Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 45: Tập làm văn "Luyện tập xây dựng bài tự sự. Kể chuyện đời thường"

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 45: Tập làm văn "Luyện tập xây dựng bài tự sự. Kể chuyện đời thường"

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

 Hiểu và nắm vững đặc điểm văn tứ sự, cách kể chuyện đời thường, cách xây dựng bài văn tự sự thông qua tìm hiểu các bước làm bài văn, vận dụng viết đoạn văn tự sự.

2. Kĩ năng

- Kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, kiểm tra đánh giá.

- Kĩ năng phân tích, đối chiếu so sánh cách làm kiểu bài văn tự sự: Kể chuyện đời thường

3. Thái độ

 Chủ động vận dụng kiến thức văn tự sự đẻ viết đoạn văn, bài văn

4.Năng lực được hình thành

 Năng lực sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, giao tiếp.

II. CHUẨN BỊ

* Giaó viên: Nghiên cứu bài dạy, chuẩn bị phương pháp, kĩ thuật dạy học.

* Học sinh: Chuẩn bị bài: Đọc kĩ các yêu cầu trong bài học, chọn một đề bài cụ thể và thực hiện làm bài theo các bước: Tìm hiểu đề, tìm ý; Lập dàn ý; Viết bài; Kiểm tra, đánh gií.

III. PHƯƠNG PHÁP - KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, vận dụng.

- Kĩ thuật dạy học: Động não,

 

doc 6 trang tuelam477 6260
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 45: Tập làm văn "Luyện tập xây dựng bài tự sự. Kể chuyện đời thường"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
Tham dự Hội thi giáo viên THCS dạy giỏi cấp huyện, năm học 2020-2021
Tiết 45 – Tập làm văn
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG BÀI TỰ SỰ -
KỂ CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG ( Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
	Hiểu và nắm vững đặc điểm văn tứ sự, cách kể chuyện đời thường, cách xây dựng bài văn tự sự thông qua tìm hiểu các bước làm bài văn, vận dụng viết đoạn văn tự sự.
2. Kĩ năng
- Kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, kiểm tra đánh giá.
- Kĩ năng phân tích, đối chiếu so sánh cách làm kiểu bài văn tự sự: Kể chuyện đời thường
3. Thái độ
	Chủ động vận dụng kiến thức văn tự sự đẻ viết đoạn văn, bài văn
4.Năng lực được hình thành
	Năng lực sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ
* Giaó viên: Nghiên cứu bài dạy, chuẩn bị phương pháp, kĩ thuật dạy học.
* Học sinh: Chuẩn bị bài: Đọc kĩ các yêu cầu trong bài học, chọn một đề bài cụ thể và thực hiện làm bài theo các bước: Tìm hiểu đề, tìm ý; Lập dàn ý; Viết bài; Kiểm tra, đánh gií.
III. PHƯƠNG PHÁP - KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, vận dụng.
- Kĩ thuật dạy học: Động não, 
IV. TỔ CHỨC DẠY – HỌC
1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra kiến thức cũ
Câu hỏi 1: Thế nào là kể chuyện đời thường? 
*Gợi ý: Kể chuyện đời thường là kể những câu chuyện hằng ngày từng trải qua, từng gặp với những người quen hay lạ nhưng để lại ấn tượng, cảm xúc nhất định nào đó. Nhân vật và sự việc cần phải chân thật, không bịa đặt hoặc thêm bớt tuỳ ý.
Câu hỏi 2: Hãy đặt một đề bài kể chuyện đời thường và cho biết đề bài đưa ra những yêu cầu nào?
VÍ dụ: Đề bài: Kể về một người thân yêu trong gia đình.
=> Yêu cầu: Kiểu đề/kiểu bài (Kể); Nội dung đề (người thân yêu); Giới hạn/phạm vi (trong gia đình)
3. Bài mới:	Trong giờ học trước các em đã được củng cố lại kiểu bài kể chuyện đời thường, thông qua tìm hiểu 7 đề kể chuyện đời thường trong Sách giáo khoa trang 119. Các em đã hiểu được thế nào đề bài kể chuyện đời thường, kể chuyện đời thường là gì? Và khi chuẩn bị bài cho tiết học hôm nay, mỗi bạn cũng đã tự chọn cho mình một đề bài để thực hiện các bước làm bài.Nhưng trong tiết học này, chúng ta sẽ cùng thực hiện các bước làm bài cho một đề bài cụ thể - đề bài kể chuyện đời thường, để hiểu rõ hơn việc xây dựng bài văn kể chuyện đời thường cần làm như thế nào.
HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh thực hiện: 
- Đề bài: GV đưa ra đề bài, HS đọc đề
- Thực hiện các bước làm bài
? Trong bài “ Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự” các em đã tìm hiểu các bước làm bài văn tự sự. Em hãy nêu các bước làm bài đó? 
-HS: Có 4 bước làm bài (Tìm hiểu đề, tìm ý; Lập dàn ý; Viết bài hoàn chính; Đọc lại và sửa lỗi)
- GV: Một bài văn tự sự nói chung và bài kể chuyện đời thường nói riêng đều gồm 4 bước làm bài như vậy. Cô và các em tiến hành từng bước.
? Khi tìm hiểu đề cần tìm hiểu những yêu cầu nào?
- 3 yêu cầu; Kiểu đề, nội dung đề/đối tượng/Giới hạn /phạm vi đề.
Vậy dựa vào từ ngữ trong đề bài, hãy xác định các yêu cầu đó của đề bài:
? Kiểu bài của đề?
? Nội dung kể là gì?
? Phạm vi kể của đề.
GV: Khi đã tìm hiểu được các yêu cầu cảu đề bài, chúng ta tiêp tục tìm ý cho đề bài trên.
 ? Để tìm ý chúng ta cần đặt ra các câu hỏi và trả lời các câu hỏi đó. 
- ? Hãy đặt câu hỏi đẻ tìm ý cho đề bài ( Câu hỏi sự việc/ nguyên nhân, diễn biến, )
-> HS tham gia trả lời các câu hỏi:
? Sự việc?
-? Ngôi kể? Nhân vật
- ? Thứ tự kể?
- ? Nguyên nhân?
- ? Sự việc xảy ra lúc nào? ở đâu? 
- ?Diễn biến?
- Kết quả/Ý nghĩa? (Câu chuyện có ý nghĩa gì/Cho ta bài học gì?/ ..)
-> GV khái quát
*GV: Sau khi tìm hiểu đề, tìm ý cho đề bài, các em hãy lựa chọn, sắp xếp các ý đã tìm được vào từng phần của dàn ý:
-? Sẽ đưa ý nào vào phần mở bài? – Sự việc, nhân vật, ngôi kể, thứ tự kể.
? Trong phần thân bài sẽ sử dụng những ý nào trong các ý đã tìm được? – Thời gian, không gian, nguyên nhân, diễn biến
=> Các ý đó sẽ sắp xếp như sau: 
? Vậy còn phần nào trong phần tìm ý sẽ được đưa vào kết bài? – Kết quả/ý nghĩa
GV: Sau khi đã lựa chọn, sắp xếp ý vào từng phần của dàn bài, chúng ta đã có được dàn bài của đề văn trên. Đó là dàn bài văn kể chuyện đời thường. Nhưng chúng ta cần lưu ý, khi kể diễn biến thì có thể kể theo thứ tự xuôi hay ngược là do chúng ta đã xây dựng thứ tự đó ngay trong dàn bài.
Chúng ta vận dụng thứ tự kể đó vào viết bài văn.
Trong tiết học này, chúng ta sẽ cùng tập viết một số đoạn văn cho dàn bài trên:
 - Đoạn mở bài
+ Đoạn kết bài:
+ Một đoạn giới thiệu nhân vật, sự việc, .
=> Khi viết xong các đoạn, chúng ta cần hiểu rõ giữa các đoạn văn có mối quan hệ với nhau hay không?
- GV chia nhóm cho học sinh thực hiện từng yêu cầu:
+ Nhóm 1: Viết đoạn mở bài
+ Nhóm 2: Viết đoạn thân bài. Cụ thể là viết đoạn văn giới thiệu nhân vật, sự việc, thời gian, không gian, lí do, 
+ Nhóm 3: Viết đoạn kết bài.
*GV hướng dẫn: 
+ Cách viết đoạn: Đoạn MB, KB viết từ 2 – 3 câu. Đoạn giới thiệu: viết từ 4 đến 6 câu .
+ Thời gian hoàn thành: Khoảng 3- 5 phút để viết bài. 
- Kết quả hoạt động nhóm: Đại diện các nhóm báo cáo: 
+ HS đọc đoạn mở bài-> Nhận xét/bổ sung
+ Học sinh đọc đoạn kết bài:
+ Học sinh đọc đoạn thân bài: 
=> GV khái quát: 
=> Minh họa ba đoạn văn
+ Đoạn mở bài: Đã ai từng muốn làm một việc tốt mà lại gây ra hậu quả không mong muốn chưa? Tôi đã một lần như vậy: Định làm giúp mẹ việc nhà mà đã làm đổ vỡ chiếc lọ hoa quí của mẹ. 
+ Đoạn kết bài: Việc xảy ra rồi. Tôi ân hận quá, chỉ tại sự tò mò của mình mà làm mất đi món đồ quí của mẹ. Sau việc này tôi tự hưa với mình phải cẩn thận hơn nữa trước khi làm bất cứ việc gì. 
+ Đoạn giới thiệu việc; Hôm đó vào một buổi ssáng chủ nhật, được nghỉ học, tôi định sẽ giúp mẹ lau dọn, sắp xếp lại đồ đạc trong nhà. Thấy chiếc lọ hoa màu xanh ngọc có vẽ những cánh hoa cúc trắng trên đó. Chiéc lọ hoa này mẹ chưa dùng để cắm hoa lần nào. Chỉ thấy mẹ đã để nó ở đó từ rất lâu rồi. mẹ bảo không ai được đụng vào. 
Sau khi đã thực hiện bước viết bài, chúng ta đã có những đoạn văn hoàn chỉnh. Song không phải đoạn văn nào cũng đã đạt được những yêu cầu về dùng từ, diễn đạt. Vĩ vậy rất cần thiết phải kiểm tra lại kết quả bài làm.
Chúng ta thực hiện bước tiếp theo của cách làm bài văn tự sự: Bước đọc lại, sửa lỗi
GV: Đây là bước giúp các em nhận ra lỗi chính tả, diễn đạt nho nhỏ trong bài. Vì không có nhiều thời gian cho bước này ( 1-2 phút) nên ngay từ khi đặt bút viết các em cần cẩn thận, chỉn chu trong cách dùng từ, viết câu, viết đoạn.
II. Cách xây dựng bài văn tự sự kể chuyện đời thường
1. Đề bài: Kể một lần em làm vỡ lọ hoa - một đồ vật quí của mẹ.
2. Các bước làm bài
Bước 1: Tìm hiểu đề, tìm ý
*Tìm hiểu đề
- Kiểu bài: Kể - kể chuyện đời thường.
- Nội dung: Làm vỡ lọ hoa - một đồ vật quí
- Phạm vi: của mẹ
=> Tìm hiểu đề: Tìm hiểu ba yêu cầu của đề; Kiểu bài/ kiểu đề - Nội dung/đối tượng của để - Phạm vi/giới hạn đề.
* Tìm ý
- Việc cần kể: một lần làm vỡ lọ hoa - một đồ vật quí
- Ngôi kể, nhân vật: Thứ nhất – tôi/ em; Nhân vật mẹ, em,..
- Thứ tự kể: Kể theo thứ tự xuôi (từ bắt đầu đến kết thúc) hoặc kể theo thứ tự ngược (Kết quả -> diến biến)
- Nguyên nhân/lí do: Ví dụ: lỡ tay làm vỡ/ tò mò vì sao lọ hoa lại đặt ở vị trí đó, ..
- Thời gian, không gian truyện: Ví dụ: Vào sáng chủ nhật, tại nhà em
- Diễn biến: Ví dụ: Kể theo thứ tự xuôi: Sự việc bắt đầu -> Các sự việc tiếp diễn – Kết thúc
- Kết quả/Ý nghĩa: Ân hận, mong muốn/hứa
Bước 2: Lập dàn ý
a. Mở bài
- Dẫn dắt:
- Giới thiệu việc cần kể: một lần làm vỡ lọ hoa quí của mẹ
b. Thân bài (Lần lượt kể sự việc theo trình tự thời gian)
- Giới thiệu thời gian, không gian, nguyên nhân, nhân vật, sự việc. Ví dụ
+ Vào sáng chủ nhật, tại nhà em
+ Muốn dọn dẹp, lau chủi nhà cửa giúp mẹ
+ Lọ hoa để trong góc tủ
- Kể diễn biến việc: Ví dụ
+ Lúc đầu: quét dọn nhà cửa, lau bàn ghế 
+ Sau đó: Muốn sắp xếp lại đồ đạc trong tủ, tò mò muốn biết vì sao lọ hoa lại được cất kĩ trong góc tủ
+ Cuối cùng: Lọ hoa vỡ/Tâm trạng của em (lo lắng/ sợ/ không biết sẽ nói gì với mẹ ..; Thái độ, lời nói của mẹ, .)
c. Kết bài: Ví dụ
+ Em rất ân hận vì đã làm mẹ buồn, làm mất đi kỉ niệm đẹp của bố mẹ
+ Sự việc luôn nhắc nhở em phải cẩn thận khi làm việc.
Bước 3: Viết bài
 Viết từng đoạn
- Đoạn mở bài
- Đoạn kết bài
- Một đoạn phần thân bài
Bước 4: Đọc lại, sửa lỗi
- Lỗi chính tả thông thường
- Lỗi về dấu câu, dùng từ
=> Lỗi có thể khắc phục được ngay
4. Củng cố
- Hãy nhắc lại các bước khi làm bài kể chuyện đời thường?
- GV khái quát nội dung tiết học
5. Hướng dẫn học bài
- Nắm được cách làm bài kể chuyện đời thường
- Viết tiếp các đoạn phần thân bài thành bài văn hoàn chỉnh
- Chuẩn bị nội dung cho tiét học: Trả bài kiểm tra giữa học kì.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_45_tap_lam_van_luyen_tap_xay_dung.doc