Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 58: Động từ - Năm học 2019-2020

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 58: Động từ - Năm học 2019-2020

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

- Nắm được khái niệm đông từ: ý nghĩa khái quát của động từ; đặc điểm ngữ pháp của động từ (khả năng kết hợp của động từ, chức vụ ngữ pháp của động từ) .

 - Nắm được các loại động từ .

2. Kĩ năng:

- Nhận biết động từ trong câu .

- Phân biệt động từ tình thái và động từ chỉ hoạt động, trạng thái .

- Sử dụng động từ đề đặt câu.

3. Thái độ: GD ý thức học tập

4. Các năng lực cần đạt:

 - Năng lực phát triển ngôn ngữ, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo

B. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: SGK, SGV, tài liệu tham khảo, phiếu học tập, .

 2. Học sinh: SGK, tài liệu.

C. CÁC KĨ NĂNG SỐNG GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng hợp tác, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng suy nghĩ tích cực, kĩ năng làm việc theo nhóm.

D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức : 6A . 6B .

2. Kiểm tra kiến thức cũ:

-Thể nào là chỉ từ ? Nêu họat động của chỉ tử trong câu ?

3. Bài mới

*Hoạt động khởi động: (2 phút)

HS nghe bài hát: Gấp lá xếp thuyền

Tìm các từ chỉ hoạt động của con người. Trong thời gian 1 phút, nhóm nào tìm được nhiều từ nhất giành phần thắng.

GV dẫn vào bài mới

 

doc 5 trang tuelam477 2740
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 58: Động từ - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày XD kế hoạch: 21/11/2019
Ngày thực hiện: 6A:.... /11/2019; 6B: ..... /11/2019
Tiết 58.
ĐỘNG TỪ 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: 
- Nắm được khái niệm đông từ: ý nghĩa khái quát của động từ; đặc điểm ngữ pháp của động từ (khả năng kết hợp của động từ, chức vụ ngữ pháp của động từ) .
	- Nắm được các loại động từ .
2. Kĩ năng: 
- Nhận biết động từ trong câu .
- Phân biệt động từ tình thái và động từ chỉ hoạt động, trạng thái .
- Sử dụng động từ đề đặt câu.
3. Thái độ: GD ý thức học tập
4. Các năng lực cần đạt:
	- Năng lực phát triển ngôn ngữ, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: SGK, SGV, tài liệu tham khảo, phiếu học tập, ...
 2. Học sinh: SGK, tài liệu...
C. CÁC KĨ NĂNG SỐNG GIÁO DỤC TRONG BÀI
- Kĩ năng hợp tác, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng suy nghĩ tích cực, kĩ năng làm việc theo nhóm.
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức : 6A . 6B ..
2. Kiểm tra kiến thức cũ:
-Thể nào là chỉ từ ? Nêu họat động của chỉ tử trong câu ?
3. Bài mới
*Hoạt động khởi động: (2 phút)
HS nghe bài hát: Gấp lá xếp thuyền
Tìm các từ chỉ hoạt động của con người. Trong thời gian 1 phút, nhóm nào tìm được nhiều từ nhất giành phần thắng. 
GV dẫn vào bài mới
Hoạt động 1: Đặc điểm của động từ (12 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS HĐ cá nhân. 
HS nhận nhiệm vụ thực hiện hoạt động cá nhân 
Học sinh đọc ví dụ . 
- Dựa vào kiến thức đã học ở cấp tiểu học, em hãy tìm động từ trong các ví dụ ? 
- Hãy lấy thêm các ví dụ khác về động từ?
+ Cười, nói, chạy, nhảy. nứt, bể rạn 
- đi, đến, ra, hỏi, lấy, làm, lễ, treo, xem, cười, bảo, bán, đề, có ý nghĩa gì?
-> Chỉ hành động.
- Từ “ có”, “ phải” có chỉ hành động không?
-> Chỉ trạng thái. 
- Qua các ví dụ và những động từ vừa tìm được em hãy cho biết động từ biểu thị điều gì?
=> chỉ hành động, trạng thái của sự vật. 
- Tìm thêm những động từ khác?
- Đặt câu với những động từ tìm được?
 VD: + Con chuột đã bị mèo vồ.
 + Hoa đang chơi ngoài sân.
 QS ví dụ phần I.
 Chú ý các động từ: đi, ra, treo, lấy
- Tìm những từ đứng trước bổ sung ý nghĩa cho các động từ đó?
Xét ví dụ:
1. Cả lớp hãy làm bài tập trong sách giáo khoa.
2. Hè này tôi sẽ đi du lịch.
3. Bạn đừng làm việc đó.
Thảo luận cặp
- Phân tích cấu tạo ngữ pháp của các câu trên?
- Tìm động từ có trong các câu trên?
- Hãy tìm các từ đứng trước bổ sung cho các động từ đó?
- Động từ có thể kết hợp với những từ nào? 
Xét ví dụ:
1. Hè này tôi sẽ đi du lịch.
2. Hoa đang chơi ngoài sân
- Phân tích cấu tạo ngữ pháp của các câu trên? Trong câu đó động từ giữ chức vụ gì?
+ Làm vị ngữ.
 Xét ví dụ:
1. Lao động là vinh quang.
2. Học tập là trách nhiệm của học sinh.
- Phân tích cấu tạo ngữ pháp? Trong câu trên động từ giữ chức vụ gì?
+ Làm chủ ngữ.
Cho động từ kết hợp với đã, sẽ, đang và rút ra nhận xét?
+ Không kết hợp với đã, sẽ, đang, hãy, đừng, chớ
- Qua tìm hiểu em cho biết động từ có những đặc điểm gì?
HS đọc ghi nhớ
GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện hoạt động ghép đôi.
- Giữa danh từ và động từ có điểm gì khác nhau?
Học sinh thảo luận, ghi kết quả ra phiếu học tập
GV quan sát, hỗ trợ học sinh học tập
Đại diện các nhóm trình bày kết quả
Các nhóm khác thảo luận, nhận xét kết quả
GV đánh giá kết quả của HS và đưa ra đáp án.
Danh từ.
Động từ
- Nêu tên sự vật, hiện tượng, người, khái niệm 
- Không kết hợp với: đã, sẽ, đang 
- Thường làm chủ ngữ, khi làm vị ngữ thì có từ “là” đứng trước.
- Nêu lên hoạt động, trạng thái của sự vật.
- Kết hợp được với: đã, sẽ, đang 
- Thường làm vị ngữ, khi làm chủ ngữ sẽ không kết hợp với: đã, sẽ, đang.
I. Đặc điểm của động từ 
1.Bài tập: 
a. Đi, đến, ra , hỏi 
b. Lấy, làm, lễ . 
c. Treo, có, qua, xem, cười, bảo, phải, đề, bán. 
->Chỉ hành động, trạng thái của sự vật.
- Khả năng kết hợp của động từ: thường kết hợp với các từ: đã, sẽ, đang, hãy, chớ, đừng ở phía trước để tạo cụm động từ.
- Chức vụ ngữ pháp: 
+ Làm vị ngữ trong câu
+ Khi làm chủ ngữ thì không kết hợp được với: đã, sẽ, đang ... 
2. Ghi nhớ 1 (sgk)
Hoạt động 2: Các loại động từ chính (13 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS HĐ cá nhân. 
HS nhận nhiệm vụ thực hiện hoạt động cá nhân 
 GV đưa ra ví dụ:
a. Hoa đang chơi ngoài sân
b. Tôi định đi thì anh đến
c. Tôi không dám nghĩ đến điều đó.
- Tìm động từ trong các câu trên? 
+ Chơi, định, đi, dám, nghĩ.
- So sánh động từ “chơi” với: định, dám, em thấy có gì khác?
+ Định, dám: phải có các động từ khác đi kèm; còn “chơi” thì không cần.
- Xếp các động từ sau vào bảng phân loại: Đi, buồn, chạy, cười, đau, định, đọc 
Động từ tình thái.
Động từ chỉ hành động, trạng thái.
Đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau.
Không đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau.
Trả lời câu hỏi: làm gì (hành động).
Đi, chạy, cười, đọc, hỏi, ngồi, đứng 
Trả lời câu
hỏi: làm sao? Thế nào?(trạng thái)
Dám, toan, định, cần.
Buồn, gãy, ghét, đau, nhức, nứt, vui, yêu 
- Dựa vào bảng phân loại trên, em hãy cho biết trong tiếng Việt, động từ được chia loại như thế nào?
- Tìm thêm những từ có đặc điểm tương tự ĐT thuộc mỗi nhóm trên?
+ Động từ tình thái (động từ khác đi kèm)
GV khái quát hệ thống kiến thức về động từ (toàn bộ nội dug bài học ghi nhớ sgk).
II. Các lọai động từ chính 
1. Bài tập
- Có hai loại: ĐT tình thái và ĐT chỉ hành động, trạng thái
2. Ghi nhớ 2: Sgk
Hoạt động 3: Luyện tập (10 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS HĐ cá nhân. 
HS nhận nhiệm vụ thực hiện hoạt động cá nhân 
HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- Tìm ĐT trong truyện” Lợn cưới áo mới”?
HS trình bày – nhận xét
GV nhận xét, đánh giá, KL
* Bài tập 2:
GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện hoạt động ghép đôi.
- Cho biết truyện buồn cười ở chỗ nào? Nội dung thông báo của 2 câu giống nhau ko? Khác ở từ nào?
+ Sự đối lập nghĩa giữa hai động từ: đưa và cầm.
-> Phê phán sự tham lam, keo kiệt của anh nhà giàu.
III. Luyện tập 
Bài tập1: Tìm động từ và chỉ ra các loại động từ.
- Động từ tình thái: hay, chả, chợt, có.
- Động từ chỉ hành động: : May, đem, ra, mặc, đứng, hóng, đợi, đi, khen, hỏi, khoe, chạy, giơ,đến, bảo
- Động từ chỉ trạng thái: tức, tức tối.
Bài tập 2: Chỉ ra sự đối lập của động từ.
- Đưa: Đem của mình cho người khác.
- Cầm: Lấy của người khác về mình.
4. Củng cố :
 - GV chốt nội dung toàn bài
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài , hoàn thiện các bài tập
	- Chuẩn bị bài : Cụm động từ 
E. RÚT KINH NGHIỆM - ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG
Ngày 23/11/2018
 Duyệt kế hoạch dạy học
 Trình Thị Hậu Hiệp

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_58_dong_tu_nam_hoc_2019_2020.doc