Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 25 - Năm học 2020-2021 - Trương Văn Mỹ

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 25 - Năm học 2020-2021 - Trương Văn Mỹ

Ngày soạn: 10/03/2021 - Ngày giảng: 11/03/2021

PPCT TIẾT 99 – BÀI: ẨN DỤ

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nắm được khái niệm ẩn dụ, các kiểu ẩn dụ.

- Biết vận dụng kiến thức về ẩn dụ vào việc đọc – hiểu văn bản và viết bài văn miêu tả.

- Tác dụng của phép ẩn dụ.

2. Năng lực :

- Năng lực chung: Năng tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức, tư duy logic.

- Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng ngôn ngữ, sử dụng Tiếng Việt.

- 3. Phẩm chất: Biết vận dụng kiến thức về ẩn dụ vào việc đọc-hiểu văn bản và viết bài văn miêu tả.

B. CHUẨN BỊ:

+ Soạn bài

+ Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.

+ Bảng phụ viết VD

+ Soạn bài

C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ: 1. Nêu các kiểu nhân hoá? Cho VD có sử dụng một trong các kiểu nhân hoá?

3. Bài mới

 

doc 13 trang tuelam477 3620
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 25 - Năm học 2020-2021 - Trương Văn Mỹ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 07/03/2021 - Ngày giảng: 09/03/2021
PPCT TIẾT 97, 98 – BÀI: ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ
 (MINH HUỆ)
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Cho HS cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Bác Hồ trong bài thơ với tấm lòng yêu thương mênh mông, sự chăm sóc ân cần đối với chiến sĩ và đồng bào.
- Nắm được nghệ thuật đặc sắc của bài thơ: Kết hợp miêu tả, kể chuyện với biểu cảm; những chi tiết giản dị, tự nhiên mà giàu sức truyền cảm. Thể thơ 5 chữ phù hợp với lối kể chuyện.
2. Năng lực :
- Năng lực chung: Năng tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức, tư duy logic.
- Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng ngôn ngữ, sử dụng Tiếng Việt, đọc hiểu văn bản, cảm thụ văn học, cảm thụ thẩm mĩ.
3. Phẩm chất:
 Kính yêu Bác Hồ và biết ơn thế hệ cha anh.
B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên:
+ Soạn bài
+ Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
- Học sinh:
+ Soạn bài
+ Bảng phụ trao đổi nhóm
C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
. Em cảm nhận được gì từ văn bản Buổi học cuối cùng? Trong những lời thầy Ha-men truyền lạivào buổi học cuối cùng, điều quí báu nhất đối với em là gì?
3. Bài mới
Tuổi già ít ngủ, không ngủ được cũng là chuyện bình thường. Nhưng với Bác Hồ, thì sự mất ngủ của Người còn vì những lí do cao đẹp và cảm động: "Cả một đời như thế Bác ngủ có ngon đâu". (Hải Như)
Có một điểm không ngiủ như thế của Bác Hồ nơi núi rừng Việt Bắc hồi kháng chiến chống Pháp đã trở thành nguồn cảm hứng của Bác.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chung
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG:
- Nêu vắn tắt những điều lưu ý về tác giả?
- GV nhấn mạnh một số điểm
- GV nêu yêu cầu đọc bài thơ
- GV đọc mẫu 1 đoạn
- Em hãy cho biết thể thơ và phương thức biểu đạt?
- Bài thơ kết hợp kể chuyện với miêu tả, biểu cảm. Em hãy cho biết bài thơ kể chuyện gì? Trong truyện ấy xuất hiện những nhân vật nào?
- Trong hai nhân vật trên,theo em nhân vật nào hiện ra qua sự miêu tả của người kể chuyện? Nhân vật nào trực tiếp bộc lộ suy nghĩ của mình?
*GV: ở đây có hai phương thức: dùng miêu tả để khắc hoạ hình tượng Bác Hồ và dùng biểu cảm để biểu hiện cảm nghĩ của anh đội viên về Bác. Văn biểu cảm là phương thức trực tiếp bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ của con người, ta sẽ được học kĩ ở lớp 7.
- Nêu bố cục của bài?
1. Tác giả, tác phẩm:
- Minh Huệ: Tên khai sinh là Nguyễn Thái, sinh 1927, quê Nghệ An, làm thơ từ thời kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Tác phẩm: Chính Minh Huệ kể lại trong hồi kí của mình. Mùa đông năm 1951 bên bờ sông Lam - Nghệ An nghe một anh bạn chiến sĩ về quốc quân kể những truyện được chúng kiến về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch biên giới Thu - Đông năm 1950. Minh Huệ vô cùng xúc động viết bài thơ này.
2. Hướng dẫn đọcvà giả nghĩa từ khó:
- Cách đọc: Giọng tâm tình, chậm rãi, thủ thỉ, ngắt nhịp thay đổi lần lượt 3/2, 2/3.
- Phân biệt 3 giọng:
+ Giọng kể chuyện, miêu tả của tác giả.
+ Lời nói của anh đội viên: Giọng lo lắng, nũng nịu.
+ Lời Bác Hồ: giọng trầm ấm, chậm rãi.
- Tìm hiểu chú thích
3. Tìm hiểu chung:
- Thể thơ ngụ ngôn - thể tự sự, kết hợp kể chuyện miêu tảvà biểu cảm.
- Bài thơ kể chuyện một đêm không ngủ trên đường đi chiến dịch của Bác.
- Hai nhân vật: Bác Hồ, anh đội viên chiến sĩ.
- Nhân vật BH hiện ra qua sự miêu tả của người kể chuyện.
Nhân vật anh đội viên chiến sĩ trực tiếp bộc lộ suy nghĩ cảm xúc của mình.
- Bố cục: 3 đoạn
+ Khổ 1: (Mở truyện): Thắc mắc của anh đội viên vì sao bác Hồ mãi không ngủ được.
+ Khổ 2 - 15 (Thân truyện): Câu chuyện giữa anh đội viên với Bác Hồ trong đêm rừng Việt Bắc.
+ Khổ 16 (Kết luận): Lí do không ngủ của Bác Hồ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung văn bản
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN:
- Trong bài thơ, hình ảnh BH hiện lên qua các chi tiết nào về:
+ Thời gian, không gian?
+ Hình dáng?
+ Cử chỉ?
+ Lời nói?
+ Tâm tư?
- Chi tiết gợi cho em nhiều cảm xúc nhất là chi tiết nào?
- Nhận xétcủa em về cách tác giả mêu tả Bác trong văn bản này?
+ Thứ tự miêu tả?
+ Cấu tạo lời văn?
+ Sử dụng ngôn từ?
+ Tác dụng của cách miêu tả này?
- Tưởng tượng của em về BH qua các chi tiết miêu tả của tác giả?
- Em cảm nhận đức tính cao đẹp nào của BH được thể hiện trong bài thơ?
* GV: Đó là một tình thương yêu giản dị, sâu sắc, đến độ quên mình, một phẩm chất tinh thần cao quí để chúng ta gọi Bác là Cha, là Bác, là Ông...
1. Hình ảnh BH:
- Thời gian, không gian:
Trời khuya, bên bếp lửa, mưa lâm thâm, mái lều xơ xác.
- Hình dáng: Vẻ mặt trầm ngâm, mái tóc bạc, ngồi đinh ninh, chòm râu im phăng phắc.
- Cử chỉ: đốt lửa, đi dém chăn cho từng người, nhón chân nhẹ nhàng.
- Lời nói: 
 Cháu cứ việc ngủ ngon
 Ngày mai đi đánh giặc
 Bác thức thì mặc bác
 Bác ngủ không an lòng.
- Tâm tư: bác thương đoàn dân quân đêm nay ngủ ngoài rừng
rải lá cây làm chiếu
Manh áo mỏng làm chăn
Càng thương càng nóng ruột
Mong trời sáng mau mau
- Chi tiết: Người cha mái tóc bạc: Gợi cảm xúc thương cảm, biết ơn Bác.
Chi tiết: Bác đi nhón chân để dém chăn cho từng người gợi cảm xúc thân thương, cảm phục đối với Bác...
Þ Miêu tả Bác theo trình tự: Không gian, thời gian, cử chỉ, lời nói, tâm trạng.
+ Dùng thể thơ năm tiếng có vần, điệu
+ Dùng nhiều từ láy gợi hình (trầm ngâm, đinh ninh, phăng phắc) làm cho hình ảnh bác hiện lên cụ thể, sinh động, chân thực
+ Cách miêu tả dễ đọc, dễ nhớ, nhớ lâu.
Þ Bác như là người cha, người ông thân thiết đang lo lắng, ân cần chăm sóc dàn con cháu.
- Tình thương bao la của Bác dành cho quân và dân.
Tiết 2
- Tâm tư của ngườ chiến sĩ được thể hiện trong hai lần anh thức dậy.
- Trong lần thức dậy lần thứ nhất, tâm tư của anh được thể hiện qua những câu thơ nào?
- Biện pháp NT nào đã được sử dụng trong câu thơ:
 Bóng bác cao lồng lộng
 Ấm hơn ngọn lửa hồng?
- Tác dụng của biện pháp NT đó?
- Các chi tiết miêu tả tâm tư của anh đội viên khi thức dậy lần đầuđã toát lên tình cảm nào của người chiến sĩ đối với Bác?
- Tâm tư của anh đội viên trong lần thức dậy thứ ba được diễn tả bằng các chi tiết thơ nào?
- Nhận xét của em về cách cấu tạo lời thơ sau:
 Mời Bác ngủ Bác ơi!
 Bác ơi! Mời Bác ngủ!
điều đó có tác dụng gì trong việc thể hiện tâm trạng của người chiến sĩ?
- Em cảm nhận được gì từ lời thơ: Lòng vui sướng mênh mông
 Anh thức luôn cùng Bác?
* GV: Bình: Đó là sức mạnh cảm hoá của tấm lòmg HCM. Sự cao cả của người đã nâng người khác thành cao cả...
- Trong những câu thơ miêu tả tâm tư của anh đội viên trong lần thức dậy thứ ba, có nhiều từ láy được sử dụng. Từ láy nào em cho là đặc sắc hơn cả? Vì sao?
- Các chi tiết thơ trên đều tập trung thể hiện tình cảm của anh đội viên đối với Bác Hồ. đó là tình cảm nào?
2. Tâm tư của người đội viên chiến sĩ:
* Lần thức dậy lần thứ nhất:
- Tâm tư của anh được thể hiện qua những câu thơ:
+ Anh đội viên nhìn Bác
 Càng nhìn lại càng thương
 Người cha mái tốc bạc
 Đốt lửa cho anh nằm
+ Anh đội viên mơ màng
 Như nằm trong giấc mộng
 Bóng Bác cao lồng lộng
 ấm hơn ngọn lửa hồng
+ Anh nằm lo Bác ốm
 Lòng anh cứ bề bộn
 Vì Bác vẫn thức hoài.
- NT so sánh có hai tác dụng:
+ Gợi tả hình ảnh vừa vĩ đại, vừa gần gũi của Bác;
+ Thể hiện tình cảm thân thiết, ngưỡng mộ của anh đội viên đối với Bác.
Þ Thương yêu, cảm phục trước tấm lòng yêu thương bộ đội của BH.
* Lần thức dậy thứ ba:
- Tâm tư của anh đội viên được thể hiện qua các câu thơ:
+ Anh hốt hoảng giật mình
+ Anh vội vàng nằng nặc
 Mời bác ngủ Bác ơi!
 Trời sắp sáng mất rồi
 Bác ơi! Mời Bác ngủ!
+ Anh đội viên nhìn Bác
 Bác nhìn ngọn lửa hồng
 Lòng vui sướng mênh mông
 Anh thức luôn cùng Bác.
- Đảo trật tự ngôn từ, lặp lại các cụm từ (Mời Bác ngủ Bác ơi!)
Þ Diễn tả tăng dần mức độ bồn chồn, lo cho sức khoẻ của Bác, diễn tả tình cảm lo lắng chân thành của người đội viên đối với Bác.
- Diễn tả niềm vui của anh bộ đội được thức cùng bác trong đêm Bác không ngủ. ở bên Bác, người chiến sĩ như được tiếp thêm niềm vui, sức sống.
- Từ "nằng nặc" có nghĩa là một mực xin cho kì được, vì diễn tả đúng tình cảm mộc mạc, chân thành của người chiến sĩ đối với Bác; Là từ thường dùng trong đời sống, rất ít gặp trong thơ, nhưng đã được tác giả sử dụng đúng lúc, đúng chỗ nên có sức gợi cảm.
Þ Thương yêu, cảm phục, ngưỡng vọng.
Hoạt động 4 Tổng kết
III. TỔNG KẾT: SGK-TR67
- Em cảm nhận nội dung ý nghĩa nào từ văn bản Đêm ...
- Em nhận thức được gì về nghệ thuật thơ?
- Ghi nhớ ( SGK)
Hoạt động 5: 
IV. LUYỆN TẬP:
1.Tại sao nhà thơ không tả, kể về lần thức giấc thứ hai của anh đội viên?
Có thể câu chuyện bị trùng lặp nhưng cũng có thể lần thứ hai thức dậy anh không nói gì...nghĩa là chẳng có gì đáng kể, tả.
2. Câu 2 - Phần luyện tập SGK
4. Củng cố :Nhắc lại nội dung cơ bản
5. Dặn dò:
- Học bài, thuộc ghi nhớ.
- Hoàn thiện bài tập.
- Soạn bài: ẩn dụ
Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 10/03/2021 - Ngày giảng: 11/03/2021
PPCT TIẾT 99 – BÀI: ẨN DỤ
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nắm được khái niệm ẩn dụ, các kiểu ẩn dụ.
- Biết vận dụng kiến thức về ẩn dụ vào việc đọc – hiểu văn bản và viết bài văn miêu tả.
- Tác dụng của phép ẩn dụ.
2. Năng lực :
- Năng lực chung: Năng tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức, tư duy logic.
- Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng ngôn ngữ, sử dụng Tiếng Việt.
3. Phẩm chất: Biết vận dụng kiến thức về ẩn dụ vào việc đọc-hiểu văn bản và viết bài văn miêu tả.
B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên:
+ Soạn bài
+ Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
+ Bảng phụ viết VD
- Học sinh:
+ Soạn bài
C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
1. Nêu các kiểu nhân hoá? Cho VD có sử dụng một trong các kiểu nhân hoá?
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: 
I. ẨN DỤ LÀ GÌ?
- Gọi HS đọc 
- Cụm từ người cha dùng để chỉ ai? tại sao em biết điều đó?
- Em hãy tìm một vài VD tương tự? 
- Cụm từ người cha trong khổ thơ của Minh Huệ và trong khổ thơ của Tố Hữu có gì giống nhauvà khác nhau?
- Thế nào là ẩn dụ?
- GV chốt
1. Tìm hiểu VD: (SGK-Tr68)
* VD1- SGK-tr68
- Cụm từ "Người cha" chỉ Bác Hồ.
- Ta biết được điều đó nhờ ngữ cảnh của khổ thơ và của cả bài thơ.
* VD 2: Tố Hữu có nhiều VD tương tự:
+Bác Hồ, cha của chúng con.
Hồn của muôn hồn.
+ Người là Cha, là Bác, là Anh,
Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ.
 (Sáng tháng năm- Tố Hữu)
*So sánh:
- Giống nhau: Đều so sánh Bác Hồ với người cha.
- Khác nhau: Minh Huệ lược bỏ vế A chỉ còn vế B
+ Tố Hữu không lược bỏmà câu thưo còn nguyên vẹn hai vế A và B.
Þ Khi phép so sánh được lược bỏ vế A người ta gọi là phép so sánh ngầm hay còn gọi là ẩn dụ.
2. Ghi nhớ SGK-Tr68
Hoạt động 2: 
II. CÁC KIỂU ẨN DỤ:
* Gv treo bảng phụ
- Gọi HS đọc
- Trong câu ca dao, từ thuyền và bến được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
- Giải thích nghĩa gốc hay nghĩa chuyển của hai từ đó?
- Các hình ảnh thuyền và bến gợi cho em liên tưởng tới ai?
- Vì sao em có thể liên tưởng như thế?
- Theo em, từ thấy nắng giòn tan có gì đặc biệt?
- Em có nhận xét gì về cách so sánh đó?
- Trong câu thơ của Nguyễn Đức Mậu, các từ thắp, lửa hồng dùng để chỉ sự vật và hiện tượng nào? Vì sao có thể so sánh như vậy
- Tại sao có thể nói Bác là người Cha?
- Có mấy kiểu ẩn dụ?
GV: Chốt
- HS rút ra KL
- Đọc ghi nhớ
1. Tìm hiểu VD:
a. Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền!
 (Ca dao)
b. Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng.
 (Nguyễn Tuân)
c. Về thăm nhà Bác làng sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.
 ( Nguyễn Đức Mậu)
d. Anh đội viên nhìn Bác...Nằm
 (Minh Huệ) 
* Nhận xét:
a. Hai từ tghuyễn và bến được dùng với nghĩa chuyển
- Nghĩa gốc: "thuyền" là sự vật, phương tiện giao thôngvận tải đường thuỷ. "Bến" : Sự vật đầu mối giao thông.
- Nghĩa chuyển: "Thuyền' có tính chất cơ động chỉ người đi xa, "Bến" có tính chất cố định chỉ người chờ đợi.
- Thuyền và bến làm ta liên tưởng tới người con trai và người con gái yêu nhau, xa nhau, nhớ yhương nhauÞ Dựa vào cách thức.
b. Nắng giòn tan: cách ví von kì lạ "Giòn tan" là âm thamh, đối tượng của thính giác(tai) lại được dùng cho đối tượng của rhị giác (mắt). Þ ở đây có sự chuyển đổi cảm giác từ thính giác sang thị giác.
c. Các từ thắp, lửa hồngdùng để chỉ hàng rào hoa râm bụt trước của nhà bác ở làng Sen.
Þ dựa trên mối tương đồmg giữa màu đỏ của hoa râm bụt và hình ảnh ngọn lửa. Hình ảnh hoa râm bụtkhe khẽ đung đưa trong gió như là ngọn lửa đang cháy. Cách ví dựa vào hình thức
d. Có thể ví Bác là người cha vì giữa bác và người cha có sự giống nhau về phẩm chất.
2. Ghi nhớ: SGK-tr69
Hoạt động 3:
III. LUYỆN TẬP:
- HS trả lời miệng
- HS làm vào giấy nhóm sau đó trình bày
- Mỗi em trả lời 1 câu
Bài 1: So sánh đặc biệt và tác dụng của 3 cách diễn đạt:
- Cách 1: Miêu tả trực tiếp, có tác dụng nhận thức lí trí.
- Cách 2: Dùng phép so sánh, tác dụng định danh lại.
- Cách 3: Dùng phép ẩn dụ, có tác dụng hình tượng hoá.
Bài 2: Tìm các ẩn dụ và tìm sự tương đồng giữa B và A.
a. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Ăn quả: thừa hưởng thành quả của tiền nhân, của cách mạng.
- Kẻ trồng cây: Tiền nhân, người đi trước, cha ông, các chiến sĩ cách mạng.
- Quả: (nghĩa đen có sự tương đồng) với thành quả (nghã bóng).
b. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng
- Mực: đen, khó tẩy rửa
- Rạng: sáng sủa, có thể nhìn rộng hơn
- Mực (đen) : có sự tương đồng với ni hoàn cảnh xấu, người xấu.
- Đèn (rạng): có sự tương đồng với hoàn cảnh tốt, người tốt.
c. Đã phân tích
d. Mặt trời đi qua trên lăng: mặt trời đã được nhân hoá.
- Mặt trời trong lăng: Hình ảnh ẩn dụ, ngầm chỉ BH.
- Cơ sở của sự liên tưởng đó là: 
+ BH đã đem lại cho đất nước và dân tộc những thành quả cách mạng vô cùng to lớn, ấm áp, tươi sáng như mặt trời.
+ Thể hiện lòng thành kính, biết ơn và sự ngưỡng vọng của nhân dân VN đôí với BH.
- Cả mặt trời và BH đều là cội nguồn của ánh sáng, nguồn gốc của sự sống, hạnh phúc cho đồng bào VN.
Bài 3: Tìm các ẩn dụ chuyển đổi cảm giác và cho biết tác dụng:
a. Thấy mùi hồi chín chảy qua mặt
- Thấy mùi: từ khứu giác (mũi) chuyển sang thị giác (mắt)
- Thấy mùi hồi chín chảy qua mặt: từ xúc giác (Cảm giác khi ta tiếp xúc với vật khác) chuyển qua khứu giác.
- Tác dụng: tạo liên tưởng mới lạ.
b. ánh nắng chảy đầy vai
- Xúc giác Þ thị giác
- Tác dụng: tạo liên tưởng mới lạ
-d. Tiếng rơi rất mỏng
- Xúc giác Þ thính giác.
- Tác dụng: mới lạ, độc đáo, thú vị.
d. ướt tiếng cười của bố
- Xúc giác, thị giác Þ thính giác
- Tác dụng: mới lạ, sinh động
4. Củng cố :Nhắc lại nội dung cơ bản
5. Dặn dò:
Học bài, thuộc ghi nhớ.
Hoàn thiện bài tập.
Chuẩn bị luyện nói
Rút kinh nghiệm;
 .
Ngày soạn: 10/03/2021 - Ngày giảng: 11/03/2021
PPCT TIẾT 99 – BÀI: HOÁN DỤ
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nắm được khái niệm hoán dụ, các kiểu hoán dụ.
- Tác dụng của phép hoán dụ trong giao tiếp.
2. Năng lực :
- Năng lực chung: Năng tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức, tư duy logic.
- Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng ngôn ngữ, sử dụng Tiếng Việt
3. Phẩm chất:
- Biết vận dụng kiến thức về hoán dụ vào đọc – hiểu văn bản văn học và trong tạo lập văn bản.
B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên:
+ Soạn bài
+ Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
+ Bảng phụ viết VD
- Học sinh:
+ Soạn bài
C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
1. Hãy tìm ẩn dụ trong câu ca dao sau và nêu ý nghĩa cảu ẩn dụ đó?
Con cò ăn bãi rau răm
Đắng cay chịu vậy, đãi đằng cùng ai?
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về ẩn dụ
I. THẾ NÀO LÀ ẨN DỤ:
* GV treo bảng phụ đã viết VD
- Em thấy "áo nâu" và "áo xanh" trong VD gợi cho em liên tưởng tới những ai?
- Giữa áo nâu với nông thôn, áo xanh với thành thị có mối liên hệ gì?
- So sánh cách diễn đạt của VD với cách diễn đạt: "Tất cả nông dân ở nông thôn và công nhân ở các thành phố đều đứng lên"?
- GV chốt: Từ áo nâu và áo xanh làm ta liên tưởng tới những người nông dân và công nhân. Vì nông dân thường mặc áo nhuộm màu nâu; công nhân đi làm thường hay mặc quần áo bảo hộ màu xanh. Cách viết như vậy người ta đã sử dụng phép tu từ hoán dụ.
-Em hiểu thế nào là hoán dụ?
- Cho HS đọc ghi nhớ
1. Tìm hiểu VD: SGK - Tr 82
- "áo nâu" và "áo xanh" liên tưởng tới những người nông dân và công nhân.
- áo nâu - nông thôn Þ Quan hệ đi đôimvới nhau. Nói X là nghĩ dến Y.
- áo xanh - thành thị 
VD:
+ Đầu xanh - tuổi tẻ
+ Đầu bạc - tuổi già
+ Mày râu - đàn ông
+ Má hồng - đàn bà
Þ mối quan hệ khách quan tất yếu nó khác cơ bản quan hề ẩn dụ (sóng ngầm).
* So sánh: - Cách diễn đạt trong thơ Tố Hữu có giá tgị biểu cảm.
- Cách diễn đạt của câu văn xuôi chỉ thông bváo sự kiện, không có giả trị biểu cảm.
2. Ghi nhớ: SGK - TR 82
Hoạt động 2: Phân loại các kiểu hoán dụ
II. CÁC KIỂU HOÁN DỤ:
* GV treo bảng phụ đã viết VD
- Bàn tay gợi cho em liên tưởng dến sự vật nào?
- Đó là mối quan hệ gì?
- "Một" và "Ba " gợi cho em liên tưởng tới cái gì?
- Mối quan hệ giữa chúng như thế nào?
- "Đổ máu" gợi cho em liên tưởng tới sự kiệngì?
- Mối quan hệ giữa nhúng như thế nào?
- Xác định và chỉ rõ mối quan hệ của phép hoán dụ trong VD d ?
- Có mấy kiểu hoán dụ?
- GV cho HS đọc lại ghi nhớ
1. Tìm hiểu VD:
a. Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
b. Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
c.
Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về
Tình cờ chú cháu
Gặp nhau hàng Bè
d. Em đã sống bởi vì em đã thắng!
Cả nước bbên em, quanh giường nệm trắng,
Hát cho em nghe như tiếng mẹ ngày xưa,
Sông Thu Bồn giọng hát đò đưa...
 (Tố Hữu)
* Nhận xét:
a. Bàn tay: Bộ phận cơ thẩ nhười, công cụ đặc biệt để LĐ (khả năng sáng tạo của sức LĐ).
- Quan hệ: bộ phận và toàn thể.
b. Một và ba: số lượng ít và nhiều.
- Quan hệ: số lượng cụ thể và số lượng vô hạn.
c. Đổ máu: Sự kiện khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở thành phố Huế.
- Quan hệ dấu hiệu đặc trưng của sự kiện, sự việc và bản thân sự kiện, sự việc.
d. Phép hoán dụ: Cả nước
- Quan hệ: Vật chứa (Cả nước)
- Và vật được chứa (Nhân dân VN) sống trên đất nước VN.
2. Ghi nhớ: SGK - tr 83
Hoạt động 3: 
III. LUYỆN TẬP:
- GV hướng dẫn HS làm bài tập
- HS đọc bài tập
- Mỗi HS làm một câu
Các nhóm thảo luận làm BT
Bài tập 1:
Xác định các phép hoán dụ và kiểu quan hệ được sử dụng.
a) Làng xóm: Chỉ nhân dân sống trong làng xóm.
- Quan hệ: Vật chứa và vật bị chứa.
b) Mười năm: ngắn, trước mắt, cụ thể Þ quan hệ: cụ thể và triều tượng.
- Trăm năm: dài, triều tượng.
Þ Ý nghĩa: Trồng cây: Kinh tế, trồng người: giáo dục.
- Một xã hội phát triển là cả kinh tế và giáo dục đề phát triển trong đó kinh tế là động lực, giáo dục là mục đích.
+ Hoán dụ: Trồng cây: (Xây dựng kinh tế) - xây dựng xã hội phát triển.
+ Trồng người: (xây dựng con người) - xây dựng xã hội mới.
- Hồ Chủ Tịch nói: Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, thì phải có con người XHCN.
+ Quan hệ:
* Kinh tế: Bộ phận - Toàn thể.
* Giáo dục: Công việc đặc trưng - Toàn bộ sự nghiệp.
c) Áo chàm: Hoán dụ kép.
- Áo chàm (y phục) chỉ người dân sống ở Việt Bắc thường mặc áo màu chàm.
+ Quan hệ: Dấu hiệu đặc trưng và sự vật.
+ Áo chàm: Chỉ quần chúng cách mạng người dân tộc ở Việt Bắc, chỉ tình cảm của quần chúng cách mạng nói chung đối với Đảng, Bác.
+ Quan hệ: Bộ phận và toàn thể.
+ Trái đất: Chỉ loài người tiến bộ đang sống trên trái đất.
+ Quan hệ: Vật chứa và vật bị chứa.
Bài tập 2:
Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ.
- Giống nhau:
+ Ẩn dụ: gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác.
+ Hoán dụ: Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác.
- Khác nhau:
+ Ẩn dụ: Dựa vào mối quan hệ tương đồng (qua so sánh ngầm) về hình thức, cách thức, phẩm chất, cảm giác.
+ Hoán dụ: Dự vào mối quan hệ tương cận (gâng gũi) đi đôi với nhau. Về bộ phận - toàn thể, vật chứa - vật bị chứa, dấu hiệu - sự vật, cụ thể - trừu tượng.
4. Củng cố :Nhắc lại nội dung cơ bản
5. Hướng dẫn học tập:
Học bài, thuộc ghi nhớ.
Hoàn thiện bài tập.
Soạn bài: Tập làm thơ 4 chữ , mỗi HS chuẩn bị một bài thơ 4 chữ.
Rút kinh nghiệm:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tuan_25_nam_hoc_2020_2021_truong_van_m.doc