Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 34: Văn bản "Ông lão đánh cá và con cá vàng" - Năm học 2019-2020
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Hiểu được quan niệm của nhân dân về công lí xã hội, mục đích của tài năng nghệ thuật và ước mơ về những khả năng kì diệu của con người. Thấy được cốt truyện “Cây bút thần” hấp dẫn với nhiều yếu tố thần kì.
- Hiểu được những nét cơ bản của văn bản về thể loại, biết cách kể tóm tắt văn bản, nắm được những nột chính về nội dung và nghệ thuật của truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”.
2. Kỹ năng:
- Đọc - hiểu văn bản truyện cổ tích thần kì về kiểu nhân vật thông minh, tài giỏi. Nhận ra và phân tích được các chi tiết nghệ thuật kì ảo trong truyện. Kể lại truyện.
3. Thái độ:
-Yêu thích tìm hiểu và khám phá truyện cổ tích.
4. Các năng lực cần đạt:
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sáng tạo, năng lực tạo lập VB.
B. CHUẨN BỊ
1. GV: SGK, SGV, CKTKN, tài liệu tham khảo, tranh ảnh minh họa.
2. HS: Đọc kĩ văn bản và chuẩn bị bài ở nhà.
C. CÁC KĨ NĂMG SỐNG CẦN GIÁO DỤC TRONG BÀI
- Kĩ năng tự nhận thức: hiểu biết về ngôi kể.
- Nêu và giải quyết vấn đề: sử dụng ngôi kể thích hợp trong văn bản tự sự.
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: 6A.6B.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kể tóm tắt truyện “Em bé thông minh" ? Nêu ý nghĩa của truyện?
- Hãy nêu cảm nghĩ của em sau khi học xong truyện “Em bé thông minh".
Ngày xây dựng kế hoạch: 12/10/2019 Ngày thực hiện: 6A:.............. 6B:............... Tiết 34. Hướng dẫn đọc thêm CÂY BÚT THẦN ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ VÀ CON CÁ VÀNG A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: - Hiểu được quan niệm của nhân dân về công lí xã hội, mục đích của tài năng nghệ thuật và ước mơ về những khả năng kì diệu của con người. Thấy được cốt truyện “Cây bút thần” hấp dẫn với nhiều yếu tố thần kì. - Hiểu được những nét cơ bản của văn bản về thể loại, biết cách kể tóm tắt văn bản, nắm được những nột chính về nội dung và nghệ thuật của truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”. 2. Kỹ năng: - Đọc - hiểu văn bản truyện cổ tích thần kì về kiểu nhân vật thông minh, tài giỏi. Nhận ra và phân tích được các chi tiết nghệ thuật kì ảo trong truyện. Kể lại truyện. 3. Thái độ: -Yêu thích tìm hiểu và khám phá truyện cổ tích. 4. Các năng lực cần đạt: - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sáng tạo, năng lực tạo lập VB... B. CHUẨN BỊ 1. GV: SGK, SGV, CKTKN, tài liệu tham khảo, tranh ảnh minh họa. 2. HS: Đọc kĩ văn bản và chuẩn bị bài ở nhà. C. CÁC KĨ NĂMG SỐNG CẦN GIÁO DỤC TRONG BÀI - Kĩ năng tự nhận thức: hiểu biết về ngôi kể. - Nêu và giải quyết vấn đề: sử dụng ngôi kể thích hợp trong văn bản tự sự. D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 6A............................................6B........................... 2. Kiểm tra bài cũ: - Kể tóm tắt truyện “Em bé thông minh" ? Nêu ý nghĩa của truyện? - Hãy nêu cảm nghĩ của em sau khi học xong truyện “Em bé thông minh". 3. Bài mới: Hoạt động khởi động: Hoạt động 1. Hướng dẫn đọc thêm Cây bút thần (18 phút) Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV chuyển giao nhiệm vụ - HS hoạt động cá nhân * GV hướng dẫn đọc: Lưu ý có đoạn lới người dẫn truyện đọc giọng trầm, đoạn lời thoại khi tiên ông cho Mã Lương cây bút thể hiện niềm sung sướng; đoạn tâm trạng tên vua từ ngạc nhiên, tới sốt ruột, thúc giục; rồi hoảng sợ cuống cuồng - GV đọc ( đầu lấy làm lạ) - HS1 ( tiếp vẽ cho thùng) - HS2 ( tiếp phóng như bay) - HS3 ( phần còn lại) - HS đọc chú thích SGK/84,85 H: Em hãy kể tóm tắt lại nội dung truyện? - HS kể - GV hướng dẫn HS nhận xét H: Truyện sử dụng phương thức biểu đạt nào? H: Trong truyện có nhưng nhân vật nào? nhân vật nào là nhân vật chính? - Mã Lương. H: Mã Lương thuộc kiểu nhân vật phổ biến nào trong truyện cổ tích? H: Mã Lương có tài năng gì? Để có được tài năng ấy Mã Lương đã học vẽ ntn? H: Khi có bút thần Mã lương đã vẽ những gì? cho ai?để họ làm gì? H: Truyện có những chi tiết tưởng tượng kì ảo nào? - Sự xuất hiện của bút thần - Khả năng kì diệu của bút thần H: Nêu ý nghĩa câu chuyện? - HS đọc ghi nhớ. A. Văn bản: Cây bút thần - Đọc và kể chuyện - Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp với miêu tả. 2. Nhân vật Mã Lương: - Là nhân vật có tài năng kì lạ. - Em đã dùng bút thần để vẽ cho những người nghèo khổ những công cụ cần thiết và dùng bút thần để trừng trị nhưng kẻ tham lam, gian ác. 3. Ý nghĩa của truyên: - Truyện khẳng định tài năng nghệ thuật chân chính phải thuộc về nhân dân, phục vụ nhân dân chống kẻ ác. - Thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân về công lí xã hội và những khả năng kì diệu của con người. * Ghi nhớ: SGK/85 *Hoạt động 2. Hdẫn đọc thêm Ông lão đánh cá và con cá vàng (20p). Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV chuyển giao nhiệm vụ - HS hoạt động cá nhân * GV hướng dẫn đọc: đọc to rõ ràng, phân biệt rõ các tình huống, lời nói của nhân vật. - HS đọc phân vai: người dẫn truyện, nhân vật ông lão, mụ vợ, cá vàng. - GV nhận xét cách đọc bổ sung: - HS kể lại truyện: kể tiếp sức (lưu ý giữ nguyên các sự việc trong văn bản). H: Hãy cho biết xuất xứ của tác phẩm? - HS đọc chú thích H: Truyện có bao nhiêu nhân vật ? H: Cá vàng và biển có phải là nhân vật chính không ? Vì sao? - Phải vì mỗi nhân vật có tầm quan trọng khác nhau, có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, với những đặc điểm riêng. H: Ông lão đánh là người ntn? H: Và mụ đã đòi cá vàng đền ơn những gì? H: Em có nhận xét gì về nhân vật Ông lão đánh cá và con cá vàng? H: Bốn lần cá vàng thoả mãn nhu cầu của mụ vợ nói lên điều gì? - Thể hiện lòng biết ơn sâu nặng đối với lòng nhân hậu bao dung, cá đáp ứng nhu cầu của ông lão trong 4 lần thể hiện sự rộng lượng. Nhưng sự rộng lượng phải có giới hạn. - Lần cuối thể hiện sự sáng suốt nhân ái và nghiêm khắc. H: Hình ảnh biển hiện lên trong tác phẩm mấy lần? Trạng thái của mỗi lần ? - Gợn sóng êm ả. - Nổi sóng. - Nổi sóng dữ dội. - Nổi sóng mù mịt. - Nổi sóng ầm ầm. H: Tác giả dùng thủ pháp nghệ thuật gì? Tác dụng? Nghệ thuật tăng tiến góp phần thể hiện chủ đề của truyện. Từ chỗ hài lòng -> căm giận, bất bình, báo hiệu sự trừng phạt nghê gớm, nhất định phải tới. H: Qua việc tìm hiểu trên truyện có ý nghĩa gì? - HS đọc ghi nhớ. B. Văn bản: Ông lão đánh cá và con cá vàng - Đọc và kể chuyện 2. Nhân vật vợ chồng ông lão - Ông lão là người nhân hậu nhưng nhu nhược, cam chịu trước những yêu cầu quá đáng của mụ vợ. - Mụ vợ ông lão đánh cá là kẻ tham lam . 2. Ý nghĩa - Ca ngợi lòng biết ơn đối với người nhân hậu nêu lên bài học cho kẻ tham lam bội bạc. - Ước mơ về lẽ công bằng. * Ghi nhớ: SGK/96. 4. Củng cố - GV khái quát nội dung bài học. 5. Hướng dẫn học ở nhà - Học bài và làm bài tập - Chuẩn bị bài: Thứ tự kể trong văn tự sự E. RÚT KINH NGHIỆM - ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG Ngày ....tháng 10 năm 2019 Duyệt kế hoạch dạy học Trình Thị Hậu Hiệp
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_6_tiet_34_van_ban_ong_lao_danh_ca_va_con.doc