp 6 hữu ích
Cách 1: Soạn bài mới trước khi lên lớp
Soạn bài mới trước khi lên lớp là yêu cầu tối thiểu mà giáo viên thường đặt ra cho học sinh với mong muốn các em nắm được nội dung chính và tiếp thu nhanh hơn khi lên lớp. Đây cũng là cách giúp các em chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ từ giáo viên với những vấn đề còn đang thắc mắc, góp phần giúp tiết học thêm sinh động và bổ ích hơn. Tùy vào từng phần trong Ngữ Văn mà có cách soạn bài riêng biệt: Đối với phần đọc hiểu văn bản: đọc trước toàn bài, xác định thể loại văn bản sau đó tóm tắt ngắn gọn nội dung tác giả, tác phẩm, gạch chân những ý quan trọng, biện pháp tu từ nếu có, trả lời các câu hỏi có sẵn trong sách giáo khoa. Đối với phần tiếng việt: đọc trước định nghĩa về những khái niệm mới mẻ, tham khảo cách vận dụng và nếu được, hãy thử tìm thêm ví dụ rồi sau đó, tham khảo ý kiến giáo viên vào buổi học chính thức xem mình đã hiểu đúng chưa.
Soạn bài mới trước khi lên lớp giúp bạn học môn Ngữ văn lớp 6.
Cách 2: Lắng nghe và ghi chép đầy đủ bài giảng trên lớp
Khác với thời cấp I, lượng kiến thức Ngữ Văn lớp 6 cần tiếp thu trong 1 tiết học rất nhiều. Hơn nữa, cách truyền đạt của giáo viên cũng có phần khác biệt, đòi hỏi các em phải chăm chú lắng nghe và chủ động ghi chép chứ không còn là “ đọc sao chép vậy”. Với cách học này, các em có cơ hội rèn luyện tính tập trung cao độ và khả năng tư duy, sáng tạo nhiều hơn. 
Cách 3: Tập thói quen đọc nhiều – ngẫm sâu
Theo hướng dẫn học văn lớp 6 - Ngữ Văn là môn học thiên về tư duy cảm xúc. Vì vậy, để học tốt môn này, bạn cần đọc thật nhiều và ngẫm thật sâu để có thể hiểu rõ hơn. 
Ngữ Văn lớp 6 không chỉ yêu cầu đọc diễn cảm như thời Tiểu học mà các bạn cần tìm hiểu nội dung chi tiết, các nét nghệ thuật đặc sắc và hơn hết là giá trị nhân văn trong mỗi tác phẩm. Muốn phân tích cụ thể tất cả các yếu tố này, em cần vừa đọc vừa ghi chú và ngẫm thật sâu, thật kỹ lưỡng từng chi tiết. 
Để học tốt Ngữ văn 6, cần đọc nhiều và ngẫm sâu các tác phẩm văn học
Cách 4: Làm quen dần với các khái niệm và cách làm văn mới
- Đa số các em đều bị tình trạng “choáng ngợp” với quá nhiều khái niệm mới mẻ ngay từ những bài học đầu tiên của chương trình Ngữ Văn lớp 6, chẳng hạn như: phương thức biểu đạt, thể loại văn bản, từ và cấu tạo của từ, các loại từ láy, từ ghép, nghĩa của từ, v.v.
Đừng ngại! Đấy là tình trạng chung mà bất kỳ học sinh nào cũng từng trải qua. Nhiệm vụ của các em chỉ cần tập làm quen dần và ghi nhớ chúng cách khoa học nhất. Đó chính là cách học ngữ văn lớp 6 mà nhiều người đang áp dụng.
Ngoài việc học thuộc lòng thông thường, các em có thể hệ thống lại các khái niệm ấy bằng sơ đồ tư duy, ghi ngắn gọn định nghĩa và ví dụ kèm theo, đồng thời áp dụng bằng cách tìm kiếm trong các bài văn bản nhằm tăng khả năng nhận biết nhanh nhạy hơn. Các em cần ghi nhớ khái niệm từ chỉ đặc điểm là gì để viết văn lớp 6 hay nhất.
Cách 5: Rèn luyện viết văn thường xuyên
Không có cách học giỏi văn lớp 6 nào hiệu quả bằng luyện viết nhiều, thực hành thường xuyên. Càng chăm chỉ luyện viết thì kỹ năng viết của các em sẽ càng được nâng cao. 
Hai thể văn chính trong chương trình Ngữ Văn lớp 6 là tự sự và miêu tả. Đây là 2 thể loại quen thuộc với nhiều dạng đề đa dạng, đòi hỏi học sinh phải biết cách dẫn dắt khéo léo và sử dụng ngôn từ sinh động, phong phú. 
Quá trình luyện viết thường xuyên sẽ giúp bạn cải thiện tốt những yêu cầu kể trên. Các em có thể tìm cảm hứng viết lách từ những hoạt động thường ngày, như: viết nhật ký về những việc xảy ra trong ngày, quan sát mọi vật xung quanh rồi viết bài miêu tả bằng chính cảm nhận của mình,... vừa luyện khả năng quan sát, kể chuyện vừa trau chuốt vốn từ, cách hành văn hoàn chỉnh hơn. 
Nắm vững cách học ngữ văn lớp 6 giúp các em học tập môn học này hiệu quả nhất.
Luyện viết văn thường xuyên là cách học tốt môn Văn lớp 6 cực kỳ hiệu quả
hy vọng rằng 5 cách học ngữ văn lớp 6 kể trên sẽ giúp các em yên tân và có hứng thú với môn Ngữ Văn lớp 6 hơn. Từ đó, kết quả học tập cũng phần nào được cải thiện tốt hơn. 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
- GV nhận xét và giới thiệu, hướng dẫn chuẩn bị học bài 1.
IV. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC TẬP:
5 cách học môn Ngữ Văn lớp 6 hữu ích
Cách 1: Soạn bài mới trước khi lên lớp.
Cách 2: Lắng nghe và ghi chép đầy đủ bài giảng trên lớp.
Cách 3: Tập thói quen đọc nhiều – ngẫm sâu.
Cách 4: Làm quen dần với các khái niệm và cách làm văn mới.
Cách 5: Rèn luyện viết văn thường xuyên.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_1_den_4_nam_hoc_2022_2023.docx