Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 56: Luyện tập kể chuyện tưởng tượng - Năm học 2019-2020

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 56: Luyện tập kể chuyện tưởng tượng - Năm học 2019-2020

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

- Hiểu rõ vai trò của tưởng tượng trong kể chuyện.

- Hiểu được tưởng tượng và vai trò của tưởng tượng trong tự sự .

2. Kĩ năng:

- Xây dựng được dàn bài kể chuyện tưởng tượng .

 - Kể chuyện tưởng tượng .

3. Thái độ:

Có ý thức tự giác trong giờ luyện tập

4. Các năng lực cần đạt:

 Năng lực phát triển ngôn ngữ, năng lực hợp tác, năng năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo

B. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: SGK, SGV, tài liệu tham khảo, .

 2. Học sinh: SGK, tài liệu.

C. CÁC KĨ NĂNG SỐNG GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng hợp tác, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng suy nghĩ tích cực, kĩ năng làm việc theo nhóm.

D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức : 6A . 6B .

2. Kiểm tra kiến thức cũ:

 Thế nào là kể chuyện tưởng tượng?

 

doc 3 trang tuelam477 4310
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 56: Luyện tập kể chuyện tưởng tượng - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày lên kế hoạch: 13/11/2019
Ngày thực hiện: 6A:..... /11/2019; 6B: ..... /11/2019
Tiết 56. 
LUYỆN TẬP KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: 
- Hiểu rõ vai trò của tưởng tượng trong kể chuyện. 
- Hiểu được tưởng tượng và vai trò của tưởng tượng trong tự sự . 
2. Kĩ năng: 
- Xây dựng được dàn bài kể chuyện tưởng tượng .
	- Kể chuyện tưởng tượng .
3. Thái độ: 
Có ý thức tự giác trong giờ luyện tập 
4. Các năng lực cần đạt:
	Năng lực phát triển ngôn ngữ, năng lực hợp tác, năng năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: SGK, SGV, tài liệu tham khảo, ...
 2. Học sinh: SGK, tài liệu...
C. CÁC KĨ NĂNG SỐNG GIÁO DỤC TRONG BÀI
- Kĩ năng hợp tác, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng suy nghĩ tích cực, kĩ năng làm việc theo nhóm.
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức : 6A . 6B ..
2. Kiểm tra kiến thức cũ: 
 Thế nào là kể chuyện tưởng tượng?
3. Bài mới
*Hoạt động khởi động: 
GV kể chuyện, giao nhiệm vụ cho HS nghe, cảm nhận, nhận diện yếu tố cần phải có để tác giả tạo ra câu chuyện
Mất trộm bò
 Một người vừa mới tậu được con bò. Tối đi ngủ, anh ta chốt chuồng bò cẩn thận rồi lại đặt cái chỏng ngay lối ra vào mà nằm ngủ. Ấy thế mà ban đêm, kẻ trộm vẫn dắt mất bò của anh ta.
Xót ruột, anh ta trình quan:
- Bẩm quan, chắc là chúng nó dắt bò chui qua chõng con nằm mà đi ra.
Quan nghe nói vô lý quá bật cười :
- Con bò chứ có phải con chó, con mèo đâu mà chui qua gầm chõng!
- Dạ, bẩm quan, thế thì chúng nó dắt bò của con chui qua lối nào ạ? Sáng dậy cái chõng con nằm vẫn để y nguyên ở chỗ cũ chắn lối ra vào kia mà !
- Đồ ngốc! Mày ngủ say, chúng nó khiêng chõng mày nằm ra một bên, dắt bò ra rồi lại khiêng về chỗ cũ...
Người kia vỡ lẽ nói:
-À, thế ra quan thông đồng với bọn trộm, nên mới tỏ tường được như thế chứ !
Hoạt động 1. Luyện tập kể chuyện tưởng tượng (30 phút) 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hướng dẫn HS luyện tập 
GV chuyển giao nhiệm vụ 
 HS hoạt động nhóm (10p)
Xác định thể loại, phạm vi của đề
Xác định các ý lớn cần kể (dàn ý)
các nhóm trình bày bài đã chuẩn bị ở nhà cho cả nhóm cùng nghe, các thành viên góp ý hoàn thiện bài kể chuyện
Các nhóm báo cáo (15p)
 GV mời đại diện 2 nhóm trình bày
Các nhóm khác nhận xét, GV nhận xét
GV kết luận các ý chính cần phải trình bày trong bài kể chuyện
I. Đề bài luyện tập:
1. Đề bài: Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay đang học. Hãy tưởng tượng những thay đổi có thể xảy ra.
- Thể loại: kể chuyện tưởng tượng (kể việc)
- Nội dung: Chuyến thăm ngôi trường cũ sau mười năm.
- Phạm vi: tưởng tượng về tương lai ngôi trường sau mười năm.
Dàn bài:
* Mở bài:
- Giới thiệu bản thân: tên, tuổi, nghề nghiệp.
- Thời gian về thăm trường (VD: vào ngày hội trường 20 - 11).
* Thân bài:
- Tâm trạng trước khi về thăm trường
- Cảnh trường lớp thay đổi:
+ Phòng học, phòng giáo viên ... trang thiết bị ...
+ Cảnh quan quanh trường.
- Thầy cô giáo 
- Cảm xúc khi gặp lại thầy cô, các bạn 
* Kết bài: 
- Phút chia tay lưu luyến bịn rịn.
- Ấn tượng sâu đậm về lần thăm trường (cảm động, yêu thương, tự hào)
Hướng dẫn HS tìm hiểu các đề bổ sung (10p)
GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS hoạt động cá nhân
HS nhận nhiệm vụ thực hiện hoạt động cá nhân suy nghĩ và trả lời câu hỏi
HS đọc các đề bài bổ sung
HS đọc đề bài.
- Xác định yêu cầu của đề?
+ Đóng vai đồ vật.
- Em sẽ kể theo ngôi thứ mấy? Sử dụng biện pháp nghệ thuật gì khi kể?
+ Ngôi 1; nghệ thuật nhân hoá.
- Nếu là em, em sẽ đóng vai đồ vật hay con vật và kể về việc gì?
- Là Thạch Sanh em có suy nghĩ gì mà lại tha thứ cho mẹ con Lí Thông?
- Tìm ý và lập dàn ý cho một đề bài
GV hướng dẫn HS lập dàn ý cho đề và cho HS trình bày – GV nhận xét đánh giá
II. Các đề bổ sung
Đề 1: Mượn lời một đồ vật 
Đề 2: Tưởng tượng đoạn kết mới 
4. Củng cố 
 - HS đọc bài tham khảo: sgk/140
5. Hướng dẫn học ở nhà 
- Viết thành bài văn đề đã lập dàn ý ở phần I 
- Soạn bài: Con hổ có nghĩa, Mẹ hiền dạy con
E. RÚT KINH NGHIỆM - ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG
	Ngày......tháng 11 năm 2019
	Duyệt kế hoạch dạy học
	Tổ trưởng
	Trình Thị Hậu Hiệp

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_56_luyen_tap_ke_chuyen_tuong_tuon.doc