Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 57+58 - Năm học 2020-2021

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 57+58 - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu

*Yêu cầu chuẩn KTKN

XĐ phân tích được khái niệm, chức năng, sự phân loại động từ.

 Xác định được đặc điểm, cấu tạo của cụm động từ trong tiếng Việt.

 Sử dụng động từ trong nói, viết.

 *HS khá, giỏi: Vận dụng tốt trong việc viết đoạn văn, bài văn và giao tiếp hàng ngày.

II. Chuẩn bị

- GV: Máy chiếu.

- Học sinh: Chuẩn bị hoạt động b (Sgk- Tr.86,87).

III. Tổ chức các hoạt động

1. Ổn định tổ chức (1'):

2. KTĐG: tổ chức trò chơi TẶNG QUÀ để ôn lại kiến thức về động từ.

H: Đặc điểm của động từ? Đặt hai câu có sử dụng động từ?

- Đáp án:

+ Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của con người, sự vật.

+ Thường kết hợp với các từ như: đã, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ,.để tạo thành các cụm động từ.

+ Có 2 loại chính: Động từ tình thái và động từ chỉ hành động, trạng thái.

+ Đặt câu: Nam đang học bài; Bạn cười gì thế?

H: Cho tập hợp từ sau hãy chỉ ra các động từ?

- Nhà, ăn, cười, học sinh, đi, đứng, bàn, ghế, ngồi, bộ đội, sinh viên, chạy, gãy, nứt.

+ Các động từ: Ăn, cười, đi, đứng, ngồi, chạy, gãy, nứt.

 

doc 22 trang Hà Thu 2610
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 57+58 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 11/12/2020 
Giảng: 14/12/2020 Bài 14 - Tiết 57
 ĐỘNG TỪ 
I. Mục tiêu
*Yêu cầu chuẩn KTKN
XĐ phân tích được khái niệm, chức năng, sự phân loại động từ. 
 Xác định được đặc điểm, cấu tạo của cụm động từ trong tiếng Việt.
 Sử dụng động từ trong nói, viết. 
 *HS khá, giỏi: Vận dụng tốt trong việc viết đoạn văn bài văn và giao tiếp hàng ngày.
II. Chuẩn bị
- GV: Máy chiếu.
- Học sinh: Chuẩn bị hoạt động A; phần a, b, c hoạt động b (Sgk- Tr.85,86).
III. Tổ chức các hoạt động
1. Ổn định tổ chức (1'): 
2. Kiểm tra bài: Ban học tập lên làm việc (tổ chức trò chơi TẶNG QUÀ để ôn lại kiến thức về Chỉ từ?
H: Thế nào là Chỉ từ? cho VD minh họa?
TL: ChØ tõ lµ nh÷ng tõ dïng ®Ó trá vµo sù vËt, nh»m x¸c ®Þnh vÞ trÝ cña sù vËt trong kh«ng gian hoÆc thêi gian.
ChØ tõ thường lµm phô ng÷ trong côm danh tõ. Ngoµi ra, chØ tõ cßn cã thÓ lµm chñ ng÷ hoÆc tr¹ng ng÷ trong c©u.
VD: 
a. Kia là HS giỏi nhất lớp 6A2.
b. §Êy vµng, ®©y còng ®ång ®en.
§Êy hoa thiªn lý, ®©y sen T©y Hå. (Ca dao)
c. Đây là cô giáo chủ nhiệm lớp em
d. Một ngày kia, tôi đi du lịch
3. Tiến trình các hoạt động dạy học 
*Khởi động: - Hình thức: hoạt động cả lớp. CTHĐ TQ điều hành
- Gọi 1 Hs nêu yêu cầu phần A/ sgk /85,86
- Điền động từ còn thiếu để hoàn thiện những câu tục ngữ, thành ngữ:
+ Ở hiền gặp lành
+ Gieo gió gặt bão
+ Gieo nhân nào gặt quả ấy.
+ Sống có đức mặc sức mà ăn.
+ Qua cầu rút ván.
+ Ăn cây nào rào cây nấy.
- GV dẫn dắt: Các em vừa tìm được các động từ còn thiếu để hoàn thiện các câu tục ngữ, thành ngữ. Vậy thế nào là động từ? Chức năng và phân loại động từ... chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay.
- Trưởng ban học tập báo cáo việc chuẩn bị bài ở nhà của cả lớp.
- 1 HS đọc mục tiêu bài học, cả lớp theo dõi.
HĐ hình thành kiến thức 
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung
- GV đưa ra ví dụ:
 Tất cả HS lớp 6A đang hát 
 H: Từ “hát” có phải DT hoặc số từ, lượng từ, chỉ từ không? Đó là từ loại gì? (ĐT) 
 Trong hệ thống từ loại T.Việt, ĐT là 1 trong những từ loại quan trọng biểu thị những hành động, trạng thái của sự vật. Vậy ĐT có những loại nào, đặc điểm cấu tạo ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu. 
- HS nhắc lại những kiến thức đã học ở tiểu học về động từ. 
- HS trình bày ý kiến, GV dẫn vào bài...
HĐ tìm hiểu về động từ
*MT: Nêu được khái niệm, ý nghĩa của động từ. Đặc điểm ngữ pháp của động từ (khả năng kết hợp của động từ, chức vụ ngữ pháp của động từ)
* Thực hiện:
- HS mở SGK tr.86.
- HS đọc kĩ bảng kiến thức cơ bản về động từ và cụm động từ trong SGK tr.86.
- HS HĐ cá nhân làm bài tập a, b, c trên phiếu học tập.
- GV theo dõi các cá nhân làm việc, gợi ý, HD
- HS lên bảng làm bài tập, cả lớp cùng nhận xét, đánh giá.
- GV thu phiếu học tập, kiểm tra.
TL: Kết hợp phần a+c. Các ĐT 
(1) Đi, đến, ra hỏi: chỉ hành động 
(2) lấy, làm, lễ: trạng thái. 
(3) treo, có, xem, cười, bảo, bán, phải, đề: trạng thái của người, sự vật. 
Câu hỏi thêm. H: Cho biết ý nghĩa khái quát của các từ đó?
- Chỉ HĐ, trạng thái của người, sự vật. 
H: So sánh với DT? 
+ DT: Không có khả năng kết hợp với sẽ, đang và kết hợp với ST, lượng từ. 
+ ĐT: Có khả năng kết hợp với đã, sẽ nhưng không kết hợp với số từ, lựơng từ. 
- GV giao phiếu BT:
1. Học tập là nhiệm vụ của người học sinh. 
H: Chức năng NP của ĐT trong câu? 
- Chủ ngữ
H: Em thử kết hợp từ “Học tập” trong câu với các từ như đã, sẽ đang...và nhận xét?
- Không kết hợp được. 
- ĐT thường làm VN trong câu, khi làm CN, ĐT cần có từ “là” sau nó và mất khả năng kết hợp với đã, sẽ, đang 
H: Thế nào là ĐT, khả năng k/hợp, chức vụ ngữ pháp? 
- HS trả lời - HS nhận xét 
- GV chốt kiến thức.
- HS lấy ví dụ.
- Yêu cầu HS làm BT c.(tr.87)	
1) Đi, đến, ra hỏi: chỉ hành động 
(2) lấy, làm, lễ: trạng thái. 
(3) treo, có, xem, cười, bảo, bán, phải, đề: trạng thái của người, sự vật. 
Câu hỏi thêm: Giao phiếu BT.
H: Những ĐT có ĐT khác đi kèm sau có ý nghĩa chỉ gì? 
- Tình thái 
H: Những ĐT không có ĐT đi kèm chỉ gì? 
- Hành động, trạng thái 
H. Qua phần bài tập vừa rồi em hiểu động từ là gì? Chức năng ngữ pháp trong câu của động từ?
H. Động từ có mấy loại?
TL:
- Động từ tình thái: Phải
- Động từ chỉ hành động, trạng thái: Đi, đến, ra. hỏi, lấy, làm, lễ, treo, xem, cười, bảo, bán, đề.
(Lưu ý: động từ tình thái phải có động từ khác đi kèm phía sau.
GV đưa thêm ví dụ:
a. - Tôi/phải nói với bác ấy mới được. (ĐT tình thái-> ý nghĩa tình thái)
VD :
- Em / thấy anh ấy bị tại nạn, em /rất sợ. (Trạng thái)
- Bạn ấy/ chạy rất nhanh. (HĐ)
- Tôi /rất yêu em gái của tôi. (Tr.T)
- Tôi/ mong bạn ấy nhanh tiến bộ. (TT)
- Ngày mai tôi/ định đi xuôi Hà Nội. (TT)
- Tôi/phải nói với bác ấy mới được. (TT)
Gv mở rộng thêm: 
- Động từ tình thái thường đòi hỏi động từ khác đi kèm.
- Động từ chỉ hành động, trạng thái: không đòi hỏi động từ khác đi kèm.
+ Động từ chỉ hành động: Trả lời câu hỏi Làm gì?
+ Động từ chỉ trạng thái: Trả lời câu hỏi Làm sao? Thế nào?
HĐ luyện tập
HĐ cá nhân (5')
- Yêu cầu HS tìm các ĐT trong truyện Lợn cưới, áo mới.
- HS TL,NX.
- GV NX, chốt
HĐ cá nhân (5')
HS đặt câu có sử dụng động từ. Chỉ rõ đó là động từ thuộc loại nào?
Vd: Tôi đang học bài. (động từ chỉ hành động, trạng thái).
Gv đưa ra các bài tập. HS xác định yêu cầu bài tập.
HĐ cặp đôi (5')
ĐT đòi hỏi có động từ khác đi kèm phía sau
ĐTkhông đòi hỏi có động từ khác đi kèm phía sau
Trả lời câu hỏi Làm gì?
đi, chạy, cười, đọc, hỏi, ngồi, đứng.
Trả lời câu hỏi Làm sao? Thế nào?
dám, toan, định
buồn.Gãy, ghét, đau, nhức, nứt, vui, yêu
HĐ cá nhân (10')
*HSTB-Y: Yêu cầu HS viết đoạn văn ngắn (3->5câu, kể chuyện đời thường), có sử dụng động từ.
*HSK-G: Yêu cầu HS viết đoạn văn ngắn (5->7câu, kể chuyện đời thường), có sử dụng động từ, XĐ các loại động từ.
- HSTL, chia sẻ, chốt.
- GVNX, chốt.
- Gv đọc đoạn văn mẫu. VD: Năm lớp 5, tôi đã làm một chuyện mà giờ đây mỗi khi nhớ lại tôi thấy thật xấu hổ. Chiều hôm đó, tôi đã nói dối mẹ tôi để đi đá bóng, bỏ mặc đống bài tập đang làm dở của mình. Sau trận bóng tôi mệt lả, trở về nhà ăn cơm tối rồi lên giường đi ngủ thẳng, mặc kệ lời dặn học bài của mẹ. Sáng hôm sau, thật không ngờ cô gọi tôi lên bảng kiểm tra đột xuất. Qúa hoảng loạn mà không biết làm sao, tôi đã nói dối cô là mẹ tôi bị ốm. Cô thấy vậy lo lắng hỏi thăm và muốn đến thăm mẹ tôi. Tôi sợ hãi thú nhận và xin lỗi cô về hành động của mình. 
I. Động từ là gì 
1. Đặc điểm của động từ 
a. Bài tập
*BTa. Xác định các động từ trong phần trích.
*BTb. So sánh động từ với danh từ
- Danh từ:
+ Không kết hợp với các từ: đã, sẽ, đang, hãy đừng, chớ...
+ Thường làm chủ ngữ trong câu
+ Khi làm VN phải có từ là đứng trước
- Động từ
+ Có khả năng kết hợp với các từ: đã, sẽ, đang, hãy đừng, chớ...
+ Thương làm vị ngữ trong câu.
+ Khi làm CN: ĐT cần có từ “là” sau nó và mất khả năng kết hợp với: đã, sẽ, đang, hãy đừng, chớ...
b. Kết luận: Học SGK (tr.86)
*KN: Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của con người, sự vật.
* Chức năng: Động từ thường kết hợp với các phó từ đứng trước (đã, đang, sẽ) và các từ chỉ đặc điểm, tính chất làm phụ ngữ sau.
*Chức vụ
- Động từ thường làm vị ngữ trong câu.
- Khi làm chủ ngữ, mất khả năng kết hợp với: đã, sẽ, đang....
2. Các loại động từ 
a. Bài tập
b. Kết luận 
- Có hai loại chính:
+ Động từ tình thái
+ Động từ chỉ hành động, trạng thái.
II. Luyện tập
Bài tập 1: Tìm động từ trọng truyện Lợn cưới, áo mới.
- khoe, may, đem, mặc, chạy, giơ, ra, bảo,..
Bài tập 2: Đặt hai câu có sử dụng động từ.
- Tôi phải đi bây giờ.
- Bạn Nam đang chạy.
Bài tập 3: Xếp các ĐT vào bảng phân loại: đi, chạy, cười, đọc, hỏi, ngồi, đứng, buồn gãy, ghét, đau, nhức, nứt, vui, yêu, dám, toan, định.
Bài tập 4: Viết đoạn văn ngắn (5->7câu, kể chuyện đời thường), có sử dụng động từ.
b. Sự khác nhau giữ động từ và danh từ
Động từ
Danh từ
 Khả năng kết hợp
Kết hợp với các từ: đã, sẽ đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng,..
 Không kết hợp với các từ: đã, sẽ đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng,...
 Chức vụ cú pháp
Làm vị ngữ trong câu. Khi làm chủ ngữ mất khả năng kết hợp với các từ: đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng, 
Thường làm chủ ngữ trong câu. Nếu làm vị ngữ phải có từ “là” đứng trước.
c. Phân loại động từ
Động từ tình thái
Động từ chỉ hành động, trạng thái
c. Phải
- Đi, đến, ra, hỏi.
- Lấy, làm, lễ.
-Treo, có, xem, cười, bảo, bán, đề.
4. Củng cố(3') H: Em hiểu thế nào là động từ ? Vai trò, các loại động từ ? Đặt câu có sử dụng ĐT
5. HDHB và chuẩn bị bài(2')
- Bài cũ: Học thuộc nội dung kiến thức về động từ trong bảng (Sgk – Tr.86).
- Bài mới: Chuẩn bị bài 14 phần còn lại. Đọc, nghiên cứu về cụm động từ.mục C hoạt động C bài 14 (Sgk – Tr.87)
Soạn: 12/12/2020 
Giảng: 15/12/2020 Bài 14 - Tiết 58
 CỤM ĐỘNG TỪ (Tiếp theo)
I. Mục tiêu
*Yêu cầu chuẩn KTKN
XĐ phân tích được khái niệm, chức năng, sự phân loại động từ. 
 Xác định được đặc điểm, cấu tạo của cụm động từ trong tiếng Việt.
 Sử dụng động từ trong nói, viết. 
 *HS khá, giỏi: Vận dụng tốt trong việc viết đoạn văn, bài văn và giao tiếp hàng ngày.
II. Chuẩn bị
- GV: Máy chiếu.
- Học sinh: Chuẩn bị hoạt động b (Sgk- Tr.86,87).
III. Tổ chức các hoạt động
1. Ổn định tổ chức (1'): 
2. KTĐG: tổ chức trò chơi TẶNG QUÀ để ôn lại kiến thức về động từ.
H: Đặc điểm của động từ? Đặt hai câu có sử dụng động từ?
- Đáp án:
+ Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của con người, sự vật.
+ Thường kết hợp với các từ như: đã, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ,...để tạo thành các cụm động từ. 
+ Có 2 loại chính: Động từ tình thái và động từ chỉ hành động, trạng thái. 
+ Đặt câu: Nam đang học bài; Bạn cười gì thế?
H: Cho tập hợp từ sau hãy chỉ ra các động từ?
- Nhà, ăn, cười, học sinh, đi, đứng, bàn, ghế, ngồi, bộ đội, sinh viên, chạy, gãy, nứt.
+ Các động từ: Ăn, cười, đi, đứng, ngồi, chạy, gãy, nứt.
3. Tiến trình các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung
HĐ1: Khởi động 
 GV đưa VD: ăn, đang ăn cơm.
Tôi ăn cơm. 
Tôi đang ăn cơm
H: So sánh 2 ví dụ, em có nhận xét gì? 
 “Ăn” là ĐT chỉ hành động, “đang ăn cơm” là 1 cụm ĐT. Vậy cụm ĐT là gì? Vai trò của nó ntn so với ĐT? Cụm ĐT có cấu tạo ra sao chúng ta vào bài hôm nay.
HĐ2: Hình thành kiến thức(tiếp)
*MT: Hiểu được đặc điểm, cấu tạo của cụm ĐT
- HS HĐ cặp đôi (5') làm BT d tr.87.
- GV theo dõi các nhóm làm việc.
- HS lên bảng làm bài tập, cả lớp nhận xét, KL.
TL bài d: H: Chỉ ra những ĐT trong bài tập?
 - Đi, ra, hỏi 
H: Các từ in đậm trong các câu trên bổ sung ý nghĩa cho những từ nào? 
GVKL
- “đã, nhiều nơi" bổ sung ý nghĩa cho "đi"
- "cũng, những câu đố .... hỏi mọi người" bổ sung ý nghĩa cho "ra"
H: Nếu chúng ta lược bỏ các từ in đậm nói trên rồi rút tra nhận xét về vai trò của chúng?
- Nếu lược bỏ các từ (in đậm) này thì ý của câu không rõ, khó hiểu. trở nên tối nghĩa hoặc vô nghĩa.
GV: Khi động từ đi kèm với một số từ ngữ khác sẽ tạo thành cụm ĐT.
HĐCCL: Vậy thế nào là cụm động từ? Ý nghĩa và chức vụ ngữ pháp của cụm động từ?
- HS TL. GV KL.
- GV: + Cụm động từ là loại tổ hợp từ do động từ và một số từ ngữ phụ thuộc tạo thành. Có ý nghĩa và cấu tạo đầy đủ hơn, phức tạp hơn động từ nhưng hoạt động trong câu giống như động từ.
+ Chức vụ ngữ pháp của cụm động từ: Làm vị ngữ. Làm chủ ngữ: cụm động từ không có phụ ngữ trước.
- Giao phiếu BT: VD: + ĐT: cắt 
 - Lan / đang cắt cỏ ngoài đồng
 CN VN
+ Cụm ĐT làm CN
- LĐ tích cực/ là góp phần XD quê hương
 CN 
H: Cụm ĐT đóng vai trò gì trong câu? 
- HS phân tích cấu tạo NP và KL: Làm VN trong câu. Khi làm CN thì mất khả năng kết hợp với phụ ngữ đứng trước. 
HĐ cặp đôi (3’) BT e tr.87
- HS đại diện nhóm báo cáo, chia sẻ.
- Gv nhận xét, chốt.
TL bài e:
+ PT: các phụ ngữ bổ sung ý nghĩa như quan hệ thời gian, khẳng định hoặc phủ định.
+ PS: các phụ ngữ bổ sung cho ĐT các chi tiết về đối tượng, địa điểm, thời gian, MĐ, phương tiện..
- Các phụ ngữ trước: đã,sẽ, đang (tgian)
- cũng, vẫn, còn ( sự tiếp diễn tương tự) 
- hãy, đừng, chớ (khuyến khích, ngăn cản hđộng).
- Không, chưa, chẳng ( phủ định) 
- HS lấy VD đặt câu: 
Lan rất siêng năng.
Lười biếng là một tính xấu.
Còn trẻ như thanh niên.
H. Em hiểu cụm động từ là gì? Chức năng ngữ pháp trong câu?
- HS nêu các chú ý trong phần ghi nhớ 
H. Cấu tạo của cụm động từ?
+ HS nêu các ý trong phần ghi nhớ - Đọc ghi nhớ. 
H: Phần ghi nhớ có mấy đ.vị kiến thức cần ghi nhớ.? (2) 
- GV khắc sâu kiến thức
Lưu ý: Cũng có khi cụm động từ chỉ có 2 phần: phàn trước và phần trung tâm, phần trung tâm với phần sau.
VD: cứ đi, nghe lắm âm thanh mới lạ.
Yêu cầu HS: Đặt câu có cụm động từ
- Trời đang mưa to.
- Em sẽ cố gắng học thật giỏi.
- Lớp em nhất định phải cố gắng giành giải nhất trong đợt thi đua 20/11 này.
- Giao phiếu BT 
H: Tìm cụm ĐT, ghép vào mô hình 
a. Em bé còn đang đùa nghịch ở sau nhà.
b.Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.
c. Cuối cùng, triều đình đành tìm cách giữ sứ thần ở công quán để có thì giờ đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ.
GV cho HS hoạt động nhóm với yêu cầu trên 
+ HS thảo luận - đại diện 1 nhóm lên bảng điền vào bảng phụ GV chuẩn bị trước. 
Phần trước
 Phần trung tâm
 Phần sau
Đang
đùa nghịch
ở sau nhà
 yêu thương
 Mị Nương hết mực
muốn kén
để có thì
đi hỏi
ý kiến
đành
tìm cách giữ 
sứ thần ở công quán.
HĐ cá nhân (10')
*HSTB-Y: Yêu cầu HS viết đoạn văn ngắn (3->5câu, kể chuyện đời thường), có sử dụng động từ.
*HSK-G: Yêu cầu HS viết đoạn văn ngắn (5->7câu, kể chuyện đời thường), có sử dụng động từ, XĐ các loại động từ.
- Hs viết, đọc bài viết ( 10’) 
Hs nhận xét bài làm của bạn. Đánh giá và tự đánh giá.
- Gv nhận xét, đánh giá, KL
- GV: Chiếu đoạn văn mẫu tham khảo
* Đoạn văn tham khảo
 Học tập luôn là tài sản quý giá của con người. Học tập giúp chúng ta mở mang trí óc, biết được nhiều điều xung quanh chúng ta. Ta có thể học theo nhiều cách ngoài thầy cô, cha mẹ, ta còn nên học tập bạn bè, những người hiểu biết rộng hơn chúng ta để thu nhập được một số lượng lớn kiến thức mà mình chưa có hay chưa từng biết đến. Cuộc đời con người chỉ có một con đường dẫn đến thành công là học tập. Nếu như không học học chúng ta sẽ có hiểu biết hạn hẹp, đầu óc sẽ trở nên lú lẫn và từ đó mà ta chẳng thể làm được điều gì cả. Thử nghĩ xem nếu bạn không học mà tình cờ muốn mua một loại thuốc trong khi bản thân lại không biết chữ thì làm sao bạn có thể mua được nó; bạn không biết tính toán thì sao mua được đồ ăn? Khi không học chúng ta sẽ khó xử như thế đấy vậy nên chúng ta phải học. Học có chất lượng để hiểu biết, để tận hưởng được hết những trải nghiệm quý giá trong cuộc đời.
- Gv sử dụng máy chiếu: bài tập 3
- HĐ nhóm 4 (5’).
- Đại diện nhóm báo cáo. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Gv nhận xét, chữa.
+ Chưa: mang ý nghĩa phủ định tương đối.
+ Không: mang ý nghĩa phủ định tuyệt đối.
=>Việc dùng các phụ ngữ này trước động từ miêu tả hành động của người cha và viên quan nói lên sự thông minh, nhanh trí của em bé. Cha chưa kịp nghĩ ra câu trả lời thì con đã đáp lại bằng một câu mà viên quan nọ không thế trả lời được.
II. Đặc điểm, cấu tạo của cụm động từ.
1. Bài tập
*Bài tập d:
- Các ĐT: đi, ra, hỏi 
- Các phụ ngữ: đã, nhiều nơi-> đi 
+ Cũng, những câu đố oái oăm để hỏi mọi người -> ra 
+ Nếu lược bỏ các từ in đậm câu không thể hiểu được.
VD: Tôi / đang học bài
 Pt TT Ps
VD: Học tập tốt / là nghĩa vụ của HS.
 TT Ps
*Bài tập e: tr.87
PT
PTT
PS
đã 
đi
nhiều nơi
cũng
ra
Nhưng câu đố oái oăm để hỏi mọi người
- Các phụ từ (phụ ngữ) ở phía trước bổ sung cho động từ các ý nghĩa: quan hệ thời gian, sự tiếp diễn tương tự, sự khuyến khích hoặc ngăn cản hành động 
- Các phụ ngữ ở phần sau bổ sung cho động từ về: đối tượng, hướng, địa điểm, thời gian, mục đích, nguyên nhân, phương tiện và cách thức hành động .
- Cấu tạo gồm 3 phần
2. Kết luận: (Học SGK tr.86)
- Khái niệm
- Đặc điểm
- Cấu tạo.
II. Luyện tập
1. Bài tập 1: Tìm các cụm động từ và xác định cấu tạo của các cụm động từ trong các câu sau.
*Gợi ý:
a. đang đùa nghịch ở sau nhà.
b. yêu thương Mị Nương hết mực
Bài tập 2: Viết đoạn văn chủ đề tự chọn có sử dụng động từ và cụm động từ.
* Gợi ý
- Hình thức: 
+ Một đoạn văn ngắn 5 – 7 câu.
+ Đúng chính tả, ngữ pháp
+ Dùng từ trong sáng, trình bày rõ ràng, mạch lạc.
- Nội dung: 
+ Kể chuyện đời thường, có sử dụng động từ và cụm động từ. 
+ Nội dung đảm bảo: Câu mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn.
 Bài tập 3: Xác định ý nghĩa, tác dụng của phụ từ trong cụm động từ.
- Hai phụ ngữ : chưa, không đều có nghĩa phủ định.
+ Chưa: là sự phủ định tương đối, hàm nghĩa ‘‘không có đặc điểm X ở thời điểm nói, nhưng có thể có đặc điểm X trong tương lai’’.
+ Không : là phủ định tuyệt đối, hàm nghĩa ‘‘không có đặc điểm X’’.
- Cách dùng 2 từ này đều cho thấy sự thông minh, nhanh trí của em bé : Cha chưa kịp nghĩ ra câu trả lời thì con đã đáp lại bằng một câu mà viên quan không thể trả lời được.
*Bài tập ở HĐ luyện tập, vận dụng: 
Bài tập 1: Tìm 10-15 động từ, cụm động từ thường gặp trong giao tiếp.
- Động từ: đi, đứng, ngồi, chào, hỏi, mời, nói, thuyết trình,...
- Các cụm động từ: nghĩ về bài thuyết trình, bắt tay, chào hỏi khi vừa gặp, đi muộn, ngồi đàm phán, hỏi thăm sức khỏe,...
Bài tập 2: Hãy so sánh một số động từ tiếng Việt và động từ tiếng anh( hoặc một ngôn ngữ khác).
VD: đi (tiếng viêt) - go (tiếng anh)
Giống nhau: 
- Đều thể hiện phạm trù ngữ nghĩa là hành động dời chuyển, thay đổi vị trí, trạng thái của người hoặc động vật.
- Động từ “đi” và “go” (trong tiếng Việt và tiếng Anh) đều có những khả năng kết hợp lớn. Chúng có thể kết hợp với các từ tình thái, danh từ, tính từ,...để thể hiện nội dung ý nghĩa của các câu.
Khác nhau:
- Ở trong câu, ngoài chức năng chính là vị ngữ của câu từ “đi” trong tiếng Việt còn đảm nhiệm chức vụ định ngữ, bỗ ngữ và cả chủ ngữ 
- Động từ “đi” trong tiếng Việt kết hợp được với các từ ví dụ: đi rồi, đi hết, còn “go” trong tiếng anh thì không kết hợp được. Nhưng ngược lại “go” thì kết hợp được với giới từ (Ví dụ: go on, go out, go away, go with, ) còn “đi” trong tiếng Việt thì không.“
- Đi” trong tiếng Việt kết hợp được trực tiếp với các động từ tạo thành cụm động từ (Ví dụ: đi học, đi hát, đi ăn, đi làm lụng, ) còn “go” trong tiếng Anh thì không kết hợp được với động từ. Nó chỉ kết hợp được với động từ khi có giới từ nhưng giới từ đó không có nghĩa.Ví dụ: Go to swim 
4.Củng cố: (3’) H:Thế nào là cụm ĐT? Cấu tạo?Đặt câu có sử dụng động từ; cụm động từ.
5. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài (2’) 
* Bài cũ
- Học thuộc nhớ khái niệm, chức năng, vị trí, cấu tạo của cụm động từ.
- Về nhà đặt câu, viết đoạn văn có sử dụng cụm động từ. 
- Hoàn thiện các bài tập vào vở.
* Bài mới: Soạn bài 15: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng, theo câu hỏi trong tài liệu. Đọc phần chú thích. (tr. 89,90)
+ Kể tóm tắt câu chuyện “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng”.
+ Xác định bố cục và nội dung từng phần của văn bản.
+ Tìm các chi tiết nói về nhân vật Thái y lệnh họ Phạm? nêu cảm nhận của em về những việc làm của nhân vật Thái y lệnh họ Phạm?
Phiếu bài tập:
H: Tìm cụm động từ trong các câu sau và ghép vào mô hình bên dưới.
Em bé còn đang đùa nghịch ở sau nhà.
Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.
Cuối cùng, triều đình đành tìm cách giữ sứ thần ở công quán để có thì giờ đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ.
Phụ trước
Trung tâm
Phụ sau
Phiếu bài tập:
H: Tìm cụm động từ trong các câu sau và ghép vào mô hình bên dưới.
Em bé còn đang đùa nghịch ở sau nhà.
Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.
Cuối cùng, triều đình đành tìm cách giữ sứ thần ở công quán để có thì giờ đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ.
Phụ trước
Trung tâm
Phụ sau
Soạn: /12/2017 
Giảng: /12/2017 Bài 14 - Tiết 57
THỰC HÀNH
I. Mục tiêu
- Rút kinh nghiệm bài văn kể chuyện đời thường. Viết đoạn văn kể chuyện đời thường có sử dụng động từ, cụm động từ.
- Có ý thức làm văn kể chuyện đời thường và việc sử dụng động từ, cụm động từ...trong giao tiếp.
II. Chuẩn bị
- Các dạng bài tập
- Dự kiến kiểm tra:
III. Tổ chức các hoạt động
*Khởi động + KTBC: Ban học tập lên làm việc (tổ chức trò chơi ‘Muỗi đốt’’ để ôn lại kiến thức về kể chuyện đời thường?
H: Em hiểu kể chuyện đời thường là kể những chuyện gì? 
TL: Kể về những câu chuyện hàng ngày từng trải qua, từng gặp với những người quen hay lạ nhưng để lại những ấn tượng cảm xúc nhất định nào đó. 
- KC đời thường, người thật, việc thật. 
- KC đời thường: nhân vật cần phải hết sức chân thực, không bịa đặt, các sự việc chi tiết được lựa chọn tập trung cho một chủ đề nào đó, tránh kể tuỳ tiên rời rạc 
VD: 
* Trưởng ban học tập báo cáo việc chuẩn bị bài ở nhà của cả lớp.
* 1 HS đọc mục tiêu bài học, cả lớp theo dõi.
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung
HĐ1: Khởi động
*MT: Khái quát lại thể loại văn tự sự kể chuyện đời thường.
 H:Em hiểu Chuyện đời thường là những chuyện ntn? 
 - Những chuyện hàng ngày trải qua.
 Hàng ngày ta thường gặp rất nhiều chuyện xảy ra với bản thân hoặc những người xung quanh và để lại trong ta một ấn tượng nào đó. Đó chính là những chuyện đời thường. Vậy kể chuyện đời thường là những chuyện gì? Khi kể phải chú ý ra sao? Bài học hôm nay ta cùng nhắc lại
HĐ2: HĐ luyện tập
*MT: Rút kinh nghiệm bài văn kể chuyện đời thường. RKN viết đoạn văn kể chuyện đời thường có sử dụng động từ, cụm động từ.
* Thực hiện:
- Yêu cầu HS thực hiện HĐ cá nhân làm bài tập 1,2 (tr.124)
* HS hoạt động cá nhân làm bài tập 1.
- GV theo dõi các cá nhân làm việc, gợi ý, hướng dẫn.
- GV thu một số bài làm của HS chấm, đánh giá.
- HS lên bảng làm bài tập, cả lớp cùng nhận xét, đánh giá.
* HS hoạt động cá nhân làm bài tập 2 tr 124.
- GV theo dõi các cá nhân làm việc, gợi ý, hướng dẫn.
- HS lên bảng làm bài tập, cả lớp cùng nhận xét, đánh giá.
- GV KL.
C. Luyện tập
Bài tập 1 ( tài liệu tr 124)
Bài tập 2 ( tài liệu tr 124)
* Củng cố
HS chốt lại những kiến thức, kĩ năng ở bài 14.
* HDHB và chuẩn bị bài
Bài cũ: 
- Học kỹ bài, nắm vững cách làm bài, bố cục. 
- Viết lại bài văn kể chuyện đời thường, đoạn văn có sử dụng động từ và cụm động từ.
Bài mới:
- Học thuộc khái niệm về động từ và cụm động từ? lấy VD minh họa?
- Làm các bài tập 3 (tr.124) hoạt động luyện tập, bài 1,2 (tr.215) hoạt động ứng dụng.
- Chuẩn bị bài 15 theo câu hỏi trong tài liệu. Đọc phần chú thích. (tr. 128)
+ Kể tóm tắt câu chuyện “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng”.
+ Xác định bố cục và nội dung từng phần của văn bản.
+ Tìm các chi tiết nói về nhân vật Thái y lệnh họ Phạm? nêu cảm nhận của em về những việc làm của nhân vật Thái y lệnh họ Phạm?
*RKN: 
Soạn: /12/2017 
Giảng: /12/2017 Bài 14 - Tiết 58
THỰC HÀNH (tiếp theo)
I. Mục tiêu
- Củng cố về động từ, cụm động từ. Viết đoạn văn kể chuyện đời thường có sử dụng động từ, cụm động từ.
- Có ý thức trong giao tiếp việc sử dụng động từ, cụm động từ...trong giao tiếp.
II. Chuẩn bị
- Các dạng bài tập
- Dự kiến kiểm tra:
III. Tổ chức các hoạt động
*Khởi động + KTBC: Ban học tập lên làm việc (tổ chức trò chơi ‘Muỗi đốt’’ để ôn lại kiến thức về ĐT, cụm ĐT, kể chuyện đời thường?
H:Thế nào là ĐT ? Có những loại ĐT nào ? cho VD minh họa?
TL: ĐT là những từ chỉ hành động, trạng thái của con người, sự vật.
- Có 2 loại ĐT chính: ĐT tình thái, ĐT chỉ hành động, trạng thái 
- Cụm ĐT: là loại tổ hợp từ do ĐT và một số từ ngữ phụ thuộc tạo thành. Có ý nghĩa đầy đủ hơn và cấu tạo phức tạp hơn ĐT. Cụm ĐT có cấu tạo 03 phần (PT , TT, PS,)
VD: Đang ăn cỏ.
Đang ăn cỏ trên thảo nguyên.
Ăn cỏ trên thảo nguyên.
* Trưởng ban học tập báo cáo việc chuẩn bị bài ở nhà của cả lớp.
* 1 HS đọc mục tiêu bài học, cả lớp theo dõi.
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung
HĐ1: Khởi động
*MT: Dựa vào thể loại văn KC để củng cố về ĐT và cụm ĐT.
Chiếu tranh và điền các ĐT vào ô trống.
 H: ..
 - HS Nhắc lại những kiến thức, kĩ năng đã học về động từ, cụm động từ. 
- HS trình bày ý kiến, GV dẫn vào bài...
HĐ2: HĐ luyện tập
*MT: Rút kinh nghiệm bài văn kể chuyện đời thường. RKN viết đoạn văn kể chuyện đời thường có sử dụng động từ, cụm động từ.
* Thực hiện: - HS mở tài liệu tr.124.
* HS HĐ cá nhân làm bài tập 2.(tr. 124)
H: Viết đoạn văn KC đời thường và sử dụng ĐT và cụm ĐT, gạch chân.
- GV theo dõi các cá nhân làm việc, gợi ý, hướng dẫn.GV thu một số bài làm của HS chấm, đánh giá.
- HS lên bảng làm bài tập, cả lớp cùng nhận xét, đánh giá.
* HS HĐ nhóm làm bài tập 3 tr.124
- Một HS điều hành các nhóm trình bày ý kiến, nhận xét, chốt.
- GV theo dõi các cá nhân làm việc, gợi ý, HD.
- GV KL. Ý nghĩa các phụ từ (hoặc phụ ngữ) “chưa” thể hiện sự lúng túng của người cha. 
 Phụ từ “không” thể hiện sự bối rối, không xử lý được tình huống của viên quan. 
- Cả 2 đều thể hiện ý nghĩa phủ định nhưng sự phủ định của từ không cao hơn. 
- Cách dùng từ này thể hiện trí thông minh, nhanh trí của em bé, người cha chưa kịp nghĩ ra câu trả lời thì con đã nhanh trí đáp lại bằng một câu hỏi mà chính viên quan cũng không thể trả lời được.
- GV giao bài tập thêm: Phiếu bài tập
Bài 1: Hoạt động cá nhân 
a. Đặt 02 câu có động từ và 02 có cụm động từ và xác định cấu trúc ngữ pháp, động từ cụm động từ trong các câu đó.
VD: 
- Trời đang mưa to.
- Em sẽ cố gắng học thật giỏi.
- Lớp em nhất định phải cố gắng giành giải nhất trong đợt thi đua 20/11 này.
b. Xác định động từ trong các câu thơ sau.
 Ca lô đội lệch 
 Mồm huýt sáo vang
 Như con chim chích
 Nhảy trên đường vàng 
 (Lượm – Tố Hữu)
TL: đội, huýt, nhảy 
Hoạt động nhóm.
Bài 2: Đọc truyện vui “Thói quen dùng từ” phần E hoạt động tìm tòi, mở rộng tr. 125 và trả lời các câu hỏi sau.
H1: Cho biết câu chuyện buồn cười ở chỗ nào?
H2: Nhận xét về nghĩa của từ: “Đưa, Cầm” trong lời thoại.
- HS trình bày , chia se, chot 
- GV nhận xét bổ sung, chốt. 
* TL: Dựa vào ý nghĩa của động từ để xác định.
+ từ đưa: trao cái gì đó từ mình cho người ¹
+ từ cầm: nhận cái gì đó từ người ¹ về mình
- 2 ĐT có nghĩa đối lập nhau làm nổi bật sự tham lam, keo kiệt của anh nhà giàu.
Bài 3: Viết đoạn văn kể về giờ ra chơi ở trường em có sử dụng động từ và cụm động từ. 
 VD: Giờ ra chơi, trên sân trường các bạn đang nô đùa, vui chơi thật thỏa mái. Nhóm thì chơi nhảy dây, nhóm thì chơi đá cầu, đánh cầu lông. Bỗng một hồi trống vang lên, các bạn, ai nấy lại trở về lớp học của mình. 
 Bài 4: Kể lại câu chuyện “Treo biển”, nêu ý nghĩa của câu chuyện và xác định cum động từ trong đoạn văn đó.
TL: Truyện phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc không suy xét kĩ khi nghe những ý kiến của người khác.
HĐ3: Hoạt động vận dụng
- GV HDHS thực hiện bài tập 2 HĐ vận dụng tr.125.
- Yêu cầu HS kể chuyện và viết đoạn văn nêu được cảm nhận của mình về nhân vật và các sự việc trong câu truyện mình kể, đồng thời rút ra được bài học câu chuyện đó.
- Nắm và hiểu được cách kể chuyện đời thường và việc sử dụng từ loại về động từ, cụm động từ.
- Liên hệ bản thân trong cách dùng từ khi giao tiếp. 
HĐ4: Hoạt động tìm tòi, mở rộng
- GV HDHS đọc thêm câu truyện “Thói quen dùng từ” tr.125.
C. Luyện tập
Bài tập 2 (tài liệu tr.124)
Viết đoạn văn.
Bài tập 3 (tài liệu tr.124)
Nêu ý nghĩa của các phụ từ. 
- Từ chưa -> đứng trước ĐT biết, trả lời -> mang ý nghĩa phủ định tương đối. 
- Từ không -> đứng trước ĐT biết, đáp sao -> mang ý nghĩa phủ định tuyệt đối. 
- 2 phụ từ thể hiện thái độ lúng
 túng, bối rối của người cha và viên quan bao nhiêu thì càng thể hiện sự thông minh tuyệt vời, tài ứng biến nhanh nhạy của em bé bấy nhiêu. 
* Củng cố: HS chốt lại những kiến thức, kĩ năng ở bài 14.
H:Thế nào là ĐT? Đặc điểm của ĐT? 
H: Người ta phân loại ĐT thế nào? Chức vụ NP của ĐT? 
* HDHB và chuẩn bị bài
+ Bài cũ:
- Ghi nhớ kiến thức về động từ và cụm động từ, cách kể chuyện đời thường có sử dụng các từ loại đã học (danh từ, động từ, chỉ từ )
- Về nhà đặt câu, viết đoạn văn có sử dụng động từ. ( Sử dụng động từ chỉ hoạt động hoặc động từ chỉ trạng thái).
- Làm lại bài tập 2 hoạt động luyện tập. Làm hoàn thiện bài tập 1,2 hoạt động vận dụng.
+ Bài mới:
- Chuẩn bị bài 15 theo câu hỏi trong tài liệu.
H: Đọc trước phần ngữ liệu, suy nghĩ dự kiến trả lời các câu hỏi định hướng trong mỗi phần để ghi nhớ và biết được nội dung bài học. 	
H: Hãy kể về những việc làm của người bác sĩ mà em biết?
H: Đọc văn bản Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng, tóm tắt truyện, xác định bố cục truyện? Đọc phần chú thích (tr.128)
Bài 1: Hoạt động cá nhân 
a. Đặt 02 câu có động từ và 02 có cụm động từ và xác định cấu trúc ngữ pháp, động từ cụm động từ trong các câu đó.
 . 
b. Xác định động từ trong các câu thơ sau.
 Ca lô đội lệch 
 Mồm huýt sáo vang
 Như con chim chích
 Nhảy trên đường vàng 
 (Lượm – Tố Hữu)
 .. 
Bài 1: Hoạt động cá nhân 
a. Đặt 02 câu có động từ và 02 có cụm động từ và xác định cấu trúc ngữ pháp, động từ cụm động từ trong các câu đó.
 .
b. Xác định động từ trong các câu thơ sau.
 Ca lô đội lệch 
 Mồm huýt sáo vang
 Như con chim chích
 Nhảy trên đường vàng 
 (Lượm – Tố Hữu)
 ..
Bài 2: Đọc truyện vui “Thói quen dùng từ” phần E hoạt động tìm tòi, mở rộng 
tr. 125 và trả lời các câu hỏi sau.
H1: Cho biết câu chuyện buồn cười ở chỗ nào?
H2: Nhận xét về nghĩa của từ: “Đưa, Cầm” trong lời thoại.
Bài 2: Đọc truyện vui “Thói quen dùng từ” phần E hoạt động tìm tòi, mở rộng 
tr. 125 và trả lời các câu hỏi sau.
H1: Cho biết câu chuyện buồn cười ở chỗ nào?
H2: Nhận xét về nghĩa của từ: “Đưa, Cầm” trong lời thoại.
Bài 2: Đọc truyện vui “Thói quen dùng từ” phần E hoạt động tìm tòi, mở rộng 
tr. 125 và trả lời các câu hỏi sau.
H1: Cho biết câu chuyện buồn cười ở chỗ nào?
H2: Nhận xét về nghĩa của từ: “Đưa, Cầm” trong lời thoại.
Bài 3: Viết đoạn văn kể về giờ ra chơi ở trường em có sử dụng động từ và cụm động từ. 
 .
Bài 3: Viết đoạn văn kể về giờ ra chơi ở trường em có sử dụng động từ và cụm động từ. 
 .
Bài 3: Viết đoạn văn kể về giờ ra chơi ở trường em có sử dụng động từ và cụm động từ. 
 .Bài 4: Kể lại câu chuyện “Treo biển”, nêu ý nghĩa của câu chuyện và xác định cum động từ trong đoạn văn đó.
 .
 Trong 4 mùa, em thích nhất

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_5758_nam_hoc_2020_2021.doc