Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 4: Văn bản nghị luận (Nghị Luận văn học) - Trịnh Thị Ánh Nhung

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 4: Văn bản nghị luận (Nghị Luận văn học) - Trịnh Thị Ánh Nhung

- Năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực ngôn ngữ

- Nhận biết được các đặc điểm của văn bản nghị luận văn học qua các văn bản đọc hiểu trong SGK

- Phân tích, so sánh được những điểm khác biệt cơ bản giữa văn bản nghị luận với một số kiểu văn bản đã học như thơ, truyện

 

docx 29 trang Mạnh Quân 27/06/2023 2830
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 4: Văn bản nghị luận (Nghị Luận văn học) - Trịnh Thị Ánh Nhung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày tháng năm 
 Họ và tên giáo viên: Trịnh Thị Ánh Nhung
Tổ chuyên môn: Ngữ văn – Lịch sử và Địa lý - GDCD
TÊN BÀI DẠY: BÀI 4: 
VĂN BẢN NGHỊ LUẬN (NGHỊ LUẬN VĂN HỌC) 
Môn học/ Hoạt động giáo dục: Ngữ văn 6; Lớp: 6A3, 6A4 
 Thời gian thực hiện: 08 tiết
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: 
NGUYÊN HỒNG – NHÀ VĂN CỦA NHỮNG NGƯỜI CÙNG KHỔ Nguyễn Đăng Mạnh-
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1 Về kiến thức: 
- Một vài thông tin về nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh
- Đặc điểm của văn bản nghị luận ( Nghị luận văn học) thể hiện qua nội dung, hình thức của văn bản
- Tuổi thơ cơ cực với nhiều cay đắng, tủi hờn của nhà văn Nguyên Hồng 
2Về năng lực:
- Năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực ngôn ngữ 
- Nhận biết được các đặc điểm của văn bản nghị luận văn học qua các văn bản đọc hiểu trong SGK
- Phân tích, so sánh được những điểm khác biệt cơ bản giữa văn bản nghị luận với một số kiểu văn bản đã học như thơ, truyện
3 Về phẩm chất:
- Nhân ái: Biết quan tâm, chia sẻ, yêu thương mọi người đặc biệt là những người bạn có hoàn cảnh khó khăn hơn mình
- Trung thực: chân thành, thẳng thắn với bạn bè, thành thật với thầy cô ,cha mẹ 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV. 
- Máy chiếu, máy tính.
- Tranh ảnh về nhà văn Nguyên Hồng và nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh.
- Bảng phụ để HS làm việc nhóm.
- Phiếu học tập.
Phiếu học tập số 1
 Nội dung chính phần 1
Nội dung chính phần 2
Nội dung chính phần 3
Phiếu học tập số 2
( Làm việc nhóm)
Nhận xét về đặc điểm văn bản Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ dựa trên các tiêu chí sau:
Hình thức
Nội dung
Mục đích của tác giả
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề
Mục tiêu: Hs vận dụng kiến thức thực tế vào bài học
Nội dung: GV hỏi, HS trả lời.
Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
Tổ chức thực hiện: 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
a.Mục tiêu: Giúp HS
- Có sự hứng thú, say mê với bài học
- Khám phá kiến thức Ngữ văn.
b. Nội dung:GV gợi mở lại bài đọc Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng vừa học ở bài 3.Từ đó nêu vấn đề : qua văn bản Trong lòng mẹ các em thấy Nguyên Hồng là người như thế nào? Em có ấn tượng gì sâu đậm nhất về con người Nguyên Hồng? Sau khi HS trả lời, GV dẫn vào bài: Để hiểu rõ hơn con người Nguyên Hồng chúng ta cùng đọc hiểu văn bản Nguyên Hồng- nhà văn của những người cùng khổ. Khi đọc các em chú ý xem tại sao văn bản này được coi là nghị luận văn học.
c. Sản phẩm:câu trả lời của học sinh
d. Tổ chứcthực hiện: 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
1.Qua văn bản Trong lòng mẹ các em thấy Nguyên Hồng là người như thế nào?
2.Em có ấn tượng gì sâu đậm nhất về con người Nguyên Hồng?
3. Hãy kể tên các văn bản ở phần đọc hiểu và thực hành đọc hiểu trong bài 4
4. Trong các văn bản này có xuất hiện lời thoại giữa các nhân vật như ở một số truyện đã học hay không?Khi đọc các em chú ý xem tại sao các văn bản này được coi là nghị luận văn học.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS
- Quan sát, đọc đoạn văn, nêu ý kiến 
- Đọc phần kiến thứ Ngữ văn
- Thảo luận theo cặp đôi cùng bàn và ghi kết quả ra phiếu học tập
GV:
- Hướng dẫn HS quan sát và đọc đoạn văn
- Theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm.
B3: Báo cáo thảo luận
GV:
- Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày sản phẩm.
- Hướng dẫn HS báo cáo (nếu các em còn gặp khó khăn).
HS:
- Trả lời câu hỏi của GV.
- Đại diện báo cáo sản phẩm nhóm
- HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét (hoạt động nhóm của HS và sản phẩm), chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới.
2.Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
a. Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu được những thông tin chính về nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh
b. Nội dung: 
- HS tìm hiểu thông tin trước ở nhà và trình bày tại lớp
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV & HS
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Đăng Mạnh.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV hướng dẫn HS sắp xếp lại thông tin đã tìm hiểu
HSchuẩn bị lại các nội dung đã chuẩn bị
B3: Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu HS trình bày
HS trả lời câu hỏi của GV.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình.
- Nguyễn Đăng Mạnh ( 1930-2018)
- Quê: Hà Nội
- Là nhà nghiên cứu phê bình văn học nổi tiếng của Việt Nam.
2. Tác phẩm 
a. Mục tiêu: Giúp HS
- Biết được những nét chung của văn bản ( Đặc điểm về thể loại, mục đích sử dụng )
b. Nội dung: 
- GV sử dụng một số kĩ thuật dạy học phù hợp giúp hs khám phá tri thức
- HS suy nghĩ cá nhân để trả lời, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
c. Sản phẩm: Câu trả lời và phiếu học tập đã hoàn thành của HS
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV & HS
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Hướng dẫn cách đọc & yêu cầu HS đọc.
- Chú ý quan sát các ô chỉ dẫn bên phải để dễ dàng hiểu nội dung văn bản hơn
- Chia nhóm lớp, phát phiếu học tập số 1, giao nhiệm vụ:
?Văn bản “Nguyên Hồng nhà văn của những người cùng khổ” thuộc thể loại nào? Dựa vào đâu em nhận ra điều đó?
? Văn bản gồm 3 phần. Nêu nội dung của từng phần?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: 
- Đọc văn bản
- Làm việc cá nhân 2’, nhóm 5’
+ 2 phút đầu, hs trình bày ra phiếu cá nhân ( tự chuẩn bị )
+ 5 phút tiếp theo, HS làm việc nhóm, thảo luận và ghi kết quả vào ô giữa của phiếu học tập, dán phiếu cá nhân ở vị trí có tên mình.
GV:
- Chỉnh cách đọc cho HS (nếu cần).
- Theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm.
B3: Báo cáo, thảo luận
HS: Trình bày sản phẩm của nhóm mình. Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
GV: 
- Nhận xét cách đọc của và định hướng cách đọc phù hợp cho HS.
- Hướng dẫn HS trình bày bằng cách nhắc lại từng câu hỏi
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.
- Chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau .
a. Đọc và tìm hiểu chú thích
b. Thể loại:Văn bản nghị luận 
- Hệ thống các lí lẽ, bằng chứng, quan điểm, ý kiến của người viết
c. Bố cục
+P1: Nguyên Hồng rất dễ xúc động, rất dễ khóc.
+ P2: Tuổi thơ Nguyên Hồng thiếu tình yêu thương
+ P3: Phong cách riêng của nhà văn Nguyên Hồng
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
a. Mục tiêu: 
+ Gv hướng dẫn Hs đọc và tìm hiểu cụ thể nội dung và các đặc điểm nghệ thuật của văn bản từ đó thấy được đặc điểm của văn bản nghị luận văn học
+ Hs nắm được nội dung và nghệ thuật của từng phần trong văn bản.
b. Nội dung: Hướng dẫn học sinh khám phá , phát hiện những dấu hiệu đặc trưng của một văn bản nghị luận văn học thông qua văn bản cụ thể bằng hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập. 
c. Sản phẩm:câu trả lời của HS, sản phẩm của nhóm
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV & HS
Sản phẩm dự kiến
Nội dung 1
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Yêu cầu Hs hoạt động theo cặp đôi cùng bàn
- Tác giả nêu những bằng chứng nào để khẳng định Nguyên Hồng rất dễ xúc động, rất dễ khóc.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
Hs
- Trao đổi thảo luận theo bàn, ghi kết quả ra phiếu
GV hướng dẫn HS thảo luận (nếu cần).
trao đổi để hoàn thành những nhiệm vụ còn lại.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV:
- Yêu cầu đại diện hs lên trình bày.
- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).
HS:
 - Đại diện 1 nhóm lên bày sản phẩm.
- Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong HĐ nhóm của HS.
- Chốt kiến thức & chuyển dẫn sang mục 2
1. Nguyên Hồng “rất dễ xúc động, rất dễ khóc”.
- Bằng chứng: 
+ Khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí 
+ Khóc khi nghĩ đến đời sống khổ cực của nhân dân
+ Khóc khi nói đến công ơn Tổ Quốc 
+ Khóc khi kể lại khổ đau, oan trái của những nhân vật do mình tạo ra.
=> Dẫn chứng được liệt kê cụ thể, tỉ mỉ, toàn diện
- Ý kiến tác giả:
+ Ai biết được Nguyên Hồng đã khóc bao nhiêu lần 
+ Mỗi dòng chữ ông viết ra là một dòng nước mắt _ so sánh
=>Ý kiến , lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục =>Đặc điểm của văn bản nghị luận
Nội dung 2
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Yêu cầu Hs đọc lại phần 2
- Nêu những bằng chứng mà tác giả đưa ra để chứng minh Nguyên Hồng là một người thiếu tình thương từ nhỏ.
- Những bằng chứng đó do tác giả tự tưởng tượng ra hay có nguồn gốc từ đâu?
? Theo em tác giả đưa ra những câu trong hồi kí của Nguyên Hồng là bằng chứng cho ý kiến nào?
- Nhận xét về tính thuyết phục của các bằng chứng đó.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- Gv hướng dẫn hs đọc lại phần 2 chú ý vào các ô bên phải chỉ dẫn, định hướng nội dung
- Hs Hoạt động theo cặp đôi để phát hiện những bằng chứng, lí lẽ mà tác giả nêu ra.
B3. Báo cáo, thảo luận
GV: Yêu cầu hs trả lời và hướng dẫn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng cặp đôi , chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong HĐ nhóm của HS.
- Chốt kiến thức & chuyển dẫn sang mục 3
2. Nguyên Hồng là người thiếu tình thương từ nhỏ
- Nguyên Hồng thiếu tình thương từ nhỏ nên luôn khao khát tình thương và dễ thông cảm với người bất hạnh
* Bằng chứng
- Mồ côi cha khi 12 tuổi
- Mẹ lấy chồng khác, thường đi làm ăn xa
- “Giá ai cho tôi một xu nhỉ? Chỉ một xu thôi!...” ( Những ngày thơ ấu)
=> Bằng chứng lấy từ thực tế cuộc đời nhà văn Nguyên Hồng, từ tập hồi kí Những ngày thơ ấu
=> Các bằng chứng, lí lẽ rất rõ ràng, thuyết phục người nghe, người đọc
Nội dung 3
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Yêu cầu Hs đọc lại phần 3
- Những bằng chứng đó do tác giả tự tưởng tượng ra hay có nguồn gốc từ đâu?
? Theo em tác giả đưa ra những câu trong hồi kí của Nguyên Hồng là bằng chứng cho ý kiến nào?
- Nhận xét về tính thuyết phục của các bằng chứng đó.
- Cảm nhận của em về tình cảm của người viết dành cho nhà văn Nguyên Hồng?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
-Hs đọc lại phần 3 chú ý vào các ô bên phải chỉ dẫn, định hướng nội dung
- Hs Hoạt động theo cặp đôi để phát hiện những bằng chứng, lí lẽ mà tác giả nêu ra.
B3. Báo cáo, thảo luận
GV: Yêu cầu hs trả lời và hướng dẫn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
Hs bổ sung ý kiến 
Gv nhận xét, chốt kiến thức
3. Phong cách riêng của nhà văn Nguyên Hồng
- Nguyên Hồng vất vả từ nhỏ
- Bằng chứng: 
+ “ Ngay từ tuổi cắp sách đến trường con cá, lá rau”
+ Năm 16 tuổi đến thành phố Hải Phòng sinh sống
=> Chất dân nghèo, chất lao động thấm sâu vào văn chương và cung cách sinh hoạt thường ngày:
+Giản dị trong thói quen ăn mặc, đi đứng, nói năng, thái độ giao tiếp 
+ Lời nói của bà Nguyên Hồng. Chất dân nghèo thấm sâu vào văn chương nghệ thuật của Nguyên Hồng
=> Thái độ tôn trọng, ngưỡng mộ, ngợi ca tài năng và phẩm chất tốt đẹp của nhà văn Nguyên Hồng.
III. Tổng kết
a. Mục tiêu: Hs nắm được đặc điểm của văn bản nghị luận ( Nghị luận văn học)
b. Nội dung: Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi tổng kết văn bản để củng cố khắc sâu kiến thức về bài nghị luận văn học
c. Sản phẩm: Các câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi 
- Trình bày khái quát nội dung và những đặc sắc về nghệ thuật của văn bản.
- Hãy nêu những đặc điểm của kiểu văn bản nghị luận và nghị luận văn học
B 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
B 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
-Học sinh trình bày cá nhân: 
+ Văn bản nghị luận là loại văn bản nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một vấn đề nào đó
+ Nghị luận văn học là văn bản nghị luận bàn về các vấ đề văn học
B 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Yêu cầu học sinh nhận xét câu trả lời.
- Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
1. Nghệ thuật:
- Các bằng chứng đa dạng, cụ thể, sinh động, phong phú, thuyết phục
- Hệ thống lí lẽ, ý kiến nêu ra vừa có tình vừa có lí bộc lộ cảm xúc, thái độ trân trọng của người viết.
2. Nội dung 
- Nguyên Hồng có tuổi thơ cay đắng , bất hạnh và đó là tiền đề tạo nên một nhà văn Nguyên Hồng rất giàu cảm xúc và dạt dào tình yêu thương.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
 a) Mục tiêu: Học sinh biết vận dụng kiến thức vừa học giải quyết bài tập cụ thể.
b) Nội dung:GV hướng dẫn cho HS làm bài tập thông qua phiếu bài tập.
c) Sản phẩm: Câu trả lời học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
B 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
*GV phát phiếu học tập cho học sinh thảo luận cặp đôi
Viết một đoạn văn ( khoảng 10 dòng) thể hiện cảm ngĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng
- Học sinh tiếp nhận, hiểu rõ yêu cầu của nhiệm vụ học tập 
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS:
Suy nghĩ cá nhân và ghi ragiấy.
Làm việc nhóm (trao đổi, chia sẻ và đi đến thống nhất để hoàn thành phiếu họctập).
GV hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗtrợ (nếu HS gặp khókhăn).
B3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS:Đại diện lên báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhómbạn.
B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét câu trả lời.
-Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
IV. Luyện tập
 Nguyên Hồng là nhà văn có tuổi thơ bất hạnh. Bố mất sớm, mẹ phải đi làm nơi xa khiến cho nhà văn luôn khao khát có được tình yêu thương. Điều đó thể hiện rất rõ trong tập hồi kí Những ngày thơ ấu của ông. Chính tuổi thơ cơ cực ấy đã khiến cho Nguyên Hồng có một tâm hồn vô cùng nhạy cảm và rất dễ cảm thông với những kiếp người bất hạnh. Hoàn cảnh sống cơ cực vất vả ấy khiến Nguyên Hồng được tiếp xúc với đủ hạng người trong xã hội từ đó càng khiến ông thấu hiểu hơn cuộc sống của họ. Vượt lên chính mình, vượt qua hoàn cảnh Nguyên Hồng đã trở thành nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam.
4. Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng
a. Mục tiêu: HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống
b. Nội dung: Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận theo tổ để tìm một số trường hợp ta sử dụng kiểu văn bản nghị luận văn học
c. Sản phẩm:Câu trả lời của hs
d. Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
*Gv nêu nhiệm vụ học tập hs cần giải quyết 
1.Các tình huống sử dụng văn bản nghị luận văn học
2. Em đã từng xây dựng đoạn văn hoặc văn bản thuộc kiểu bài nghị luận văn học hay chưa?
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh trả lời câu hỏi.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.
B3: Báo cáo kết quả và thảo luận
-Học sinh thảo luận theo tổ cử đại diện trình bày.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-Học sinh nhận xét
-Giáo viên sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
* Hướng dẫn tự học:
- Tiếp tục ôn tập và tìm hiểu về kiểu bài nghị luận văn học
- Tìm đọc đầy đủ hồi kí Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng
- Chuẩn bị trước bài “ Vẻ đẹp của một bài ca dao
 -----------------------------------------------------------------------------
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:
VẺ ĐẸP CỦA MỘT BÀI CA DAO – Hoàng Tiến Tựu
Thời gian thực hiện: 01 tiết
I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)
1. Về kiến thức:
- Tri thức về văn bản nghị luận ( Nghị luận văn học): ý kiến, lí lẽ, bằng chứng và mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố này.
- Mối quan hệ giữa nhan đề với nội dung của văn bản
- Tư tưởng, tình cảm của tác giả Hoàng Tiến Tựu thể hiện qua văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao
2. Về năng lực:
 - Nhận biết được đặc điểm nổi bật của kiểu văn bản nghị luận; các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản; chỉ ra được mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng.
- Tóm tắt được các nội dung chính trong một văn bản nghị luận có nhiều đoạn; nhận ra được ý nghĩa của vấn đề đặt ra trong văn bản đối với bản thân.
3. Về phẩm chất:
- Yêu nước :Tự hào về vẻ đẹp và sự phong phú của nền văn học dân gian của dân tộc ( ca dao)
-Trách nhiệm: có ý thức, trách nhiệm gìn giữ và phát huy vẻ đẹp của ca dao Việt Nam.
-Chăm chỉ :Tự giác, chăm chỉ trong học tập và lao động, ham tìm hiểu và yêu thích văn học
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: 
Máy chiếu, máy tính, bảng phụ để HS làm việc nhóm, Phiếu học tập, Bảng kiểm tra, đánh giá thái độ làm việc nhóm
2. Học liệu:
Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, ...
Phiếu học tập số 1
* Đánh giá của tác giả về bài ca dao
Hai câu đầu
Hai câu sau
Phiếu học tập số 2
Nội dung
Hình thức
Đặc điểm của ca dao
Hoạt động 1: Xác định vấn đề
a. Mục tiêu:Giúp học sinh huy động kiến thức cũ để trả lời câu hỏi
b. Nội dung:Giáo viên yêu cầu hs nêu lại những đặc điểm tiêu biểu của kiểu bài nghị luận đã được học 
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Gv giao nhiệm vụ cho học sinh thông qua câu hỏi
Nêu đặc điểm của kiểu bài nghị luận , nghị luận văn học
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh làm việc theo cặp đôi:trao đổi, thống nhất ý kiến
B3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Hs trả lời các câu hỏi của giáo viên.
GV quan sát, động viên khích lệ và hỗ trợ học sinh nếu cần
B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của các cặp đôi
Gv nhận xét, định hướng, chốt kiến thức kiến thức, dẫn dắt sang nội dung bài học
- Văn bản nghị luận viết ra nhằm thuyết phục người đọc,người nghe về quan điểm, tư tưởng của người viết.
- Nghị luận văn học là văn bản nghị luận bàn về các vấn đề văn học
- Các yếu tố: ý kiến, lí lẽ, bằng chứng có mối quan hệ mật thiết với nhau
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
 Nhiệm vụ 1:Tìm hiểu chung
a)Mục tiêu:Thông tin khái quát về tác giả Hoàng Tiến Tựu. Đọc văn bản và nhận biết nội dung khái quát của văn bản
b) Nội dung:Giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày thông tin về tác giả trên cơ sở đã tìm hiểu trước ở nhà.
c) Sản phẩm: Ý kiến trình bày của các nhóm
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ
Nhóm 1: Thông tin về tác giả, đọc thuộc bài ca dao được trích trong văn bản
Nhóm 2: Điều hành phần đọc văn bản.
Nhóm 3: Xác định vấn đề nghị luận của văn bản.
Nhóm 4:Ghi chép, nhận xét các nội dung làm việc của nhóm 1,2,3
B 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Các nhóm thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên. Trình bày ý kiến ra phiếu 
- Gv quan sát, hỗ trợ học sinh nếu cần
B3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Các nhóm cử đại diện trình bày nội dung đã chuẩn bị
B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Nhóm 4 tổng hợp nhận xét nhóm 1, nhóm 2 và 3
-Giáo viên sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức.
- Gv tiến hành đọc mẫu 1 đoạn của văn bản để định hướng cách đọc phù hợp cho hs
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả 
- Hoàng Tiến Tựu (1933 - 1998)
- Quê quán: Thanh Hóa
- Là nhà nghiên cứu hàng đầu về chuyên ngành Văn học dân gian
2. Văn bản
a. Đọc 
b. Thể loại : Nghị luận văn
c. Vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp của một bài ca dao
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Nhiệm vụ 2: Đọc - hiểu văn bản
a. Mục tiêu: 
+ Gv hướng dẫn Hs tìm hiểu cụ thể nội dung, nghệ thuật của văn bản.
+ Nhận biết những yếu tố để thấy được đây là một văn bản nghị luận văn học
+ Cảm nhận được tình cảm của tác giả đối với bài ca dao 
b. Nội dung:Hướng dẫn học sinh khám phá nội dung, nghệ thuật của văn bản bằng hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập theo đúng đặc trưng thể loại của một văn bản nghị luận
c.Sản phẩm:Câu trả lời của học sinh, sản phẩm hoạt động nhóm
d. Tổ chức thực hiện:
Nội dung 1:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi 
1. Nội dung chính của văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao là gì? Nhan đề đã khái quát được nội dung chính của văn bản haychưa?
2. Theo tác giả, bài ca dao có những vẻ đẹp gì? Vẻ đẹp nào được tác giả chú ý phân tích nhiều hơn?
3. Bản thân em đã từng được trải nghiệm nhìn ngắm cánh đồng lúa quê hương chưa? Đó là thời điểm lúa đang ở giai đoạn nào? Nêu một vài cảm nghĩ của em về cánh đồng lúa.
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS:
- Làm việc theo cặp đôi,theo nhóm
- Đại diện cặp đôi lên báo cáo kết quả thảo luận, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.
GV:theo dõi, quan sát HS thảo luận, hướng dẫn, hỗ trợ học sinh nếu cần
B 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV:- Yêu cầu HS báo cáo, nhận xét, đánh giá. 
HS:- Đại diện lên báo cáo sản phẩm của nhóm mình. +Nội dung chính của văn bản là phân tích vẻ đẹp và bố cục của bài cao dao Đứng bên ni đồng Nhan đề đã khái quát được nội dung chính của văn bản
+ Theo tác giả, bài ca dao trên có 2 vẻ đẹp: vẻ đẹp cánh đồng và vẻ đẹp của cô gái ngắm cánh đồng.
- Vẻ đẹp ấy được nêu khái quát ở phần 1 của văn bản.
- Vẻ đẹp của cô gái (chẽn lúa đòng đòng) trên cánh đồng được tác giả chú ý phân tích hơn
- Nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.
B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Yêu cầu học sinh nhận xét câu trả lời.
- Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Vẻ đẹp của bài ca dao
- Mở đầu trích dẫn bài ca dao
=> Cách vào đề trực tiếp
+ Hai cái đẹp: cánh đồng và cô gái thăm đồng. => Được miêu tả ấn tượng
+ Cái hay: độc đáo, riêng biệt không thấy ở những bài ca dao khác
- Từ ngữ, hình ảnh: mênh mông bát ngát, bát ngát mênh mông, chẽn lúa, ngọn nắng hồng ban mai.
=> Khẳng định bài ca dao mang vẻ đẹp và cái hay riêng.
Nội dung 2:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi
1.Tác giả lần lượt trình bày ý kiến của mình về hai câu đầu và hai câu cuối của bài ca dao như thế nào?
2. Nêu một số từ ngữ, cụm từ có tác dụng làm tăng tính thuyết phục cho ý kiến tác giả nêu ra.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS:
- Làm việc nhóm 5’ (trao đổi, chia sẻ và đi đến thống nhất để hoàn thành câu trả lời).
- Đại diện lên báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.
GV:Hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).
B3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS báo cáo, nhận xét, đánh giá. 
- Hướng dẫn HS trình bày ( nếu cần).
HS:
- Đại diện lên báo cáo sản phẩm của nhóm mình.
- Nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.
B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Yêu cầu học sinh nhận xét câu trả lời.
- Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
2. Cảm nhận, đánh giá bài ca dao 
a. Hai câu đầu
 - Không có chủ ngữ. 
=> Người nghe cảm thấy như đang được đi thăm cánh đồng mênh mông, rộng lớn cùng cô gái 
b. Hai câu cuối
- Dẫn dắt bằng kiểu kết cấu “ nếu như hai câu đầu thì ở hai câu cuối ”=>rất tự nhiên , thuyết phục
- Tập trung ngắm nhìn, đặc tả "chẽn lúa đòng đòng" đang phất phơ dưới "ngọn nắng hồng ban mai". 
- Tả "chẽn lúa đòng đòng" trong mối liên hệ so sánh với bản thân.
=> Cô gái đến tuổi dậy thì, căng đầy sức sống.
 Nhiệm vụ 3: Tổng kết 
a. Mục tiêu: Hs nắm được những đặc sắc về nội dung nghệ thuật từ đó có những hiểu biết đầy đủ, cụ thể hơn về đặc điểm của văn bản nghị luận
b. Nội dung: Hướng dẫn học sinh nêu ý kiến để khái quát lại những thành công về nghệ thuật, nội dung.
c. Sản phẩm: Các câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi 
1. Nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản? 
2. Tóm tắt lại nội dung chính của các phần
3. Đọc thuộc 1 bài ca dao mà em đã học
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
- Giáo viên: theo dõi, định hướng, hỗ trợ học sinh (nếu cần)
B3: Báo cáo kết quả và thảo luận
-Học sinh trình bày cá nhân
- Hoạt động theo cặp đôi, đại diện trình bày
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật:
-Ý kiếnnêu ra rõ ràng, chân thực, trình bày có hệ thống
- Lí lẽ ngắn gọn, thuyết phục, giàu cảm xúc
=> Bộc lộ tình cảm yêu mến, trân trọng của tác giả với bài ca dao 
Nội dung
Qua Vẻ đẹp của một bài ca dao, Hoàng Tiến Tựu đã nêu lên ý kiến của mình về vẻ đẹp cũng như cách khai thác nội dung của một bài ca dao cụ thể. Từ đó khơi gợi được sự đồng cảm và tình yêu đối với ca dao ở bạn đọc
3. Hoạt động 3: Luyện tập
 a) Mục tiêu: Học sinh biết vận dụng kiến thức vừa học giải quyết bài tập cụ thể.
b) Nội dung:GV hướng dẫn cho HS làm bài tập. 
c) Sản phẩm: Câu trả lời học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
*GV phát phiếu học tập cho học sinh
 1.Hãy chỉ ra những dấu hiệu về hình thức, nội dung để cho ta thấy văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao là văn bản nghị luận.
2. Kết hợp với kiến thức đã học ở bài 2, hãy nêu những hiểu biết của em về nội dung và hình thức của ca dao.
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh tiếp nhận: Nắm được yêu cầu, thực hiện nhiệm vụ.
B3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh phát biểu tuỳ theo cảm nhận của từng cá nhân. 
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-Học sinh nhận xét câu trả lời.
- Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức
IV. Luyện tập
1.Vẻ đẹp của một bài ca dao
Hình thức 
Nội dung
Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng 
Chủ đề: vẻ đẹp của một bài ca dao
2. + Nội dung: Ca dao, dân ca là những bài thơ dân gian do nhân dân lao động sáng tác và thuộc thể loại trữ tình đã diễn tả một cách sinh động và sâu sắc đời sống tâm hồn, tình cảm, tư tưởng của người lao động.
+ Hình thức: Thể thơ gồm những loại chính như: các thể vãn, thể lục bát, thể song thất và song thất lục bát, thể hỗn hợp (hợp thể)
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: HS vận dụng những kiến thức đã học để thực hiện theo định hướng của giáo viên
b) Nội dung: Nêu ý kiến của em về một bài ca dao đã được học
d) Tổ chức thực hiện:
B1 Chuyển giao nhiệm vụ học tập
*GV giao bài tập Trình bày ngắn gọn ý kiến của em về một bài ca dao đã được học
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh trả lời câu hỏi
- Giáo viên: quan sát, động viện, khích lệ 
B3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Học sinh thảo luận theo bàn ,cử đại diện trình bày.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Học sinh nhận xét câu trả lời
-Giáo viên sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
* Hướng dẫn tự học:
- Đọc lại hai văn bản đọc hiểu để nắm rõ hơn kiểu bài nghị luận văn học
- Chuẩn bị trước bài “ Thực hành Tiếng Việt Thành ngữ, dấu chấm phẩy”
------------------------------------------------------------
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
THÀNH NGỮ, DẤU CHẤM PHẨY
Thời gian thực hiện: 01 tiết
I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)
1. Về kiến thức: 
+ Tri thức được thành ngữ, dấu chấm phẩy
+ Nghĩa của thành ngữ, công dụng của dấu chấm phẩy.
2. Về năng lực:
- Nhận biết được một số thành ngữ.
- Giải thích được nghĩa của một số thành ngữ thông dụng.
-Nhận biết được công dụng của dấu chấm phẩy.
- Rèn luyện được kĩ năng nói, viết, đặt câu có sử dụng thành ngữ, dấu chấm phẩy.
-Biết cách viết một đoạn văn theo mẫu có phép so sánh.
3. Về phẩm chất:
- Yêu nước: Hiểu và tự hào về sự phong phú của tiếng Việt, bồi dưỡng tình yêu với tiếng Việt – ngôn ngữ của dân tộc chúng ta.
- Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân. 
-Trách nhiệm: Làm chủ được bản thân trong quá trình học tập, có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm, Phiếu học tập, Bảng kiểm tra, đánh giá thái độ làm việc nhóm, rubic chấm đoạn văn, bài trình bày của HS.
2. Học liệu: Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, ....
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC	
HĐ 1: Xác định vấn đề
Mục tiêu: HS kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học.
Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Nhìn hình đoán chữ
Tổ chức thực hiện
Dự kiến sản phẩm
GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi: “Nhìn hình đoán chữ”
Luật chơi: 
HS quan sát các hình ảnh minh họa trên MC
(1) Đoán các từ trái nghĩa.
(2) Tìm các cụm từ thông dụng được tạo lên từ các cặp từ trái nghĩa vừa tìm mà em thường gặp trong cuộc sống?
+Giáo viên gọi tinh thần xung phong để học sinh thể hiện sự tự tin của mình.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Giáo viên: hướng dẫn học sinh đoán từ, gợi ý nếu cần
- Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh lần lượt trả lời.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá, dẫn dắt vào bài: các cụm từ các em vừa tìm được được gọi là Thành ngữ và bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về kiến thức này cũng như giới thiệu đến các em công dụng của một dấu câu nữa: dấu chấm phẩy.
 Nhắm –Mở Khóc – Cười
Mắt nhắm mắt mở
Kẻ khóc người cười
 Đầu – Đuôi Nhanh – Chậm
Đầu voi – đuôi chuột
Nhanh như sóc
Chậm như rùa
2. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới
Thành ngữ
Mục tiêu: Giúp HS
- Hiểu được thế nào là Thành ngữ
-Giải thích được nghĩa của một số thành ngữ thông dụng
-Biết tìm thành ngữ theo yêu cầu
Nội dung:
 - GV đặt câu hỏi cho HS thảo luận và hướng dẫn học sinh làm các bài tập
- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ.
- HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- GV yêu cầu HS đọc phần kiến thức Ngữ văn và trả lời các câu hỏi.
? Thế nào là Thành ngữ
? Cho ví dụ. 
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: HS quan sát, suy nghĩ trả lời câu hỏi
- Đọc phần kiến thức ngữ văn SGK trang 73
GV: Hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ.
B3: Báo cáo, thảo luận
HS: Trả lời câu hỏi
- Nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần)
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Chốt kiến thức lên màn hình
- Chuyển dẫn sang câu hỏi phần bài tập
a) Kiến thức cơ bản
- Thành ngữ là những cụm từ cố định quen dùng, thường ngắn gọn, có hình ảnh
Ví dụ: khỏe như voi, chậm như rùa,trên đe dưới búa, một cổ hai tròng 
-Việc sử dụng thành ngữ giúp cho lời ăn tiếng nói sinh động, có tính biểu cảm cao.
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của bài tập 1, 2, 3, 4 SGK trang 78- 79.
- Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS đọ

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_6_trinh_thi_anh_nhung_bai_4_van_ban_nghi.docx