Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 15: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự - Năm học 2019-2020

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 15: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự - Năm học 2019-2020

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức: Hướng dẫn HS:

` - Hiểu được chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự (qua những từ ngữ được diễn đạt trong đề).

- Tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề, lập dàn ý khi làm bài văn tự sự.

- Những căn cứ để lập ý và lập dàn ý.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, đọc kĩ đề, nhận ra những yêu cầu của đề và cách làm một bài văn tự sự.

3. Thái độ:

- Nâng cao ý thức học tập tự giác của học sinh

4. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh

- Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức

B. CHUẨN BỊ

 1. GV: SGK,SGV,CKTKN, tài liệu tham khảo, dàn ý của bài văn.

2. HS: Đọc và trả lời câu hỏi trong SGK, vở, bài soạn.

C. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Rèn kĩ năng trao đổi, tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp, phát hiện

D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp: 6A.6B.6C.

2. Kiểm tra bài cũ (5 phút):

 - Chủ đề của văn bản tự sự là gì?

3. Bài mới:

Hoạt động: Khởi động (1 phút)

 GV: Giờ học trước các em đã nắm được thế nào là chủ đề của bài văn tự sự và bố cục của bài văn tự sự. Để củng cố kiến thức đã học, cô cùng các em làm một số bài tập.

 

doc 4 trang tuelam477 3540
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 15: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày xây dựng kế hoạch: 10/9/2019
Ngày thực hiện:
6A:..............
6B:...............
6C..............:
Tiết 15. Tập làm văn:
CHỦ ĐỀ VÀ DÀN BÀI CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ
 (tiếp theo)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Kiến thức: Hướng dẫn HS:
`	- Hiểu được chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự (qua những từ ngữ được diễn đạt trong đề). 
- Tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề, lập dàn ý khi làm bài văn tự sự. 
- Những căn cứ để lập ý và lập dàn ý.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, đọc kĩ đề, nhận ra những yêu cầu của đề và cách làm một bài văn tự sự.
3. Thái độ:
- Nâng cao ý thức học tập tự giác của học sinh
4. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh
- Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức
B. CHUẨN BỊ 
 	1. GV: SGK,SGV,CKTKN, tài liệu tham khảo, dàn ý của bài văn.
2. HS: Đọc và trả lời câu hỏi trong SGK, vở, bài soạn.
C. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Rèn kĩ năng trao đổi, tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp, phát hiện
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: 6A..............................6B..........................6C..................
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút): 
 	- Chủ đề của văn bản tự sự là gì?
3. Bài mới:
Hoạt động: Khởi động (1 phút)
 	GV: Giờ học trước các em đã nắm được thế nào là chủ đề của bài văn tự sự và bố cục của bài văn tự sự. Để củng cố kiến thức đã học, cô cùng các em làm một số bài tập.
Hoạt động 1. Tìm hiểu dàn bài của bài văn tự sự (23 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
GV chuyển giao nhiệm vụ- Hs hoạt động cá nhân
- HS đọc lại bài văn SGK(44)
H: Bài văn trên gồm mấy phần? Giới hạn của từng phần?
- GV: Đây là dàn bài chung của bài văn tự sự, thường gồm ba phần
H: Phần mở bài có vai trò gì?
- Phần mở bài giới thiệu chung về nhân vật và sự việc
H: Phần thân bài kể những sự việc gì? Các sự việc đó liên quan đến ai?
- Thân bài nêu diễn biến của việc chữa bệnh của Tuệ Tĩnh: 
+ Từ chối việc chữa bệnh cho nhà quý tộc.
+ Chữa ngay cho con người nông dân.
+ Sau khi chữa xong cho chú bé TT vội vã đi ngay để chữa cho nhà quý tộc.
H: Những sự việc đó góp phần làm rõ nhận định nào về thầy Tuệ Tĩnh đã nêu ở phần mở bài?
- Là người hết lòng yêu thương, cứu giúp người bệnh.
- HS đọc phần kết bài
H: Phần kết bài kể về điều gì? Việc ấy tiếp tục khẳng định phẩm chất nào của thày Tuệ Tĩnh?
- Tuệ Tĩnh lại tiếp tục đi chữa bệnh cho nhà quý tộc mà không quản trời tối và mệt mỏi
- Kết bài này đã khẳng định thêm phẩm chất hết lòng vì người bệnh của thầy Tuệ Tĩnh.
- GV khái quát 
H: Bài văn tự sự gồm có mấy phần? Nhiệm vụ của từng phần?
- Phần mở bài : giới thiệu chung về nhân vật và sự việc.
- Phần thân bài : kể diễn biến sự việc.
- Phần kết bài : kể kết cục của sự việc.
- Gọi 2 HS đọc ghi nhớ
- GV yêu cầu HS đọc thêm “ Những cách mở bài trong bài văn kể chuyện- Phạm Hổ/47 )
- Lưu ý: Dàn bài SGK nêu chỉ mang tính khái quát. Khi vận dụng cụ thể, đòi hỏi người viết phải sáng tạo , sao cho Mở bài tự nhiên mà thu hút được sự chú ý ; kể diễn biến các sự việc (thân bài) sao cho hấp dẫn, biết xoay quanh chủ đề và làm cho sự việc toát lên chủ đề; cuối cùng kết thúc đúng lúc và gây ấn tượng cho người nghe
I. Tìm hiểu chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự
1. Chủ đề của bài văn tự sự
2. Dàn bài của bài văn tự sự
* Bài tập: Sgk/44.
- Mở bài: Giới thiệu về Tuệ Tĩnh và đặc điểm nổi bật của Tuệ Tĩnh.
- Thân bài: Diễn biến sự việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị trước cho chú bé con nhà nông dân bị gãy đùi rồi mới chữa cho người nhà quí tộc.
- Kết bài: Nêu kết cục của sự việc, tiếp tục khẳng định thêm phẩm chất lòng vì người bệnh của thầy Tuệ Tĩnh.
* Ghi nhớ 2: SGK-tr 45
Hoạt động 2. Luyện tập (15 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
- Gọi 1 HS đọc lại nội dung truyện “phần thưởng”
* Hoạt động nhóm:
H: Em hãy chỉ ra ba phần : Mở bài, thân bài, kết bài trong bố cục của câu chuyện?
H: Truyện này so với truyện tuệ Tĩnh có gì giống nhau về bố cục và khác nhau về chủ đề?
Các nhóm chia sẻ
Gv chốt
H: Sự việc trong phần thân bài thú vị ở chỗ nào?
*GV giảng bổ sung:
- Đòi hỏi vô lí của viên quan quen thói hạch sách dân.
- Sự đồng ý dễ dàng của người nông dân khiến ta có thể nghĩ rằng: bác ta đã biết rõ lệ này, muốn cho nhanh việc.
- Câu trả lời của người nông dân với vua thật bất ngờ. Nó thể hiện trí thông minh, khôn khéo của bác nông dân mượn tay nhà vua trừng phạt tên quan thích nhũng nhiễu dân.
- HS đọc yêu cầu: Đánh giá cách mở bài, kết bài của hai truyện” Sơn Tinh, Thủy Tinh” và “ Sự tích Hồ Gươm”
- GV yêu cầu HS xác định phần mở bài, phần kết bài trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh. Đọc lại từng phần.
H: Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh mở bài bằng cách nào?Kết bài như thế nào?
- GV yêu cầu HS xác định phần mở bài, phần kết bài trong truyện “Sự tích Hồ Gươm”. Đọc lại từng phần.
H: Truyện “Sự tích Hồ Gươm” mở bài bằng cách nào?Kết bài như thế nào?
H: Như vậy , em thấy có mấy cách mở bài thường gặp trong văn tự sự?Đó là cách nào?
H: Có mấy cách kết bài thường gặp trong văn tự sự?Đó là cách nào?
II. LUYỆN TẬP:
1. Bài tập 1- SGK(45): 
Truyện “Phần thưởng”
b. Các phần của truyện
- Mở bài: Đoạn 1
- Thân bài: Từ đoạn 2 -> hai mươi nhăm roi
- Kết bài: Đoạn văn cuối
- Phần còn lại là thân bài
c. So sánh với truyện Tuệ Tĩnh:
* Giống nhau : 
- Kể theo trật tự thời gian. 
- Có ba phần rõ rệt. 
- Ít hành động nhiều đối thoại.
* Khác nhau:
- Chủ đề trong truyện "Tuệ Tĩnh..." nằm ngay ở phần mở bài.
- Chủ đề trong phần thưởng không nằm trong câu nào mà phải từ nội dung truyện mới rút ra được.
 d. Sự việc trong phần thân bài thú vị ở chỗ 
- Lời cầu xin phần thưởng lạ lùng và kết thúc bất ngờ... nhưng nói lên được sự thông minh, tự tin, hóm hỉnh của người nông dân.
2. Bài 2- tr 46: 
 Đánh giá cách mở bài, kết bài 
* Truyện “ Sơn Tinh, Thủy Tinh”:
+ Mở bài: Nêu tình huống
+ Kết bài: Nêu sự việc tiếp diễn.
* Truyện “Sự tích Hồ Gươm”:
+ Mở bài: Nêu tình huống nhưng diễn giải dài
+ Kết bài: Nêu sự việc kết thúc
* Kết luận: 
- Có hai cách mở bài:
+ Giới thiệu chủ đề câu chuyện
+ Kể tình huống nảy sinh câu chuyện
- Có hai cách kết bài:
- Kể sự việc kết thúc
- Kể sự việc tiếp tục sang truyện khác như đang tiếp diễn
 4. Củng cố
- Dàn bài của bài văn tự sự là gì?
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Học ghi nhớ. Hoàn thiện bài tập vào vở
- Soạn: Tìm hiểu đề & cách làm bài văn tự sự. 
- Chuẩn bị làm bài viết số.
E. RÚT KINH NGHIỆM - ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_15_chu_de_va_dan_bai_cua_bai_van.doc