Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 5: Tìm hiểu chung về văn tự sự - Năm học 2020-2021

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 5: Tìm hiểu chung về văn tự sự - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu

- Có những hiểu biết chung về văn tự sự: nhân vật, sự việc, mục đích, ý nghĩa.

- Xác định được các nhân vật, sự việc trong văn bản tự sự.

II. Chuẩn bị:

-GV: sưu tầm các văn bản tự sự gần gũi với HS lớp 6.

-HS: trả lời các câu hỏi SGK.

III. Phương pháp:

IV. Tổ chức các hoạt động

1. ÔĐTC: ktss

2. Kiểm tra đầu giờ:

- Trưởng ban học tập báo cáo việc chuẩn bị bài ở nhà của cả lớp.

H: Có mấy kiểu văn bản và phương thức biểu đạt? Mục đích giao tiếp của các kiểu VB và phương thức biểu đạt?

TL: Có 6 kiểu kiểu văn bản và phương thức biểu đạt (Tự sự, M.tả, Biểu cảm, Nghị luận, Thuyết minh, Hành chính công vụ)

H: Ngôn ngữ giao tiếp là gì? Nêu khái niệm về VB?

 

doc 15 trang Hà Thu 30/05/2022 2280
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 5: Tìm hiểu chung về văn tự sự - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 11/9/2020
NG: 14/9/2020 BÀI 2 – Tiết 5: 
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ
I. Mục tiêu
- Có những hiểu biết chung về văn tự sự: nhân vật, sự việc, mục đích, ý nghĩa.
- Xác định được các nhân vật, sự việc trong văn bản tự sự.
II. Chuẩn bị: 
-GV: sưu tầm các văn bản tự sự gần gũi với HS lớp 6...
-HS: trả lời các câu hỏi SGK.
III. Phương pháp:
IV. Tổ chức các hoạt động
1. ÔĐTC: ktss
2. Kiểm tra đầu giờ:
- Trưởng ban học tập báo cáo việc chuẩn bị bài ở nhà của cả lớp.
H: Có mấy kiểu văn bản và phương thức biểu đạt? Mục đích giao tiếp của các kiểu VB và phương thức biểu đạt?
TL: Có 6 kiểu kiểu văn bản và phương thức biểu đạt (Tự sự, M.tả, Biểu cảm, Nghị luận, Thuyết minh, Hành chính công vụ) 
H: Ngôn ngữ giao tiếp là gì? Nêu khái niệm về VB?
3.Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học
A. Khởi động
*MT: KTBC, Tổ chức chơi trò chơi tạo hứng khởi cho việc tiếp cận KT của bài mới.
H: Thường ngày các em có kể chuyện và nghe kể chuyện không ? Kể những chuyện gì ? 
GV: đưa VD khi học xong văn bản Con Rồng cháu Tiên thì chúng ta hiểu được điều gì?
( giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người Việt.)
B. Hình thành kiến thức 
*MT: Nêu khái niệm về văn tự sự: nhân vật, sự việc, mục đích, ý nghĩa. Xác định được các nhân vật, sự việc trong văn bản tự sự.
* GV tổ chức cho cả lớp cùng giải quyết nội dung trang 11 phần KĐ.
- 1 HS đọc nội dung 1,2 trang 11 phần KĐ.
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi .
- GV chốt:
 (1) Nghe kể chuyện để biết, để nhận thức về người, sự việc, để giải thích, để khen, để chê... 
(2) (Lan là người ntn? Có những thành tích gì? Kết quả học tập của Lan ra sao? Thái độ của Lan đối với bạn bè và với công việc của tập thể ntn? ...) 
Thêm: H: Vậy kể chuyện để làm gì?
 - GV: Đối với người kể là thông báo, cho biết, giải thích. Đối với người nghe là tìm hiểu, biết.
HĐ cặp đôi
- GV yêu cầu: Hai HS một cặp: thực hiện yêu cầu 1,2 vào vở cá nhân - đổi chéo bài cho nhau để đánh giá chéo
- GV đi quan sát, lắng nghe, giúp đỡ những cặp đôi gặp khó khăn.
- Gv mời 1 cặp đôi chia sẻ trước lớp, các cặp đôi khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung
H: qua tìm hiểu nội dung trên em thấy mình đạt được mục tiêu gì?
- Có hiểu biết chung về văn tự sự: đó là muốn kể chuyện phải có người, có việc, 
- Biết mục đích, ý nghĩa của việc kể 
C. Luyện tập.
*MT: Vận dụng lí thuyết để giải quyết các bài tập.
* HS HĐ cặp đôi trong 10' để giải quyết bài tập 1 trang 13. 
- GV giao nhiệm vụ: cá nhân thực hiện yêu cầu: đọc cho nhau nghe nội dung a – hoàn thành vào vở cá nhân - đổi bài cho nhau để đánh giá chéo
- GV đi quan sát, lắng nghe, giúp đỡ những cặp đôi gặp khó khăn.
- Gv mời 1 cặp đôi chia sẻ trước lớp, các cặp đôi khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
 a. Bé Mây và mèo con rủ nhau bẫy chuột nhưng mèo tham ăn nên đã chui vào bẫy ăn tranh phần chuột và ngủ ở trong bẫy.
+ V× tuy diÔn ®¹t b»ng th¬ 5 tiÕng nhng bµi th¬ ®· kÓ l¹i 1 c©u truyÖn cã ®Çu, cuèi cã nh©n vËt, chi tiÕt, diÔn biÕn sù viÖc " nh»m chÕ diÔu tÝnh tham lam tù gi¨ng bÉy cña m×nh.
+ KÓ miÖng c©u chuyÖn.
+ ý nghÜa phª ph¸n tham ¨n.
 - Yêu cầu kể: + Tôn trọng mạch kể của bài thơ, giọng kể thân mật, hồn nhiên 
 + Kể theo các sự việc:
1. Bé Mây và mèo con đánh bẫy chuột, dùng mồi cá nhử chuột 
2. Đêm nằm ngủ bé Mây mơ thấy trong lồng có nhiều chuột 
3. Sáng ra vào bếp Mây thấy bẫy sập, cá mồi hết, chỉ có mèo con nằm ngủ
b. Đoạn lịch sử kể về người Âu Lạc đánh tan quân Tần xâm lược.
" C¶ 2 v¨n b¶n ®Òu cã néi dung tù sù kÓ chuyÖn, kÓ viÖc.
+ Vai trß cña tù sù: Giíi thiÖu, tưêng thuËt, kÓ chuyÖn thêi sù hay lÞch sö.
Tiết 2
 Khi làm bài các em cần lưu ý những gì?
HS HĐ cá nhân
HSTL-> nhận xét bổ sung
GV chốt
 a. Chọn ngôi kể phù hợp
b. Thứ tự kể hợp lý
- Theo thời gian
- Theo cảm xúc: Qúa khứ hiện tại đan xen
c. Phương thức biểu đạt
- Tự sự (chính), đan xen yếu tố miêu tả và biểu cảm
d. Cần xây dựng được tình huống chuyện hấp dẫn
 Biết lựa chọn chi tiết tiêu biểu, ý nghĩa.
e. Bố cục bài viết hoàn chỉnh (3 phần MB + TB + KB)
* Đóng vai kể chuyện Thánh Gióng
HS đóng vai kể, GVKL (bảng phụ)
1.Sự ra của TG
2. TG biết nói và nhận trách nhiệm đánh giặc
3. TG lớn nhanh như thổi
4. TG vươn vai trở thành tráng sĩ cưỡi ngựa sắt, mặc áo giáp sắt cầm roi sắt đi đánh giặc
5. TG đánh tan giặc
6. TG lên núi, cởi bỏ áo giáp sắt bay về trời
7. Vua lập đền thờ phong danh hiệu
8. Những dấu tích còn lại của TG
* Lập dàn ý
HS HĐ nhóm bốn- 5’
HSTL->các nhóm nhận xét bổ sung
GV nhận xét, chốt (MC hoặc ghi bảng)
H: Em hãy viết đoạn văn
(HS khá giỏi viết các đoan văn phần thân bài)
HS đọc đoạn văn của mình, hs nhận xét, bổ sung
GV nhận xét, đánh giá cho điểm 
( Dùng Máy hắt)
I. Tìm hiểu chung về văn tự sự
1. Bài tập: SGK –tr.11(phần KĐ)
 - Nghe kể chuyện để biết, để nhận thức về người, sự vật, sự việc.
- Người kể chuyện để thông báo, giải thích, để bày tỏ thái độ khen, chê...
- Các sự việc trong VB tự sự được kể lại theo một trình tự nhất định nhằm thể hiện một ý nghĩa nào đó.
2. Khái niệm văn tự sự:
 ( Học SGK/tr.12)
II. Luyện tập
Bài tập 1 (tr.13)
a.
- Các sự việc: + Bé mây và mèo con rủ nhau bẫy chuột
 + Mèo tham ăn đã mắc vào bẫy
b. Tác dụng của phương thức tự sự:
+ Đoạn lịch sử kể về người Âu Lạc đánh tan quân Tần xâm lược.
- VB tự sự có vai trò tường thuật kể chuyện lịch sử
Bài tập : Kể lại truyện Thánh Gióng theo lời kể của người mẹ Thánh Gióng
A. Lập dàn ý
1. Mở Bài
Vào vai nhân vật, bắt đầu câu chuyện
2. Thân Bài
* Sự xuất hiện kỳ lạ và quá trình sinh trưởng của Gióng
- Thấy bàn chân to, ướm thử => mang thai, sau 12 tháng mới hạ sinh
- Gióng được sinh ra rất bụ bẫm, nhưng đến khi ba tuổi vẫn không biết nói, cứ đặt đâu nằm đấy
* Quá trình lớn thần kỳ của Gióng
- Nghe sứ giả muốn tìm người tài đánh giặc => cất tiếng nói, đề nghị gọi sứ giả vào.
- Đưa ra những yêu cầu kỳ lạ
- Nấu cơm bao nhiêu cũng không đủ cho Gióng ăn, nhờ hàng xóm giúp
=> Gióng lớn nhanh một cách thần kỳ
* Gióng ra trận chiến đánh giặc:
- Sứ giả mang đầy đủ đồ đến, Gióng nhanh chóng mặc áo vào, leo lên lưng ngựa xông pha
- Đánh giặc tan tác, khi roi sắt gãy thì đã nhổ khóm tre bên đường mà đánh giặc
* Kết quả
Đánh tan được quân giặc.
3. Kết Bài
Gióng cởi bỏ mũ áo, bay thẳng về trời.
B. Viết bài 
- Viết đoạn mở bài
- Viết đoạn thân bài 
- Viết đoạn kết bài
Đoạn văn Tham Khảo:
 Vào thời Hùng Vương thứ sáu, vợ chồng tôi sống lương thiện ở làng Gióng. Nhưng tuổi đã già mà chưa có lấy một mụn con.
 Một hôm ra đồng tôi thấy có một vết chân to liền tò mò ướm thử, đâu ngờ về nhà lại mang thai. Điều này thật may mắn cho hai vợ chồng tôi. Nhưng tới mười hai tháng sau tôi mới sinh được một bé trai mặt mũi khôi ngô, tuấn tú. Chúng tôi đặt tên cho nó là Gióng. Nhưng điều đáng buồn là tới năm ba tuổi nhưng con tôi vẫn chưa biết nói cười cũng chẳng biết đi.
4. Củng cố:
Qua tiết học hôm nay em có được kiến thức, kĩ năng gì về văn tự sự ?
- HSTL
5. HD học bài và chuẩn bị bài:
- Xem lại nội dung bài học. Thế nào là văn tự sự?
- Thực hiện hoạt động ứng dụng và hoạt động bổ sung.
- Soạn bài: Mục 2 (tr.12) theo tài liệu hướng dẫn.
Vào thời Hùng Vương thứ sáu, vợ chồng tôi sống lương thiện ở làng Gióng. Nhưng tuổi đã già mà chưa có lấy một mụn con.
Một hôm ra đồng tôi thấy có một vết chân to liền tò mò ướm thử, đâu ngờ về nhà lại mang thai. Điều này thật may mắn cho hai vợ chồng tôi. Nhưng tới mười hai tháng sau tôi mới sinh được một bé trai mặt mũi khôi ngô, tuấn tú. Chúng tôi đặt tên cho nó là Gióng. Nhưng điều đáng buồn là tới năm ba tuổi nhưng con tôi vẫn chưa biết nói cười cũng chẳng biết đi.
Bỗng một hôm sứ giả nhà vua đến làng thông báo tin giặc Ân xâm phạm bờ cõi nước ta. Vua cần người tài ra đánh giặc cứu nước, giúp dân. Vừa nghe tin ấy bỗng dưng con tôi cất tiếng nói làm tôi rất đổi ngạc nhiên. “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Tôi bán tín bán nghi nhưng cũng làm theo lời con. Khi sứ giả vừa vào tới Gióng liền nói dõng dạc “ Ông về tâu với vua sắm cho to một con ngựa sắt, một cái roi sắt bà một tấm áo giáp sắt ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Từ hôm ấy trở đi con tôi lớn nhanh như thổi, ăn bao nhiêu cũng không no, gạo trong nhà không đủ ăn, bà con phải góp gạo để nuôi nó.
Lúc đó, giặc đã đến chân núi Trâu. Mọi người đều hoảng hôt. Vừa khi ấy sứ giả đem những thứ mà con tôi yêu cầu tới nhà. Gióng vươn vai một cái lập tức biến thành một tráng sĩ oai phong, trèo lên lưng ngựa, phi thẳng tới nơi có giặc. Dưới ngọn roi sắt của con tôi, lũ giặc chết như rạ. Khi roi sắt gãy, Gióng nhổ cụm tre ven đường quật vào quân giặc. Giặc tan vỡ, những kẻ còn sống giẫm đạp lên nhau mà chạy thoát thân.
Tin thắng giặc Ân vang khắp nước nhưng tôi đợi mãi không thấy con trở về. Sau đó tôi nghe người ta bảo rằng nó đuổi theo giặc Ân chạy tới chân núi Sóc rồi cởi bỏ áo giáp sắt, cả người và ngựa bay lên trời. Vua nhớ công ơn đánh giặc của con tôi nên phong là Phù Đổng Thiên Vương, lập đền thờ ngay tại làng. Một số dấu tích ngày nay vẫn còn tìm thấy đó là tre đằng ngà và làng cháy.
Soạn : 21/9/2020 
Giảng: 23/9/2020 Bài 2 - Tiết 11: 
TÌM HIỂU VỀ TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIỆT
I. Mục tiêu 
*Yêu cầu chuẩn KTKN
 Hiểu và phân biệt được tiếng và từ, các kiểu cấu tạo từ Tiếng Việt.
 Biết vận dụng tiếng và từ trong khi nói và viết. 
*Yêu cầu đối với HS khá giỏi: Viết đoạn có vận dụng kiến thức về từ và tiếng. 
II. Chuẩn bị: 
-GV: Soạn bài, bài tập thêm,
- HS: Đọc và trả lời bài tập a,b,c sgk (tr.12-mục 2). HS đọc mục tiêu bài 1.
III. Phương pháp:
IV. Tổ chức các hoạt động
1. ÔĐTC: ktss
2. Kiểm tra đầu giờ: Không
3.Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung
A. Khởi động.
*MT: Tìm được các tiếng trong TV
H: Em hãy kể các từ khi miêu tả về tiếng cười, tiếng nói, dáng điệu của con người ?
- HSTLN
- HĐ cá nhân, cặp đôi, nhóm => trả lời, chia sẻ, bổ sung, chốt.
- GV chốt.
a. Tả tiếng cười: khúc khích, ha hả, hô hố, khanh khách, tủm tỉm, rinh rích, sằng sặc, rúc rích, ha ha, hô hô. 
b. Tả tiếng nói: khàn khàn, lè nhè, sang sảng, ồm ồm, lí nhí, oang oang, thỏ thẻ, léo nhéo, lầu bầu 
c. Tả đáng điệu: lừ đừ, lả lướt, khệnh khạng, nghênh ngang, lù đù, thướt tha, lóng ngóng, lúi húi, lom khom, ngật ngưỡng...
- GV vào bài. Từ có cấu tạo và tác dụng ra sao bài học hôm nay các em sẽ tìm hiểu.
-GV ghi tên bài học.
B. Hình thành kiến thức
*MT: Phân biệt được từ và tiếng, các kiểu cấu tạo từ tiếng Việt.
- Yêu cầu HS đọc thầm bài tập a mục 2 (tr.12) và trả lời câu (1,2,3), HĐ cá nhân.
- HSTL,chia sẻ, chốt.
- GV chốt. 
TL1: Dòng 1 phân cách các từ.
TL2: dòng 2 phân cách tiếng.
TL3: Các từ gồm 1 tiếng: thần, dân, dạy, cách, và, cách.
- GVMR: Tiếng có tiếng có nghĩa, có tiếng k có nghĩa. Từ có từ có 1 tiếng có nghĩa có từ có nhiều tiếng.
GV: Cho HĐ cá nhân bài tập b (tr.12)
HSTL cá nhân, chia sẻ, chốt.
GV chốt:
Điền từ: +Tiếng .từ...từ đơn .từ phức 
 + từ ghép .từ láy.
H. Thế nào là từ?
+Từ là đơn vị tạo nên câu.
 +Tiếng là âm thanh được phát ra, mỗi tiếng là một âm tiết. Tiếng có tác dụng tạo từ
+ Từ là những tiếng kết hợp với nhau mang một ý nghĩa, là đơn vị nhỏ nhất để đặt câu.
H: Tiếng dùng để làm gì? (Tiếng dùng để tạo từ. Có 2 loại: Từ có một tiếng và từ có hai tiếng)
H: Trong từ phức thường có những loại từ nào? (Từ phức có 2 loại. Từ ghép quan hệ nghĩa và từ láy quan hệ âm). 
C. Luyện tập
+ Bài tập 1: HĐ cá nhân.
- HS HĐ cá nhân, TL.
- GV cho HS điền từ vào bảng.
Kiểu cấu
tạo từ
Ví dụ
Từ đơn
Từ,đấy,nước,ta,chăm,nghề,
và, có, tục, ngày, tết, làm
Từ phức
Từ ghép
Chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy
Từ láy
Trồng trọt
Bài tập 2. HĐN
HĐ cá nhân, cặp đôi, trao đổi nhóm.
-GV: 
- Cách chế biến: Bánh rán, bánh nướng, bánh hấp, bánh chưng, bánh tráng. 
- Chất liệu làm bánh: Bánh nếp, bánh tẻ, bánh khoai, bánh mì, bánh ngô 
- Tính chất của bánh: Bánh dẻo, bánh nướng, bánh phồng, bánh xốp 
- Hình dáng của bánh: Bánh gối, bánh tai voi, bánh quấn thừng 
HĐ các nhân 5’ 
HS báo cáo chia sẻ
Đoạn văn tham khảo:
 Tôi có một người bạn tốt tên là Nam. Nam là cậu bạn học giỏi và rất tốt bụng trong lớp. Cậu ấy được mọi người trong lớp chúng tôi nhất trí bầu làm lớp trưởng. Không phải tự dưng mà mọi chuyện lại thế. Bởi lẽ cậu ấy không chỉ thông minh mà rất tốt bụng, sống chan hòa với tất cả bạn bè trong lớp. Cậu ấy rất chăm chỉ ôn bài trước khi đến lớp và học hết những kiến thức hôm trước thầy cô giảng dậy. Nhiều chỗ các bạn không hiểu, Nam tận tình chỉ dạy hết mình đến bao giờ các bạn hiểu mới thôi. Thông minh sẵn có cùng với sự chăm chỉ cố gắng, cậu ấy luôn đứng đầu lớp trong các kì thi ở trường khiến bạn bè rất khâm phục .
I. Tìm hiểu về từ và cấu tạo từ tiếng Việt.
1. Bài tập. Sgk- tr.12(a,b)
2. Kết luận
 + Từ là đơn vị tạo nên câu.
 + Tiếng là âm thanh được phát ra, mỗi tiếng là một âm tiết. Tiếng có tác dụng tạo từ
+ Từ là những tiếng kết hợp với nhau mang một ý nghĩa, là đơn vị nhỏ nhất để đặt câu.
*Khái niệm về từ và cấu tạo từ.
 (Học sgk –tr.12 muc 2.b)
 II. Luyện tập
 Bài tập 1: Điền các từ dưới đây vào bảng phân loại
 Từ/ đấy,/ nước/ ta chăm/ nghề/ trồng trọt,/ chăn nuôi/ và/ có/ tục/ ngày/ Tết/ làm/ bánh chưng,/ bánh giầy.
 (Bánh chưng, bánh giầy)
Bài tập 2: Hãy tìm thêm các từ giới thiệu về các loại bánh
Bài tập 2: Viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu chủ đề bạn bè trong đó có sử dụng từ ghép.
4. Củng cố. (3’) Gọi 2 HS kể: Kể đúng cốt truyện chi tiết cơ bản, kể diễn cảm.
5. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài. (2’) 
- BC: H: Học thuộc khái niệm về từ và cấu tạo từ TV? Lấy VD ?
H: Tìm các từ láy tả dáng điệu, tiếng nói?
- BM: Đọc và trả lời các câu hỏi mục 3(a,b,c)- tr.12 và phần luyện tập SGK-tr.14,15
.......................................
Soạn : 21/9/2020 
Giảng: 23/9/2020 Bài 2 - Tiết 12 
TỪ MƯỢN 
I. Mục tiêu
*Yêu cầu chuẩn KTKN
Biết và hiểu thế nào là từ thuần Việt, từ mượn.
 Nhận biết: nguồn gốc, cách viết của từ mượn. Lưu ý khi mượn từ.
Nhận diện từ mượn và từ thuần việt và xác định được tác dụng của nó.
*Yêu cầu đối với HS khá giỏi: Viết đoạn văn có sử dụng kiến thức về từ mượn
II. Chuẩn bị: 
-GV: Soạn bài, bài tập thêm,
- HS: Đọc và trả lời bài tập a,b,c sgk (tr.12-mục 3). HS đọc mục tiêu bài 1.
III. Phương pháp:
IV. Tổ chức các hoạt động
1. ÔĐTC: (1)ktss
2. Kiểm tra đầu giờ: (5) -Trưởng ban học tập báo cáo việc chuẩn bị bài ở nhà của cả lớp.
H1: Nêu khái niệm về từ và cấu tạo của từ ?
H2: Tìm các từ láy miêu tả tiếng cười và dáng điệu?
- HS HĐ cá nhân, nhận xét.
Tl: 
H1: Nêu khái niệm về từ và cấu tạo của từ ?
+ Tiếng là âm thanh được phát ra, mỗi tiếng là một âm tiết. Tiếng có tác dụng tạo từ
+ Từ là những tiếng kết hợp với nhau mang một ý nghĩa, là đơn vị nhỏ nhất để đặt câu.
Có 2 loại từ: Từ có một tiếng và từ có hai tiếng(từ láy và từ ghép)
H2: Các từ láy miêu tả tiếng cười và dáng điệu: 
+ Tả tiếng cười: khúc khích, ha hả, hô hố, khanh khách, tủm tỉm, rinh rích, sằng sặc, rúc rích, ha ha, hô hô. 
+ Tả đáng điệu: lừ đừ, lả lướt, khệnh khạng, nghênh ngang, lù đù, thướt tha, lóng ngóng, lúi húi, lom khom, ngật ngưỡng... 
3.Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học
A. Khởi động
*MT: KTBC, Tổ chức chơi trò chơi tạo hứng khởi cho việc tiếp cận KT của bài mới.
H1: Nhận xét về cách nói ở hai câu sau:
 1. Tờ báo nhi đồng có nhiều câu chuyện hay.
 2. Tờ báo trẻ em có nhiều câu chuyện hay. 
-TL: C1 trang trọng, C2 bình thường.
H2: Từ sông núi có thể thay thế được bằng từ nào cùng nghĩa? (Giang sơn). Từ giang sơn có nguồn gốc từ nước nào? (TQ). 
GV: Vậy những từ có nguồn gốc từ TQ, Anh, Pháp, Nga thuộc loại từ nào? Bài ngày hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu.
B. Hình thành kiến thức
*MT: Nêu được KN về từ mượn, cách viết từ mượn và biết cách sử dụng. từ mượn hợp lí.
* HS HĐN cặp đôi trong 4' để giải quyết nội dung a (tr.12,13). 
- GV giao nhiệm vụ: mỗi cá nhân thực hiện hiện yêu cầu a: nói với nhau nội dung ở trong khung - thực hiện yêu cầu tiếp theo vào vở cá nhân - đổi bài cho nhau để đánh giá chéo
- GV đi quan sát, trợ giúp
- Gọi cặp đôi báo cáo, cặp đôi khác chia sẻ
- HS ghi kết quả thảo luận vào vở.
- Đ.án: 1 – d, 2 – e, 3 – b, 4 – a, 5 – c.
H: Theo em có thể thay từ tráng sĩ bằng từ 
(người) khoẻ mạnh có được không? Sử dụng các từ đó trong câu có tác dụng gì?
 - HĐCN: (ko phù hợp với ND văn bản mang sắc thái trang trọng từ tráng sĩ thể hiện chí khí của người anh hùng ) 
- GV: từ mượn của tiếng Hán (TQ), đọc theo cách phát âm của người Việt nên gọi là từ Hán Việt -> Tạo sắc thái trang trọng.
H: Xem lại các từ ngữ ở bài tập a(cột A), và BT b(tr.13) theo em việc mượn từ có mấy cách?
- HSTL: Có 2 cách.
- GV giải thích: Vậy tại sao Tiếng Việt phong phú như vậy mà chúng ta vẫn sử dụng các từ gốc Hán là vì lịch sử DTVN có hơn 1000 năm Bắc thuộc -> ảnh hưởng của văn hoá Hán 
Đó cũng là một trong những lí do phải mượn từ ngoài ra chúng ta còn có lí do khác như do từ thuần Việt còn thiếu để gọi tên sự vật, do chiến tranh xâm lược, do hàng xóm láng giềng, do hội nhập kinh tế 
- GV đưa VD: Theo em các từ mẹ, bố, anh, em, nhà, đi, gió có phải là từ mượn không? Những từ này có nguồn gốc từ đâu? 
- HĐCN: 
-GV: Là từ thuần Việt: âm, nghĩa là gốcViệt
(có nguồn gốc vốn là TV, do ND ta sáng tạo ra)
H: Thế nào là từ mượn? Các cách mượn từ?
- HSTL.
- HS đọc KN sgk mục 3a tr. 12
- GV nhắc lại KN: 
- GV cho HS làm BT 2a ý 1,2 tr.14.
+ vô cùng, ngạc nhiên, tự nhiên, sính lễ 
+ gia nhân. => đều là từ Hán Việt
- Làm bài tập nhanh:
H: Hãy tìm từ ghép Hán Việt có từ sĩ đứng sau? 
TL: Hiệp sĩ, chiến sĩ, thi sĩ, bác sĩ, nghệ sĩ, dũng sĩ, 
* HS HĐN 4 trong 8' giải quyết nội dung b, c. sgk-tr.13
- GV giao nhiệm vụ: với yêu cầu b,c (tài liệu trang 13), các em sẽ hoạt động nhóm 4(8’)
- Nhóm trưởng điều hành: (nhắc lại yêu cầu), mời các bạn thực hiện yêu cầu b vào vở cá nhân – chia sẻ để tháo gỡ nếu gặp khó khăn theo cặp – trình bày trong nhóm - thống nhất ý kiến báo cáo
- Gv đi quan sát, nghe báo cáo tại nhóm (nếu nhóm nào đó thực hiện tốt, giáo viên cho đại diện nhóm đó đi giúp đỡ, kiểm tra nhóm khác ).
* CTHĐTQ điều hành thảo luận câu hỏi b,c (SGK/15) các nhóm báo cáo kết quả -> chốt.
- GV nhận xét, rút ra cách viết từ mượn..
+Cách viết từ mượn.
 - Đán: BT b.
Cách viết từ mượn gốc Hán
Cách viết từ mượn gốc Ấn - Âu
- Viết như từ thuần Việt
- Giữa các tiếng có dấu gạch ngang
BTc: Từ cần điền: .tiếng Hán; ..thuần Việt
 tiếng Ấn – Âu; ..dấu gạch ngang.
H: Nêu cách viết từ mượn trong tiếng việt?
-HSTL, chia sẻ
- GV chốt, cho HS đọc nội dung sgk mục 3c – tr.13
H: vậy thông qua các hình thức hoạt động trên, em đạt được những đơn vị kiến thức nào?
- Hiểu thế nào là từ thuần việt, từ mượn
- Về nguồn gốc của từ mượn
- Cách viết từ mượn
C. Luyện tập
* Bài tập 2a (trang 14) HĐ cá nhân
- GV mời Hs thực hiện yêu cầu a sgk/14 vào vở
- HS thực hiện vào vở cá nhân
- GV đi quan sát, kiểm tra
- HS báo cáo kết quả, ý kiến nhận xét, bổ sung
- Đ.án: + Hán Việt: vô cùng, ngạc nhiên, tự nhiên, sính lễ, gia nhân, võ sĩ.
 + Ấn –Âu: vắc-xin, fan, nốc ao.
* Bài tập 2b (tr.15) HĐ nhóm(10’)
- GV: với bài b, các em sẽ hoạt động nhóm lớn 
- Nhóm trưởng điều hành nhóm thảo luận: ( nhắc lại yêu cầu bài tập), mời các cá nhân thực hiện vào vở, chia sẻ trong nhóm nếu gặp khó khăn – trình bày trước nhóm - thống nhất báo cáo
 - GV đi qs các nhóm thảo luận, trợ giúp nhóm gặp khó khăn
 - Gọi 1 nhóm báo cáo -> điều hành, chia sẻ
- Chiếu đáp án
 khán giả: khán = xem, giả = người -> người xem. 
Thính giả: thính: nghe; giả: người -> người nghe
Độc giả: độc: đọc -> người đọc
Tác giả: tác: sáng tác-> người sáng tác
Yếu điểm: yếu: quan trọng-> điểm quan trọng
Yếu nhân: người quan trọng
yếu lược (tóm tắt) -> yếu: quan trọng; lược: tóm tắt. -> yếu lược: điểm quan trọng.
* Bài tập 2c (trang 15) 
GV phát phiếu học tập cho các nhóm, các nhóm thảo luận, thống nhất, báo cáo, chia sẻ, nhận xét
Tên các đơn vị đo lường
Tên 1 số bộ phận chiếc xe đạp
Tên một số đồ vật
- Mét, lít, ki-lo-mét, ki-lo-gam, gam 
Ghi đông, pê đan, gác-đờ-bu, xích, lốp .
-vi-ô-lông; ra-đi-ô, sa-lông, bình tông, ba toong, xoong..
*Bài tập dành cho học sinh khá giỏi
HĐ các nhân 5’ 
HS báo cáo chia sẻ
I. Tìm hiểu về từ mượn 
1. Khái niệm từ mượn
a. Bài tập:
- Đán: 
+ 1 - d, 2 - e, 3 -b, 4 -a, 5 - c 
+ là những từ mượn tiếng Hán, tạo sắc thái trang trọng.
+ Từ mượn có hai nguồn chính: tiếng Hán và một số ngôn ngữ khác 
+ Từ thuần Việt: có nguồn gốc vốn là TV, do ND ta sáng tạo.
b. Kết luận: (SGK- mục 3a tr. 12)
- Khái niệm từ mượn.
- Các nguồn từ mượn.
2.Cách viết từ mượn
a.Bài tập b,c. (sgk -tr.13)
- từ mượn gốc Hán-> viết như từ thuần Việt.
- từ mượn gốc Ấn – Âu-> giữa các tiếng có dấu gạch ngang.
b. Kết luận
- KN cách viết từ mượn: (mục 3c /SGK/tr.13)
3. Luyện tập 
* Bài tập 2a (tr. 14) 
 - vô cùng, ngạc nhiên,tự nhiên, sính lễ
- gia nhân
- Vắc-xin
- Fan
- Nốc ao
* Bài tập 2b (tr.15) 
Thính giả: thính: nghe; giả: người -> người nghe
Độc giả: độc: đọc -> người đọc
Tác giả: tác: sáng tác-> người sáng tác
Yếu điểm: yếu: quan trọng-> điểm quan trọng
Yếu nhân: người quan trọng
* Bài tập 2c (trang 15) 
Tên gọi các đơn vị đo lường, các bộ phận xe đạp:
Bài tập 2: Viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu chủ đề bạn bè trong đó có sử dụng từ mượn.
Đoạn văn tham khảo:
 Nội em năm nay đã ngoài sáu mươi. Ông rất thích đọc báo, nghe đài, xem tin tức. Ông có một chiếc đài nhỏ, em cũng không biết là có bao nhiêu năm rồi nhưng ông em nâng niu nó lắm. Ông kể chiếc đài ra-đi-ô này là món quà một người bạn chiến hữu tri kỉ đã tặng ông. Hay nghe báo đài thế nên không có chương trình thời sự nào của Truyền hình, của Đài Tiếng nói Việt Nam, của báo chí nào mà ông bỏ qua. Đã thế ông còn năng trao đổi với bạn bè, không gặp gỡ, không họp hành thì ông lại gọi điện thoại. Có lẽ, điện thoại của ông tôi chỉ để làm hai việc, hỏi thăm con cháu và bàn bạc về thời sự nóng hổi chứ chẳng như giới trẻ bay giờ chỉ dùng để vào mạng In-tơ-nét hay facebook cả. Hầu hết các thông tin về thời sự, em được biết qua ông mình. Em rất yêu ông nội của mình.
4. Củng cố: H: Qua tiết học hôm nay em có được kiến thức, kĩ năng gì về từ mượn ?
- HSTL. HS tự đánh giá cuối giờ học
5 HDHB
Bài cũ:
- Học khái niệm về từ mượn và cách viết từ mượn. Làm hoàn thiện bài tập b, c. 
- Viết đoạn văn có sử dụng từ mượn, chỉ ra các từ mượn. 
Bài mới: Soạn bài : Tìm hiểu nghĩa của từ - Trả lời các câu hỏi ở mục 2(a,b,c – tr.18) 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_5_tim_hieu_chung_ve_van_tu_su_nam.doc