Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 17: Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự - Năm học 2019-2020

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 17: Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự - Năm học 2019-2020

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức: Hướng dẫn HS

- Yêu cầu đề tự sự.

- Những biểu hiện của mối quan hệ giữa chủ đề, sự việc trong bài văn tự sự.

 - Bố cục của bài văn tsự. Biết tìm hiểu đề văn tự sự và cách làm bài văn tsự.

2. Kĩ năng:

- Tìm chủ đề, làm dàn bài và viết được bài văn tự sự.

3. Thái độ:

- Xác định đúng yêu cầu của đề và ý thức viết đúng bài văn tự sự.

4. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh

- Năng lực tư duy, năng lực nhận thức

B. CHUẨN BỊ

 1. GV: SGK,SGV,CKTKN, tài liệu tham khảo, bảng phụ.

2. HS: Đọc và trả lời câu hỏi trong SGK, vở, bài soạn.

C. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Rèn kĩ tự nhận thức, giải quyết vấn đề

D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp: 6A.6B.6C.

2. Kiểm tra bài cũ (5 phút):

 - Nêu các kiểu đề của bài văn tự sự? Khi tìm hiểu đề bài văn TS cần lưu ý những vấn đề nào?

3. Bài mới:

Hoạt động: Khởi động (1 phút)

GV: Các em đã được nghe kể chuyện rất nhiều. Đã bao giờ các em làm một bài văn kể chuyện cho mọi người cùng nghe chưa? Để giúp cho các em kể bất kỳ một câu chuyện nào đó cho ai nghe thì giờ học này chúng ta cùng tìm hiểu.

 

doc 3 trang tuelam477 3440
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 17: Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày xây dựng kế hoạch: 12/9/2018
Ngày thực hiện:
6A:..............
6B:...............
6C.................
Tiết 17. Tập làm văn:
TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ
(tiếp theo)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Kiến thức: Hướng dẫn HS
- Yêu cầu đề tự sự.
- Những biểu hiện của mối quan hệ giữa chủ đề, sự việc trong bài văn tự sự.
 - Bố cục của bài văn tsự. Biết tìm hiểu đề văn tự sự và cách làm bài văn tsự.
2. Kĩ năng:
- Tìm chủ đề, làm dàn bài và viết được bài văn tự sự.
3. Thái độ:
- Xác định đúng yêu cầu của đề và ý thức viết đúng bài văn tự sự.
4. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh
- Năng lực tư duy, năng lực nhận thức
B. CHUẨN BỊ 
 	1. GV: SGK,SGV,CKTKN, tài liệu tham khảo, bảng phụ.
2. HS: Đọc và trả lời câu hỏi trong SGK, vở, bài soạn.
C. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Rèn kĩ tự nhận thức, giải quyết vấn đề
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: 6A..............................6B...........................6C.......................
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút): 
 	- Nêu các kiểu đề của bài văn tự sự? Khi tìm hiểu đề bài văn TS cần lưu ý những vấn đề nào?
3. Bài mới:
Hoạt động: Khởi động (1 phút)
GV: Các em đã được nghe kể chuyện rất nhiều. Đã bao giờ các em làm một bài văn kể chuyện cho mọi người cùng nghe chưa? Để giúp cho các em kể bất kỳ một câu chuyện nào đó cho ai nghe thì giờ học này chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động 1. Đề, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự (18 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
GV chuyển giao nhiệm vụ- HS hoạt động cá nhân
 H: Mở bài của bài văn tự sự có nhiệm vụ gì? giới thiệu chung về nhân vật và sự việc
H: Em dự định mở bài của câu chuyện “Thánh Gióng” sẽ giới thiệu về ai? Về sự việc gì??
- Giới thiệu về đời Hùng Vương thứ sáu, về vợ chồng nông dân nghèo
- Giới thiệu về sự ra đời kì lạ của Gióng
Thảo luận nhóm
Câu hỏi:Em dự kiến sẽ kể những sự việc nào trong phần thân bài truyện Thánh Gióng? 
- HS thảo luận theo nhóm và trình bày
- GV nhận xét, bổ sung.
H: Có thể đảo vị trí các sự việc được không? Vì sao? 
- Không. Vì không đảm bảo sự liên tục lôgíc nối tiếp giữa các sự việc.
H: Phần kết bài kể chuyện Thánh Gióng kết thúc bằng sự việc nào? 
GV: Như vậy lập dàn ý là phát triển sự việc chính thành các sự việc chi tiết và sắp xếp các sự việc theo một trình tự hợp lý. Nguyên tắc quan trọng của lập dàn ý là xác định được điểm mở đầu và điểm kết thúc của câu chuyện vì điều đó cho thấy người kể đã kể đúng chủ đề chưa.
H: Qua bài tập trên, em hiểu thế nào là lập dàn ý? Dàn ý của bài văn tự sự gồm mấy phần?
- HS đọc chấm thứ ba của ghi nhớ- tr48
- GV yêu cầu HS so sánh hai đoạn văn:
a. Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con.
b.Ngày xưa, ở làng Gióng, vào đời Hùng Vương thứ sáu, có hai vợ chồng ông lão nông nghèo nhưng rất phúc đức, vậy mà họ lại hiếm con. Họ mong mãi một đứa con mà chưa có.
H: Đoạn văn nào là lời kể trong nguyên bản chuyện Thánh Gióng? 
- Đoạn văn a.
H: Đoạn văn nào là lời kể của người viết văn tự sự?
- Đoạn văn b.
H: Đoạn văn b có nội dung khác đoạn văn a không? Đoạn văn b khác đoạn văn a ở những điểm nào?
- Nội dung: Giống đoạn văn a.
- Từ ngữ và cách diễn đạt khác đoạn văn a.
H: Từ đó, em hiểu thế nào là viết bằng lời văn của em?
- GV khái quát. Yêu cầu HS đọc lại toàn bộ ghi nhớ.
I. Đề, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự 
1. Đề văn tự sự
2. Cách làm bài văn tự sự
3. Lập dàn ý
a. Mở bài:
- Đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng, một chú bé ra đời nhưng ba tuổi vẫn không biết nói biết cười.
b. Thân bài:
- Nghe sứ giả loan tin giặc Ân đến xâm lược, chú bé biết nói, đòi sứ giả vào và xin ngựa sắt, giáp sắt, roi sắt để đi dẹp giặc.
- Chú bé lớn nhanh như thổi. cả làng tình nguyện nuôi chú.
- Chú bé vươn vai thành một tráng sĩ, cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt thúc ngựa đón đầu giặc mà đánh.
- Roi sắt gãy, chú nhổ tre đánh tan giặc.
- Giặc tan, tráng sĩ bay về trời. Vua phong là Phù Đổng Thiên Vương, dân lập đền thờ.
c. Kết bài:
- Ngày nay vẫn còn nhiều dấu tích về Gióng.
4. Viết bằng lời văn của em 
- Nghĩa là không sao chép văn bản mà kể lại theo trí nhớ của em, có thể dùng từ ngữ, cách diễn đạt khác nhưng vẫn đảm bảo nội dung sự việc được kể.
* Ghi nhớ: SGK/ 48
* Hoạt động 2. Luyện tập (20 phút)
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung 
- GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm:
+N1,2: Viết kể đoạn văn phần mở bài.
+N3,4: Viết kể lại sự việc thứ nhất phần thân bài
+ N5,6: Viết kể lại sự việc thứ hai phần thân bài
 Các nhóm viết bài trong 7 phút
- GV gọi từng nhóm trình bày. 
- Các nhóm khác nghe và nhận xét.
II. Luyện tập: 
Từ dàn bài trên, em hãy kể lại câu chuyện Thánh Gióng bằng lời văn của em.
4. Củng cố
- Hãy nêu bố cục của bài văn tự sự? Nhiệm vụ từng phần?
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Học ghi nhớ 
- Chuẩn bị viết bài TLV số 1.
E. RÚT KINH NGHIỆM - ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_17_tim_hieu_de_va_cach_lam_bai_va.doc