Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 71: Chương trình ngữ văn địa phương "Sự tích sông Công, núi Cốc" - Năm học 2019-2020

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 71: Chương trình ngữ văn địa phương "Sự tích sông Công, núi Cốc" - Năm học 2019-2020

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức: Giúp HS

- Củng cố thêm kiến thức cơ bản về thể loại truyền thuyết. Nắm được giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản.

- Qua câu chuyện tình cảm và cái chết bi thảm của chàng Cốc nàng Công, tác phẩm ca ngợi tình yêu tự do và khát vọng hạnh phúc. Phê phán sự phân biệt giàu nghèo, địa vị và những hủ tục của xã hội phong kiến đã ngăn cản tình yêu và hạnh phúc lứa đôi.

2. Kỹ năng:

Đọc, kể tóm tắt văn bản, phân tích các yếu tố thần kỳ trongtruyện.

3. Thái độ:

GD lòng tự hào về quê hương đất nước.

Giúp HS củng cố thêm kiến thức cơ bản về thể loại truyêng thuyết.

4. Định hướng phát triển năng lực cho HS:

- Năng lực giải quyết vấn đề: Tổng hợp vấn đề

- Năng lực hợp tác: Biết chia sẻ, phối hợp hành động

B. CHUẨN BỊ

1. GV: Văn học tỉnh Thái Nguyên, tranh ảnh Hồ Núi Cốc.

2. HS: Đọc kĩ văn bản và chuẩn bị bài ở nhà.

C. CÁC KĨ NĂNG SỐNG GIÁO DỤC TRONG BÀI

 Kĩ năng nhận thức, kĩ năng nhận định, nêu và giải quyết vấn đề: nhận thức về giá trị của câu chuyện và ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện.

D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức : 6A . 6B .

2. Kiểm tra kiến thức cũ:

- Tóm tắt văn bản: Sự tích sông Công núi Cốc.

3. Bài mới

*Hoạt động khởi động:

 GV cho HS quan sát ảnh Hồ Núi Cốc

 HS trình bày cảm nhận qua các hình ảnh

 

doc 3 trang tuelam477 31900
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 71: Chương trình ngữ văn địa phương "Sự tích sông Công, núi Cốc" - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày xây dựng kế hoạch: 11/12/2019
Ngày thực hiện: 6A:... /..../2019; 6B:... /...../2019
Tiết 71. Chương trình ngữ văn địa phương
SỰ TÍCH SÔNG CÔNG, NÚI CỐC 
 (tiếp theo)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Giúp HS 
- Củng cố thêm kiến thức cơ bản về thể loại truyền thuyết. Nắm được giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản.
- Qua câu chuyện tình cảm và cái chết bi thảm của chàng Cốc nàng Công, tác phẩm ca ngợi tình yêu tự do và khát vọng hạnh phúc. Phê phán sự phân biệt giàu nghèo, địa vị và những hủ tục của xã hội phong kiến đã ngăn cản tình yêu và hạnh phúc lứa đôi.
2. Kỹ năng:
Đọc, kể tóm tắt văn bản, phân tích các yếu tố thần kỳ trongtruyện. 
3. Thái độ: 
GD lòng tự hào về quê hương đất nước.
Giúp HS củng cố thêm kiến thức cơ bản về thể loại truyêng thuyết.
4. Định hướng phát triển năng lực cho HS:
- Năng lực giải quyết vấn đề: Tổng hợp vấn đề 
- Năng lực hợp tác: Biết chia sẻ, phối hợp hành động
B. CHUẨN BỊ
1. GV: Văn học tỉnh Thái Nguyên, tranh ảnh Hồ Núi Cốc.
2. HS: Đọc kĩ văn bản và chuẩn bị bài ở nhà.
C. CÁC KĨ NĂNG SỐNG GIÁO DỤC TRONG BÀI
 Kĩ năng nhận thức, kĩ năng nhận định, nêu và giải quyết vấn đề: nhận thức về giá trị của câu chuyện và ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện.
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức : 6A . 6B ..
2. Kiểm tra kiến thức cũ: 
- Tóm tắt văn bản: Sự tích sông Công núi Cốc.
3. Bài mới
*Hoạt động khởi động: 
	GV cho HS quan sát ảnh Hồ Núi Cốc
 HS trình bày cảm nhận qua các hình ảnh
Hoạt động 1: Tìm hiểu văn bản (33 phút) 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
GV giao nhiệm vụ - HS hoạt động cá nhân
- Tìm những chi tiết giới thiệu về nàng Công?
+ Hoàn cảnh xuất thân: Gia đình giàu có
+ Hình thức: Đẹp tuyệt trần
+ Tính nết: Hiền dịu
+ Tài năng: Múa dẻo
- Qua những chi tiết ấy em thấy nàng Công được hiện lên ntn? 
- Nhờ đâu mà nàng Công gặp chàng Cốc?
 + Nhờ tiếng sáo.
- Chi tiết này khiến em nhớ đến chi tiết trong truyện cổ dân gian nào? 
+ Truyện Sọ Dừa
- Tại sao chỉ có nàng Công mới hiểu được nỗi lòng chàng Cốc qua tiếng sáo?
+ Cái nhìn nhân hậu của tác giả dân gian
- Nhận xét về tình cảm giữa nàng Công và chàng Cốc?
+ Tình yêu trong sáng cao đẹp dựa trên sự thông cảm, sẻ chia
- Chuyện gì xảy ra với hai người?
+ Cha nàng Công biết chuyện, lập mưu đuổi chàng Cốc đi.
- Em có nhận xét gì về hành động của cha nàng Công?
+ Độc ác, tàn nhẫn.
- Nhờ đâu mà chàng Cốc thoát nạn? 
Vì sao tiên ông lại giúp? 
+ Ông tiên giúp. Vì chàng nhân hậu, vì cảm thương với mối tình éo le.
- Tâm trạng của nàng Công? 
+ Đau đớn, vật vã 
- Tâm trạng đó thể hiện điều tình cảm gì?
+ Tình yêu mãnh liệt, sự gắn bó bền chặt.
- Kết thúc câu chuyện là cảnh tượng như thế nào?
+ Cái chết bi thảm của chàng Cốc, nàng Công.
+ Chàng Cốc chết khô vì thương nhớ
+ Nàng Công chết biến thàng con chim Công
- Em có nhận xét gì về kết thúc của câu chuyện?
+ Bi kịch của sự chia ly là đau khổ và nước mắt
- Vì sao họ không được hưởng hạnh phúc? Thể hiện thái độ gì của nhân dân?
+ Hủ tục của chế độ PK nặng nề
GV giao nhiệm vụ - HS hoạt động ghép đôi
- Tìm những yếu tố thần kì trong chuyện? ý nghĩa của những yếu tố thần kì?
HS thực hiện nhiệm vụ 
GV quan sát, hỗ trợ học sinh học tập
GV gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả
HS trình bày kết quả
Các nhóm khác thảo luận, nhận xét kết quả
GV đánh giá kết quả của HS và nêu đáp án.
+ sự kì diệu của tiếng sáo, bà tiên, ông tiên, đàn mối rừng, nước mắt thành sông .
GV giao nhiệm vụ - HS hoạt động cá nhân
- Sáng tạo ra yếu tố thần kỳ thẻ hiện ước mơ gì của nhân dân?
- Qua tìm hiểu em thấy truyện có ý nghĩa gì? 
HS trình bày- nhận xét - bổ sung 
Mô típ: người con mồ côi
I. Tìm hiểu chung
II. Tìm hiểu văn bản
1. Nhân vật chàng Cốc, nàng Công:
- Nàng Công: xinh đẹp, dịu hiền
=> Tình yêu trong sáng, cao đẹp.
2. Ý nghĩa của truyện
- Ca ngợi tình yêu tự do và khát vọng hạnh phúc. Phê phán sự phân biệt giàu nghèo, địa vị và những hủ tục xã hội của xã hội phong kiến đã ngăn cản tình yêu và hạnh phúc lứa đôi.
	Hoạt động 2: Luyện tập (7 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
GV chuyển giao nhiệm vụ - HS hoạt động cá nhân
- Tóm tắt văn bản ?
- Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học xong văn bản?
HS trình bày – n/x – GV nhận xét, đánh giá.
III. Luyện tập
1. Tóm tắt văn bản
2. Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học xong văn bản
4. Củng cố :
Kể tóm tắt lại truyện 
5. Hướng dẫn học ở nhà :
- Học bài. 
E. RÚT KINH NGHIỆM - ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_71_chuong_trinh_ngu_van_dia_phuon.doc