Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 27: Văn bản "Em bé thông minh" - Năm học 2019-2020

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 27: Văn bản "Em bé thông minh" - Năm học 2019-2020

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- HS nhận biết được đặc điểm của truyện cổ tích qua nhân vật, sự kiện, cốt truyện ở tác phẩm em bé thông minh.

- Nhận biết được cấu tạo sâu chuỗi nhiều mẩu chuyện về những thử thách mà nhân vật đã vượt qua trong truyển cổ tích sinh hoạt.

- Phát hiện được tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên nhưng không kém phần sâu sắc trong truyện cổ tích và khát vọng về một sự công bằng của nhân dân lao động.

2. Kĩ năng:

- Giúp HS biết cách đọc-hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại.

- HS biết cách trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một nhân vật thông minh.

- Kể lại được một câu chuyện cổ tích.

3. Thái độ:

- HS biết trân trọng và giữ gìn văn hoá của dân tộc.

4. Định hướng phát triển năng lực cho HS:

- Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề

B. CHUẨN BỊ

1. GV: SGK, SGV, CKTKN, tài liệu tham khảo, tranh ảnh, loa, máy chiếu.

2. HS: Đọc kĩ văn bản và chuẩn bị bài ở nhà

C. Các kĩ năng sống cơ bản được GD cho HS trong bài:

- Kĩ năng nhận thức: nắm được cốt truyện, nội dung yêu cầu cần đạt.

- Kĩ năng giải quyết vấn đề: trả lời các câu hỏi.

 

doc 5 trang tuelam477 3300
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 27: Văn bản "Em bé thông minh" - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày xây dựng kế hoạch: 26/9/2019
Ngày thực hiện:
6A:..............
6B:...............
6C.................
Tiết 27. Văn bản: 
EM BÉ THÔNG MINH 
( Truyện cổ tích) 
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Kiến thức:
- HS nhận biết được đặc điểm của truyện cổ tích qua nhân vật, sự kiện, cốt truyện ở tác phẩm em bé thông minh. 
- Nhận biết được cấu tạo sâu chuỗi nhiều mẩu chuyện về những thử thách mà nhân vật đã vượt qua trong truyển cổ tích sinh hoạt. 
- Phát hiện được tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên nhưng không kém phần sâu sắc trong truyện cổ tích và khát vọng về một sự công bằng của nhân dân lao động.
2. Kĩ năng:
- Giúp HS biết cách đọc-hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại. 
- HS biết cách trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một nhân vật thông minh. 
- Kể lại được một câu chuyện cổ tích.
3. Thái độ:
- HS biết trân trọng và giữ gìn văn hoá của dân tộc.
4. Định hướng phát triển năng lực cho HS:
- Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề
B. CHUẨN BỊ 
1. GV: SGK, SGV, CKTKN, tài liệu tham khảo, tranh ảnh, loa, máy chiếu.
2. HS: Đọc kĩ văn bản và chuẩn bị bài ở nhà
C. Các kĩ năng sống cơ bản được GD cho HS trong bài:
- Kĩ năng nhận thức: nắm được cốt truyện, nội dung yêu cầu cần đạt.
- Kĩ năng giải quyết vấn đề: trả lời các câu hỏi.
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: 6A.........................6B........................6C...............................
2. Kiểm tra bài cũ: (04’)
- Nhân vật Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích?
- Nêu ý nghĩa của truyện Thạch Sanh?
Định hướng:
- Nhân vật dũng sĩ có tài năng kì lạ 
- Ca ngợi dũng sĩ Thạch Sanh
- Thể hiện ước mơ niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta.
3. Bài mới:
Hoạt động khởi động: (3 phút) 
GV chuyển giao nhiệm vụ- HS hoạt động chung 
- GV chiếu đoạn video có 3 câu đố vui cho HS, mỗi câu có 10s để suy nghĩ, sau đó HS trả lời. GV cho đáp án 
GV: Vừa rồi cô có 3 câu đố để cho cả lớp tham gia cùng giải. Các em ạ, chỉ 10s suy nghĩ để trả lời 1 câu đố là không hề đơn giản, như vậy bạn nào đưa ra câu trả lời chính xác chứng tỏ bạn ấy rất nhanh trí và thông minh. Và hình thức dùng câu đố để lựa chọn người tài cũng là cách mà vua chúa thời xưa thường hay sử dụng đến. Và hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một truyện dân gian có sử dụng đến hình thức này đó là truyện Em bé thông minh
Hoạt động 1. Tìm hiểu chung (20 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
GV chuyển giao nhiệm vụ- HS hoạt động chung
- GV hướng dẫn HS đọc: Giọng vui tươi, hóm hỉnh, chú ý đoạn đối thoại, những câu hỏi và câu trả lời của em bé với những nhân vật em gặp
- GV đọc trước đoạn từ đầu về tâu với vua
- HS đọc phần còn lại
- GV nhận xét HS đọc
GV chuyển giao nhiệm vụ- HS hoạt động cá nhân
Cho HS tìm hiểu 1 số chú thích Sgk: oái oăm, lỗi lạc, tưng hửng.
GV giao nhiệm vụ - HS hoạt động cá nhân 
 GV chiếu tranh – HS quan sát và kể tóm tắt
- Em hãy kể tóm tắt truyện theo trình tự minh họa các bức tranh? 
- HS kể - n/x- GV đánh giá
GV chiếu phần tóm tắt- HS quan sát lại
- Truyện có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? 
+ Nhân vật: em bé, cha, viên quan, vua, dân làng, các đại thần, sứ giả nước láng giềng. N/v chính: em bé
Bài tập trắc nghiệm 
Câu 1: Truyện "Em bé thông minh” sáng tác theo phương thức biểu đạt nào? 
Câu 2: «em bé « trong truyện ”Em bé thông minh” thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích?
H : Có thể chia văn bản thành mấy phần? ND chính của từng phần?
 - Phần 1: Từ đầu -> “vội vàng về tâu vua”: Em bé giải câu đố của viên quan.
- Phần 2: Tiếp theo -> “ăn mừng với nhau rồi” : Em bé giải câu đố của nhà vua lần thứ nhất 
- Phần 3: Tiếp theo ->“ban thưởng rất hậu”: Em bé giải câu đố của nhà vua lần thứ hai.
- Phần 4: Còn lại: Em bé giải câu đố của sứ thần nước láng giềng.
- Qua đọc và tóm tắt văn bản, hãy cho biết em bé được thử tài bằng cách nào? 
 + Ra câu đố.
GV giao nhiệm vụ - HS thực hiện HĐ ghép đôi
- Hình thức dùng câu đố để thử tài nhân vật có phổ biến trong truyện dân gian không? Hãy cho biết tác dụng của hình thức này? 
- Phổ biến trong truyện cổ dân gian nói chung và truyện cổ tích nói riêng.
- Tác dụng:
+ Tạo thử thách để nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm chất. 
+ Tạo tình huống cho truyện phát triển.
+ Gây hứng thú, hồi hộp cho người đọc.
GV chuyển ý: Chúng ta chia văn bản làm 4 phần, mỗi phần là một thử thách đến với em bé. Vậy ai là người thử thách em và thử thách bằng cách nào ta cùng chuyển sang phần II.
I. Tìm hiểu chung 
- Đọc và kể tóm tắt
- Thể loại: Truyện cổ tích
- PTBĐ: Tự sự
- Bố cục: 4 phần
* Hoạt động 2. Tìm hiểu văn bản (15p)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
- GV: 4 sự việc tương đương với 4 thử thách mà em bé phải trải qua.Vậy những thử thách đó như thế nào ta vào tìm hiểu mục 1
GV giao nhiệm vụ - HS hoạt động cá nhân 
GV chiếu tranh, yêu cầu HS quan sát tranh 
- Em hãy giới thiệu cho cả lớp về các nhân vật trong bức tranh?
- HS giới thiệu
- Bức tranh này minh họa cho nội dung gì (thử thách nào của em bé?) 
+ Lần thử thách của em bé với viên quan.
GV yêu cầu HS chú ý vào phần đầu của VB (sgk) kết hợp với bức tranh minh họa vừa quan sát.
- Viên quan gặp cha con em bé trong hoàn cảnh nào?
+ Vua sai quan đi tìm người tài giỏi giúp nước
+ Viên quan đi nhiều nơi chưa tìm được người lỗi lạc 
+ Tình cờ gặp hai cha con đang làm ruộng.
- Khi thấy hai cha con đang làm ruộng, viên quan đã làm gì?
+ Viên quan đố: "Này, lão kia! Trâu của lão một ngày cày được mấy đường?"
- Theo em, câu đố này dễ hay khó trả lời? Vì sao?
+ Câu đố rất khó. Ngay lập tức không thể trả lời chính xác một ngày trâu cày được bao nhiêu đường vì người ta chỉ để ý đến diện tích cày được bao nhiêu chứ không ai để ý đến số đường cày.
H: Trước câu hỏi của viên quan, cha em bé có thái độ ntn? 
+ Câu hỏi của viên quan vừa khó lại bất ngờ nên người cha đứng ngẩn người ra chưa biết trả lời thế nào.
- Thấy cha rơi vào tình thế như vậy, em bé chừng 7- 8 tuổi đã làm gì?
+ Nhanh nhảu vặn lại quan bằng cách đưa ra câu hỏi đố lại viên quan: "Thế xin hỏi ông câu này đã ... mấy đường?"
H: Viên quan có thái độ ntn trước lời đối đáp của em bé? Quan nghĩ gì về em?
+ Quan há hốc mồm, sửng sốt, không biết đáp sao cho ổn. Quan thầm nghĩ, nhất định nhân tài đây rồi.
- Em có nhận xét gì về cách giải đố của em bé lần này?
- HS trả lời- Gv chốt kiến thức ghi bảng
+ Cách đố lại của em bé đã chuyển từ thế bị động sang thế chủ động.
GV bình: Em bé không trả lời vào thẳng câu hỏi mà ngay lập tức phản công lại, ra một câu đố khác, cũng theo lối hỏi của viên quan. Viên quan đang đắc ý vì đã dồn 2 cha con em vào thế bí nhưng có ngờ đâu lại bị em bé làm cho há hốc mồm, sửng sốt. 
Như vậy ta thấy câu đố của viên quan rất bất ngờ và oái oăm. Nhưng em bé trả lời lại bằng một câu đố oái oăm không kém 
H: Em đã đọc truyện dân gian nào dùng câu đố để thử tài nhân vật chưa?cho ví dụ? 
+ Truyện Trạng Quỳnh
GV chuyển ý sang tiết 2: Như vậy em bé thông minh không chỉ dùng cách gậy ông đập lưng ông mà còn chứng tỏ bản lĩnh nhanh nhạy, cứng cỏi, không hề run sợ trước người lớn và trước quyền lực. Bản lĩnh nhanh nhạy đó sẽ tiếp tục thể hiện ở những lần giải đố sau.
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Những thử thách của em bé qua các lần giải đố
a) Thử thách lần thứ nhất
- Quan ra câu đố
- Câu đố: khó, bất ngờ 
- Em bé đố lại quan
-> Chuyển tình thế từ bị động sang chủ động (đẩy thế bí về phía quan)
4. Củng cố
- GV khái quát nội dung bài học
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Tóm tắt truyện
- Học bài
- Soạn bài: Em bé thông minh (tiếp)
E. RÚT KINH NGHIỆM - ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG
 Ngày ......tháng 9 năm 2019
 Duyệt kế hoạch dạy học 
 Trình Thị Hậu Hiệp

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_27_van_ban_em_be_thong_minh_nam_h.doc