Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 61-64 - Năm học 2019-2020

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 61-64 - Năm học 2019-2020

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:

- Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được cấu tạo của cụm động từ

- Kỹ năng: Sử dụng cụm động từ.

- Thái độ: Sử dụng cụm động từ khi giao tiếp.

2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh

a/ Năng lực:

 Năng lực sử dụng động từ trong khi nói, viết.

b/ Phẩm chất:

- Nhận thức đúng giá trị của kỹ thuật hệ thống hóa kiến thức.

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên: SGK, giáo án.

- Học sinh: SGK, soạn bài, vở ghi.

III. Tổ chức hoạt động dạy học:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Động từ là gì? Động từ có thể kết hợp với những từ nào?

- Chức vụ của động từ trong câu? Có mấy loại động từ chính?

 

docx 11 trang tuelam477 3740
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 61-64 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* Ngày soạn: 10/11/2019. * Tuần 16.
* Từ tiết 61 đến tiết 64.
61
Mẹ hiền dạy con
62
Cụm động từ 
63
Tính từ, cụm tính từ
64
Trả bài văn số 3
HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM:
MẸ HIỀN DẠY CON
Truyện trung đại
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Kiến thức: Giúp học sinh:
+ Thái độ, tính cách phương pháp dạy con trở thành bậc vĩ nhân của bà mẹ thầy Mạnh Tử
+ Hiểu cách viết truyện gắn với cách viết ký, viết sử thời trung đại.
- Kỹ năng:
+ Đọc hiểu truyện trung đại
+ Nắm bắt và phân tích các sự kiện trong truyện.
- Thái độ:
+ Biết nghe lời bố mẹ, sự ảnh hưởng môi trường đến tính cách.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh
a/ Năng lực: 
+ Phân tích, tìm hiểu một tác phẩm văn học trung đại.
b/ Phẩm chất: 
+ Thấm nhuần tư tưởng đạo đức được lưu giữ trong các tác phẩm văn học trung đại.
+ Vận dụng các tư tưởng đạo đức tiếp thu được vào trong hành vi thường ngày.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: SGK, giáo án.
- Học sinh: SGK, soạn bài, vở ghi.
III. Tổ chức hoạt động dạy học: 
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1. Hoạt động tìm hiểu thực tiễn (Tình huống xuất phát/Khởi động)
- Thời lượng thực hiện: 2 phút.
a/ Mục đích của hoạt động: 
Dẫn dắt, tạo tâm thế học tập. 
b/ Cách thức tổ chức hoạt động: 
Gv dùng lời giới thiệu.
c/ Sản phẩm của học sinh: 
d/ Kết luận của giáo viên:
(GV kết luận về kiến thức, kĩ năng theo nội dung trên).
Lời giới thiệu: 
 Là người mẹ ai chẳng nặng lòng thương yêu con, mong muốn con nên người. Nhưng khó hơn nhiều là cách dạy con, cách giáo dục con sao cho có hiệu quả. Mạnh Tử – người nối nghiệp Khổng Tử phát triển và hoàn thành Nho giáo – sở dĩ trở thành một bậc đại hiền chính là nhờ công lao giáo dục, dạy dỗ của chính bà mẹ, cũng có thể nói là một bậc đại hiền.
+ Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà.
+ Thương con cho roi cho vọt, ghét con cho ngọt cho thơm.
+ Cha mẹ quay đi thì con dại, cha mẹ quay lại thì con khôn.
HOẠT ĐỘNG 2. Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức:
* Kiến thức 1: Đọc và tìm hiểu chú thích :
 - Thời gian dự kiến: ......... phút.
a/ Mục đích của hoạt động:
Giúp HS nắm được nội dung và rèn kỹ năng đọc, tóm tắt tác phẩm. Đồng thời nắm được ý nghĩa một số từ ngữ cũng như nắm được khái niệm về thể loại truyện Trung đại Việt Nam.
b/ Cách thức tổ chức hoạt động:
Văn bản thuộc thể loại nào?
Truyện có mấy sự việc chính?
c/ Sản phẩm hoạt động của học sinh:
	(Nội dung ghi bảng)
 d/ Kết luận của giáo viên:
(Kết luận theo nội dung, kĩ năng đã nêu trên) 
* Kiến thức 2: Phân tích văn bản:
 - Thời gian dự kiến: ......... phút.
a/ Mục đích của hoạt động:
Giúp HS nắm được nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật của truyện “Mẹ hiền dạy con”.
b/ Cách thức tổ chức hoạt động:
(1) Mẹ Mạnh Tử quyết định dời nhà mấy lần? Đến ở đâu? Vì sao phải dời? 
(2) Tại sao mỗi lần dời nhà, mẹ thầy Mạnh Tử đều nói: “Chỗ này không phải chỗ con ta ở được”?
(3) Tại sao khi dọn nhà đến gần trường học người mẹ ấy lại vui lòng nói: “Chỗ này là chỗ con ta ở được đấy”
(4) Việc này tương ứng với câu tục ngữ dân gian nào?
Hs: - “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”
 - “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” 
(5) Lần thứ tư mẹ thầy Mạnh Tử đã làm điều gì không phải?
(6) Tại sao sau khi nói đùa, người mẹ lại đi mua thịt cho con ăn?
(7) Ý nghĩa giáo dục của sự việc thứ tư là gì?
(8) Trong lần tiếp theo, Mạnh tử đã sai phạm điều gì? Thấy con như vậy, bà mẹ đã làm gì?
(9) Qua đó, em có nhận xét gì về thái độ của bà mẹ ?
Hs: Nghiêm khắc, yêu thương, mong muốn con thành người tốt
(10) MT có nghe lời mẹ dạy không? Đâu là biểu hiện chứng tỏ MT là người con ngoan ?
Hs: Biết vâng lời mẹ, học tập chuyên cần
(11) Mẹ hiền, con ngoan. Hai yếu tố đó đã tạo nên một kết qủa như thế nào ?
(12) Trình bày ý nghĩa của truyện?
c/ Sản phẩm hoạt động của học sinh:
	(Nội dung ghi bảng)	
 d/ Kết luận của giáo viên:
(Kết luận theo nội dung, kĩ năng đã nêu trên)
I/ Đọc và tìm hiểu chú thích :
1/ Đọc :
2/ Chú thích :
a/ Thể loại : Truyện Trung đại Việt Nam :
b/ Từ ngữ : (Sgk)
II/ Phân tích văn bản:
1. Chọn môi trường sống:
- Dời nhà ra nghĩa địa
- Dời nhà ra gần chợ
-> Môi trường này ảnh hưởng xấu đến Mạnh Tử, dễ bắt chước thói hư, tật xấu.
- Cuộc sống trường học đã ảnh hưởng tốt đến tính nết Mạnh Tử. (Lễ phép, học hành)
=> Vì muốn con thành người tốt.
2. Dạy con bằng những ứng xử hàng ngày:
- Bà mẹ nói đùa: “để con ăn đấy”
- Bà ân hận: “Ta nói lỡ mồm rồi”
-> mua thịt lợn cho con ăn
-> không được dạy con nói dối, phải giữ được chữ tín với mọi người, sống phải thành thật
- Mạnh Tử bỏ học
- Mẹ cầm dao cắt tấm vải đang dệt
=> Dạy con cần nghiêm khắc, muốn con trở thành người tốt, tài giỏi
=> Mạnh Tử trở thành một bậc tài cao đức trọng, nối tiếng sau này
3. Ý nghĩa văn bản:
1. Nghệ thuật:
- Xây dựng truyện theo mạch thời gian, có nhiều chi tiết giàu ý nghĩa.
2. Nội dung:
 Nêu cao tác dụng của môi trường sống đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Vai trò của bà mẹ trong việc dạy dỗ con nên người.
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động tiếp nối:
- HS hoàn thành các bài tập còn lại.
- Ứng dụng kiến thức bài học vào thực tiễn cuộc sống.
- Chuẩn bị « Cụm động từ » cho tiết sau.
IV. Kiểm tra đánh giá chủ đề/bài học :
- Dự kiến một số câu hỏi:
- GV đánh giá, tổng kết giờ học.
V. Rút kinh nghiệm :
1. Ưu điểm:	
- Truyền thụ đúng đủ kiến thức cơ bản.
- Hệ thống câu hỏi phù hợp với năng lực học sinh.
2. Nhược điểm:
- Phân chia thời gian chưa hợp lí.
- Liên hệ thực tế chưa nhiều.
3. Định hướng khắc phục:
- Cần lấy thêm ví dụ để liên hệ với thực tế.
- Phân chia thời gian hợp lí hơn.
CỤM ĐỘNG TỪ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được cấu tạo của cụm động từ
- Kỹ năng: Sử dụng cụm động từ.
- Thái độ: Sử dụng cụm động từ khi giao tiếp. 
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh
a/ Năng lực: 
 Năng lực sử dụng động từ trong khi nói, viết.
b/ Phẩm chất: 
- Nhận thức đúng giá trị của kỹ thuật hệ thống hóa kiến thức.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: SGK, giáo án.
- Học sinh: SGK, soạn bài, vở ghi.
III. Tổ chức hoạt động dạy học: 
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Động từ là gì? Động từ có thể kết hợp với những từ nào?
Chức vụ của động từ trong câu? Có mấy loại động từ chính?
3/ Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1. Hoạt động tìm hiểu thực tiễn (Tình huống xuất phát/Khởi động)
- Thời lượng thực hiện: 2 phút.
a/ Mục đích của hoạt động: 
Dẫn dắt, tạo tâm thế học tập. 
b/ Cách thức tổ chức hoạt động: 
Gv dùng lời giới thiệu.
c/ Sản phẩm của học sinh: 
d/ Kết luận của giáo viên:
(GV kết luận về kiến thức, kĩ năng theo nội dung trên).
Giáo viên cho học sinh quan sát hai ví dụ: cắt (động từ) và đang cắt (cụm động từ).
Vậy cụm động từ là gì? Cấu tạo của cụm động từ ra sao? Vai trò ngữ pháp của cụm động từ như thế nào?
Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tìm được câu trả lời.
HOẠT ĐỘNG 2. Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức:
NỘI DUNG 1: Cụm động từ: 
- Thời gian dự kiến: ......... phút.
a/ Mục đích của hoạt động:
Giúp HS nắm được Cấu tạo của cụm động từ.
b/ Cách thức tổ chức hoạt động:
- HS đọc ví dụ Sgk
- Tìm các động từ trong các câu a, b, c ( khả năng kết hợp)
- Sau 3p các nhóm trình bày, gv nhận xét, bổ sung. 
- Vậy thế nào là cụm ĐT ? 
- Cụm ĐT khác với động từ như thế nào? ( xét về cấu tạo và ý nghĩa)
c/ Sản phẩm hoạt động của học sinh:
 (Văn bản tóm tắt)
d/ Kết luận của giáo viên:
(Kết luận theo nội dung, kĩ năng đã nêu trên)
II. Cấu tạo của cụm động từ: 
1. VD
Phần trước
Phần TT
Phần sau
đã
cũng
đi
ra
nhiều nơi
những câu 
-Phụ trước
+ bổ sung cho động từ các ý nghĩa quan hệ thời gian: đã, đang, sẽ
+ sự tiếp diễn tương tự: củng, vẫn
+ sự khuyến khích hoặc ngăn cản hành động
- Phụ sau:
+ bổ sung cho động từ các chi tiết về đối tượng, hướng, địa điểm, thời gian, mục đích, nguyên nhân, phương tiện 
2.Ghi nhớ ( Sgk)
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập, thực hành, thí nghiệm:
II/ Luyện tập: 
Thời gian dự kiến: ..................... phút.
a/ Mục đích của hoạt động:
HS vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết tình huống thực tiễn.
b/ Cách thức tổ chức hoạt động:
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu bài tập. Thực hiện theo yêu cầu.
c/ Sản phẩm hoạt động của học sinh:
d/ Kết luận của giáo viên:
III. Luyện tập:
Bµi tËp 1: T×m c¸c côm §T cã trong nh÷ng c©u sau:
a. cßn ®ang ®ïa nghÞch ë sau nhµ
 PT TT PS
b. yªu th­¬ng MÞ N­¬ng hÕt mùc
 TT PS
muèn kÐn cho con mét ng­êi chångthËt
 PT TT PS
 xøng d¸ng	
c. §µnh t×m c¸ch gi÷ sø thÇn ë c«ng qu¸n ®Ó cã th× g׬ hái ý kiÕn em bÐ th«ng minh nä
®Ó cã th× g׬ hái ý kiÕn em bÐ th«ng minh nä
®i hái ý kiÕn em bÐ th«ng minh nä
BT2 Hướng dẫn HS
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động tiếp nối:
- HS hoàn thành các bài tập còn lại.
- Ứng dụng kiến thức bài học vào thực tiễn cuộc sống.
- Chuẩn bị « Viết bài tập làm văn số 3 » cho tiết sau.
IV. Kiểm tra đánh giá chủ đề/bài học :
- Dự kiến một số câu hỏi:
- GV đánh giá, tổng kết giờ học.
V. Rút kinh nghiệm :
1. Ưu điểm:
- Truyền thụ đúng đủ kiến thức cơ bản.
- Hệ thống câu hỏi phù hợp với năng lực học sinh.
2. Nhược điểm:
- Phân chia thời gian chưa hợp lí.
- Liên hệ thực tế chưa nhiều.
3. Định hướng khắc phục:
- Cần lấy thêm ví dụ để liên hệ với thực tế.
- Phân chia thời gian hợp lí hơn.
TÍNH TỪ VÀ CỤM TÍNH TỪ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Kiến thức: Giúp học sinh:
+ Nắm được đặc điểm của tính từ và một số loại tính từ cơ bản
+ Nắm được cấu tạo của cụm tính từ
- Kỹ năng:
+ Nhận biết và phân biệt tính từ.
+ Sử dụng tính từ và cụm tính từ khi nói, viết.
- Thái độ:
+ Sử dụng trong giao tiếp, viết văn.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh
a/ Năng lực: 
+ Phân tích, nhận diện tính từ, cụm tính từ trong câu văn, đoạn văn.
b/ Phẩm chất: 
+ Có hiểu biết cơ bản về tính từ và cụm tính từ.
+ Ý thức sử dụng tính từ và cụm tính từ trong giao tiếp và tạo lập văn bản.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: SGK, giáo án.
- Học sinh: SGK, soạn bài, vở ghi.
III. Tổ chức hoạt động dạy học: 
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
(1) Thế nào là cụm động từ ? cho ví dụ ?
(2) Nêu cấu tạo của cụm động từ ?
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1. Hoạt động tìm hiểu thực tiễn (Tình huống xuất phát/Khởi động)
- Thời lượng thực hiện: 2 phút.
a/ Mục đích của hoạt động: 
Dẫn dắt, tạo tâm thế học tập. 
b/ Cách thức tổ chức hoạt động: 
Gv dùng lời giới thiệu.
c/ Sản phẩm của học sinh: 
d/ Kết luận của giáo viên:
(GV kết luận về kiến thức, kĩ năng theo nội dung trên).
Lời giới thiệu:
Khi nói đến cụm từ thì ngoaì cụm danh từ, cụm động từ ra, ta còn một loại nữa đó là cụm tính từ. Hôm nay ta sẽ tìm hiểu cụm tính từ cùng các bổ ngữ trong cụm tính từ ấy
HOẠT ĐỘNG 2. Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức:
* Kiến thức 1: Đặc điểm của tính từ:
 - Thời gian dự kiến: ......... phút.
a/ Mục đích của hoạt động:
Giúp HS nắm được đặc điểm của tính từ.
b/ Cách thức tổ chức hoạt động:
- Cho HS đọc ví dụ SGK.
- Tìm tính từ trong câu a, b.	
- Tìm thêm một số tính từ mà em biết ?
- Qua phân tích tìm hiểu ví dụ, em hiểu tính từ là gì ?
- GV lấy thêm một số tính từ có ngay trong phòng học để hs hình dung trả lời
c/ Sản phẩm hoạt động của học sinh:
	(Nội dung ghi bảng)
 d/ Kết luận của giáo viên:
(Kết luận theo nội dung, kĩ năng đã nêu trên)
* Kiến thức 2: Các loại tính từ:
 - Thời gian dự kiến: ......... phút.
a/ Mục đích của hoạt động:
Giúp HS nắm được các loại tính từ.
b/ Cách thức tổ chức hoạt động:
- Hs thảo luận : so sánh tính từ với động từ.
 Khả năng kết hợp của TT? 
- Hs: làm theo nhóm
- Sau 3p gọi địa diện các nhóm lên trình bày
- Gv chốt lại	
hãy, đừng chớ rất hạn chế.
Đừng xanh như lá, đừng bạc như vôi. 
- Trong các tính từ vừa tìm được, tính từ nào có thể kết hợp với tính từ chỉ mức độ và tính từ nào thì không ?
- VD: Qủa cam này rất vàng lịm -> K được
Vậy có mấy loại tính từ ?
- Cho 1 ví dụ câu có tính từ và nhận xét chức vụ 
c-v trong câu.
Thông minh/là vốn quý của con người
 TT - C 
GV: Kết luận, chốt kiến thức
c/ Sản phẩm hoạt động của học sinh:
(Nội dung ghi bảng)
 d/ Kết luận của giáo viên:
(Kết luận theo nội dung, kĩ năng đã nêu trên) 
* Kiến thức 3: Cụm tính từ:
 - Thời gian dự kiến: ......... phút.
a/ Mục đích của hoạt động:
Giúp HS nắm được đặc điểm của cụm tính từ.
b/ Cách thức tổ chức hoạt động:
- Tìm những cụm tính từ có trong ví dụ mục1
- Dựa vào kiến thức đã học về cụm DT, ĐT. Hãy vẽ các cụm TT vừa tìm được vào mô hình ?
- Tìm thêm những phụ trước, phụ sau cho TT. Cho biết những thành phần phụ đó bổ sung ý nghĩa gì cho cụm TT ?
- Hs: Thảo luận 4’ sau đó cử đại diện nhóm trình bày
- GV cho hs lấy ví dụ để làm sáng tỏ
- GV: Kết luận, chốt kiến thức
c/ Sản phẩm hoạt động của học sinh:
(Nội dung ghi bảng)
 d/ Kết luận của giáo viên:
(Kết luận theo nội dung, kĩ năng đã nêu trên)
I. Đặc điểm của tính từ. 
1. Ví dụ : SGK – trang 135.
 a. Bé, oai.
 b. Vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi.
- Màu sắc: đỏ , trắng, đen, to, nhỏ, ..
 - Mùi vị: chua, cay, ngọt ,bùi, mặn chát, đắng, 
- Hình dáng: lệch, nghiêng, ngay, thẳng, xiêu vẹo, 
2. Ghi nhớ : Tính từ là những từ chỉ đặc điểm tính chất của sự vật, hành động, trạng thái.
II. Các loại tính từ. (8’)
1. Ví dụ ( Sgk)
2. Nhận xét
a. Bé quá, rất bé, oai lắm, rất oai.
- > Tính từ chỉ đặc điểm tương đối (có thể kết hợp với các từ chỉ mức độ: rất, hơi, lắm).
b. Vàng hoe, vàng lịm, vàng ối.
- > Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối (không thể kết hợp với từ chỉ mức độ: rất, hơi, lắm).
3. Ghi nhớ (sgk)
III. Cụm tính từ. 
1.Vẽ mô hình
 Vốn đã rất yên tĩnh này.
Nhỏ lại, sáng vằng vặc ở trên không.
phần trước
p/ trung tâm
phần sau
vốn đã rất
Yên tĩnh
này
nhỏ 
sáng
lại
vằng vặc ở...
2.Ý nghĩa của thành phần phụ
a.Phụ trước:
- Thời gian: đã, sẽ, đang, mới, từng
- Tiếp diễn: vẫn, còn, cũng, lại, đều...
- Mức độ: rất, hơi, quá, ít
- Khẳng định hoặc phủ định: có, không, chưa, chẳng, chã...
b. Phụ sau: 
- So sánh: đẹp như tiên, xấu như ma
-Mức độ :Quá đẹp, vô cùng, lắm, tuyệt vời
-Phạm vi đặc điểm:Xấu người, đệp nết, tích cực trong công tác...
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập, thực hành, thí nghiệm:
II/ Luyện tập: 
Thời gian dự kiến: ..................... phút.
a/ Mục đích của hoạt động:
HS vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết tình huống thực tiễn.
b/ Cách thức tổ chức hoạt động:
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu bài tập. Thực hiện theo yêu cầu.
c/ Sản phẩm hoạt động của học sinh:
d/ Kết luận của giáo viên:
(Kết luận theo nội dung, kĩ năng đã nêu trên)
IV. Luyện tập:
Bài tập 1 : Tìm các tính từ.
 a. Sun sun như con đỉa.
 b. Chần chẫn như cái đòn càn.
 c. Bè bè như cái quạt thóc.
 d. Sừng sững như cái cột đình.
 đ .Tun tủn như cái chổi sể cùn.
 Bài tập 2 : 
 - Các tính từ đều là từ láy có tác dụng gợi hình gợi cảm
 - Hình ảnh mà tính từ gợi ra là sự vật tầm thường, không giúp cho việc nhận thức một sự vật to lớn, mới mẻ như con voi.
 - Đặc điểm chung của 5 ông thầy bói là : nhận thức hạn hẹp.
Bài tập 3 : So sánh cách dùng động từ.
Gợn sóng êm ả → nổi sóng → nổi sóng dữ dội → nổi sóng mù mịt → nổi sóng ầm ầm.
* Nhận xét : sự tăng dần độ dữ dội của sóng, thấy được sự nổi giận của biển .
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động tiếp nối:
- HS hoàn thành các bài tập còn lại.
- Ứng dụng kiến thức bài học vào thực tiễn cuộc sống.
- Chuẩn bị « Kể chuyện tưởng tượng » cho tiết sau.
IV. Kiểm tra đánh giá chủ đề/bài học :
- Dự kiến một số câu hỏi:
- GV đánh giá, tổng kết giờ học.
V. Rút kinh nghiệm :
1. Ưu điểm:
- Truyền thụ đúng đủ kiến thức cơ bản.
- Hệ thống câu hỏi phù hợp với năng lực học sinh.
2. Nhược điểm:
- Phân chia thời gian chưa hợp lí.
- Liên hệ thực tế chưa nhiều.
3. Định hướng khắc phục:
- Cần lấy thêm ví dụ để liên hệ với thực tế.
- Phân chia thời gian hợp lí hơn.
@?@?@?@?&@?@?@?@
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
I.Mục Tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Kiến thức: 
Đánh giá bài làm theo văn tự sự, nhân vật, sự việc, 
- Kĩ năng: 
Phân tích, nhận diện lỗi sai.
- Thái độ: 
Phát hiện lỗi sai, biết sửa lỗi.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh
a/ Năng lực: 
Hình thành năng lực tự nhận diện những lỗi thường mắc phải trong quá trình làm bài.
b/ Phẩm chất: 
+ Nghiêm túc nhìn nhận những lỗi sai và khắc phục sửa chữa.
+ Biết chia sẻ, giúp đỡ bạn khắc phục những lỗi thường gặp.
 II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: SGK, giáo án.
- Học sinh: SGK, soạn bài, vở ghi.
III. Tổ chức hoạt động dạy học: 
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Trả bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1. Hoạt động tìm hiểu thực tiễn (Tình huống xuất phát/Khởi động)
- Thời lượng thực hiện: 2 phút.
a/ Mục đích của hoạt động: 
Dẫn dắt, tạo tâm thế học tập. 
b/ Cách thức tổ chức hoạt động: 
Gv dùng lời giới thiệu.
c/ Sản phẩm của học sinh: 
d/ Kết luận của giáo viên:
(GV kết luận về kiến thức, kĩ năng theo nội dung trên).
Lời giới thiệu:
Nhằm đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức, kĩ năng diễn đạt bài văn và thái độ tiến hành bài viết, các em sẽ được giáo viên nhận xét trong tiết trả bài.
HOẠT ĐỘNG 2. Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức:
Nội dung 1. Tìm hiểu đề bài (5’)
- GV: Yêu cầu HS nhắc lại đề bài.
- HS: Thực hiện theo yêu cầu.
- GV: Nhận xét.
- HS: Lắng nghe.
Nội dung 2. Xác định yêu cầu chung của đề bài – bài làm (18’)
- GV: Đề bài yêu cầu những gì ? Những từ ngữ nào thể hiện yêu cầu đó ?
- HS: Xác định theo yêu cầu.
- GV: Hướng dẫn HS xây dựng mục tiêu chung cho bài viết (hình thức, nội dung, )
- HS: Lắng nghe, ghi nhận.
Nội dung 3. Nhận xét chung (5’)
- GV: Nhận xét về ưu điểm, hạn chế.
- HS: Lắng nghe
- GV: Đọc một vài đoạn, bài viết khá, giỏi.
- HS: Lắng nghe, học tập cách viết.
- GV: Đọc những bài, đoạn viết chưa tốt và sửa chữa.
- HS: Lắng nghe, rút kinh nghiệm để viết tốt hơn.
Nội dung 4. Trả bài
- GV: Trả bài cho học sinh.
- HS: Nhận bài. 
- GV: Lấy điểm vào sổ.
- HS: Đọc điểm.
Nội dung 5. Sửa lỗi bài viết 
- GV: Yêu cầu HS đọc lại bài của mình và sửa lỗi mắc phải.
- HS: Đọc, sửa lỗi.
- GV: Gọi HS đọc một vài bài văn đã sửa lỗi.
- HS: Đọc.
- GV: Em hãy nhận xét bài văn đã sửa lỗi.
- HS: Bài văn đã sửa lỗi hay hơn khi chưa sửa.
- GV: Nhận xét – kết luận (tuyên dương học sinh có bài làm tốt, nhắc nhở động viên học sinh có bài làm chưa tốt).
- HS: Theo dõi và tiếp thu.
I. Đề bài
Hãy tưởng tượng, có lần ngồi một mình trong lớp học, em nghe được cuộc trò chuyện giữa chiếc bàn cũ và chiếc bàn mới.
Hãy kể lại câu chuyện trên.	
II. Yêu cầu chung
1. Thể loại: Văn tự sự
2. Về hình thức:
- Viết đúng thể văn tự sự. 1,0 điểm.
- Bố cục đảm bảo 3 phần, đúng nhiệm vụ từng phần. 1,0 điểm.
- Lời văn trong sáng, dễ hiểu. 1,0 điểm.
- Sai không quá 5 lỗi chính tả. 1,0 điểm.
- Lời văn sáng tạo, cách dùng từ uyển chuyển.
 1,0 điểm.
2/ Về nội dung:
- Kể đúng câu chuyện như đã yêu cầu.
 2.5 điểm.
- Đảm bảo nội dung: có mở đầu, diễn biến và kết thúc. 2.5 điểm.
III. Nhận xét chung
1. Ưu điểm
- Bài viết đúng thể loại tự sự.
- Làm nổi bật được sự việc chính, nhân vật chính, kể trọng tâm.
- Chữ viết rõ ràng, trình bày tương đối sạch, đẹp.
- Kể theo trình tự chuỗi sự việc trước- sau.
2. Hạn chế
+ Có một số bài chữ viết chưa đẹp, lỗi chính tả nhiều, nội dung còn thiếu, 
+ Có bài viết thiếu từ dẫn đến sai nghĩa, ...
+ Một số bài viết hoa tuỳ tiện, danh từ riêng lại không viết hoa,...
+ Có bài chưa có bố cục rõ ràng.
+ Trình bày chưa đẹp.
+ Tẩy xoá còn nhiều.
IV. Trả bài
V. Sửa lỗi bài viết
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động tiếp nối:
Nội dung: Xem lại bài làm của mình, đọc, tóm tắt văn bản Em bé thông minh
- Cách thức tổ chức HĐ: GV HD tóm tắt
SP HĐ của HS: lắng nghe, thực hiện
- KL của GV: TIẾT SAU HỌC BÀI Em bé thông minh
IV. Kiểm tra đánh giá chủ đề/bài học :
? Nêu dàn bài của văn tự sự?
? Những điều cần lưu ý trong quá trình làm văn tự sự
 Lớp
Tổng số
 HS
Giỏi
Khá
T. bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6A
38
09
23,7
07
18,4
12
31,6
10
26,3
0
0
6B
39
06
15,4
05
12,8
15
38,5
12
30,7
01
2,6
V. Rút kinh nghiệm :
1. Ưu điểm:
- Xác định đúng các lỗi phổ biến thường gặp ở học sinh để khắc phục sửa chữa
- HS đã biết tự phát hiện và sửa chữa các lỗi sai thường gặp.
2. Nhược điểm:
- Lỗi sai chính tả chưa khắc phục được nhiều.
3. Định hướng khắc phục:
- Tiếp tục khắc phục các lỗi sai về chính tả.
@?@?@?@?&@?@?@?@

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_61_64_nam_hoc_2019_2020.docx