Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 69: Chương trình địa phương "Giới thiệu chung về truyện cổ dân gian Quảng Nam" - Năm học 2010-2011

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 69: Chương trình địa phương "Giới thiệu chung về truyện cổ dân gian Quảng Nam" - Năm học 2010-2011

A/ Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:-Hiểu những nét khái quát về truyện cổ dân gian Quảng Nam: hoàn cảnh ra đời, đặc điểm về nội dung và nghệ thuật.

-Nhận ra được vẻ đẹp tâm hồn và tính cách của các dân tộc định cư trên địa bàn Quảng Nam qua những truyện cổ dân gian Quảng Nam.

2. Kĩ năng :-Có ý thức sưu tầm, tìm hiểu truyện cổ dân gian Quảng Nam.

3. Thái độ: Tự hào về truyền thống văn học địa phương.

B/ Chuẩn bị : -GV: Cho HS photo tài liệu. - Hướng dẫn HS cách soạn bài. - Cho HS sưu tầm truyện cổ dân gian Quảng Nam.

 - HS: Photo tài liệu và soạn bài theo hướng dẫn của GV. - Sưu tầm truyện cổ dân gian Quảng Nam.

C/ Tổ chức các hoạt động dạy và học:

HĐ1: Bài cũ:Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

HĐ2:Giới thiệu bài:Giới thiệu vài nét về truyện cổ dân gian Quảng Nam trong mạch nguồn truyện cổ dân gian Việt Nam, mối liên quan giữa văn hoá Quảng Nam và truyện cổ dân gian Quảng Nam.

 

doc 4 trang tuelam477 4270
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 69: Chương trình địa phương "Giới thiệu chung về truyện cổ dân gian Quảng Nam" - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:18
Tiết :69
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG:GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRUYỆN CỔ DÂN GIAN QUẢNG NAM.
S:02/01/2011
G:05/01/2011
A/ Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:-Hiểu những nét khái quát về truyện cổ dân gian Quảng Nam: hoàn cảnh ra đời, đặc điểm về nội dung và nghệ thuật.
-Nhận ra được vẻ đẹp tâm hồn và tính cách của các dân tộc định cư trên địa bàn Quảng Nam qua những truyện cổ dân gian Quảng Nam.
2. Kĩ năng :-Có ý thức sưu tầm, tìm hiểu truyện cổ dân gian Quảng Nam.
3. Thái độ: Tự hào về truyền thống văn học địa phương.
B/ Chuẩn bị : -GV: Cho HS photo tài liệu. - Hướng dẫn HS cách soạn bài. - Cho HS sưu tầm truyện cổ dân gian Quảng Nam.
 - HS: Photo tài liệu và soạn bài theo hướng dẫn của GV. - Sưu tầm truyện cổ dân gian Quảng Nam.
C/ Tổ chức các hoạt động dạy và học:
HĐ1: Bài cũ:Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
HĐ2:Giới thiệu bài:Giới thiệu vài nét về truyện cổ dân gian Quảng Nam trong mạch nguồn truyện cổ dân gian Việt Nam, mối liên quan giữa văn hoá Quảng Nam và truyện cổ dân gian Quảng Nam.
HĐ3:Bài học:
B1: *MT:Hiểu những nét khái quát về truyện cổ dân gian Quảng Nam.
-GV hướng dẫn HS đọc tài liệu: phần I-Hoàn cảnh ra đời.
H: Nêu lại những nét chính về hoàn cảnh ra đời của truyện cổ dân gian Quảng Nam.(Cho HS chép phần in nghiêng đậm)
B2:*MT: Hướng dẫn cho HS tìm hiểu về các thể loại.
B3:*MT: Nắm được những giá trị cơ bản của truyện cổ dân gian Quảng Nam. 
H:Truyện cổ dân gian QN có những đặc điểm lớn nào về nội dung và nghệ thuật?
B4:*MT: Tầm quan trong của việc sưu tầm văn học dân gian.
H: Vì sao phải tiếp tục sưu tầm truyện cổ dân gian Quảng Nam?
I/ Hoàn cảnh ra đời:
- Đặt trong tiến trình lịch sử vùng đất Quảng Nam được hình thành trên con đường phát triển về phương Nam của nhiều thế hệ người Việt. Nơi đây đã sớm có những người Việt từ phía Bắc di dân vào khai phá vùng đất mới và cùng chung sống với cư dân bản địa. Quá trình cộng cư ấy đã góp phần tạo nên mạch nguồn về văn hoá, văn học xứ Quảng.
- Tất nhiên, mạch nguồn riêng ấy không tách rời mạch nguồn chung của văn hoá, văn học dân tộc.
II/Các thể loại: 
- Cũng như truyện dân gian ở các vùng miền khác của đất nước ta, truyện dân gian Quảng Nam cũng bao gồm nhiều thể loại truyện dân gian khác nhau như truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười,....
1. Truyền thuyết: truyền thuyết ở Quảng Nam thường pha "sắc màu thần thoại", nhiều truyện đã "cổ tích hoá". Phần lớn truyền thuyết Quảng Nam thiên về khuynh hướng giải thích địa danh, di tích và phản ánh các ý niệm về tổ tiên, dòng họ, các hiện tượng tự nhiên, những kì tích về việc chiến đấu để bảo vệ con người, đất đai....
2. Truyện cổ tích: Truyện cổ tích Quảng Nam có sự giao thoa, xuyên thấm với truyền thuyết. Qua những câu chuyện và hình tượng được hư cấu, truyện kể về những con người (thường là những nhân vật mồ côi, bất hạnh, nghèo khổ....) biết vượt lên số phận, đấu tranh với thiên nhiên, xã hội để giành quyền sống cho con người. Thể hiện rõ ràng thái độ yêu cái tốt cũng như ghét cái xấu, truyện cổ tích giúp con người hướng về chân- thiện- mĩ.
3. Truyện ngụ ngôn: Truyện ngụ ngôn ở Quảng Nam. Thường có kết cấu ngắn gọn. Cũng như truyện ngụ ngôn các vùng miền khác, truyện ngụ ngôn Quảng Nam thường mượn câu truyện về các con vật để gửi gắm bài học đạo đức về con người. Ta thường bắt gặp trong truyện ngụ ngôn những cuộc đấu tranh, so tài mà những con vật nhỏ bé luôn chiến thắng những con vật to lớn, hung dữ nhờ vào trí thông minh và sự khôn ngoan. Đều toát lên từ ngụ ngôn là những bài học về nhân sinh và cuộc sống.
4. Truyện cười: Trong hệ thống truyện cười Quảng Nam, nổi tiếng nhất là truyện Thủ Thiệm. Truyện Thủ Thiệm có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ. Mượn hình thức trào lộng, truyện hướng đến việc đả kích bọn thống trị và phê phán những thói hư tật xấu trong nhân dân cũng như việc tự cười mình để làm vui cuộc sống.
III. Những giá trị cơ bản của truyện cổ dân gian Quảng Nam.
1. Truyện cổ dân gian Quảng Nam có nội dung khá phong phú và đa dạng: truyện cổ dân gian Quảng Nam hướng đến việc giải thích các hiện tượng thiên nhiên, sự hình thành các dòng họ, các địa danh, lịch sử... Chẳng hạn: Sự tích về việc hình thành trời, đất, núi, sông (truyện cổ dân tộc Ca Dong), Sự tích mặt trời, mặt trăng ( truyển cổ dân tộc Bh noong), Sự tích suối nước nóng (Truyện cổ dân tộc t riêng), Sự tích họ hiên, họ P Long, họ Tơ Ngôl, họ Arân, họ Alăng..... (Tuyện cổ dân tọc Cơ Tu).... Sự tích Ngũ Hành Sơn, Sự tích đất Gò Nổi, Cầu Câu Lâu, Dòng sông Tiên..... Truyện cổ dân tộc Kinh). Truyện phản ánh cuộc sống vật chất và tinh thần của các dân tộc cùng sống trên địa bàn Quảng Nam. Đặc biệt, nó tập trung thể hiện tinh thần đấu tranh với thiên nhiên và xã hội của con người xứ Quảng cũng như làm nổi rõ tâm hồn và tính các bộc trực, phóng khoáng, vị tha, đoàn kết, nghĩa tình, hướng đến nguồn cội của người dân Quảng Nam. Như các truyện Truyện Thủ Thiệm, Miếu Thất Vi, Công Dã Trường, Ông Đức Thầy, Chùa Xuân Sơn và cầu Bà Bầu...... (truyện cổ dân tộc Kinh); Toại và xúp (truyện cổ dân tộc Ve), Đôi vợ chồng tốt bụng (truyện cổ dân tộc Ca Dong), Cô gái và trái cà thiêng( truyện cổ dân tộc Bh noong), Đhâm Đhueet (truyện cổ dân tộc Cơ Tu).....
2. Truyện cổ dân gian Quảng Nam có nghệ thuật mang giá trị thẩm mĩ cao, tạo được bản sắc riêng: tryuện cổ dân gian Quảng Nam có không gian nghệ thuật rộng lớn, hình tượng kì vĩ. Nhiều thể loại truyện có sự đan xen yếu tố kỳ ảo và yếu tố hiện thực.
3. Truyện cổ dân gian Quảng Nam có tác dụng giáo dục sâu sắc: truyện cổ Quảng Nam cac ngợi sự gắn bó của con người Quảng Nam trong việc khắc phục những khó khăn về thiên nhiên để tồn tại cũng như việc đấu tranh với các thế lực phi nhân để phát triển. Truyện lên án cường quyền, bất công , đề cao nhân nghĩa, kêu gọi phá bỏ những lề thói buộc ràng phi lí. Ở một góc độ khác, truyện thể hiện những ước mơ đầy tính nhân văn của con người Quảng Nam.
IV Kết luận:
Truyện cổ dân gian Quảng Nam có nội dung phong phú, nghệ thuật đặc sắc, thể hiện bản sắc riêng của các dân tộc cùng chung sống trên địa bàn Quảng Nam, đồng thời có sự liên quan mật thiết với truyện cổ và văn hoá của cả dân tộc Việt Nam. Nó phản ánh tâm hồn và tính cách đẹp đẽ của con người Quảng Nam.
Chúng ta cần tiếp tục sưu tầm và bảo tồn tryện cổ dân giang Quảng Nam - một vốn quý của văn hoá dân tộc.
HĐ 4 : Củng cố: Hướng dẫn HS tiếp tục sưu tầm truyện cổ dân gian Quảng Nam.
HĐ5: Hướng dẫn tự học : Chuẩn bị cho tiết chương trình địa phương: Đọc và tìm hiểu hai truyện cổ dân gian Quảng Nam:"Sự tích về việc hình thành trời, đất, núi , sông" và "Sự tích đất Gò Nổi"
Tuần 19
Tiết 70
Đọc và tìm hiểu hai truyện cổ dân gian Quảng Nam:"Sự tích về việc hình thành trời, đất, núi , sông" và "Sự tích đất Gò Nổi"
S:02/01/2011
G:12/01/2011
A. Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức:-Cảm nhận được trí tuệ, sức tưởng tượng dồi dào cũng như tâm hồn đẹp đẽ của người Ca Dong qua sự hình thành trời, đất, núi, sông.
- Tiếp cận với một cách giải thích được lưu truyền trong dân gian về nguồn gốc của vùng đất Gò Nổi với tấm lòng tri ân những người không ngại gian khó đi khai hoang sáng lập một vùng đất màu mỡ, trù phú, lập nên những làng nghề truyền thống.
2. Kĩ năng :-Có ý thức sưu tầm, tìm hiểu truyện cổ dân gian Quảng Nam.
3. Thái độ: Tự hào về truyền thống văn học địa phương.
B. Chuẩn bị : - GV : + Đọc tài liệu . Giao việc cho HS: Soạn bài, Tổng kết việc sưu tầm theo đơn vị tổ. + Sưu tầm một số truyện dân gian ở địa phương ( Sự tích Bà Thu Bồn )
 - HS : Thực hiện yêu cầu của cô giáo. Soạn bài theo tài liệu.
C/ Tổ chức các hoạt động dạy và học:
HĐ1: Bài cũ:Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
HĐ2:Giới thiệu bài:Nêu lên những nét chung về 2 truyện cổ.
HĐ3:Bài học:
B1: Tìm hiểu chung.
*HD HS đọc chú thích và văn bản.
B2:*MT: HD HS suy ghĩ về những vấn đề đặt ra ở phần Đọc - hiểu văn bản.
H: Cách vào chuyện của câu chuyện "Sự tích về việc hình thành trời, đất, núi, sông" có điểm gì giống với cách vào chuyện của những câu chuyện cổ dân gian khác?
HS trả lời - GV chốt kiến thức - Yêu cầu HS tìm dẫn chứng cụ thể.
*Cho HS đọc lại truyện"Sự tích về việc hình thành trời, đất, núi, sông" .
H:Đằng sau cách hình dung của người Ca Dong về sự hình thành trời, đất, núi, sông thể hiện khát vọng đẹp đẽ gì của nhân dân ta?
HS trả lời - GV chốt cho HS ghi.
*Cho HS đọc lại truyện:"Sự tích đất Gò Nổi".
H:Theo truyện tên gọi Gò Nổi phát xuất từ đâu?
H:Những chi tiết nào trong truyện gợi lên ý tưởng Gò Nổi là một vùng đất màu mỡ?
B3: :*MT: GV chốt lại những kiến thức cơ bản.
B4:Cho HS đọc Ghi nhớ /tài liệu trang 6.
B5:HDHS thực hiện theo tài liệu hướng dẫn.
I. Tìm hiểu chung: Trang 6.
II. Đọc - hiểu văn bản:
 1/Điểm giống nhau giữa truyện "Sự tích về việc hình thành trời, đất, núi, sông" với những câu chuyện cổ dân gian khác:
 - Có cách vào chuyện giống nhau ((bắt đầu bằng một ý niệm mang tính phiếm chỉ về thời gian theo kiểu diễn đạt chung như "Thuở xa xưa, xa xưa lắm rồi..."hoặc "Ngày xửa, ngày xưa...")
 - Trở thành một mô-típ quen thuộc của truyện cổ dân gian Việt Nam và truyện cổ các dân tộ vùng Đông Nam Á.
2/ Trong cách giải thích sự hình thành trời, đất, núi, sông, hình ảnh ông khổng lồ có tên Rờ Xí hiện ra dưới bóng dáng của con người - điều đó chính tỏ ông được vẽ nên, tạo ra hình dáng con người. Có thể nói, đằng sau cách hình dung đó ẩn chứa khát vọng đẹp đẽ của nhân dân ta muốn được khám phá các hiện tượng tự nhiên và đời sống. Đồng thời còn thể hiện khát vọng về một xã hội tự do và lao dộng sáng tạo.
3/ Phát xuất của tên gọi Gò Nổi ( Truyện cổ tích đất Gò Nổi) là do ông Lê Văn Đạo đặt cho vùng đất được ông phát hiện, khai phá, một dải đất nổi lên giữa bốn bên sông nước. Đề cập đến phát xuất của tên gọi một vùng đất thể hiện tấm lòng tri ân đối với người đã có công khai phá, tạo dựng.
4/ Những chi tiết gợi lên ý tưởng Gò Nổi là một vùng đất màu mỡ. 
- Khi mới phát hiện: "Vùng cây cối xanh tươi", "Càng vào sâu trong bãi, đất đai càng màu mỡ, cây cối càng xanh tốt"... Cảnh vật gợi ý tưởng về một vùng đất màu mỡ, có thể định cư, lập nghiệp.
- Khi đã định cư, lập nghiệp: "Vườn dưa hấu của gia đình ông có quả to đến một người ôm không xuể, xanh óng nằm lăn trên mặt đất. Ruộng mía trải rộng trước nhà, những lóng mía vàng rộm to như ống chân, mỗi khúc một người ăn không hềt. Đến mùa gieo hạt, chỉ cần vãi hạt giống ra , chẳng tốn bao công chăm bón, mà từng bông lúa óng vàng, nặng trĩu rạp mình trước từng cơn gió dịu"...Những chi tiết đó cho thấy Gò Nổi là vùng đất phì nhiêu, có hướng phát triển. 
 * Đây cũng là cách nhìn của nhân dân về nguồn gốc của vùng đất Gò Nổi, đồng thời thể hiện khát vọng về cuộc sống sung túc, ấm êm.
III. Tổng kết:Ghi nhớ /6
IV. Luyện tập:HDHS thực hiện theo tài liệu hướng dẫn.
HĐ 4 : Củng cố: Hướng dẫn HS tiếp tục sưu tầm truyện cổ dân gian Quảng Nam.
HĐ5: Hướng dẫn tự học : 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_69_chuong_trinh_dia_phuong_gioi_t.doc