Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 55: Văn bản "Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng" - Năm học 2018-2019

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 55: Văn bản "Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng" - Năm học 2018-2019

A. Mục tiêu

- Biết đọc, tóm tắt văn bản; Xác định được bố cục và nội dung.

- Hiểu được thể loại truyện trung đại

- Hiểu lai lịch, chức vị, công đức lớn lao của vị Thái y lệnh

B. Chuẩn bị

- GV: Máy chiếu

- Học sinh: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi mục 2 Tìm hiểu văn bản TL/91,92

C. Phương pháp

- Nêu vấn đề, hoạt động cá nhân, hoạt động chung cả lớp, hoạt động nhóm

D. Các bước lên lớp

1. Ổn định tổ chức

 2. Khởi động (5')

GV: Mở nhạc cho hs nghe bài hát về “ Tự hào người thầy thuốc Việt Nam”

H: Hãy lắng nghe và cảm nhận bài hát đề cập đến ngành gì? Theo em người làm nghề đó cần có những phẩm chất gì?

+ Hs trả lời: Người làm nghề y cần có những phẩm chất: thương yêu, hết lòng vì người bệnh, tận tâm với công việc, có tài năng, yêu nghề.

 + GV: Trong xã hội có nhiều nghề, làm nghề nào cũng phải có lương tâm, trách nhiệm. Song có hai nghề được tôn vinh nhất và cũng đòi hỏi trách nhiệm lớn nhất đó là nghề thầy thuốc và nghề thầy giáo. Từ thế kỉ XV, những người thầy thuốc đã trị bệnh cứu người và bộc lộ những phẩm chất gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

3. Tổ chức các hoạt động (37’)

 

doc 15 trang Hà Thu 30/05/2022 2310
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 55: Văn bản "Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng" - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23 /11/2018
Ngày giảng: 
Bài 15 - Tiết 55
THẦY THUỐC GIỎI CỐT NHẤT Ở TẤM LÒNG
A. Mục tiêu
- Biết đọc, tóm tắt văn bản; Xác định được bố cục và nội dung.
- Hiểu được thể loại truyện trung đại
- Hiểu lai lịch, chức vị, công đức lớn lao của vị Thái y lệnh
B. Chuẩn bị
- GV: Máy chiếu
- Học sinh: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi mục 2 Tìm hiểu văn bản TL/91,92
C. Phương pháp
- Nêu vấn đề, hoạt động cá nhân, hoạt động chung cả lớp, hoạt động nhóm
D. Các bước lên lớp
1. Ổn định tổ chức
 	2. Khởi động (5')
GV: Mở nhạc cho hs nghe bài hát về “ Tự hào người thầy thuốc Việt Nam”
H: Hãy lắng nghe và cảm nhận bài hát đề cập đến ngành gì? Theo em người làm nghề đó cần có những phẩm chất gì?
+ Hs trả lời: Người làm nghề y cần có những phẩm chất: thương yêu, hết lòng vì người bệnh, tận tâm với công việc, có tài năng, yêu nghề...
 	+ GV: Trong xã hội có nhiều nghề, làm nghề nào cũng phải có lương tâm, trách nhiệm. Song có hai nghề được tôn vinh nhất và cũng đòi hỏi trách nhiệm lớn nhất đó là nghề thầy thuốc và nghề thầy giáo. Từ thế kỉ XV, những người thầy thuốc đã trị bệnh cứu người và bộc lộ những phẩm chất gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
3. Tổ chức các hoạt động (37’)
Hoạt động của thầy và trũ
Nội dung chính
B/ HĐHTKT
* Mục tiêu:
- HS biết cách đọc, tóm tắt văn bản
- HS chia được bố cục và nêu được nội dung từng phần.
- HS hiểu được nhân vật Thái ý lệnh họ Phạm 
H: Theo em văn bản này cần đọc với giọng như thế nào?
- HS nêu các đọc
- GV hướng dẫn HS đọc to, rõ ràng, chú ý lời thoại của các nhân vật ...
- GV đọc mẫu một đoạn
HS đọc đến hết bài. 
GV nhận xét, uốn nắn.
H: Xác định nhân vật và sự việc chính trong truyện? 
HS chi sẻ
GV: Chốt/ máy chiếu slide 1
GV gọi một HS kể tóm tắt truyện.
GV chiếu slide 2 Tóm tắt văn bản
HĐ cá nhân 1’ đọc thầm chú thích * 
H: Nêu hiểu biết của em về tác giả?
HS trình bày. 
GV kết luận slide3,4 
- Hồ Nguyên Trừng( sinh năm 1374 và mất năm 1446) 
- Con trai trưởng của Hồ Quý Ly.
- Làm quan dưới triều vua cha.
- Từng tham gia chống giặc Minh.
- Có tài chế tạo vũ khí 
H: Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm?
HS chia sẻ
GVKL
chiếu slide 5 giới thiệu: Nam Ông mộng lục (Chép lại những giấc mộng của Nam Ông), là tập hồi ký chữ Hán đầu tiên và là tác phẩm đầu tiên mở đường cho khuynh hướng viết về "người thực, việc thực" trong văn xuôi tự sự Việt Nam. Tác phẩm do Hồ Nguyên Trừng (hiệu Nam Ông) soạn trong thời gian bị bắt đưa sang Trung Quốc vào thế kỷ XV.
GV: Tác phẩm viết trong thời kì phong kiến ( Trong lịch sử XHPK, Truyện trung đại).
GV: Chiếu slide 6 mở rộng về truyện trung đại:
- Thời gian: Ra đời từ thế kỉ X – thế kỉ XIX
- Thể loại: truyện văn xuôi chữ Hán
- Nội dung: mang tính chất giáo huấn
- Cốt truyện: đơn giản
- Nhân vật: miêu tả chủ yếu qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể chuyện, qua hành động và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật.
- Viết theo kiểu hồi kí, ghi chép những tản mạn lịch sử, nhân vật có thể tưởng tượng, hư cấu. 
H: Xác định phương thức biểu đạt chính?
HS chia sẻ
GV: Kết luận
- HĐCN2’ đọc thầm chú thích (1->17)
H: Em hiểu thế nào là “gia truyền”? Giải thích “Thái y lệnh” và “Lương y”?
H: Văn bản này có được chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
HĐCN chia sẻ
HS trình bày, chia sẻ. 
GV chốt slide 7
+ P1: từ đầu -> trọng vọng: Giới thiệu Thái y lệnh Phạm Bân.
+ P2: tiếp -> mong mỏi: Y đức của Thái y lệnh.
+ P3: còn lại: Hạnh phúc của Thái y lệnh.
GV chiếu bảng phụ hướng dẫn hs
HĐN2 (5’): Theo dõi phần 1.
Câu 1. Các chi tiết giới thiệu về nhân vật Thái y lệnh.
- Lai lịch:
- Nghề nghiệp: 
- Chức vụ:
d. Những việc làm của Thái y lệnh:
Câu 2. Nhận xét về cách kể chuyện
Câu 3. Thái y lênh là người như thế nào? 
HS đại diện nhóm báo cáo kết quả trên máy chiếu hắt, nhận xét, bổ sung.
GV: Đánh giá, nhận xét, kết luận bằng phiếu học tập
GV Y/c hs kẹp phiếu học tập vào vở về học
GVKL
+ NT: Cách giới thiệu nhân vật trực tiếp, ngắn gọn, chân thực, chi tiết.
+ ND:
GVMR: Thái y lệnh là người chẳng những giỏi về chuyên môn mà quan trọng hơn ông có tấm lòng nhân đức, thương xót người bệnh, ốm đau không phân biệt sang hèn.
Liên hệ thực tế:
H: Em hãy kể một vài tấm gương thầy thuốc hết lòng vì người bệnh mà em biết?
H: Những bạn nào có ước mơ trở thành Bác sĩ? Em cần làm gì để biến ước mơ đó trở thành hiện thực?
HS chia sẻ
GV: Chiếu slide 8
I/ Đọc, thảo luận chú thích
* Tác giả: TL/90, 91
* Tác phẩm: 
- Văn bản trích từ thiên thứ 8 tác phẩm: Nam Ông mộng lục.
- PTBĐ chính: Tự sự
II. Bố cục: Chia 3 phần
III. Tìm hiểu văn bản
1. Giới thiệu Thái y lệnh họ Phạm
 Thái y lệnh là một Lương y có tài trị bệnh, có lòng nhân ái, hết lòng vì người bệnh, không vụ lợi, được người đời trọng vọng.
4. Củng cố: 3’ 
H: Qua tiết học ta có những nội dung nào cần ghi nhớ?
HS chia sẻ
GV: Khắc sâu kiến thức cho hs
5. Hướng dẫn học bài: 2’ GV chiếu slide 9
- Bài cũ: 
+ Tóm tắt văn bản; Nắm chắc nét chính về tác giả, tác phẩm
+ Học bài theo nội dung phân tích, tìm hiểu.
+ Viết đoạn văn ngắn ( 5-7 câu) cảm nhận của em về nhân vật Thái y lệnh
- Bài mới: 
+ Trả lời câu hỏi b2, c,d TL/ 92
	+ Sưu tầm hình ảnh, bài hát ca ngợi người thầy thuốc 
Ngày soạn: 24 /11/2018
Ngày giảng: 27/11/2018 (6B,C,A)
Bài 15 - Tiết 56
THẦY THUỐC GIỎI CỐT NHẤT Ở TẤM LÒNG
A. Mục tiêu
- Nhận diện tình huống gay cấn trong truyện. Xác định được tính cách nhân vật Thái y lệnh.
B. Chuẩn bị
- GV: Máy chiếu
- Học sinh: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi b2, c,d mục 2 Tìm hiểu văn bản TL/91,92
C. Phương pháp
- Nêu vấn đề, hoạt động cá nhân, hoạt động chung cả lớp, hoạt động nhóm, .
D. Các bước lên lớp
1. Ổn định tổ chức: 1’
 	2. Khởi động (5')
H: Nhân vật Thái y lệnh là người như thế nào? 
+ Hs trả lời
+ GV: Trước những tình huống gay cấn Thái y lệnh đã ứng xử ra sao? Kết quả thế nào. Chúng ca cùng tìm hiểu bài hôm nay.
3. Tổ chức các hoạt động (37’)
Hoạt động của thầy và trũ
Nội dung chính
B/ HĐHTKT
* Mục tiêu:
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện
- Hiểu nét đặc sắc của tình huống gay cấn của truyện.
- Hiểu thêm cách viết truyện trung đại.
HĐ nhóm bàn (7’): Trả lời các câu hỏi/ 92
HS trình bày, chia sẻ.
 GV chốt.
HĐ cá nhân (2’): Theo dõi đoạn cuối văn bản trang 90.
H: Thái y lệnh nhận được những điều gì?
H: Em nhận xét gì về những điều vị Thái y được hưởng?
HS trình bày, chia sẻ. 
GV chốt.
HĐ cá nhân (2’) phần c, rút ra đặc điểm nghệ thuật, nội dung của truyện.
HS trình bày, chia sẻ. 
GV chốt.
H: Qua câu chuyện, em rút ra bài học gì? 
HS trình bày, chia sẻ. 
HS xác định yêu cầu
GVHD
- Về hình thức: Đảm bảo 5 câu. Đúng chính tả, trình bày rõ ràng, mạch lạc.
- Về nội dung: cần nêu được các ý chính sau:
+ Phạm Bân là người giữ chức vụ Thái y lệnh.
+ Ông là thầy thuốc giỏi, có lương tâm, thương người, không vụ lợi nên được mọi người yêu mến.
+ Cách kể truyện ngắn gọn, trực tiếp, chi tiết, chân thực.. 
HĐ cá nhân (7’) làm bài tập 1 / 92. 
HS trình bày, chia sẻ. 
GV nhận xét, đánh giá, chiếu đoạn văn tham khảo.
III. Tìm hiểu văn bản
1. Giới thiệu vị Thái y lệnh
2. Tình huống bộc lộ phẩm chất của Thái y lệnh
+ Người dân thường nguy kịch, cần cứu chữa ngay
+ Quý nhân trong cung bị sốt, vua triệu vào chữa.
-> Tình huống gay cấn: Không cứu người dân sẽ chết, cứu thì sẽ bị tội với vua.
+ Quyết định của Thái y: chữa bệnh cho người dân rồi chịu tội với vua.
-> Thái y lệnh là người cương trực, thầy thuốc tài giỏi, hết lòng cứu chữa người bệnh, không phân biệt sang hèn, không sợ quyền uy.
3. Hạnh phúc của Thái y lệnh
+ Được vua khen là “bậc lương y chân chính...”.
+ Con cháu vị Thái y thành đạt, nối được nghiệp nhà.
-> Vị Thái y được hưởng hạnh phúc xứng đáng.
IV. Tổng kết
- Nghệ thuật: 
+ Ghi chép sự việc có thật 
+ Tập trung vào tình huống gay cấn để làm nổi bật tính cách nhân vật.
- Nội dung: Ca ngợi vị Thái y lệnh tài giỏi, nhân đức, hết lòng vì người bệnh.
IV/ Luyện tập
Bài tập 1/92
Viết đoạn văn khoảng 5 câu ghi lại cảm nhận của em về nhân vật Thái y lệnh họ Phạm.
* Đoạn văn tham khảo:
 Phạm Bân là hình ảnh tuyệt đẹp về người thầy thuốc giàu tình thương người, toả sáng tâm đức, y đức, để lại bao tình yêu và ngưỡng mộ trong lòng ta. Lương y như từ mẫu. Cùng với các bậc danh y như Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông, Lê Hữu Trác nhân vật Phạm Bân sống mãi trong thời gian và lòng người. Đây là một truyện giản dị mà hấp dẫn, chứa chan tình người, nêu cao đạo đức của người thầy thuốc chân chính.
4. Củng cố: 3’ 
H: Qua tiết học ta có những nội dung nào cần ghi nhớ?
HS chia sẻ
GV: Khắc sâu kiến thức cho hs
5. Hướng dẫn học bài: 2’
- Bài cũ: 
+ Học bài theo nội dung phân tích, tìm hiểu.
+ Hoàn thiện đoạn văn
+ Sưu tầm tranh ảnh về thầy thuốc
- Bài mới: Tìm hiểu về tính từ và cụm tính từ
Ngày soạn: 21/12/2020
Ngày giảng: 24/12/2020
Bài 15 - Tiết 62
TÍNH TỪ
I. Mục tiêu
*Yêu cầu chuẩn KTKN
Hiểu và xác định được tính từ, cụm tính từ;. Biết cách sử dụng tính từ , cụm tính từ trong nói hoặc viết.phù hợp.
Sử dụng tính từ và trong nói hoặc viết. 
*Yêu cầu đối với HS khá giỏi:Viết được đoạn văn kể chuyện đời thường có sử dụng chỉ từ, lượng từ, số từ.
II. Chuẩn bị
- GV: Máy chiếu
- Học sinh: Soạn mục 2 (Sgk – Tr. 92,93)
III. Phương pháp: Nêu vấn đề, hoạt động cá nhân, hoạt động chung cả lớp, hoạt động nhóm, .
IV. Các bước lên lớp
1. Ổn định tổ chức
2. KTĐG: (5')
H: Đặt câu có sử dụng động từ
Hs đặt.
+ Từ câu vừa đặt, cho biết động từ có khả năng kết hợp với từ nào? Sự kết hợp đó có tạo ra cụm động từ không?
+ Gv giới thiệu bài mới.
3. Tổ chức các hoạt động (37’)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
HĐ1: Tìm hiểu tính từ.
* MT:HS xác định được tính từ. Biết được khả năng kết hợp, phân loại và chức vụ của tính từ.
* HĐ nhóm 4 (8’): ý a,b,c.
- Các nhóm làm vào phiếu học tập.
- 1 nhóm báo cáo, điều hành - chia sẻ.
Gv nhận xét, khái quát: Hs điền vào sách.
 a, Tính từ là:
 - bé, oai
 - nhạt, vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, héo, vàng tươi
 b, Khả năng kết hợp
(1). Những từ có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ ( rất, hơi, khá, lắm, quá...) là: bé, oai 
(2). Những từ không có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ là: vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi.
(3). Có sự khác biệt vì:
+ những tính từ: bé, oai-> chỉ tính chất tương đối của sự vật, mới có thể kết hợp với các từ chỉ mức độ -> tính từ tương đối. 
+ những tính từ: vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi chỉ tính chất tuyệt đối của sự vật nên không thể kết hợp với các từ chỉ mức độ -> tính từ tuyệt đối.
c, So sánh động từ và tính từ.
	 Tiêu chí
Từ loại
Khả năng kết hợp với các từ: đã, sẽ, đang, cũng, vẫn
Khả năng kết hợp với các từ: hãy, chớ, đừng
Khả năng làm chủ ngữ
Khả năng làm vị ngữ
Tính từ
- Kết hợp được
- rất hạn chế
- bị hạn chế
- bị hạn chế hơn động từ
Động từ
- Kết hợp được
- Kết hợp mạnh
- bị hạn chế
- Chủ yếu làm vị ngữ
H: Qua bài tập, em hiểu thế nào là tính từ? Khả năng kết hợp? Phân loại và chức vụ?
HSHĐ cá nhân chia sẻ
GVKL
HĐ 2: Luyện tập
GV nêu yêu cầu BT1.
HS HĐ cá nhân 3’ chia sẻ
GV: Nhận xét, đánh giá, kết luận.
GV nêu yêu cầu BT2.
HĐ cá nhân (7')
*HSTB-Y: Yêu cầu HS viết đoạn văn ngắn (3->5câu, kể chuyện đời thường), có sử dụng tính từ.
*HSK-G: Yêu cầu HS viết đoạn văn ngắn (5->7câu, kể chuyện đời thường), có sử dụng tính từ, XĐ các loại tính từ. 
- Cá nhân trình bày bài làm của mình. Hs khác nhận xét, đánh giá.
Ví dụ: 
Thái y lệnh họ Phạm là một thầy thuốc rất giàu tình yêu thương đối với bệnh nhân. Ông cứu chữa người bệnh bằng cả tấm lòng của một lương y nhân đức. Ông cứu người bất chấp sang hèn và quyền uy. Thái y lệnh qur là người có phẩm chất tốt đẹp
I. Tìm hiểu tính từ.
1. Bài tập.
* Bài tập a, b, c
2. Kết luận : Sgk – Tr.93.
- K/n: Tính từ là những từ chỉ tính chất, màu sắc, kích thước, trạng thái, mức độ, phạm vi... của người hoặc sự vật. Nó thường bổ sung nghĩa cho ĐT, DT, ĐT.
- Khả năng kết hợp:
+ TT kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn... như ĐT để tạo thành cụm TT.
+ TT kết hợp với hãy, đừng, chớ,... hạn chế hơn ĐT.
- Phân loại: có 2 loại
+ TT chỉ mức độ tương đối
+ TT chỉ mức độ tuyệt đối
- Chức vụ: Làm CN, làm VN hạn chế hơn ĐT.
II. Luyện tập
Bài tập 1: Đặt 4 câu có sử dụng tính từ và phân loại?
Bài tập 2: 
Viết đoạn văn có sử dụng tình từ .
4. Củng cố: 3’
H: Trong tiết học có những nội dung nào cần ghi nhớ?
HS chia sẻ
- GV khái quát nội dung của bài.
5. Hướng dẫn học bài: 2’
- Bài cũ: Học thuộc: Kết luận, viết đoạn văn 3->5 câu có sử dụng tính từ
- Bài mới: Chuẩn bị mục e,g (Sgk – Tr 92,93)
Ngày soạn: /12/2020
Ngày giảng: /12/2020
Bài 15 - Tiết 63
CỤM TÍNH TỪ
I. Mục tiêu
*Yêu cầu chuẩn KTKN
Hiểu và xác định được tính từ, cụm tính từ;. Biết cách sử dụng tính từ , cụm tính từ trong nói hoặc viết.phù hợp.
Sử dụng tính từ và trong nói hoặc viết. 
*Yêu cầu đối với HS khá giỏi:Viết được đoạn văn kể chuyện đời thường có sử dụng chỉ từ, lượng từ, số từ.
II. Chuẩn bị
- GV: Máy chiếu
- Học sinh: Soạn mục 2 (Sgk – Tr. 92,93)
III. Phương pháp: Nêu vấn đề, hoạt động cá nhân, hoạt động chung cả lớp, hoạt động nhóm, .
IV. Các bước lên lớp
1. Ổn định tổ chức
2. KTĐG: (5')
H: Đặt câu có sử dụng tính từ và phân loại
Hs đặt.
+ Từ câu vừa đặt, cho biết tính từ có khả năng kết hợp với từ nào? Sự kết hợp đó có tạo ra cụm tính từ không?
+ Gv giới thiệu bài mới.
3. Tổ chức các hoạt động (37’)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HĐ1: Tìm hiểu cụm tính từ
*MT:HS xác định được tính từ, cụm tính từ.Biết được cấu tạo của cụm tính từ.
Hs hoạt động cá nhân: ý d.
Hs trả lời. Gv nhận xét, chốt trên màn hình chiếu. Hs quan sát, theo dõi, chữa vào sách. Về nhà học.
Hđ cặp đôi (6’): e, g.
Đại diện báo cáo. Các thành viên nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Gv nhận xét, chốt trên màn hình chiếu.
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
vốn đã rất
yên tĩnh
này
Sáng
vằng vặc ở trên không
Một số vai trò của các phụ từ/phụ ngữ ở PT cụm tính từ
Ví dụ minh họa
- Biểu thị quan hệ về thời gian
đã, sẽ, đang
Thể hiện sự tiếp diễn tương tự
cũng, vẫn, còn
Thể hiện mức độ về đặc điểm, tính chất
rất, hơi, khá
Thể hiện sự khẳng định hay phủ định
không, chưa, chẳng
Một số vai trò của các phụ từ/phụ ngữ ở phần sau cụm tính từ
Ví dụ minh họa
- Biểu thị vị trí
này, kia, nọ, đó, trên, dưới...
Biểu thị sự so sánh
lắm, quá, bằng, như
Biểu thị mức độ, phạm vi hay nguyên nhân của các đặc điểm, tính chất
do, vì..
H: Qua bài tập trên, hãy cho biết thế nào là cụm tính từ? Cấu tạo của cụm tính từ?
Hđ cá nhân chia sẻ
GVKL
HĐ2: Luyện tập
Hs xác định yêu cầu bài tập 1.
Hs hoạt động cá nhân (5’)
Hs đọc bài viết. Nhận xét, đánh giá.
Gv đánh giá.
( Sau khi học xong truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng của Hồ Nguyên Trừng em rất ngưỡng mộ nhân vật Thái y lệnh. Ở nhân vật này, em bắt gặp những phẩm chất cao quý như hết lòng thương yêu người bệnh, không màng vinh hoa, phú quý, không sợ quyền uy,..Không những thế ông còn là một thầy thuốc giỏi) 
Ví dụ: 
Thái y lệnh họ Phạm là một thầy thuốc rất giàu tình yêu thương đối với bệnh nhân. Ông cứu chữa người bệnh bằng cả tấm lòng của một lương y nhân đức. Ông cứu người bất chấp sang hèn và quyền uy. Thái y lệnh qur là người có phẩm chất tốt đẹp.
Hs xác định yêu cầu của bài tập 2.
Hđ cặp đôi (2’).
Đại diện báo cáo. Nhận xét, chia sẻ, đánh giá.
Gv chữa.
Hs xác định yêu cầu bài tập 3. 
HĐ cá nhân (7')
*HSTB-Y: Yêu cầu HS viết đoạn văn ngắn (3->5câu, kể chuyện đời thường), có sử dụng tính từ.
*HSK-G: Yêu cầu HS viết đoạn văn ngắn (5->7câu, kể chuyện đời thường), có sử dụng tính từ, XĐ các loại tính từ. 
- Cá nhân trình bày bài làm của mình. Hs khác nhận xét, đánh giá.
I. Tìm hiểu cụm tính từ
1. Bài tập.
* Bài tập e, g.
2. Kết luận.
- Cụm tính từ là một tổ hợp từ, trong đó tính từ kết hợp với một số từ phụ thuộc nó tạo thành.
- Cấu tạo : ba phần. Không phải cụm tính từ nào cũng đủ ba phần.
II. Luyện tập
Bài tập 1
Viết đoạn văn có sử dụng tính từ và cụm tính từ.
* Gợi ý
- Hình thức : đảm bảo hình thức là đoạn văn, khoảng 5 câu.
- Nội dung : + Cảm nhận của em về nhân vật Thái y lệnh họ Phạm.
+ Có sử dụng tính từ, cụm tính từ.
+ Gạch chân các tính từ, cụm tính từ đó.
Bài tập 2
Tìm cụm tính từ.
- sun sun như con đỉa.
- chần chẫn như cái đòn càn.
- bè bè như cái quạt thóc
- sừng sững như cái cột đình.
- tun tủm như cái chỏi sể cùn.
Bài tập 3
Viết đoạn văn có sử dụng tình từ hoặc cụm tính từ
4. Củng cố: 3’
HS nhắc lại nội dung chính của tiết học
- GV nhận xét giờ học.
5. Hướng dẫn học bài: 2’ 
- Bài cũ: Học thuộc kết luận, hoàn thiện các bài tập vào vở.
- Bài mới: Luyện tập về tiếng Việt
Ngày soạn: /12/2020
Ngày giảng: /12/2020
Bài 15 - Tiết 6
LUYỆN TẬP :RÈN LUYỆN CHÍNH TẢ, NGỮ ÂM, THI KỂ TRUYỆN DÂN GIAN ĐỊA PHƯƠNG
I. Mục tiêu
*KT: Phân biệt được: tr/ch; s/x; r/d/gi và viết đúng chính tả.
*KN: Vận dụng kiến thức tiếng Việt giải quyết được yêu cầu một số bài tập về: từ ghép, từ loại, nghĩa của từ,...
II. Chuẩn bị
- GV: Máy chiếu
- Học sinh: Soạn HĐ C (Sgk – Tr. 95)
III. Phương pháp: Nêu vấn đề, hoạt động cá nhân, hoạt động chung cả lớp, hoạt động nhóm, .
IV. Các bước lên lớp
1. Ổn định tổ chức
2. KTĐG: (5')
H: Đặc điểm của tính từ? Đặt câu có sử dụng cụm tính từ? Phân tích cấu tạo của cụm tính từ đó?
+ Hs trả lời. Nhận xét.
+ Gv giới thiệu bài mới 
3. Tổ chức các hoạt động (37’)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
HĐC: Luyện tập
* MT:HS biết phân biệt tr/ch; s/x; r/d/g;/l/n. Viết đúng chính tả
Hs xác định yêu cầu bài tập 1.
Hs hoạt động cá nhân (5’)
Hs lên trinh bày / máy chiếu hắt. Nhận xét, đánh giá.
Gv đánh giá, KL
Hs xác định yêu cầu của bài tập 2.
Hđ cặp đôi (2’).
Đại diện báo cáo. Nhận xét, chia sẻ, đánh giá.
Gv chữa.
Hs xác định yêu cầu bài tập 4.
Hs hoạt động cá nhân (3’)
Hs lên trinh bày / máy chiếu hắt. Nhận xét, đánh giá.
Gv đánh giá, KL
Hs xác định yêu cầu bài tập 5. 
Hđ cá nhân. Cá nhân trình bày bài làm của mình. Hs khác nhận xét, đánh giá.
GV: Lắng nghe, nhận xét, chốt
Khi kể chuyện, em cần đảm bảo các yêu cầu nào?
HS trình bày, chia sẻ. GV chốt.
- Mỗi nhóm chuẩn bị một câu truyện dân gian (đã học hoặc ở địa phương Lào Cai).
- Các nhóm cử đại diện kể chuyện.
Cô giáo và tất cả HS cong lại trong lớp là Ban giám khảo.
BKG chấm điểm cho người kể chuyện theo hướng dẫn trang 136.
I. TIẾNG VIỆT
Bài tập 1
- Chọn tr/ch ; s/x ; d/r/gi vào chỗ trống.
Bài tập 2
a, vây, dây, giây
b, viết, giết, diết
c, vẻ, dẻ, giẻ
Bài tập 4
- buộc 
- buột
- ruộc
- tuộc
- đuột
- chuột
- chuột
- chuộc
Bài tập 5
- căn dặn rằng ... căng
- tre...chắn ngang... chẳng... vào rừng chặt...
- ... cắn....nghe 
I. TLV-Thi kể chuyện
1.Yêu cầu khi kể chuyện
- Biết kể chuyện bằng lời văn một cách rõ ràng, diễn cảm, đủ to cho cả lớp nghe.
- Khi kể biết mở đầu và kết thúc.
- Tư thế, điệu bộ tự nhiên.
- Nội dung truyện hay, kể hấp dẫn, thu hút sự chú ý của người nghe. 
2. Thi kể chuyện
a.- Kể trong nhóm
b - Thi kể trước lớp
4. Củng cố: 
- HS nhắc lại nội dung chính của tiết học
- GV nhận xét giờ học, khắc sâu kiến thức cho hs
5. Hướng dẫn học bài: 2’
- Bài cũ: Hoàn thiện các bài tập vào vở.
- Bài mới: 
+ Mỗi nhóm sưu tầm một truyện dân gian địa phương, tập kể lại truyện đó. 
+ Tự nghiên cứu hoạt động D, E.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_55_van_ban_thay_thuoc_gioi_cot_nh.doc