Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 24: Chữa lỗi dùng từ - Năm học 2019-2020

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 24: Chữa lỗi dùng từ - Năm học 2019-2020

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh nhận biết được các lỗi dùng từ: lặp từ, lẫn lộn những từ gần âm và cách chữa các lỗi lặp từ, lẫn lộn những từ gần âm.

2. Kĩ năng:

- Bước đầu biết cách phát hiện lỗi, phân tích nguyên nhân mắc lỗi dùng từ. Dùng từ chính xác khi nói viết.

3. Thái độ:

- Nghiêm túc trong việc nâng cao ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

4. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh

- Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực sáng tạo

B. CHUẨN BỊ

 1. GV: SGK, SGV, CKTKN, tài liệu tham khảo, bảng phụ

2. HS: đọc và trả lời câu hỏi trong SGK, vở, bài soạn.

 C. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Rèn kĩ năng trao đổi, tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp, phát hiện

D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp: 6A.6B.6C.

2. Kiểm tra bài cũ (5 phút):

 - Thế nào là từ nhiều nghĩa? Hãy nêu các nét nghĩa của từ : “mắt”?

3. Bài mới:

Hoạt động: Khởi động (1 phút)

GV dắn dắt vào bài mới

 

doc 4 trang tuelam477 3990
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 24: Chữa lỗi dùng từ - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày xây dựng kế hoạch: 25/9/2019
Ngày thực hiện:
6A:..............
6B:...............
6C.................
Tiết 24. Tiếng Việt: 
CHỮA LỖI DÙNG TỪ
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Kiến thức: 
- Giúp học sinh nhận biết được các lỗi dùng từ: lặp từ, lẫn lộn những từ gần âm và cách chữa các lỗi lặp từ, lẫn lộn những từ gần âm.
2. Kĩ năng:
- Bước đầu biết cách phát hiện lỗi, phân tích nguyên nhân mắc lỗi dùng từ. Dùng từ chính xác khi nói viết. 
3. Thái độ:
- Nghiêm túc trong việc nâng cao ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
4. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh
- Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực sáng tạo
B. CHUẨN BỊ 
 	1. GV: SGK, SGV, CKTKN, tài liệu tham khảo, bảng phụ 
2. HS: đọc và trả lời câu hỏi trong SGK, vở, bài soạn.
	C. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Rèn kĩ năng trao đổi, tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp, phát hiện
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: 6A..............................6B.........................6C...........................
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút): 
 	- Thế nào là từ nhiều nghĩa? Hãy nêu các nét nghĩa của từ : “mắt”?
3. Bài mới:
Hoạt động: Khởi động (1 phút)
GV dắn dắt vào bài mới
Hoạt động 1. Lặp từ (25 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
 - GV chuyển giao nhiệm vụ - Học sinh thực hiện hoạt động chung
- HS đọc 2 đoạn trích trong SGK
- GV chuyển giao nhiệm vụ - Học sinh thực hiện hoạt động cặp
Thảo luận (5 phút)
- Câu hỏi: Chỉ ra những từ ngữ giống nhau trong đoạn trích a,b? Việc lặp từ ở đoạn (a) có gì khác so với đoạn (b)?
- HS thảo luận và ghi kết quả vào vở nhóm
 - Các nhóm báo cáo kết quả và nhận xét
- GV kết luận
Những từ ngữ giống nhau trong những đoạn trích 
+ Đoạn (a): từ “tre”(7 lần); “giữ” (4 lần); “anh hùng” (2 lần)
+ Đoạn (b): “Truyện dân gian” (2 lần)
Việc lặp từ ở đoạn (a) khác so với đoạn (b)?
+ Đoạn (a): Phép lặp - một biện pháp tu từ có tác dụng nhấn mạnh ý, tạo nhịp điệu hài hoà cho đoạn văn
+ Đoạn (b): lỗi lặp
- Em hãy chữa lại lỗi lặp ở đoạn (b)
- GV lưu ý HS tránh lỗi lặp trong nói, viết
- GV chuyển giao nhiệm vụ - Học sinh thực hiện hoạt động chung
GV chiếu bảng phụ
Xác định từ dùng sai.
H: Trong VD a, em thấy từ ngữ nào người viết đã dùng không đúng?
- Thăm quan, nháp nháy.
GV: Thăm quan không có trong từ điển TV chỉ có thăm hỏi, thăm viếng, thăm dò.
H: Em biết từ nào phát âm gần giống với từ thăm quan và có thể thay thế cho từ thăm quan?
- Từ phát âm gần giống: Tham quan.
H: Giải thích nghĩa của những từ đó?
- Tham quan: Cùng tham gia, gia nhập với tổ chức hoặc nhóm người để xem thấy tận mắt để mở rộng tầm hiểu biết...
- Thăm: Gặp gỡ, hỏi han
H: Theo em, nguyên nhân nào khiến người viết dùng sai từ?
H: Đọc VD b và phát hiện từ sai? Tại sao dùng từ đó là sai?
- Nhấp nháy: mở ra và nhắm lại liên tục hoặc có ánh sáng khi loé ra, khi tắt liên tiếp.
H: Từ nào có cách đọc gần giống với từ nhấp nháy?
- Từ mấp máy có thể thay được vì mấp máy là cử động khẽ và liên tiếp.
H: Nguyên nhân dùng từ sai là do đâu? Em sẽ sửa như thế nào?
GV chốt: Khi nói và viết cần chú ý, không nên lẫn lộn giữa các từ gần âm.
H: Qua các VD trên, em hãy rút ra kết luận về nguyên nhân mắc lỗi lẫn lôn các từ gần âm và nêu các thao tác sửa lỗi? 
Thao tác chữa lỗi:
- Phát hiện lỗi sai.
- Tìm nguyên nhân sai.
- Nêu cách chữa và chữa lại.
H: Muốn tránh việc dùng sai từ như những trường hợp trên chúng ta phải làm gì?
I. LẶP TỪ
1. Bài tập:
a, 
- Lặp từ đoạn (a): phép lặp
- Lặp từ ở đoạn (b): lỗi lặp
b, 
- “Em rất thích đọc truyện dân gian vì truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo”.
II. Lẫn lộn các từ gần âm.
Bài tập 1 : SGK(68)
Lỗi: Thăm quan
 Nhấp nháy
Sửa: Tham quan
 Mấp máy
* Nguyên nhân: do không nhớ chính xác hình thức ngữ âm của từ.
* Cách sửa: Chữa chính xác hình thức ngữ âm.
*Hoạt động 2: Luyện tập (15p)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
- HS đọc BT1
GV hướng dẫn chung ý a
 HS làm bài tập cá nhân 
Chỉ ra lỗi sai, nêu cách sửa 
Hoạt động cặp: 
Giải thích nguyên nhân và hậu quả của việc mắc lỗi lặp từ .
- Nguyên nhân mắc lỗi là do người viết diễn đạt kém,vốn từ nghèo nàn, thiếu cân nhắc khi dùng từ.
- Gây cảm giác nặng nề, nhàm chán do không cung cấp thông tin mới mà nhắc lại cái cũ rập khuôn, máy móc.
- HS đọc BT2
- GV chuyển giao nhiệm vụ
- HS làm bài tập
- Yêu cầu: Xác định từ sai, giải thích, sửa lại cho đúng
* Bài tập bổ sung: Xác định từ dùng sai trong những câu sai:
- Bà lão sinh ra một thằng bé mụ mẫm/ bụ bẫm.
- Đó là một gia đình nề nếp/ nền nếp.
- Đó là việc làm nghi cấp/ nguy cấp.
- Con gà sống/ con gà trống.
- Em đi giồng cây/ Em đi trồng cây.
- Bà lão nhẫm phải vết chân lạ/ Bà lão giẫm phải vết châm lạ.
- Con dím/ con nhím
H: Em hãy sửa lại bằng từ đúng? Nguyên nhân nào dẫn đến dùng sai từ?
- Do không nhớ chính xác hình thức ngữ âm của từ.
III. Luyện tập.
Bài tập 1/68:
 a. Bạn Lan là lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp ai cũng đều rất lấy làm quý mến bạn Lan.
*Lỗi sai: Lặp từ (bạn Lan); diễn đạt lủng củng, chưa mạch lạc(ai cũng rất lấy làm)
* Sửa lại: 
 Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp đều quý mến bạn.
b. Sau khi nghe cô giáo kể câu chuyện ấy, chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyện này vì những nhân vật ấy đều là những nhân vật có phẩm chất đạo đức tốt đẹp.
* Lỗi sai: Lặp từ; dùng chỉ từ chưa phù hợp.
* Sửa lại:
 Sau khi nghe cô giáo kể, chúng tôi ai cũng thích nhân vật trong câu chuyện ấy vì họ đều là những người có phẩm chất tốt đẹp.
c. Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành, lớn lên.
* Lỗi sai: Dùng từ trùng nghĩa nhau (lớn lên trùng nghĩa với trưởng thành)
* Sửa lại:
 Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành.
Bài tập 2/69:
Thay từ sai bằng từ đúng
Từ sai
Từ đúng
- linh động
- bàng quang
- thủ tục
- sinh động
- bàng quan
- hủ tục
a. Linh động: không quá câu nệ vào nguyên tắc.
- Sinh động: Có khả năng gợi ra nhiều hình ảnh, nhiều dạng vẻ khác nhau phù hợp với hiện thực cuộc sống.
b. Bàng quang: bọc chứa nước tiểu.
- Bàn quan: đứng ngoài cuộc, coi như không có quan hệ với mình.
c. Thủ tục: những việc làm theo quy định.
- Hủ tục: phong tục đã lỗi thời.
4. Củng cố
 	- Em hãy nêu một số lỗi dùng từ thường gặp?
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Hoàn thiện bài tập
- Chuẩn bị: tiếp phần còn lại và giờ sau làm bài tập.
E. RÚT KINH NGHIỆM - ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_24_chua_loi_dung_tu_nam_hoc_2019.doc