Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 74: Văn bản "Bài học đường đời đầu tiên" - Năm học 2019-2020

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 74: Văn bản "Bài học đường đời đầu tiên" - Năm học 2019-2020

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 1. Kiến thức:

 - Học sinh nắm được ý nghĩa của bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn học được.

 - Nắm được một số biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc trong đoạn trích.

 2. Kỹ năng:

 - Phân tích được đặc điểm các nhân vật trong đoạn trích.

 - Vận dụng được các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá khi viết văn miêu tả.

 - Kỹ năng liên kết kiến thức giữa các phân môn.

 - Kỹ năng khái quát nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy.

 - Tự nhận thức và xác định cách ứng xử: sống khiêm tốn, biết tôn trọng người khác, không kiêu căng, tự mãn. Biết rút ra những bài học trong cuộc sống.

 - Biết giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân về những giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện.

 3. Thái độ:

 Biết yêu thương, cảm thông, chia sẻ với mọi người xung quanh, biết hối hận vì những việc làm sai trái, khiêm tốn, thật thà, dung cảm.

 4. Năng lực cần hình thành và phát triển:

 a. Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực tự học.

 b. Năng lực riêng: Năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực cảm thụ thẩm mỹ, năng lực tiếp nhận văn bản.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

 1. Giáo viên:

 a. Chuẩn bị về phương pháp: Nêu vấn đề, phân tích, bình giảng, kỹ thuật động não, hợp tác nhóm, tương tác thầy - trò, kiểm tra đánh giá.

 b. Phương tiện dạy học: SGK, giáo án, bài giảng, thước kẻ, phiếu học tập, bút dạ, máy chiếu.

 2. Học sinh:

 - Chuẩn bị theo nhiệm vụ được giao: Thảo luận nhóm theo câu hỏi GV đã cho theo từng nhóm 1,2,3,4.

 - Chuẩn bị phiếu học tập, bút dạ.

- Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK

 

docx 10 trang tuelam477 7680
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 74: Văn bản "Bài học đường đời đầu tiên" - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:20/12/2019
Ngày dạy: 26/12/2019
TUẦN 19
Tiết 74 – Bài 18
Văn bản: BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN (Tiếp theo)
 ( Trích: “Dế Mèn phưu lưu kí” – Tô Hoài) 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
 1. Kiến thức: 
 - Học sinh nắm được ý nghĩa của bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn học được.
 - Nắm được một số biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc trong đoạn trích.
 2. Kỹ năng: 
 - Phân tích được đặc điểm các nhân vật trong đoạn trích.
 - Vận dụng được các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá khi viết văn miêu tả.
 - Kỹ năng liên kết kiến thức giữa các phân môn.
 - Kỹ năng khái quát nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy.
 - Tự nhận thức và xác định cách ứng xử: sống khiêm tốn, biết tôn trọng người khác, không kiêu căng, tự mãn. Biết rút ra những bài học trong cuộc sống.
 - Biết giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân về những giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện.
 3. Thái độ: 
 Biết yêu thương, cảm thông, chia sẻ với mọi người xung quanh, biết hối hận vì những việc làm sai trái, khiêm tốn, thật thà, dung cảm.
 4. Năng lực cần hình thành và phát triển: 
 a. Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực tự học.
 b. Năng lực riêng: Năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực cảm thụ thẩm mỹ, năng lực tiếp nhận văn bản.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 1. Giáo viên:
 a. Chuẩn bị về phương pháp: Nêu vấn đề, phân tích, bình giảng, kỹ thuật động não, hợp tác nhóm, tương tác thầy - trò, kiểm tra đánh giá.
 b. Phương tiện dạy học: SGK, giáo án, bài giảng, thước kẻ, phiếu học tập, bút dạ, máy chiếu.
 2. Học sinh: 
 - Chuẩn bị theo nhiệm vụ được giao: Thảo luận nhóm theo câu hỏi GV đã cho theo từng nhóm 1,2,3,4.
 - Chuẩn bị phiếu học tập, bút dạ.
- Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK 
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:
 1. Ổn định lớp (1’)
- Giới thiệu đại biểu.
- Kiểm diện sĩ số học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ. (3’)
GV: Mời lớp trưởng báo cáo về phần câu hỏi thảo luận của các nhóm đã làm ở nhà.
HS: Báo cáo.
GV: Biểu dương nhóm chuẩn bị tốt hoặc nhắc nhở nhóm chuẩn bị chưa tốt (nếu có).
	 GV: Tổ chức trò chơi: Chia lớp thành 2 nhóm:
 - Nhóm 1: Kể ra những nét đẹp ở Dế Mèn?
 - Nhóm 2: Kể ra những nét chưa đẹp ở Dế Mèn?
 HS: đứng tại chỗ Trả lời.
 GV: Gọi học sinh khác nhận xét, bổ sung. Sau đó chốt.
 3. Bài mới (36’)
Giới thiệu vào bài 
Các em thân mến! Ở tiết 1chúng ta đã thấy được những nét đẹp và nét chưa đẹp về hình dáng và tính nết của Dế Mèn qua bức chân dung tự họa. Đó là một chàng dế thanh niên cường tráng, mạnh mẽ đầy sức sống nhưng kiêu căng, xốc nổi. Với tính cách nghênh ngang, tự cao, tự đại Dế Mèn đã vô tình mang đến mối họa cho người khác. Vậy mối họa đó là gì? Việc làm ấy của Dế Mèn đáng bị chê trách hay không?Việc làm đó đã rút ra bài học gì cho bản thân Dế Mèn? Tiết học này cô và các em sẽ tiếp tục tìm hiểu.	
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
PTNL
GV: Giới thiệu:
Trong phần 2 này chúng ta sẽ đi tìm hiểu ở 3 nội dung:
- Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt.
- Dế Mèn trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt.
- Sự ân hận của Dế Mèn và bài học đường đời đầu tiên.
Bây giờ cô và các em sẽ đi vào tìm hiểu.
GV: Ghi bảng
HS: Quan sát và ghi.
GV: Ở tiết trước cô đã giao cho các em về nhà đọc kỹ đoạn văn trong văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên” , Bắt đầu từ : “........ cho đến ......”. Và phân công cho các nhóm thảo luân các câu hỏi, sau đó ghi phần trả lời vào phiếu học tập. 
Đây là câu hỏi của các nhóm mà cô đã giao.
GV: Trình chiếu câu hỏi. (SLIDE 2)
GV: Sau đây cô xin mời các nhóm cử một bạn đại diện cho nhóm mình nên trình bầy kết quả thảo luận.
HS: Cử đại diện từng nhóm lần lượt trình bày sản phẩm:
HS: Đại diện các nhóm trình bày.
HS: Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: Trình chiếu bức chân dung của hai nhân vật Dế Mèn và Dế Choắt. (SLIDE 3).
GV: Nhận xét, bổ sung những gì các nhóm trả lời còn thiếu.
- Dế choắt yếu đuối đáng thương ai cũng phải che chở.
- Dế Mèn là người khơẻ mạnh cường tráng...
và nhấn mạnh nghệ thuật tương phản được sử dụng khi miêu tả hình dáng hai nhân vật: Dế Choắt nhỏ bé, yếu ớt, nhút nhát, khiêm nhường >< Dế Mèn cường tráng, mạnh mẽ, kiêu căng, tự phụ.
- Tác giả xây dựng hình ảnh tương phản này để làm nổi bật thái độ của Dế Mèn đối với Dế choắt.
GV: Gắn nhụy hoa lên bảng.
HS: Lắng nghe, ghi chép vảo vở.
GV: Tích hợp kĩ năng sống.
(?) Nếu em là Dế Mèn, trước một Dế Choắt yếu đuối , đáng thương ấy em sẽ làm gì?
HS: Tự bộc lộ.
GV: Nhấn mạnh, liên hệ:
Trong cuộc sống, khi gặp những người có cảnh ngộ như Dế Choắt chúng ta hãy giúp đỡ, che chở, bênh vực. Đây cũng là một nét đẹp trong truyền thống đạo lý của người Việt Nam ta. Điều này vẫn được phát huy và tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân qua những cuộc quyên góp ủng hộ những người nghèo, leo đơn, tàn tật... với tinh thần: “tương thân tương ái”.
HS: Nghe
(?) Qua cuộc thoại giữa Dế Choắt và Dế Mèn, em rút ra bài học gì về cách ứng xử trong giao tiếp?
HS: Suy nghĩ trả lời.
GV: Nhấn mạnh.
- Khi giao tiếp cần lịch sự, tế nhị, biết lắng nghe, chia sẻ,cảm thông và tôn trọng người khác.
- Không nên tỏ thái độ hách dịch, khinh thường người ở vị trí thấp hơn mình.
- Trong trường hợp không muốn hợp tác thì chúng ta nên dùng những lời lẽ tế nhị để từ chối, tránh gây tổn thương.
HS: Nghe và tiếp nhận.
GV: Dẫn dắt chuyển ý:
Đoạn văn cho ta thấy với những người yếu đuối như Dế Choắt thì thái độ của Dế Mèn như vậy, còn với những người to lớn, khỏe mạnh hơn Dế Mèn thì như thế nào? Cô và các em cùng tìm hiểu ở nội dung thứ 2:
(?) Vì sao Dế Mèn muốn gây sự với chị Cốc lớn hơn mình?
HS: Suy nghĩ trả lời.
GV: Giảng giải, chốt.
HS: Lắng nghe, ghi chép.
(?) Nêu tóm tắt quá trình Dế Mèn trêu chị Cốc? Nhận xét cách gây sự của Dế Mèn? 
HS: Suy nghĩ trả lời.
GV: Gọi một vài học sinh lần lượt trả lời và bổ sung.
HS: Trả lời, nhận xét, bổ sung.
GV: Trình chiếu (SLIDE 4).
Nhìn vào phần tóm tắt này chúng ta có thể nhận thấy sự thay đổi trong thái độ của Dế Mèn ở mỗi thời điểm.
- Lúc đầu với tính cách hung hăng Dế Mèn đã rủ Choắt chơi trò trêu chọc chị Cốc. Với thái độ huênh hoang Dế Mèn vỗ ngực tự kiêu ra vẻ ta đây chẳng sợ gì hết: “Sợ cái gì..”. “giương mắt lên mà xem tao trêu con mụ Cốc đây này”. “Cái cò...”.
Có thể thấy đây là một cách gây sự rất xấc xược của Dế Mèn, thể hiện sự non nớt, thiếu hiểu biết, coi thường mọi người.
 (GV: Chôt ý ghi bảng).
Không cần biết việc làm của mình đúng hay sai, có gây nên hậu quả gì không? Dế Mèn chiu vào hàng, nằm khểnh... rồi khi thấy chi Cốc mổ Dế Choắt cũng không dám ra mặt. Đây là một việc làm thể hiện sự hèn nhát không dám đối diện với hiểm nguy, né tránh trách nhiệm việc mình gây ra (có gan ăn cắp nhưng không có gan chịu đòn) để cho một kẻ yếu yếu ớt là Dế Mèn phải chịu tội thay. Và hậu quả của việc làm ấy là Dế Choắt đã bị chị Cốc Mổ trọng thương.
(GV: chốt ý, ghi bảng)
(?) Từ hành động này cho em rút ra bài học gì cho bản thân mình?
HS: suy nghĩ trả lời.
GV: Nhấn mạnh.
Đói với các em mặc dù tuổi còn nhỏ nhưng trước khi làm điều gì cũng phải suy nghĩ trước sau. Không nên huênh hoang tự đắc sẽ rước họa cho mình hoặc người khác. Đay cũng chính là bài học về lòng khiêm tốn.
HS: Nghe, cảm nhận
HS: Suy nghĩ trả lời.
 (?) Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả của tác giả ở đây?
GV: chốt
 (?) Qua những điều vừa phân tích cho em hiểu thêm gì về Dế Mèn?
HS: trả lời
GV: Chốt.
GV: Dẫn dắt chuyển ý
 (?)Dế Mèn đã có hành động và thái độ gì khi chứng kiến cảnh Dế choắt bị trọng thương nằm thoi thóp?
HS:Trả lời.
GV: Bình.
Có thể thấy thái đô của Dế Mèn giờ đây hoàn toàn khác hẳn lúc trước, không còn hung hăng hống hách như trước, chàng quỳ xuống nâng đầu Dế Choắt lên nói những lời ân hận.
HS: nghe, cảm nhận.
(?) Em nào có thể lên thể hiện điều đó.
HS: Lên thể hiện
GV: gọi hs nhận xét về sự hóa thân của Dế Mèn bạn vừa thể hiện đã được chưa? Giọng nói như thế nào? Các em về suy nghĩ và làm lại.
GV: Nhấn mạnh
Phải nhập vai nhân vật các em mới có thể cảm nhận được cái hay cái đẹp của tác phẩm đó.
HS: lắng nghe.
(?) Vậy em thấy vẻ đẹp của Dế Mèn ở đây là gì?
HS: trả lời.
GV: Bình:
Sau khi vấp ngã đáng tiếc ấy với hành động ân hận ấy ta thấy một vẻ đẹp khác chín chắn hơn. Đó là vẻ đẹp bắt đầu của sự trưởng thành để báo hiệu Dế Mèn sẽ làm được nhiều điều tốt.
(?) Vậy bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn là gì”
GV: gợi ý
HS: Tự bộc lộ
GV: Chốt.
(?) Vậy đường đời đầu tiên có cần với chúng ta không, nhất là khi các em đang chập chững bước vào cánh cửa đầu tiên trên đừng đời?
HS: Tự bộc lộ.
GV: Bình
Bài học đầu tiên của Dế Mèn mất mát, đớn đau nhưng vô cùng đáng quý, nó làm mất đi một con người nó lại đem lại sự trưởng thành cho một con người. Điều đó đã được thể hiện ở ngay đoạn văn đầu tiên trong phần 2 trước khi Dế mèn kể về những điều vưa xảy ra
GV: Trình chiếu SLIDe
 (?) Em hãy nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện?
HS: Dựa vào phần ghi nhớ SGK và những nội dung đã tìm hiểu để trả lời.
GV: Trình chiếu đáp án. (SLIDE 8), chốt.
 (?) Sau khi học xong văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên, em thấy văn bản có những nội dung nổi bật nào?
HS: Dựa vào phần ghi nhớ SGK trả lời
GV: Nhận xét, cho hs đọc nội dung ghi nhớ sgk trang 11.
HS: Đọc.
GV: Chốt. 
GV: Trình chiếu (SLIDE 10)
HS: Trình bày.
GV: Nhận xét, đưa ra đáp án.
I. ĐỌC – TÌM HIỂU CHUNG.
II. ĐỌC – TÌM HIỂU CHI TIẾT.
1. Bức chân dung tự họa của Dế Mèn.
2. Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.
a. Dế Mèn coi thường Dế Choắt.
 Gầy gò, yếu ớt.
Dế Choắt: 
 Nhút nhát, đáng 
 thương . 
 Kiêu căng, hách dịch.
Dế Mèn: 
 Ích kỉ, lỗ mãng.
Nghệ thuật: tương phản . 
 Nổi bật thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt.
b. Dế Mèn gây sự với chị Cốc.
 Ngỗ nghịch.
 Lí do: 
 Muốn ra oai với Dế Choắt.
Cách gây sự: Xấc xược, dại dột.
Hậu quả: Dế Choắt bị chị cốc mổ trọng thương.
Nghệ thuật: 
Miêu tả diễn biến tâm trạng của dế Mèn: 
Lúc đầu hung hăng tự đắc sợ hãi hèn nhát.
=> Hèn nhát, vô trách nhiệm.
c. Sự ân hận của Dế Mèn và bài học đường đời đầu tiên.
- Hành đông: Quỳ xuống, nâng đầu Dế Choắt lên.
 => Biết ân hận, nhận ra lỗi lầm.
* Bài học đường đời đầu tiên: 
- Sự khoan dung độ lượng
- Lòng dũng cảm dám nhận hiểm nguy khó khăn về mình.
- Vấp ngã, nhận ra lỗi lầm, ân hận sửa chữa.
III. TỔNG KẾT.
1. Nghệ thuật.
2. Nội dung.
Ghi nhớ (SGk/ 17).
IV.LUYỆN TẬP
Năng lực giao tiếp tiếng Việt
Năng lực hợp tác.
Năng lực cảm thụ thẩm mỹ.
Năng lực cảm thụ thẩm mỹ
Năng lực cảm nhận
4. Củng cố: (4’) 
 GV: Trình chiếu (SLIDE 11 )
	 Khái quát bằng sơ đồ tư duy.
	 Chúng ta vừa được chứng kiến câu chuyện đã xảy ra bên hồ nước nọ, trong một xã hội của loài vật với những phong tục, những nỗi niềm và cả lời ăn tiếng nói như của con người ở nơi đó. Câu chuyện đã được khép lại nhưng ta vẫn thấy hiện lên ở đâu đay một chú Dế Mèn có lúc vừa gẩy đàn vừa hát một bài chào tạm biệt ông mặt trời, có lúc nghĩ những chuyện đời vu vơ hoặc gây sự với hàng xóm, lại có khi ăn năn tội mình và ngậm ngùi thương cảm.
5. Hướng dẫn học ở nhà (1’)
	 GV: Trình chiếu (SLIDE )

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_74_van_ban_bai_hoc_duong_doi_dau.docx