Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 37-40

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 37-40

I. Mục tiêu

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ

a. Kiến thức

 *Kiến thức chung

 - Với truyện Thầy bói xem voi, HS hiểu rõ hơn bản chất đặc tr¬ưng của truyện ngụ ngôn, yếu tố hài hư¬ớc trong truyện ngụ ngôn. Nhân vật là người. Bài học cần phải nhìn nhận một cách toàn diện đầy đủ trư¬ớc khi nhận xét, đánh giá.

 *Kiến thức trọng tâm

 - Đặc điểm của nhân vật, sự kiện , cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn.

 - Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn.

 - Cách kể truyện ý vị, tự nhiên, độc đáo.

b. Kỹ năng * Kĩ năng bài học

 - Đọc - hiểu VB truyện cổ tích thần kì.

 - Phân tích các sự kiện trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế.

 - Kể lại được câu truyện.

 * Kĩ năng sống được hình thành

 - Kĩ năng tự nhận thức.

 - Kĩ năng giao tiếp.

 - Kĩ năng lắng nghe tích cực

 - Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề.

c. Thái độ: Giáo dục cho học sinh lòng nhân hậu, phản đối kể tham lam, bội bạc.

2. Định hướng phát triển năng lực

Giúp học sinh phát triển một số năng lực:

- Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo.

- Năng lực xã hội: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

- Năng lực công cụ: Năng lực sử dụng ngôn ngữ

3. Phương pháp/KTDH

 * Phương pháp: Đàm thoại, gợi tìm, phân tích, bình giảng.

 * KTDH: KT động não, KT giao nhiệm vụ, KT đặt câu hỏi

II. Chuẩn bị đồ dùng: SGK, SGV, TK

III. Chuỗi các hoạt động học

A. Hoạt động khởi động

 1. Ổn định lớp

 2. Kiểm tra: (5’)

 - Kể lại chuyện "Ếch ngồi đáy giếng”?

 - Em rút ra bài học gì cho bản thân?

 3. Bài mới

 - Khởi động (1’): Cùng với truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng" thì “truyện thầy bói xem voi" cũng có nội dung ý nghĩa giáo huấn sâu sắc. Vậy ND đó ntn? Bài học hôm nay sẽ rõ.

 

doc 16 trang tuelam477 3230
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 37-40", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10
Tiết 37: 	
Hướng dẫn đọc thêm
ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ VÀ CON CÁ VÀNG
(Truyện cổ tích Nga của A. Pu-skin)
Ngày soạn
Ngày giảng
Lớp
Học sinh vắng
6
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
a. Kiến thức
	* KT chung
	- HS nắm được đặc điểm truyện cổ tích thơ của A. Pu-skin.
 	- Nắm vững cốt truyện, biết cách tóm tắt và kể chuyện một cách diễn cảm.
 	- Tích hợp với phần Tiếng Việt ở KN: Danh từ, ở phân môn tập làm văn ở KN: Thứ tự kể trong văn kể chuyện.
 	- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng kể chuyện diễn cảm.
	* KT trọng tâm
	- Nhân vật, sự kiên, cốt truyện trong một tác phẩm truyện cổ tích thần kì.
	Sự lặp lại, tăng tiến của các truyện cổ tích, sự đối lập của các nhân vật, sự xuất hiện của các yếu tố tưởng tượng, hoang đường.
b. Về kĩ năng
	* Kĩ năng bài học 
	- Đọc - hiểu VB truyện cổ tích thần kì.
	- Phân tích các sự kiện trong truyện.
	- Kể lại được câu truyện.
	* Kĩ năng sống được hình thành
	- Kĩ năng tự nhận thức.
	- Kĩ năng giao tiếp.
	- Kĩ năng lắng nghe tích cực
	- Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề.
c. Về thái độ: 
Giáo dục cho học sinh lòng nhân hậu, phản đối kể tham lam, bội bạc.
2. Định hướng phát triển năng lực
Giúp học sinh phát triển một số năng lực:
- Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo.
- Năng lực xã hội: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
- Năng lực công cụ: Năng lực sử dụng ngôn ngữ 
3. Phương pháp/KTDH:
	* Phương pháp: Đàm thoại, gợi tìm, phân tích, bình giảng.
	* KTDH: KT động não, KT giao nhiệm vụ, KT đặt câu hỏi, KT trình bày 1 phút...
II. Chuẩn bị: Tranh “Ông lão đánh cá và con cá vàng”, sgk
III. Chuỗi các hoạt động học
A. Hoạt động khởi động
	1. Ổn định lớp 
	2. Kiểm tra: (5’)
 	H: Kể lại diễn cảm chuyện “Cây bút thần”?	
	- Kể tóm tắt truyện "Cây bút thần"? Nêu chủ đề của văn bản?
 	H: Cho biết ý nghĩa của hình ảnh “Giọt mực vô tình” rơi vào đúng chỗ mắt cò?
	Bước 3. Bài mới 
 	- Khởi động (1’) 
	 "Xưa có một ông già với vợ
 ở bên bờ biển cả xanh xanh
 Xác xơ một túp lều tranh
 Băm ba năm trọn một mình bơ vơ
 Chống thuyền đi quăng chài thả lưới
 Vợ ở nhà kéo sợi xe dây"
 	Đó là mấy câu thơ mở đầu truyện cổ tích thơ của nhà thơ Nga vĩ đại A.Pu-skin do nhà thơ Hoàng Trung Thông dịch. Vậy nội dung câu chuyện như thế nào? ta cùng nhau đi tìm hiểu.
	- ND kiến thức
B. Hoạt động hình thành kiến thức
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
5’
10’
20’
HĐ 1: Tìm hiểu tác giả - tác phẩm
- PP: Vấn đáp.
- KT : Đặt câu hỏi.
- Cho học sinh đọc phần chú thích SGK 
-> Giáo viên giới thiệu theo SGK
=> GV nêu yêu cầu bài đọc => 
HĐ 2: Phân tích
- PP: Vấn đáp, thảo luận
- KT : Đặt câu hỏi.
GV cùng HS nối nhau đọc kể tóm tắt toàn truyện một lượt.
=> Yêu cầu kể: Có kịch tính, phân biệt rõ các tình huống truyện, lời của các nhân vật: Mụ vợ, ông lão và cá vàng.
 H: Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?
H: Chủ đề của truyện là gì ?
H: Truyện có bao nhiêu nhân vật? Những nhân vật này như thế nào?
- Cá vàng, ông lão, bà lão, biển...
- Các nhân vật có tầm quan trọng khác nhau có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Với những đặc điểm riêng lẻ.
H: Qua hành động và lời nói với cá vàng, em thấy ông lão là người như thế nào?
- Là một lão ngư nghèo khổ, chăm chỉ làm ăn, rất lương thiện, rất nhân hậu và rộng lượng, tự bằng lòng với cuộc sống hiện tại của mình.
- Ba lần thả lưới mới bắt được cá. Nhưng khi nghe cá cất tiếng van xin thì ông động lòng thương và thả ngay, thanh thản không cần sự đền ơn.
H: Hình ảnh ông lão đánh cá đã thả cá ra khi nó van xin chứng tỏ ông là người như thế nào? Và ông đại diện cho ai?
H: Thái độ và hành động của ông lão trước những đòi hỏi của mụ vợ như thế nào?
H: Qua lời nói của ông lão với cá vàng ta thấy ông là người như thế nào?
- Lời nói của ông với cá vàng ta thấy ông không phải là người ngu dốt, ông hiểu rõ tâm địa, bản tính của vợ mình hiểu rõ đòi hỏi của mụ vợ là quá đáng, vô lí. Nhưng lần nào cũng vậy chỉ một câu van xin rất yếu ớt rồi lại nhất nhất theo lệnh vợ.
H: Tại sao lại như vậy? Phải chăng tính tình ông lão hiền lành đến mức nhu nhược?
- Đây chẳng qua chỉ là biện pháp nghệ thuật đối lập, tương phản của nghệ thuật truyện cổ tích. Tác giả dân gian và A. Pu-skin đã cố tình dìm ông lão xuống để làm nổi bật tính xấu của mụ vợ già.
- Song dù sao cũng phải nhận thấy rằng, tính nhu nhược của ông lão đã vô tình tiếp tay, đồng lõa cho tính tham lam, lăng loàn của mụ vợ nảy nở, phát triển. Và cũng đáng buồn thay ông lão lại trở thành nạn nhân khốn khổ của chính vợ mình. Làm đầy tớ cho vợ cũng không xong.
H: Hình dáng ông già câm lặng, lóc cóc, lủi thủi 5 lần ra biển tìm gặp cá vàng đã gợi cho em những cảm xúc và suy nghĩ gì?
- Qua hình tượng ông lão, A. Pu-skin muốn phê phán nghiêm khắc tính thỏa hiệp, nhu nhược với những kẻ quyền thế của một bộ phận nhân dân Nga, lay tỉnh họ, tiếp thêm dũng khí cho họ trong cuộc đất tranh chống lại cường quyền giành lại công lý.
H: Bên cạnh những đức tính quý báu mà ông lão có được em thấy ta cần phê phấn ông lão ở cá tính gì?
H: Cá vàng đại diện cho lực lượng nào ?
H: Hãy nhận xét những đòi hỏi của mụ vợ ? Qua đó mụ vợ đã bộc lộ bản chất gì ?
H: Trước thái độ và hành động của mụ vợ cá vàng đã như thế nào?
H: Vậy em có nhận xét gì về nhân vật cá vàng? 
H: Cá vàng đại diện cho lực lượng nào ?
H: HS Đọc ghi nhớ SGK
I. Vài nét về tác giả - tác phẩm:
1. Tác giả:
- A. Pu-skin ( 1799 - 1837 )
đại thi hào Nga.
2. Tác phẩm:
Là truyện cổ tích dân gian Nga - Đức được Pu-skin kể lại bằng 205 câu thơ do Vũ Đình Liên và Lê Trí Viễn dịch qua tiếng Pháp.
II. Đọc - Hiểu văn bản:
1. Đọc: rõ ràng, diễn cảm, chú ý đối thoại.
2. Kể: Tóm tắt đảm bảo cốt truyện.
3. Chủ đề: Truyện kể về vợ chồng ông lão đánh cá và con cá vàng.
4. Những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung:
a) Giá trị nghệ thuật:
- Sử dụng những biện pháp nghệ thuật rất tiêu biểu của truyện cổ tích 
+ Sự lặp lại tăng tiến của những tình huống cốt truyện 
+ Sự đối lập giữa các nhân vật 
+ Sự xuất hiện của các yếu tố tưởng tượng, hoang đường 
b) Giá trị nội dung:
- Ca ngợi lòng biêt ơn đối với những người nhân hậu: Ông lão, cá vàng.
- Bài học đích đáng cho những kẻ tham lam độc ác: Mụ vợ
- Ông lão không tham lam, không đòi hỏi những gì mình không có, nhân hậu và độ lượng. Ông đại diện cho người lao động Nga.
- Không phải một hai hay ba bốn lần mà những 5 lần ông lão nhất nhất nghe theo lời vợ ra biển cầu xin cá vàng trả ơn, giúp đỡ.
- Không phải ông không biết tính tình quái ác tham lam vô độ của mụ vợ già, nhưng tính nhu nhược, sợ vợ, muốn yên thân đã khiến ông cam chịu, nhẫn nhục, làm ngược lại lời hứa của mình với cá vàng.
III. Tổng kết - Ghi nhớ : SGK 
C. Hoạt động luyện tập – vận dụng
* Bài tập 1: Những ý kiến khác nhau về tên truyện.
	- Tên: "Mụ vợ ông lão đánh cá và con cá vàng" có cơ sở vì:
	+ Mụ vợ là nhân vật chính của truyện.
	+ Ý nghĩa của truyện là phê phán, nêu những bài học đích đáng cho những kẻ tham lam bội bạc như mụ vợ ông lão
 	- GV cho HS đọc phân vai. - 1 - 2 HS kể lại truyện.
D. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
 	- Học bài theo SGK + Vở ghi.
 	- Soạn bài: Thứ tự kể.
IV. Rút kinh nghiệm: 
Tiết 38: 	Văn bản 
ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG
(Truyện ngụ ngôn)
Ngày soạn
Ngày giảng
Lớp
Học sinh vắng
6
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
a. Kiến thức
	* KT chung
	- Có hiểu biết bước đầu về truyện ngụ ngôn
	-Hiểu và cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của truyện Ếch ngồi đáy giếng.
	- Nắm được những nét chính về nghệ thuật của truyện
	* KT trọng tâm
	- Đặc điểm của nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn
	- Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc trong truyện ngụ ngôn.
	- Nghệ thuật đặc sắc của truyện: mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người, ẩn bài học triết lí; tình huống bất ngờ, hài hước, độc đáo.
b. Về kĩ năng
	* Kĩ năng bài học 
	- Đọc - hiểu VB truyện ngụ ngôn.
	- Liên hệ các sự việc trong truyện với tình huống thực tế.
	- Kể lại được truyện.
	* Kĩ năng sống được hình thành, tự nhận thức., giao tiếp. lắng nghe tích cực
	- Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề.
c. Về thái độ: Giáo dục cho h/ s lòng khiêm tốn và thường xuyên học hỏi.
2. Định hướng phát triển năng lực
Giúp học sinh phát triển một số năng lực:
- Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo.
- Năng lực xã hội: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
- Năng lực công cụ: Năng lực sử dụng ngôn ngữ 
3. Phương pháp/KTDH
	* Phương pháp: Đàm thoại, gợi tìm, phân tích
	* KTDH: KT động não, KT giao nhiệm vụ, KT đặt câu hỏi
II. Chuẩn bị đồ dùng: 
	- GV: SGK, SGV, chuẩn KTKN, KNS, tài liệu môi trường.
HS: SGK, vở BT.
III. Chuỗi các hoạt động học
A. Hoạt động khởi động
	1. Ổn định lớp
	2. Kiểm tra: (5’)
 	Liệt kê các sự việc trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng và nêu ý nghĩa của truyện?
	3. Bài mới: GV giới thiệu
	 - Khởi động (1’): Cùng với truyện truyền thuyết và cổ tích, truyện ngụ ngôn là loại truyện được mọi người rất ưa đọc vì nó có nội dung ý nghĩa giáo dục rất sâu sắc. Mỗi câu chuyện đều rút ra một bài học rất tự nhiên nhẹ nhàng mà thâm thuý.
 	 - Nội dung kiến thức
B. Hoạt động hình thành kiến thức
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
13’
10’
10’
2’
HĐ 1: Tìm hiểu truyện
PP: Đàm thoại
KT: Động não
 H: Truyện ngụ ngôn là loại truyện ntn?
H: So sánh truyện ngụ ngôn với truyện truyền thuyết, cổ tích?
-> TT, cổ tích phản ánh cuộc sống còn ngụ ngôn khuyên cách hành động, ứng xử trong cuộc sống -> Thiên về giáo dục, khuyên răn, nêu triết lí đạo đức.
GV: Éch ngồi đáy giếng là một câu truyện như thế. 
HĐ 2: Phân tích
PP: Gợi tìm, phân tích
KT: Động não, đặt câu hỏi
- GV: Đọc một lượt: Châm rãi bình tĩnh, xen chút hài hước kín đáo -> Gọi 1 học sinh lần lượt đọc và nhận xét
H: Hãy kể lại chuyện bằng lời văn của em
H: Chú ý các chú thích trong SGK
H: Tìm các từ trái nghĩa với các từ
- Nhâng nháo >< Nhũn nhặn
- Nghênh ngang >< Khép nép
H: Nêu chủ đề của truyện?
H: VB được chia làm mấy phần? H: ND và danh giới của từng phần?
Ta sẽ đi PT theo bố cục trên.
 H: Nhân vật chính mà truyện nhắc tới là nhân vật nào? Hoàn cảnh sống của ếch được giới thiệu qua những chi tiết nào?
H:Giếng là một không gian NTN ?
-> Chật hẹp và không thay đổi.
 H: Tại sao tiếng kêu của nó làm vang động cả giếng và khiến các con vật khác hoảng sợ?
-> Kêu trong không gian hẹp, sâu, vang động
H: Khi giới thiệu về cuộc sống của ếch tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp NT gì ?(những cử chỉ, thái độ, hành động và cuộc sống của ếch ...như người)
H: Qua đó em thấy cuộc sống của ếch trong giếng ntn ?
H: Điều đó cho thấy đặc điểm gì trong tính cách của ếch? -> Hiểu biết nông cạn nhưng lai huyênh hoang.
H: Những chi tiết trên chứng tỏ điều gì?
- Môi trường thế giới sống của ếch nhỏ bé, ếch chưa bao giờ sống thêm và biết thêm một môi trường, một thế giới nào khác. Tầm nhìn thế giới và sự vật xung quanh của nó rất hạn hẹp nhỏ bé. Nó ít hiểu biết, một sự ít hiểu biết kéo dài đến "Lâu ngày"
H: Từ đó khiến cho ếch sinh ra cá tính gì?
H: Từ tính kiêu căng ngạo mạn đó ếch phải chấp nhận hậu quả gì>
H: Êch ra khỏi giếng bằng cách nào?
 H: Cách ra khỏi giếng ấy thuộc về khách quan hay ý muốn chủ quan của ếch?
H: Hoàn cảnh sống của ếch lúc này đã thay đổi. Êch có nhận ra sự thay đổi đó không? Thái độ của ếch ntn?
H: Nghêng ngang, nhâng nháo em giải nghĩa bằng cách nào? -> Đồng nghĩa, trái nghĩa?
H: Vì sao lại như vậy?
- Rời khỏi môi trường sống quen thuộc nhưng lại không thận trọng, rất chủ quan vẫn giữ tính khí, thói quên cũ, nghêng ngang, nhâng nháo, nhảy nhót lung tung, chẳng thèm nhìn chẳng thèm để ý đến xung quanh nghĩa là vẫn coi trời bằng vung.
H: Kết cục chuyện gì đã xảy ra?
H: Vì sao lại có kết cục như vậy? 
 -> Chủ quan, kiêu ngạo 
H: Ngoài biện pháp nhân hóa trên tác giả dg còn sử dụng biện pháp NT gì để nói về tính cách con người? (mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người; ẩn bài học triết lí)
H: Nghênh ngang, nhâng nháo thuộc từ loại nào?
H: kết thúc truyện thế nào? (thật bất ngờ, độc đáo và hài hước)
H: Nhằm chế giễu điều gì?, khuyên răn điều gì?
H: Theo em cái chết của ếch có ý nghĩa gì?
- Cái chết của ếch là điều tất nhiên, khó tránh khỏi không trước thì sau là kết quả của lối sống kiêu căng ngạo mạn, hợm hĩnh nhưng thực chất rất là ngu dốt, ngớ ngẩn, chắc chắn lúc nằm bẹp dưới chân trâu ếch vẫn không hiểu nổi vì sao nó chết và chết vì nguyên nhân gì?
H: Cách sống của ếch như vậy đáng giận hay là đáng thương? 
- Êch và những ai có lối sống như ếch thật đáng thương.
- trong thực tế cuộc sống ta thấy có một số người cũng có đức tính đó. Kết quả k đến nỗi bị giẫm bẹp nhưng cũng k được mọi người quý mếm.
H: Gọi học sinh đọc ghi nhớ
H: Từ câu chuyện em rút ra bài học gì cho bản thân?
 (Không nên chủ quan, kiêu ngạo mà phải khiêm tốn và thường xuyên học hỏi)
- Đó là bài học lẽ đời hết sức nghiêm khắc mà chú ếch đáng giận đáng thương phải trả giá bằng chính mạng sống của mình.
I. Giới thiệu truyện
- Truyện ngụ ngôn: (SGK trang 100).
- Ếch ngồi đáy giếng là truyện ngụ ngôn.
II. Đọc - Hiểu văn bản
1. Đọc và kể
- Đọc: Giọng kể truyện, xen hài hước.
- Kể tóm tắt 
2. Chủ đề: Truyện kể về con ếch. Qua đó khuyên răn chúng ta về một đạo lí làm người.
3. Bố cục: (hai phần)
4. Phân tích
4.1. Ếch khi ở trong giếng
- Sống lâu ngày trong một cái giếng xung quanh chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ tiếng kêu khiến các con vật kia hoảng sợ
- Tưởng bầu trời chỉ bằng cái vung, oai như một vị chúa tể.
-> Nhân hoá: môi trường sống nhỏ hẹp, dễ khiến người ta kiêu ngạo, không biết thực chất về mình.
4.2. Êch khi ra khỏi giếng
- Mưa to nước tràn giếng, đưa Êch ra ngoài.
- Nghênh ngang đi lại, nhâng nháo chả thèm để ý đến xung quanh.
- Bị một con trâu đi qua nhẫm bẹp.
=> ẩn dụ, từ láy, kết thúc truyện bất ngờ, độc đáo và hài hước: môi trường thay đổi phải biết học thích nghi nếu không sẽ bị thất bại.
III. Tổng kết - Ghi nhớ 
(SGK - 101)
 C. Hoạt động luyện tập – vận dụng (3’)
	Bài tập 1: Hai câu quan trọng nhất trong văn bản thể hiện nội dung, ý nghĩa của truyện?
	- Êch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung mà nó thì oai như một vị chúa tể.
	- Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp
	- GV cho HS kể lại câu chuyện một cách diễn cảm . (Nhiều HS kể - GV nhận xét, đánh giá)
D. Hoạt động tìm tòi mở rộng (1’) 
 	Học thuộc ghi nhớ, chuẩn bị bài: Danh từ
IV. Rút kinh nghiệm
Tiết 39: Văn bản 
THẦY BÓI XEM VOI
(Truyện ngụ ngôn)
Ngày soạn
Ngày giảng
Lớp
Học sinh vắng
6
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
a. Kiến thức
	*Kiến thức chung 
	- Với truyện Thầy bói xem voi, HS hiểu rõ hơn bản chất đặc trưng của truyện ngụ ngôn, yếu tố hài hước trong truyện ngụ ngôn. Nhân vật là người. Bài học cần phải nhìn nhận một cách toàn diện đầy đủ trước khi nhận xét, đánh giá.
	*Kiến thức trọng tâm
	- Đặc điểm của nhân vật, sự kiện , cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn. 
	 - Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn.
	- Cách kể truyện ý vị, tự nhiên, độc đáo.
b. Kỹ năng	* Kĩ năng bài học 
	- Đọc - hiểu VB truyện cổ tích thần kì.
	- Phân tích các sự kiện trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế.
	- Kể lại được câu truyện.
	* Kĩ năng sống được hình thành
	- Kĩ năng tự nhận thức.
	- Kĩ năng giao tiếp.
	- Kĩ năng lắng nghe tích cực
	- Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề.
c. Thái độ: Giáo dục cho học sinh lòng nhân hậu, phản đối kể tham lam, bội bạc.
2. Định hướng phát triển năng lực
Giúp học sinh phát triển một số năng lực:
- Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo.
- Năng lực xã hội: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
- Năng lực công cụ: Năng lực sử dụng ngôn ngữ 
3. Phương pháp/KTDH
	* Phương pháp: Đàm thoại, gợi tìm, phân tích, bình giảng.
	* KTDH: KT động não, KT giao nhiệm vụ, KT đặt câu hỏi
II. Chuẩn bị đồ dùng: SGK, SGV, TK
III. Chuỗi các hoạt động học
A. Hoạt động khởi động
	1. Ổn định lớp
	2. Kiểm tra: (5’)
 	- Kể lại chuyện "Ếch ngồi đáy giếng”?
 	- Em rút ra bài học gì cho bản thân?
	3. Bài mới
 	- Khởi động (1’): Cùng với truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng" thì “truyện thầy bói xem voi" cũng có nội dung ý nghĩa giáo huấn sâu sắc. Vậy ND đó ntn? Bài học hôm nay sẽ rõ.
 B. Hoạt động hình thành kiến thức
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
3’
 8’
20’
HĐ 1: Giới thiệu truyện
PP: Đàm thoại
KT: Động não
- GV đọc 1 lần
- Chú ý thể hiện giọng từng thầy bói khác nhau nhưng thầy nào cũng hết sức cả quyết đầy tự tin hăm hở và mạnh mẽ.
- Gợi ý HS đọc và kể lại truyện có tình cảm. Cho HS hóa trang đóng vai để bài học thêm sinh động.
H: Ngoài những chú thích trong SGK em hiểu phàn nàn, hình thù, quản voi là như thế nào?
- Phàn nàn: Thái độ không vui, không hài làng biểu thị bằng lời nói.
- Hình thù: Hình dáng.
- Quản voi: Người trông nom, điều khiển voi còn gọi là quản tượng, nài voi.
H: Truyện có thể được chia làm mấy đoạn? (3 đoạn)
(1)....sờ đuôi. (2)...chổi sể cùn. (3) còn lại.
HĐ 2: Phân tích
PP: Đặt vấn đề, bình giảng
KT: Động não, đặt câu hỏi
 H: Mở đầu câu chuyện cuộc xem voi của 5 ông thầy bói được giới thiệu qua những chi tiết nào ?
H: Em có nhân xét gì về cách mở truyện?
- Cách mở truyện buồn cười và hấp dẫn.
H: Việc chung tiền biếu người quản voi để xem voi thể hiện tâm trạng gì ?
H: Vì sao vậy?
- Năm thầy bói ế khách, rỗi việc mới nghĩ cách tiêu thời gian, rủ nhau cùng đi xem voi. Vì không còn nhìn được nên các thầy phải xem bằng tay. Xem xong họp nhau bàn luận cũng là việc tự nhiên. Cái làm người nghe lý thú và buồn cười là ở chỗ người mù lại thích đi xem. (Muốn nhìn bằng mắt trong khi mắt không còn khả năng nhìn). Con voi to lớn, quen thuộc mà không biết.
 H: Phân tích thái độ và lời lẽ của các thầy sau khi xem voi? Tại sao sau khi xem voi xong ai cũng tự tin, cả quyết đến thế?
- Cả 5 thầy đều rất phấn khởi vì đã thỏa mãn, đã xem được con voi. Hơn nữa từng thầy, ai cũng đều được xem tân tay sờ tận nơi cụ thể rõ ràng nên ai nấy đều hoàn toàn tự tin vào nhận xét nói có sách, mách có chứng của mình. 
I. Giới thiệu văn bản:
Là truyện ngụ ngôn chế giễu cách xem và phán về voi của năm ông thầy bói.
II. Đọc - Hiểu văn bản:
1. Đọc và kể
- Đọc: Rõ ràng, chú ý đối thoại
- Kể: Tóm tắt các sự việc chính
- Các thầy bói cùng xem voi
- Họp nhau bàn luận tranh cãi
- Kết cục tức cười.
2. chủ đề: Truyện kể về năm ông thầy bói xem voi. Đồng thời khuyên nhủ con người khi tìm hiểu về một sự vật, sự việc nào đó cần phải xem xét chúng một cách toàn diện.
3. Bố cục: 3 phần
4. Phân tích
a. Giới thiệu cuộc xem voi của năm ông thầy bói.
- Nhân buổi ế khách, năm ông thầy bói ngồi tán ngẫu phàn nàn không biết hình thù con voi thế nào 
- Chung tiền biếu người quản voi xin cùng xem.
- Dùng tay sờ voi
-> Phép lặp, chi tiết bất ngờ, hài hước: Xen voi bằng tay và chỉ xem một bộ phận. Giễu cợt, phê phán nghề thầy bói.
b. Thái độ của các thầy bói phán về voi.
- Tưởng nó thế nào hoá ra nó sun sun như con đỉa.
- Không phải nó chần cẫn như cái đòn càn.
- Đâu có nó bè bè như cái qụat thóc.
- Ai bảo nó sừng sững như cái cột đình.
- Các thầy đều không đúng nó tun tủn như cái chổi sể cùn.
3’
Trong cuộc họp bàn ai cũng hăm hở nói nhận xét của mình và cực lực phản bác ý kiến của người khác. Kiểu câu phủ định triệt để được sử dụng liên tiếp: không phải, đâu có, ai bảo...
H: Họ phán về voi ntn? Đúng hay sai?
H: Dụng ý NT của tác giả dân gian là gì ? ND 
H: Kết quả của cuộc họp bàn đó như thế nào?
- Biến thành 1 cuộc tranh cãi, khẩu chiến gay gắt bất phân thắng bại chẳng ai chịu ai.
H: Kết thúc truyện như thế nào?
- Dùng lời không xong tất nhiên cuộc họp phải đi dến tan vỡ sau cuộc đánh nhau. dùng thượng cẳng chân, hạ cẳng tay để áp đặt chân lý do mình khám phá ra.
H: Cách kết thúc như vậy có hợp lý không?
- Kết thúc hợp lý, buồn cười.
H: Có ý kiến cho rằng cả năm thầy đều đúng, cả 5 thầy đều sai. Vậy ý kiến của em như thế nào?
- Đúng với mỗi bộ phận con voi (Các thầy còn biết so sánh miêu tả những bộ phận ấy với các sự vật khác để khẳng định cái đúng của mình).
- Sai vì những khái quát, nhận xét vội vã, lấy bộ phận để thay thế toàn thể.
- Hình dáng con voi thực sự là tổng hợp những nhận xét của cả 5 thầy.
H: Vậy bài học triết lý được rút ra từ truyện ngụ ngôn này là gì?
- Cái thú vị và khéo léo của người đặt truyện là ở chỗ chọn đến những 5 ông thầy bói (vốn giỏi đoán mò) cùng xem 1 con voi rất to lớn, nên dù cố xem bằng tay cũng khó có thể với, đo hết mọi chiều kích thước của nó.
H: Gọi học sinh đọcc ghi nhớ
HĐ 3: Hoạt động luyện tập
PP: Luyện tập thực hành
KT: Trình bày
H: Giải thích câu thành ngữ: "Thầy bói xem voi"
H: Tìm 1 vai thành ngữ tương tự.
"Thấy cây, chẳng thấy rừng"
-> Miêu tả, hình ảnh so sánh ví von, láy đặc tả, kiểu câu phủ định triệt để liên tiếp: Kết quả của hành động qua sát vội vã, phiến diện phủ nhận ý kiến của người khác bằng thái độ chủ quan sai lầm chỉ biết một bộ phận mà đánh giá toàn thể.
c. Kết cục của cuộc tranh luận
- Không ai chịu ai -> xô xát đánh nhau toác đầu chảy máu.
-> Mâu thuẫn lên đến dỉnh điểm, chi tiết gây cười, giễu cợt sâu sắc, phóng đại: không có khái niệm chính xác về con voi -> châm biếm sự hồ đồ của nghề thầy bói 
-> Hình dáng con voi thực sự là tổng hợp những nhận xét của cả 5 thầy.
- Muốn hiểu đúng sự vật, sự việc cần phải xem xét, nhận xét, đánh giá 1 cách thận trọng.
- Cần mạnh dạn tự tin bảo vệ ý kiến của mình
III. Ghi nhớ ( SGK - 103 )
. Luyện tập
* Bài tập 1:
- Giải thích câu thành ngữ: "Thầy bói xem voi"
- Tìm 1 vai thành ngữ tương tự.
"Thấy cây, chẳng thấy rừng"
 C. Hoạt động vận dụng (3’)
	- Điểm chung và riêng của những bài học trong cả hai truyện "Ếch ngồi đáy giếng" và "Thầy bói xem voi" là gì?
	* Điểm chung: Cả hai truyện đều nêu ra những bài học về nhận thức (tìm hiểu và đánh giá về sự vật, hiện tượng). Nhắc người ta không được chủ quan trong việc nhìn sự vật, hiện tượng xung quanh.
	* Điểm riêng: "Ếch ngồi đáy giếng" nhắc nhở người ta phải biết mở rộng tầm hiểu biết của mình, không kiêu ngạo, coi thường những đối tượng xung quanh. Còn "Thầy bói xem voi" là bài học về phương pháp tìm hiểu sự vật, hiện tượng.
D. Hoạt động tìm tòi mở rộng: (1’)
- Học kỹ bài.
- Chuẩn bị bài luyện nói kể chuyện.
IV. Rút kinh nghiệm
Tiết 40 Bài 10
DANH TỪ
 (Tiếp)
Ngày soạn
Ngày giảng
Lớp
Học sinh vắng
6
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
a. Kiến thức
* KT chung: Nắm được định nghĩa của danh từ	
* KT trọng tâm- Các tiểu loại danh từ chỉ sự vật: danh từ chung và danh từ riêng.uy tắc viết hoa danh từ riêng.
b. Về kĩ năng
* Kĩ năng bài học - Nhân biết được danh từ chung và danh từ riêng.
- Viết hoa danh từ riêng đúng quy tắc.
* Kĩ năng sống : Kĩ năng tự nhận thức giao tiếp.ra quyết định và giải quyết vấn đề.
c. Thái độ: Giáo dục học sinh các sử dùng danh từ trong cuộc sống
2. Định hướng phát triển năng lực
Giúp học sinh phát triển một số năng lực:
- Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo.
- Năng lực xã hội: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
- Năng lực công cụ: Năng lực sử dụng ngôn ngữ 
3. Phương pháp/KTDH
	* Phương pháp: Đàm thoại, gợi tìm, phân tích, hoạt động nhóm
	* KTDH: KT động não, đặt câu hỏi, thảo luận
II. Chuẩn bị: SGK, SGV, TK, bảng phụ
III. Chuỗi các hoạt động học
A. Hoạt động khởi động
1. Ôn định lớp
2. Kiểm tra: (- Cho HS lên bảng điền vào sơ đồ (bảng phụ)
3. Bài mới
- Khởi động (1’): Trong tiết về bài học danh từ ở tiết trước các em đã biết được thế nào là danh từ, danh từ gồm những loại nào? Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể hơn về danh từ chỉ sự vật, loại danh từ này có những loại nhỏ nào và đặc điểm ra sao?
B. Hoạt động hình thành kiến thức
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
22’
13’
HĐ 1: Tìm hiểu danh từ chung và danh từ riêng
PP: Đàm thoại
KT: Đặt câu hỏi
-> GV đưa VD lên bảng phụ
H: Gọi học sinh đọc.
-> Quan sát VD a:
(bảng phụ)
H: Câu văn diễn tả ND gì? Chỉ ra các danh từ trong câu văn trên ?
 H: Điền các danh từ vào bảng phân loại?
H: Nêu nhận xét của em về đặc điểm của các DT chung, DT riêng? Cách viết DT riêng?
H: DT chỉ đơn vị được chia làm mấy loại? Đó là những loại nào?
H: Thế nào là DT chung? DT riêng?
H: điền vào sơ đồ?
- HS quan sát VD b
H: Các DT trong VDb thuộc DT chung hay DT riêng? Chỉ tên người hay địa danh? VN hay nước ngoài? 
H: Em có nhận xét gì về cách viết?
H: Nếu phiên âm trực tiếp tên địa phương nước ngoài ta viết NTN?
-> Quan sát VD c
H: Em có nhận xét gì về các DT? Cách viết các DT đó?
H: Các DT riêng có cách viết NTN?
H: Gọi HS đọc ghi nhớ
HĐ 2 : Hoạt động luyện tập
PP : hoạt động nhóm
KT : Thảo luận
H: Tìm DT chung và DT riêng?
H: Xác định yêu cầu của BT 2
A. Bài học:
I. Danh từ chung và danh từ riêng.
1. Ví dụ: 
a. SGK - 108
b. Mao Trạch Đông, Bắc Kinh, Mát - xcơ - va, Na - pô - lê - ông.
c. Liên hợp quốc, Đảng cộng sản Việt Nam, Huy chương vì sự nghiệp giáo dục.
2. Nhận xét:
* VD a :
- Danh từ chung: vua, tráng sĩ, đền thờ, làng, xã, huyện, công ơn: Là tên gọi chung về người, sự vật.
- Danh từ riêng: Phù Đổng Thiên Vương, Gióng, Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội -> Là tên gọi riêng của từng người, từng vật, từng địa phương.
Phải viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó.
* VD b :
Danh từ riêng chỉ tên người và địa phương nước ngoài.
- Được phiên âm qua âm Hán Việt: Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng.
- Được phiên âm trực tiếp: Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận, giữa các tiếng cần có dấu gạch nối.
* VD c:
 Tên của các cơ quan, tổ chức, danh hiệu - Thường là cụm từ, viết hoa chữ cái đầu tiên
3. Ghi nhớ: SGK - 109.	
B. Luyện tập :
* BT1: xác định danh từ riêng và danh từ chung. 
* Các danh từ chung: ngày xưa, miền đất, bây giờ, nước, vị, thần, nòi rồng, con trai, tên.
* Các danh từ riêng: Lạc Việt, Bắc bộ, Long Nữ, Lạc Long Quân.
 BT 2 :	
* Các danh từ in đậm trong trong bài:
- Danh từ riêng được viết hoa vì Chim, Mây, Nước, Hoa, Họa My được nhà văn nhân hóa như người như tên riêng của mỗi nhân vật.
C. Hoạt động vận dụng (3’)
 	H: Nhắc lại kiến thức danh từ riêng và danh từ chunọa
D. Hoạt động tìm tòi, mở rộng: (1’)
	- Học bài và làm bài tập còn lại
IV. Rút kinh nghiệm 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_37_40.doc